dưới 65%, trong khi tỷ
lệ sở
hữu của cổ
đông nước ngoài và cổ
đông chiến
lược đã gần mức tối đa cho phép. Việc tăng vốn qua phát hành cho cổ đông nhà nước được xem là một giải pháp khả thi. Cụ thể, khi VietinBank chọn tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông nhà nước nhưng ngân sách nhà nước không bố trí được vốn để tham gia, thì một doanh nghiệp nhà nước (ví dụ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC) có thể thế chỗ cổ đông nhà nước. Giải pháp này vừa đảm bảo VietinBank có thể tăng vốn, vừa phù hợp với định hướng đầu tư của SCIC. SCIC đã từng đầu tư vào Ngân hàng Quân đội và kết
quả
cho thấy rất tốt. Nếu Vietinbank chọn giải pháp SCIC sẽ
là cơ
hội giúp
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Nhập Quốc Tế Về Tài Chính Ngân Hàng Là Mục Tiêu Chiến Lược Của Việt Nam
- Phát Triển Dịch Vụ Nhbl Trong Điều Kiện Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
- Định Hướng Của Vietinbank Về Phát Triển Dịch Vụ
- Đa Dạng Hóa Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ
- Điều Chỉnh Mức Phí Bán Lẻ Phù Hợp, Lấy Số Lượng Để Tăng Doanh Thu Từ Phí, Thay Đổi Cách Thu Phí Để Thu Hút Khách Hàng Sử Dụng Tất Cả Các
- Nâng Cao Chất Lượng Và Cơ Cấu Lại Nhân Lực Khối Dịch Vụ Nhbl
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
Vietinbank không chỉ tăng vốn mà SCIC sẽ hỗ trợ Vietinbank gia tăng nền tảng quản trị ngân hàng.
(iv) Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước sớm hơn để nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước về mức 65% và tiến đến còn 51%. Thời gian để giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước so với tình thế phải tăng vốn hiện nay của Vietinbank là quá lâu. Vietinbank là ngân hàng gặp vướng mắc lớn nhất trong việc tăng vốn khi tỷ lệ sở hữu ngoại đã tới hạn, cùng với đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cũng đã ở mức tối thiểu, nên các cách tăng vốn đều gần như đã bị bít. Trước mắt khi không thể dùng ngân sách để tăng vốn cho Vietinbank thì thay vì giữ tỷ lệ sở hữu 64,46%, cổ đông Nhà nước có thể giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn và cấp thêm tỷ lệ cho các nhà đầu tư ngoại. Tính đến cuối năm 2020, cổ đông nước ngoài của Vietinbank là MUFG Bank (Ngân hàng của Nhật
Bản) và IFC (Công ty tài chính quốc tế
thuộc WB) đang sở
hữu lần lượt
là19,73% và 4,99%. Với những lo ngại cố hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng Việt Nam như thiếu tính minh bạch, chưa theo thông lệ quốc tế, nếu cổ đông Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn tại các NHTM Nhà
nước thì cổ đông chiến lược hoặc nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mặn mà để đầu tư.
(v) Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc danh mục đầu tư:
VietinBank cần phát triển mạnh sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng, nhất là sản
phẩm, dịch vụ
dựa trên nền tảng công nghệ
hiện đại nhằm tăng tỷ
trọng thu
nhập từ phí. Đồng thời, tái cấu trúc danh mục đầu tư từ vốn tự có, phân bổ vốn cho các hoạt động tín dụng, đầu tư, kinh doanh của DNNVV, hộ gia đình…Hoạt động này nhằm tập trung phân bổ nguồn lực vào các phân khúc, sản phẩm có hiệu quả sinh lời tốt, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.
(vi) Tiếp tục tạm gửi một lượng nợ sang VAMC. Việc tạm gửi nợ xấu tại VAMC sẽ giúp Vietinbank có thêm thời gian để tích tụ tài chính, cũng như tập trung nguồn lực xử lý những khoản nợ có vấn đề khác cấp thiết hơn. Điều này cũng góp phần làm giảm việc huy động vốn giá cao hiện nay của Vietinbank.
Khi phát sinh nợ
xấu, Vietinbank phải trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng cho
những khoản nợ xấu này với tỷ lệ 20%, 50% và 100%, tương ứng với nhóm nợ 3, 4 và 5, ảnh hưởng rất lớn lên kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng với việc bán nợ xấu sang VAMC và nhận về trái phiếu đặc biệt (TPĐB), Vietinbank sẽ chỉ phải trích lập dự phòng 20% mỗi năm cho lượng trái phiếu nhận về, và khi Ngân hàng cần tiền có thể sử dụng TPĐB này để vay tái cấp vốn tại NHNN.
(vii) Tối ưu hóa cơ cấu danh mục tài sản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro. Khi áp dụng Basel II, tài sản có rủi ro của Vietinbank sẽ tăng
đáng kể, khiến hệ số CAR giảm. Khi đó, Ngân hàng sẽ phải đối mặt với bài
toán: Hoặc là phải tăng vốn, hoặc phải giảm tài sản có rủi ro, tối ưu hóa danh
mục tài sản để
cải thiện hệ số
CAR. Cơ
cấu lại tài sản mạnh mẽ
hơn như
thoái lãi dự thu. Lãi dự thu dự trù lợi nhuận trong tương lai nên về bản chất là
lãi ảo và điều này giúp số dư nợ xấu ghi nhận sẽ thấp hơn, làm đẹp sổ sách
ngân hàng. Để minh bạch hơn Vietinbank phải thoái lãi dự thu theo quy định.
(viii) Giảm chi phí vốn: Vietinbank có thể giảm chi phí vốn từ việc tăng tỷ
lệ tiền gửi không kỳ
hạn trên tổng tiền gửi khách hàng (tỷ lệ
Casa). Để
tăng
được tỷ lệ này, nghiên cứu sinh cho rằng Vietinbank cần phải có sự đánh đổi. Cụ thể, Ngân hàng cần chấp nhận hy sinh thu nhập từ phí dịch vụ để thu hút
khách hàng mở tài khoản. Tiếp đến, Ngân hàng cần thường xuyên áp dụng
chương trình hoàn tiền trên giá trị giao dịch khi khách hàng thanh toán bằng thẻ. Hiện nay, tỷ lệ Casa của Vietinbank khoảng 15%[88]. Một số ngân hàng khác như Vietcombank, MB, Techcombank tỷ lệ này từ 27% đến trên 30%. Với lợi thế về công nghệ và mạng lưới giao dịch hiện nay, Vietinbank có thể đạt được tỷ lệ Casa cao hơn nữa. Khi duy trì được tỷ lệ Casa tăng trưởng tốt, Vietinbank sẽ có chi phí huy động thấp. Điều này, một mặt sẽ góp phần bù đắp cho việc tăng chi
phí từ
huy động có kỳ
hạn và phát hành trái phiếu, mặt khác khi chi phí huy
động vốn thấp, Vietinbank sẽ có lợi thế cạnh tranh lãi suất thấp đối với các sản phẩm cho vay mua nhà để ở và mua ô tô hơn so với các ngân hàng khác.
(ix) Hạn chế sự lệch pha giữa huy động vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ: Phát triển hoạt động bán lẻ là chiến lược dài hạn của Vietinbank trong bối cảnh
hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy, để hạn chế sự
lệch pha giữa huy động vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ, một mặt, Vietinbank cần tăng cường huy động bán lẻ bằng việc thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn. Đối với nguồn vốn khu vực đô thị, các vùng cạnh tranh cao, cần nghiên cứu để đưa ra chính sách huy động vốn phù hợp. Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, tổ chức quốc tế. Mặt khác tăng cường hợp tác với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước để khai thác các nguồn vốn nội, ngoại tệ.
3.3.1.2. Nâng cao năng lực quản trị
(i) Nâng cao vai trò quản lý và trách nhiệm của các đơn vị quản lý theo trục dọc. Hoạt động quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng cần được nâng tầm trong thời gian tới trong mọi công tác lập kế hoạch, giám sát và điều hành tài chính. VietinBank cần áp dụng đồng loạt nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng, bao gồm tăng cường vai trò quản lý và trách nhiệm của các đơn vị quản lý chi phí theo trục dọc; kế hoạch chi phí gắn kết trực tiếp và chặt chẽ với kết quả và hiệu quả HĐKD; phân loại, phân nhóm chi phí để có biện pháp quản trị khoa học và phù hợp
(ii) Ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản trị. Vietinbank cần
đẩy mạnh đổi mới và
ứng dụng các công nghệ
hiện đại thông qua việc xây
dựng và hoạch định chiến lược về phát triển công nghệ thông tin về quản trị tài chính ngân hàng, trong đó nhiệm vụ xuyên suốt là nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại được phát minh từ cách mạng công nghiệp 4.0.
(iii) Quản trị tài chính theo các nguyên tắc Basel. Với mô hình Hội đồng quản trị, đây là phần quan trọng nhất trong các nguyên tắc Basel, bao gồm 4 nguyên tắc đầu tiên quy định rò ràng về trách nhiệm chung của HĐQT, trình độ, năng lực của HĐQT, thông lệ và cơ cấu riêng của HĐQT cũng như các cấu trúc của tập đoàn; Với công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, ngân hàng cần phải thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro hiệu quả, các rủi ro cần được phát hiện và theo dòi trên phạm vi toàn hệ thống và chi tiết đối với từng bộ phận kinh doanh; doanh nghiệp cần có mạng lưới truyền thông nội bộ mạnh đối với các rủi ro; HĐQT và BĐH phải sử dụng kết quả làm việc của bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài một cách có hiệu quả; Với việc công khai và minh bạch, nguyên tắc cuối cùng của Basel quy định việc quản trị tài chính ngân hàng phải đảm bảo được tính minh bạch với cổ đông và các bên liên quan đến ngân hàng.
Quản trị là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định. Dựa theo quyết định này, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện các công việc. Do vậy, chất lượng các quyết định phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, năng lực công tác quản trị.
3.2.1.3. Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các sản
phẩm dịch vụ NHBL trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vietinbank cần:
(i) Xây dựng chiến lược nguồn lực về công nghệ thông tin chuyên nghiệp hóa. Vietinbank cần xây dựng chiến lược nguồn lực về công nghệ thông tin theo hướng chuyên nghiệp hóa, đồng thời xây dựng cơ chế chi trả lương phù hợp để thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cũng như để họ yên tâm công hiến
và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Hiện nay, trước sức ép cạnh tranh về công
nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của các NHTM nói chung,
Vietinbank nói riêng đang đứng trước khó khăn thiếu hụt về nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao. Một số bộ phận hiện chưa có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về an ninh, an toàn thông tin; các dịch vụ công nghệ thông tin phức tạp phải thuê ngoài. Với chiến lược nguồn lực về công nghệ thông tin chuyên nghiệp hóa, Vietinbank sẽ chủ động, vững vàng hơn trong hoạt động công nghệ thông tin nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của mình.
(ii) Tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lòi), công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro. Trước sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao, tin tặc hoạt động, Vietinbank cần tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking theo hướng công nghệ của ngân hàng số, với các quy trình được số hóa, quản trị thông minh, tự động hóa xử lý và kiểm soát rủi ro, gian lận dựa trên các công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và robot tự động, để hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành,
kinh doanh và phòng ngừa rủi ro, đáp ứng lộ trình áp dụng Basel II. Đây cũng là
yêu cầu bắt buộc trong điều kiện các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng,
hiện đại trong một môi trường ngày càng bất trắc. Khác với doanh nghiệp thông thường, Core banking là ứng dụng bắt buộc với mỗi ngân hàng, tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phải liên tục được nâng cấp.
(iii) Tăng cường hợp tác với các tập đoàn, công ty công nghệ thông tin
trong và ngoài nước để
chia sẻ
kinh nghiệm, trao đổi thông tin, chuyển giao
công nghệ, cập nhật các xu thế ngành Ngân hàng.
phát triển công nghệ
thông tin phù hợp cho
3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
3.3.2.1. Phát triển có hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Để phát triển một cách bền vững và có hiệu quả
dịch vụ
NHBL trong
điều kiện hội nhập quốc tế, Vietinbank cần phát huy tối đa thế mạnh hiện có của mình. Đó là thế mạnh về lịch sử hình thành, về qui mô mạng lưới, về công
nghệ, về
đội ngũ nhân sự
và về
các sản phẩm dịch vụ
bán lẻ
được thiết kế
trong điều kiện am hiểu văn hóa, thói quen, sở thích, nhu cầu của người Việt Nam. Cụ thể:
(i) Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NHBL hiện có. Các sản phẩm dịch vụ NHBL hiện có của Vietinbank cần được hoàn thiện hơn, gia tăng tiện ích từ đó nâng cao chất lượng hơn để giữ chân khách hàng, tạo sự yên tâm cho
khách hàng khi sử dụng dịch vụ hiện tại và tạo tiền đề
trở
thành khách hàng
tiềm năng cho các sản phẩm dịch vụ mới trong tương lai. Cụ thể:
Đối với sản phẩm huy động vốn bán lẻ. Hiện nay, khách hàng gửi tiền vào Vietinbank không phải vì mục đích lãi suất cao mà vì tâm lý an toàn. Song,
trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lợi thế này của Vietinbank cần phải
được củng cố vững chắc hơn bằng cách: (1) một mặt Vietinbank cần nghiên
cứu đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn cho các sản phẩm tiền gửi cho từng đối tượng khách hàng. Ví dụ khách hàng từ 60 tuổi trở lên hoặc khách hàng là nữ từ
40 tuổi trở
lên khi gửi tiền tại Ngân hàng được cộng thêm một tỷ
lệ lãi suất
nhất định; (2) bổ sung tiện ích khi khách hàng gửi tiền tại Vietinbank như: khách hàng sẽ được chiết khấu hoặc giảm giá, thậm chí hoàn tiền khi thanh toán hóa
đơn các dịch vụ tiền điện, tiền nước, đặt xe, tiền viện phí, truyền hình cab,
internet, v.v…Các loại dịch vụ chăm sóc khách hàng như: dịch vụ thu, trả tiền tại nhà, gửi tiền tiết kiệm qua thẻ, gửi tiền tiết tiết kiệm online, … cần được hoàn thiện và nâng cao chất lượng hơn để thu hút khách hàng, bởi lãi suất huy động như nhau, hoặc chênh nhau không đáng kể, nếu ngân hàng nào mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng với mức phí hợp lý, thì khách hàng tất yếu sẽ gửi tiền tại ngân hàng đó. Đây là biện pháp rất hiệu quả trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay giữa các NHTM; (3) Qui trình và thời gian giao dịch cần được đơn giản và rút ngắn hơn nữa; (4) Duy trì việc
chăm sóc và quan tâm thường xuyên hơn với khách hàng truyền thống để chân họ đồng thời đó cũng là cách để thu hút khách hàng mới.
giữ
Đối với sản phẩm tín dụng bán lẻ: Có thể nói, tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng vẫn là sản phẩm mang lại nguồn thu chính cho Vietinbank trong thời gian tới. Để nâng cao tối đa thu nhập từ sản phẩm này Vietinbank cần
xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ. Chiến lược được
xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các sản phẩm bán lẻ của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, Vietinbank đưa ra các sản phẩm có những ưu điểm nổi trội để thu hút được khách hàng. Hiện nay, các sản phẩm tín dụng bán lẻ được xây dựng theo xu hướng cá nhân hóa, phù hợp với từng khách hàng, sẽ được đánh giá cao và thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, Vietinbank tập trung hơn nữa trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ hướng tới những đối tượng khách hàng có tiềm năng, có thu nhập tốt, có năng lực và có công việc ổn định, ví dụ như đối tượng khách hàng cá nhân là các cán bộ công chức, công nhân viên của các tổ chức, khách hàng nhà giàu… Các sản phẩm hướng tới các khách hàng có chất lượng cao sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Dựa vào tư duy thực tế của xã hội hiện đại “tiêu dùng trước trả tiền sau”, Vietinbank tiếp tục duy trì và hoàn thiện các sản phẩm cho vay mua oto, mua nhà, cùng với đó là nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn nữa nhu cầu hiện nay như cho vay học đường, cho vay du học, cho vay du lịch chữa bệnh.
Đối với các sản phẩm cho vay bán lẻ mục đích đầu tư của các hộ kinh doanh, tiểu thương: Thực tế cho thấy, Việt Nam là một đất nước mà hộ kinh
doanh rất phát triển, các cửa hàng nhỏ rất nhiều. Vốn là điều quan trọng cho
bước đi đầu tiên của hộ
kinh doanh.
Hiện nay, những khách hàng là tiểu
thương, hộ
kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ
đang được các ngân hàng rất
quan tâm, vì cho vay nhóm khách hàng này có lãi suất tốt hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn trong khi nguồn vốn được đầu tư an toàn, rủi ro thấp. Vì vậy, rất nhiều ngân hàng có chính sách tập trung vào nhóm khách hàng này. Với nhu cầu vay vốn không quá lớn, việc xét duyệt hồ sơ của khách hàng cũng thuận lợi hơn, hơn nữa họ có một đặc điểm là rất có trách nhiệm trong việc vay vốn. Khi có rủi ro, họ sẵn sàng bán tài sản hoặc vay mượn người thân để trả nợ thay vì chây ì như nhóm doanh nghiệp lớn. Vì vậy, cho vay tín chấp cho hộ kinh doanh, tiểu thương rất có tiềm năng phát triển. Vietinbank cần đẩy mạnh hơn việc cho vay tín chấp, thủ tục vay linh hoạt hơn. Thông qua việc hợp tác với các hội (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội tiểu thương tại các chợ…), Vietinbank sẽ có được danh sách khách hàng vay vốn chất lượng. Thực tế cho thấy, nợ xấu của các NHTM Việt Nam nói chung và tại Vietinbank nói riêng đối với các khoản cho vay của các đối tượng này là thấp.
Cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng bán lẻ và khách hàng tín dụng bán lẻ, Vietinbank cũng cần nghiên cứu các giải pháp để thu hút có chọn lọc khách hàng bán lẻ vay vốn. Có như vậy Vietinbank mới đảm bảo được mục tiêu tăng qui mô tín dụng bán lẻ và tăng chất lượng tín dụng bán lẻ. Vietinbank cần tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Xây dựng thương hiệu ngân hàng chuyên nghiệp hơn để khách hàng nhận