dựng mạng nội bộ, năm 2007 có 83,9% và năm 2006 là 77,4%(13). Tỷ lệ này cho thấy mức độ tin học hóa trong doanh nghiệp ngày càng được cải thiện.
Hình 3: Các loại mạng nội bộ của doanh nghiệp qua các năm 2006-2008
82.6%81.5%
73.8%
8.0%
4.0%
2.1%
4.0%
5.2%
6.8%
1.2%1.0%0.8%
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Tỷ lệ doanh nghiệp
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
LAN WAN Intranet Extranet
Loại mạng nội bộ
2006 2007 2008
Nguồn: Báo cáo TMĐTnăm 2008 – Bộ Công Thương.
Trong các hình thức kết nối mạng nội bộ, mạng LAN(14) được sử dụng phổ biến nhất do công nghệ đơn giản, phù hợp với đặc thù của DNVVN. Tỷ lệ doanh nghiệp có mạng LAN tăng từ 73,2% năm 2006 lên 82,3% năm 2007 và năm 2008 là 81,5%. Năm 2007, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng những mạng nội bộ khác đều giảm. Tuy nhiên, năm 2008 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng mạng WAN(15), Intranet lại có xu hướng tăng. Khác với mạng LAN, mạng Intranet(16) và Extranet(17) vẫn còn là công
(13)Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công Thương, trang 116.
(14) LAN ( Local Area Network - mạng máy tính cục bộ) là một hệ thống dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học…). Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác.
(15) WAN (Wide Area Network - mạng máy tính diện rộng) là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi rộng lớn (các tòa nhà trong thành phố, khác thành phố…). Có thể gọi mạng WAN là
mạng truyền tải dữ liệu đường dài trên một khu vực địa lý rộng lớn.
(16) Có nhiều cách định nghĩa nhưng thực chất Intranet là một “mạng nội bộ” để các nhân viên trong một công ty hay một tổ chức xây dựng và chia sẻ thông tin chứa trên các cơ sở dữ liệu riêng theo phương pháp của Word Wide Web của Internet, có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ phát triển siêu văn bản- HTML(HyperText
Markup Language), giao thức truyền siêu văn bản HTTP và giao thức TCP/IP.
nghệ mới với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNVVN và hiện nay mới chỉ được ứng dụng tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
1.1.3. Thực trạng hạ tầng viễn thông và mạng Internet tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến. Mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm cả các cá nhân, các doanh nghiệp lớn, nhỏ, trường học, cơ quan Nhà nước. Một doanh nghiệp thông minh là biết sử dụng mạng thông tin cực lớn này để giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương hiệu và giao dịch sản phẩm.
Mạng Internet là môi trường để doanh nghiệp tìm kiếm thông tin, thực hiện ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu kết nối Internet phản ánh một khía cạnh quan trọng của tình hình ứng dụng CNTT, đặc biệt là mức độ sẵn sàng cho TMĐT. Hình 4 dưới đây cung cấp những số liệu khái quát về tình hình kết nối Internet của DNVVN ở Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2008.
Hình 4: Mức độ tiếp cận Internet của doanh nghiệp qua các năm 2004-2008
Tỷ lệ doanh nghiệp
100%
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
97%
99%
92%
89%
83%
95%
90%
85%
80%
75%
2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007, 2008 - Bộ Công Thương.
(17) Extranet: Kết nối các mạng của nhiều doanh nghiệp với nhau nhằm chia sẻ thông tin chứa trên các cơ sở dữ liệu riêng theo phương pháp của Word Wide Web của Internet, có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ phát triển siêu văn bản- HTML(HyperText Markup Language), giao thức truyền siêu văn bản HTTP và giao thức TCP/IP.
(Báo cáo TMĐT 2006 - Bộ Công thương)
Theo số liệu của Bộ Công Thương trong các báo cáo TMĐT, mức độ tiếp cận Internet của doanh nghiệp cả nước nói chung, DNVVN nói riêng đã tăng qua các năm. Năm 2008 đã có 99% doanh nghiệp cho biết đã kết nối Internet, so với tỷ lệ 83% của năm 2004 và 92% của năm 2006 (xem Hình 4). Trong 3% doanh nghiệp chưa kết nối năm 2007 có 81% là doanh nghiệp nhỏ với quy mô lao động trung bình là 12 lao động/doanh nghiệp. Năm 2008, con số này giảm xuống còn 1% với 100% doanh nghiệp chưa kết nối Internet là doanh nghiệp có quy mô dưới 100 lao động. Những con số này thể hiện nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò và hiệu quả của ứng dụng Internet với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Tuy nhiên, số doanh nghiệp chưa kết nối Internet trong cả nước lại nằm trọn trong nhóm DNVVN, điều này cho thấy DNVVN là khu vực chậm ứng dụng CNTT nhất.
Hình 5: Hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp qua các năm 2004-2008
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Chưa kết nối | 17% | 11% | 8% | 3% | 1% |
Quay số | 28% | 18% | 5% | 2% | 1% |
Đường truyền riêng | 10% | 7% | 5% | 4% | 6% |
ADSL | 45% | 64% | 82% | 91% | 92% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Sự Cần Thiết Phải Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhằm Nâng Cao Khả Năng Tin Học Cho Đội Ngũ Cán Bộ Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam
- Cơ Cấu Đầu Tư Cho Cntt Trong Các Doanh Nghiệp Năm 2004-2005.
- Thực Trạng Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Doanh Nghiệp Thông Qua Tăng Cường Đào Tạo Công Nghệ Thông Tin Cho Đội Ngũ Cán Bộ Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Thương Mại Điện Tử Giúp Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tăng Doanh Thu
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Nguồn: Báo cáo TMĐTnăm 2008 - Bộ Công Thương.
Mức độ tiếp cận Internet của các DNVVN ngày càng tăng là kết quả của việc tăng mạnh dịch vụ ADSL trong những năm gần đây. Hình thức truy cấp bằng
ADSL vẫn là hình thức chủ yếu với 92%, truy cập bằng đường truyền riêng chiếm 6% và hình thức truy cập bằng quay số chỉ còn 1% (xem Hình 5). Điều này cho thấy phương thức truy cập ADSL ngày càng trở lên phổ cập và chiếm tỷ lệ áp đảo so với các phương thức truy cập còn lại do chi phí rẻ, lắp đặt đơn giản và các gói dịch vụ đa dạng. Phương thức quay số gần như không còn hiện diện, xu hướng chuyển mạnh sang kết nối băng thông rộng là tiền đề rất tốt cho các ứng dụng TMĐT trên nền Internet của DNVVN hiện nay cũng như trong tương lai.
1.2. Thực trạng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1. Số nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên
Đây là tiêu chí phản ánh rõ nhất trình độ ứng dụng hạ tầng kỹ thuật cho CNTT và TMĐT. Theo báo cáo TMĐT năm 2008 của Bộ Công thương có gần 50% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc đạt từ 70% trở nên, 73,4% doanh nghiệp có tỷ lệ này cao hơn 40%. Chỉ còn 6,1% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc dưới 10%, giảm đi đáng kể so với năm tỷ lệ 9,4% năm 2007 (xem Hình 6).
Như vậy, so với năm 2007, các DNVVN đã có tiến bộ về tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc. Đây là một chuyển biến quan trọng thể hiện DNVVN đã khai thác tốt hơn cơ sở hạ tầng sẵn có.
Hình 6: Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
48.1% 49%
22.5%
21%
24%
20.1%
9.4%
6%
Tỷ lệ doanh nghiệp
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Dưới 10% 10-40% 40-70% Trên 70%
Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính trong công việc
Năm 2007 Năm 2008
Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008 - Bộ Công Thương.
1.2.2. Thực trạng về trình độ nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình ứng dụng CNTT và ứng dụng thành công trong doanh nghiệp. Những số liệu trong các Báo cáo TMĐT của Bộ Công thương qua các năm cho thấy các DNVVN đã dần dần nhận thức được vai trò của nhân lực trong ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, mức chi cho đào tạo nhân lực CNTT vẫn còn thấp. Trình độ CNTT của nhân viên trong nói chung còn tương đối sơ đẳng, chỉ dừng lại ở mức sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm tài chính kế toán, v.v... đơn giản. Ở các doanh có triển khai xây dựng website đã có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT hoặc nếu không có thì cũng có bộ phận riêng phụ trách vấn đề này.
Trong những năm 2004 trở về trước, DNVVN chi rất ít cho đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT và TMĐT. Tỷ lệ phân bổ chi phí đào tạo giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn phản ánh sự phát triển không đồng đều trong nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này. Hình thức đạo tạo cán bộ CNTT chủ yếu là đào tạo tại chỗ, một số ít doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các hình thức đào tạo khác nhau như mở khóa huấn luyện, gửi nhân viên đi học và đào tạo theo công việc. Năm 2006, theo kết quả điều tra của VCCI trên hơn 2.200 DNVVN ở các thành phố lớn cho thấy có tới 23% doanh nghiệp có dưới 40% nhân viên có kỹ năng sử dụng những chương trình ứng dụng cơ bản, 63% doanh nghiệp có dưới 20% nhân viên có thể sử dụng các chương trình ứng dụng chuyên dùng hỗ trợ kinh doanh.(18) Tỷ lệ này cho thấy trình độ CNTT của đội ngũ nhân viên trong DNVVN còn thấp.
Từ năm 2006 đến nay, số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT đã có những dấu hiệu khả quan hơn so với các năm trước nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực (xem Hình 7).
Hình 7: Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT qua các năm 2004-2007
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
39%
38%
37%
33%
Tỷ lệ doanh nghiệp
40%
38%
36%
34%
32%
30%
2004 2005 2006 2007 Năm
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 - Bộ Công Thương.
2. Thực trạng mức độ và phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
Lộ trình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp có thể được chia thành 5 giai đoạn như sau:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng:
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp trang bị máy tính, thiết lập mạng cục bộ LAN, hay các mạng diện rộng WAN. Lúc này doanh nghiệp có thể thiết lập kết nối Internet, các môi trường truyền thông giữa các văn phòng, giữa công ty với các đối tác, v.v... Đây là giai đoạn xây dựng “phần xác” cho ứng dụng CNTT.
- Giai đoạn sơ khai:
Giai đoạn sơ khai được hiểu là doanh nghiệp đã dùng máy tính cho các ứng dụng đơn giản. Đó là những ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, lưu trữ văn bản, thiết lập hệ thống Email, lập lịch công tác hoặc ở mức cao hơn là thiết lập
(18) Nguồn: http://www.tbvtsg.com.vn/show-article.php
các trao đổi đối thoại trên mạng (forum). Giai đoạn này tác động trực tiếp đến cá nhân từng thành viên trong công ty.
- Mức tác nghiệp:
Doanh nghiệp bắt đầu đưa các chương trình tài chính kế toán, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự - tiền lương, v.v... vào sử dụng trong từng bộ phận của đơn vị. Giai đoạn này tác động trực tiếp đến phòng ban khai thác ứng dụng. Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là các ứng dụng mang tính rời rạc, hướng tới tác nghiệp và thống kê. Việc phân tích quản trị, điều hành đã có nhưng ít và không tức thời. Đây cũng là mức áp dụng CNTT phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Ứng dụng CNTT ở mức chiến lược:
Lúc này, ngoài điều hành tác nghiệp, CNTT không còn là ứng dụng đơn thuần mà là giải pháp theo mô hình quản trị để giúp doanh nghiệp thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của mình. Đây là cách áp dụng CNTT của doanh nghiệp các nước tiên tiến. Các mô hình quản trị được áp dụng ở đây là ERP (Enterprise Resources Planning- Hoạch định khai thác nguồn lực doanh nghiệp), SCM (Supply Chain Management- Quản trị chuỗi cung ứng), CRM (Customer Relationship Management - Quản trị quan hệ khách hàng). Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là CNTT tác động đến toàn bộ doanh nghiệp. Việc điều hành được thực hiện trên hệ thống với số liệu trực tuyến và hướng tới phân tích quản trị.
- Ứng dụng TMĐT:
Giai đoạn này, doanh nghiệp đã dùng công nghệ Internet để hình thành các quan hệ TMĐT như B2B, B2C và B2G. TMĐT ở đây không đơn thuần là thiết lập Website, giới thiệu sản phẩm, nhận đơn đặt hàng, chăm sóc khách hàng, v.v... qua mạng mà là kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong doanh nghiệp. Điều này minh chứng cho vai trò cốt lõi, không thể thiếu của ERP trong chiến lược dài hạn, tối thiểu là 10 năm.
Các DNVVN đã có sự bắt đầu với các giai đoạn như đã chia ở trên. Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả ứng dụng thì khác nhau giữa các doanh nghiệp. Nhiều
DNVVN đã tiếp cận với TMĐT nhưng việc sử dụng các giải pháp CNTT như ERP, SCM thì chưa phổ biến. Các DNVVN chủ yếu vẫn sử dụng các phần mềm quản lý rời rạc như ở giai đoạn ba.
Hình 8: Lộ trình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp(19)
đầu tư cơ sở
hạ tầng
ứng dụng tin
học mức sơ khai
ứng dụng tin
học mức tác nghiệp
ứng dụng tin
học mức chiến lược
ứng dụng
tmđt
2.2. Mức độ và phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên thế giới, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Mặc dù hiện nay có tới 99% doanh nghiệp có sử dụng và kết nối Internet, trong đó có đến 98% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ Internet tốc độ cao và đường truyền riêng, 81,5% nối mạng LAN(20) nhưng con số đó chỉ đủ chứng minh doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNVVN nói riêng mới chỉ bắt đầu nhận thức được lợi ích của CNTT, bước đầu triển khai ứng dụng chứ chưa đầu tư chuyên sâu vào các quy trình.
2.2.1 Giai đoạn trước năm 2006
Trong những năm 2004, 2005 trở về trước, ứng dụng CNTT ở các DNVVN còn rất hạn chế, mặc dù đã có nhiều DNVVN tiếp cận CNTT nhưng đa phần mới chỉ bắt đầu làm quen với những giải pháp ứng dụng riêng lẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong 2 năm này đã tăng vọt so với những năm trước đó.
Năm 2005, Văn phòng ban chỉ đạo quốc gia về CNTT phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và công ty FPT thực hiện cuộc điều tra trên 500 DNVVN. Kết quả cho thấy khoảng 54% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT, trong đó nhóm công ty TNHH và cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ ứng dụng khá cao, đến 76,5-89,5%. Trong khi đó, tỷ lệ này của khối
(19) Nguồn: http://nhom7b3g.wordpress.com/2009/03/12/lộ-trinh-ứng-dụng-cntt-trong-doanh-nghiệp/
(20) Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008 – Bộ Công thương.