Tăng Cường Đầu Tư Trang Thiết Bị, Cơ Sở Vật Chất Và Nâng Cao Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Đào Tạo Hệ Vlvh Theo Hướng

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khoa chuyên môn, phòng Đào tạo, Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng trong nhà trường.

- Cần điều tra lấy ý kiến phản hồi kịp thời của giảng viên, sinh viên để có sự điều chỉnh hợp lý trong khâu kiểm tra, đánh giá.

3.2.7. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và công tác quản lý đào tạo hệ VLVH.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo hệ VLVH.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

- Chuẩn hóa các điều kiện cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là phương tiện, điều kiện quan trọng để phục vụ cho đào tạo. Vì vậy, công tác tư vấn, mua sắm trang thiết bị phải được đầu tư để chuẩn hóa, đồng bộ và đáp ứng được yêu cầu cho công tác quản lý đào tạo.

- Giáo trình, tài liệu, hệ thống mạng, máy tính

Giáo trình, tài liệu tham khảo... là những tài liệu rất quan trọng và cần thiết để sinh viên tự học, tự đọc và tự nghiên cứu. Vì thế, đầu tư cho thư viện các đầu mục sách cũng như công tác biên soạn giáo trình, bài giảng của nhà trường là việc làm thiết thực và cần triển khai sớm. Ngoài việc tổ chức biên soạn giáo trình; các khoa, bộ môn phải chắp nối với Trung tâm Thông tin thư viện - Tư liệu sớm mua các đầu sách phục cho cho SV học tập và nghiên cứu.

- Thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Xây dựng mối liên kết tự động giữa các bộ phận của phòng Đào tạo với các đơn vị chức năng. Phần mềm sẽ hoạt động hiệu quả và chính xác cao khi nó được ứng dụng một cách khoa học và khép kín (Hình 3.2) dưới đây:

Chương trình ĐT

QL sinh viên

Học phí đào tạo

Máy chủ Edusoft

Quản lý điểm ĐT

Đăng ký môn học

Kế hoạch ĐT


Hình 3.2. Mô hình quản lý đào tạo hệ VLVH bằng phần mềm Edusoft


- Mô hình trên sẽ khép kín được quá trình quản lý, nó sẽ tạo thành hệ thống quản lý theo dây chuyền, các thông tin sẽ lần lượt được xử lý qua từng bộ phận, đặc biệt sẽ giảm được đội ngũ cán bộ quản lý.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Hệ thống phòng học, giảng đường theo chuẩn mực: giảng đường chuyên dụng, giảng đường thông dụng và phòng học thực hành, thí nghiệm. Các phòng học phải đảm bảo ánh sáng, cách âm...

Hiện nay, số lượng phòng học và giảng đường chuyên dụng phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên để quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao thì Nhà trường cần phải huy động thêm các nguồn vốn, xây thêm các phòng học nhất là các phòng học nhỏ có sức chứa ít phục vụ cho việc dạy học theo nhóm, thảo luận hay GV hướng dẫn tốt nghiệp,...Trong các phòng học cần trang bị các thiết bị tin học như máy chiếu đa năng, micro, míc không dây và hệ thống âm thanh đảm bảo chất lượng. Thư viện điện tử ngoài việc giảng dạy và thực hành cho SV như hiện nay, nên mở thêm ngoài giờ nhằm tạo điều kiện cho SV tìm hiểu, thực hành, tự học và thêm phần kinh phí bảo trì phòng học.

Hệ thống máy tính, máy in, máy photocopy và mạng máy tính của các đơn vị phòng ban, khoa, bộ môn và trung tâm cần được quan tâm và đầu tư đúng mức để phát huy sức mạnh của công cụ này nhằm phục vụ cho điều hành, QLĐT theo học chế tín chỉ.

Đối với việc ứng dụng phần mềm Edusoft: Sau khi tuyển sinh có danh sách trúng tuyển, cán bộ quản lý phân hệ QLSV sẽ tạo thành lớp sinh viên, phân hệ chương trình đào tạo xây dựng chi tiết kế hoạch học tập, xếp thời khóa biểu cho các lớp và công khai trên hệ thống website của nhà trường để sinh viên dễ dàng truy cập và theo dõi. Cán bộ của phòng đào tạo sẽ cập nhật điểm học phần, phân hệ quản lý điểm xét kết quả học tập cho sinh viên. Để hệ thống hoạt động tốt, mỗi năm nhà trường nên tổ chức tập huấn phần mềm cho cán bộ quản lý, cập nhật và nâng cấp phần mềm, tiếp tục khai thác những ứng dụng của nó trong công tác quản lý đào tạo.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường.

- Nhà trường cần có sự chuẩn bị đầy đủ tiềm lực về tài chính.

- Cần có sự khảo sát nhu cầu của người học, của cán bộ quản lý và giảng viên để việc mua sắm thiết bị dạy học được hợp lý và nâng cao hiệu quả khi đi vào sử dụng.

- Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ các phòng chức năng sử dụng phần mềm Edusoft.

- Hỗ trợ cán bộ quản lý trong công tác tổ chức đào tạo. Hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là những sinh viên hệ VLVH ít có điều kiện đến trường để tra cứu thông tin.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Qua khảo sát thực tế công tác quản lý đào tạo hệ VLVH cũng như kết quả trưng cầu ý kiến với cán bộ quản lý, giảng viên của trường Đại học Hùng Vương tác giả đưa ra 7 biện pháp trên đây ứng với khâu còn một vài hạn chế cần hoàn thiện của trường Đại học Hùng Vương trong công tác quản lý đào tạo. Các biện pháp quản lý mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng to lớn nhằm phát triển năng lực người học, tăng cường hiệu quả công tác quản lý đào tạo. Các biện pháp quản lý đào tạo được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Quản lý quá trình đào tạo bao gồm: xây dựng, theo dõi và quản lý kế hoạch đào tạo, quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý hoạt động học tập của sinh viên, quản lý hoạt động ngoại khóa, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quản lý đầu ra. Đây là các hoạt động trọng tâm trong quá trình đào tạo của mỗi nhà trường. Vì thế, từ thực hiện tốt biện pháp quản lý hoạt động đào tạo này kéo theo các biện pháp khác sẽ được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao.

Khảo sát nhu cầu người học là một việc làm quan trọng, sẽ giúp nhà trường xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyển sinh đạt hiệu quả cao. Từ đó sẽ xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của người học, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Tăng cường công tác đổi mới và phối hợp trong quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học.

Bảy biện pháp quản lý đào tạo mà tác giả nêu ra có vai trò hết sức quan trọng nhằm phát triển năng lực người học. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng khơi dậy và phát huy các nguồn lực cơ bản của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay của nhà trường.


Tăng cường công tác quảng bá, tư vấn tuyển sinh

Khảo sát nhu cầu đào tạo

Đổi mới

quả tạo

n lý, đào

th ẩn

eo tiêu chu đầu ra


Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở VC và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng…

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ… PPGD

Nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ tự học….

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

chất lượng


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học‌

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá được mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất thông qua trưng cầu ý kiến đối với cán bộ quản lý của trường Đại học Hùng Vương, giảng viên đã tham gia giảng dạy, sinh viên đang theo học hệ VLVH.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm bao gồm 8 biện pháp đã đề xuất cụ thể:

- Khảo sát nhu cầu đào tạo.

- Tăng cường công tác quảng bá, tư vấn tuyển sinh

- Đổi mới quản lý chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kế hợp đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức nhằm xây dựng động cơ và ý thức tự học cho sinh viên.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học.

3.4.1.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Đối tượng khảo nghiệm bao gồm

Bảng 3.1. Các nhóm đối tượng được khảo sát


Đối tượng khảo sát

Số lượng

Lãnh đạo Trường Đại học Hùng vương

04

Trưởng, phó các đơn vị phòng ban, trung tâm

25

Trưởng phó các khoa chuyên môn

25

Trưởng phó các bộ môn

36

Tổng

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường Đại học Hùng Vương - 12

- Đánh giá mức độ cần thiết theo 3 mức độ và cách tính như sau:

+ Rất cần thiết: Từ 2 đến 3 điểm

+ Cần thiết: Từ 1 đến 1,9 điểm

+ Không cần thiết: Từ 0 đến 0,9 điểm

- Đánh giá mức độ cần thiết theo 3 mức độ và cách tính như sau:

+ Rất cần thiết: Từ 2 đến 3 điểm

+ Cần thiết: Từ 1 đến 1,9 điểm

+ Không cần thiết: Từ 0 đến 0,9 điểm

Phân tích và đánh giá kết quả khảo nghiệm dựa vào điểm trung bình của các yếu tố và xếp thứ bậc đối với mỗi nội dung của biện pháp. Dựa theo công thức trung tính trung bình của từng yếu tố:

Điểm trung bình của các yếu tố = Trong đó A B C lần lượt là số ý kiến chọn Rất cần thiết cần thiết 1

- Trong đó: A, B, C, lần lượt là số ý kiến chọn: Rất cần thiết, cần thiết, , không cần thiết và rất khả thi, khả thi, không khả thi.

- N : Là tổng số người được hỏi

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1 Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.

Bảng 3.2. Bảng đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất



TT

Mức độ

Nội dung

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Điểm

X

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

BP1

Khảo sát nhu cầu đào tạo

78

86,7

11

12,2

1

1,1

2,86

2

BP2

Tăng cường công tác quảng

bá, tư vấn tuyển sinh

81

90,0

9

10,0

0

0,0

2,90

1

BP3

Đổi mới QL chương trình

đào tạo theo chuẩn đầu ra

57

63,3

18

20,0

15

16,7

2,47

6


BP4

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đổi mới phương pháp giảng

dạy của giảng viên


63


70,0


19


21,1


8


8,9


2,61


5


BP5

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức nhằm xây dựng động cơ và ý

thức tự học cho SV


76


84,4


11


12,2


3


3,3


2,81


3


BP6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường khả năng tự học, tự

nghiên cứu của SV


75


83,3


10


11,1


5


5,6


2,78


4


BP7

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát

triển năng lực người học.


52


57,8


21,0


23,3


17


18,9


2,39


7

Kết quả thu được ở bảng 3.2.

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát so sánh với bảng giá trị trung bình xếp thứ bậc cho thấy cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết, điểm trung bình đều đạt từ 2,39 trở lên.

Biện pháp “Tăng cường công tác quảng bá, tư vấn tuyển sinh” được đánh giá xếp thứ bậc thứ nhất về mức độ cần thiết, với tỷ lệ số cán bộ quản lý, giảng viên chọn mức độ “ Rất cần thiết” lên đến 81/90(90%), đứng thứ 2 là biện pháp 1”Khảo sát nhu cầu tuyển sinh” xếp thứ bậc 2, 78/90 cán bộ quản lý, giảng viên chọn mức độ rất cần thiết chiếm 86,7%. Qua đó cho thấy trong bối cảnh có sự cạnh tranh cao giữa các trường đại học thì công tác khảo sát nhu cầu và tuyên truyền, quảng cáo là rất quan trọng. Số lượng sinh viên đông hay ít sẽ quyết định đến các biện pháp tiếp theo.

Các biện pháp: Nâng cao ý thức tự học, đổi mới kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp giảng dạy lần lượt xếp thứ bậc 3,4,5 với tỷ lệ cán bộ quản lý, giảng viên chọn mức độ “rất cần thiết” cũng rất cao, chiếm từ 70 - 80%. Để nâng cao chất lượng đào tạo thì đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng PTNL người học là rất cần thiết, từ đó sẽ thay đổi hình thức kiểm tra để đánh giá đúng năng lực học tập của sinh viên, để sinh viên có cơ hội khai thác và PTNL bản thân nhiều hơn. Đây là mục tiêu mà ngành giáo dục nói chung và đào tạo hệ VLVH nói riêng đang hướng đến.

Hai biện pháp còn lại: quản lý chương trình theo chuẩn đầu ra, ứng dụng công nghệ thông tin, và tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học cũng có tỷ lệ cán bộ quản lý, giảng viên chọn mức độ “rất cần thiết” là trên 50% điều đó cho thấy đây là những nhân tố có tác động không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, với đầy đủ trang thiết bị dạy và học sẽ giúp quá trình dạy - học của giảng viên và sinh viên đạt hiệu quả cao hơn.

Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng, các biện pháp nghiên cứu, đề xuất đều rất cần thiết và có khả năng thực hiện cao với mô hình quản lý đào tạo hệ VLVH hiện nay của Nhà trường.

3.4.2.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3. Bảng đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất



TT

Mức độ

Nội dung

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

Điểm

X

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

BP1

Khảo sát nhu cầu đào tạo

77

85,6

10

11,1

3

5,5

2,82

1

BP2

Tăng cường công tác quảng

bá, tư vấn tuyển sinh

76

84,4

10

11,1

4

7,3

2,80

2

BP3

Đổi mới QL chương trình

đào tạo theo chuẩn đầu ra

72

80,0

14

15,6

4

7,3

2,76

3


BP4

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đổi mới phương pháp

giảng dạy của giảng viên


48


53,3


31


34,4


11


20,0


2,41


6


BP5

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức nhằm xây dựng động cơ và ý

thức tự học cho SV


61


67,8


20


22,2


9


16,4


2,58


4


BP6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường khả năng tự học, tự

nghiên cứucủa SV


50


55,6


30


33,3


10


18,2


2,44


5


BP7

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát

triển năng lực người học


52


57,8


20,0


22,2


18


32,7


2,38


7

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí