doanh nghiệp tư nhân, tập thể mà chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ là khá thấp, chỉ có 25%.(21)
Ở giai đoạn này, các DNVVN tiếp cận CNTT ngày càng nhiều nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở bước khởi đầu với một số ứng dụng riêng lẻ. Số DNVVN sử dụng CNTT như công cụ để quản lý tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh hầu như không có. Các DNVVN vẫn sử dụng phương thức sản xuất thủ công, nếu có ứng dụng thì cũng chủ yếu dừng lại trong tin học văn phòng, quản lý tài chính, nhân sự, các chức năng của phương thức kinh doanh mới vẫn chưa phát huy được tác dụng. Phần mềm ứng dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp là phần mềm quản lý tài chính và kế toán với gần 90%. Kế đến là các phần mềm quản lý việc bán hàng, quản lý vật tư, nhân sự, lao động và tiền lương, quản lý tài sản cố định. Việc sử dụng những công cụ CNTT trong hoạt động kinh doanh thương mại rất thấp, với chưa đầy 20% số doanh nghiệp có ứng dụng trong quản lý khách hàng và thị trường, còn tiếp thị - giới thiệu sản phẩm và giao dịch TMĐT chỉ khoảng 5-6%.
Điều này được phản ánh khá rõ trong các chỉ số sẵn sàng CNTT của Việt Nam trong giai đoạn này hoặc không có sự thay đổi tích cực hoặc bị tụt hạng.(22)
Điểm đáng chú ý là hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng CNTT là phương tiện hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thương trường nhưng lại chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này. Theo Báo cáo TMĐT năm 2004, 82,5% doanh nghiệp dành chưa tới 5% tổng chi phí cho CNTT, số dành trên 15% chi phí cho hoạt động này chỉ khoảng 3,6% v.v... Nếu tính theo doanh số thì tỷ lệ này còn thấp hơn nữa: chỉ khoảng 0,15-0,16% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đầu tư ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp cũng mất cân đối, với tỷ trọng chi phí dành để mua sắm phần cứng trong năm 2004 chiếm đến 61,6%, trong khi phần mềm chỉ được 29,2% và còn lại là cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cho phần mềm bình quân trên thế giới ở giai đoạn này là 49%.(23) Đồng thời, khả năng sử dụng CNTT của người lao động trong các DNVVN chỉ mới đạt trình độ sơ đẳng. Điều này phản ánh khá rõ hệ quả
(21) Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tháng 7/2005.
(22) Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tháng 7/2005.
đầu tư ít cho nguồn nhân lực. Hiện tượng này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa chưa quan tâm đúng mức đến phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động, dù đây là yếu tố có tính chất quyết định đối với hiệu quả của đầu tư CNTT nói chung.
Điều đáng chú ý là nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng CNTT, đặc biệt là nhận thức về ứng dụng TMĐT. Trong giai đoạn này có tới 97,3% doanh nghiệp nói không với TMĐT trong khi tỷ lệ nối Internet của doanh nghiệp khá cao (91%)(24).
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư cho CNTT trong các doanh nghiệp năm 2004-2005.
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Tỷ trọng bình quân (%) | Tối thiểu | Tối đa | ||||
2004 | 2005 | 2004 | 2005 | 2004 | 2005 | |
Phần cứng | 61,6 | 76,8 | 35 | 25 | 100 | 100 |
Phần mềm | 29,2 | 22,9 | 4 | 0 | 55 | 65 |
Đào tạo | 12,3 | 12,4 | 0 | 0 | 40 | 20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhằm Nâng Cao Khả Năng Tin Học Cho Đội Ngũ Cán Bộ Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam
- Các Loại Mạng Nội Bộ Của Doanh Nghiệp Qua Các Năm 2006-2008
- Thực Trạng Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Doanh Nghiệp Thông Qua Tăng Cường Đào Tạo Công Nghệ Thông Tin Cho Đội Ngũ Cán Bộ Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Thương Mại Điện Tử Giúp Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tăng Doanh Thu
- Những Yêu Cầu Về Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2004 và 2005 - Bộ Công Thương Như vậy, có thể khái quát mức độ và phạm vi ứng dụng CNTT ở các DNVVN ở Việt Nam ở giai đoạn này là đã các doanh nghiệp vẫn trong giai đoạn đầu chú trọng vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện toán cơ bản theo hướng triển khai ứng dụng máy tính cá nhân, máy in và các bộ phận sản phẩm nâng cao hiệu suất kinh doanh. Các phần mềm ứng dụng trong DNVVN chỉ là các ứng dụng đơn giản
riêng lẻ, doanh nghiệp đã kết nối Internet nhưng chưa phát triển TMĐT.
2.2.2. Giai đoạn từ 2006 đến nay
Giai đoạn này, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp đã có sự cải thiện hơn. Doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho ứng dụng ứng dụng CNTT và phát triển TMĐT. Giai đoạn này cũng có nhiều văn bản luật như: Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Thương mại sửa đổi, Nghị định Thương mại điện tử, v.v... bắt đầu đi vào cuộc sống, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và
(23) Nguồn: Báo cáo TMĐT 2004 – Bộ Công Thương.
(24) Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – số 6, 27/3/2006.
minh bạch hơn cho việc ứng dụng CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng mở ra cho DNVVN những cơ hội kinh doanh mới với nhiều quốc gia, đồng thời DNVVN cũng cần biết đến và bước đầu làm quen với xu hướng kinh doanh mới - kinh doanh điện tử để hòa nhập với thế giới. Cùng với xu hướng phát triển đó, ứng dụng CNTT trong DNVVN cũng có những dấu hiệu khả quan hơn giai đoạn trước.
Năm 2006 tỷ lệ đầu tư cho TMĐT của Việt Nam đã thay đối đáng kể so với năm 2005 và những năm trước đó. Năm 2007, tình hình đầu tư cho TMĐT của doanh nghiệp cả nước nói chung, DNVVN nói riêng đã đi vào ổn định. Theo báo cáo TMĐT năm 2007, khoảng 50% doanh nghiệp dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho các ứng dụng CNTT và TMĐT, trên 36% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ 5-15% và gần 14% doanh nghiệp có tỷ lệ này đạt trên 15%. Năm 2008, xu hướng đầu tư cho ứng dụng CNTT và TMĐT không có nhiều thay đổi so với năm 2006 và năm 2007, tập trung ở mức 5-15% là mức trung bình của khu vực. Theo kết quả điều tra của Bộ Công Thương năm 2008 trên 3000 doanh nghiệp trên cả nước (trong đó có khoảng 90% DNVVN phân theo quy mô lao động) có 48% doanh nghiệp được khảo sát dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động cho ứng dụng CNTT và TMĐT, 38% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ 5-15% và 15% doanh nghiệp có tỷ lệ này đạt trên 15% (xem Bảng 8).
Bảng 8: Chuyển biến trong đầu tư CNTT và TMĐT của doanh nghiệp qua các năm 2005-2008
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Dưới 5% | 82,4 | 48,3 | 50 | 48,7 |
5% -15% | 14 | 38,1 | 36,1 | 38,3 |
Trên 15% | 3,6 | 13,6 | 13,9 | 13,0 |
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 - Bộ Công Thương Mặc dù tỷ lệ đầu tư không có nhiều thay đổi xong cơ cấu đầu tư lại cho thấy những chuyển biến đáng kể. Phần mềm ngày chiếm vị trí quan trọng và chiếm đến 46% chi phí đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp, tỷ trọng đầu tư cho
phần cứng và duy trì bảo dưỡng hệ thống giảm từ 55,5% năm 2007 xuống 39% năm 2008, đào tạo giảm xuống 15%.
Cơ cấu đầu tư cho thấy hạ tầng cho ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp đã bắt đầu ổn định và đi vào chiều sâu. Các doanh nghiệp quan tâm hơn tới đầu tư vào ứng dụng phần mềm nhằm khai thác trang thiết bị phần cứng được đầu tư trong giai đoạn trước.
Hiện nay đã có nhiều DNVVN ứng dụng phần mềm văn phòng và quản lý tài chính kế toán, nhân lực nhưng rất ít doanh nghiệp sử dụng các phần mềm chuyên biệt ứng dụng trực tiếp trong dây chuyền sản xuất. Trình độ ứng dụng phần mềm của nhân viên trong DNVVN cũng ở mức sơ khai, chủ yếu dừng lại ở việc sử dụng các phần mềm về ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Outlook, v.v... để soạn thảo văn bản, thiết lập bảng biểu tính toán đơn giản hay gửi email báo giá, trao đổi thông tin, giao dịch đối tác hay các phần mềm kế toán trong nước đơn giản và dễ dùng. DNVVN cũng chưa khai thác hết những tính năng sẵn có của các phần mềm phổ thông. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy chỉ với phần mềm Excel, họ đã giải quyết tốt rất nhiều công việc tính toán trong doanh nghiệp một cách tiết kiệm và hiệu quả mà không cần tới những phần mềm chuyên dụng khác.
Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong DNVVN không ngừng gia tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp, chủ yếu dừng ở phần mềm kế toán; website, thương mại điện tử ở mức cơ sở, v.v... Phần lớn doanh nghiệp đầu tư sâu vào hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) gặp khó khăn hoặc không thành công. Nhiều DNVVN không có cái nhìn tổng thể về đầu tư CNTT mà thường tìm kiếm giải pháp nhỏ lẻ cho từng nghiệp vụ đặc thù hoặc chạy theo phong trào, thiếu cái nhìn toàn diện về CNTT.
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng nâng cao năng lực mở rộng thị trường cho sản phẩm thông qua tăng cường Marketing điện tử
1.1. Marketing điện tử
Theo giáo sư Philip Kotler – nhà lý thuyết Marketing nổi tiếng, Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.(25) Về cơ bản, marketing điện tử có thể được hiểu là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, mobile, v.v... còn mạng viễn thông có thể là internet, mạng thông tin di động.
Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động trực tuyến hay dựa trên hình thức trực tuyến giúp nhà sản xuất có thể làm đơn giản hóa quá trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Marketing điện tử sử dụng công nghệ mạng máy tính vào việc thực hiện phối kết hợp nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, các chiến lược và chiến thuật phát triển nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, cung cấp các hình thức phân phối trực tuyến, tạo lập và duy trì các bản báo cáo về khách hàng, kiểm soát các dịch vụ khách hàng và thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng. Marketing điện tử thúc đấy các chương trình Marketing toàn cầu phát triển và hỗ trợ cho các mục tiêu về TMĐT của doanh nghiệp.
Bản chất Marketing vẫn không thay đổi, vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và kinh tế, từ việc xác định nhu cầu đến lập kế hoạch 4Ps đối với sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng đến tiến hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phương thức tiến hành Marketing điện tử khác với Marketing truyền thống. Thay vì marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ, điện thoại, fax, v.v... khiến cho sự phối hợp giữa các
bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Marketing điện tử chỉ cần sử dụng Internet để tiến hành tất cả các hoạt động khác của Marketing truyền thống như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng, v.v... đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet.
1.2. Những kết quả bước đầu
Một trong những hạn chế của DNVVN ở Việt Nam hiện nay là khả năng tiếp cận thị trường kém. Các sản phẩm và dịch vụ do các DNVVN cung cấp hiện nay tuy đã có nhiều tiến bộ về chất lượng, nhưng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng. Lại thêm quy mô nhỏ bé, năng lực sản xuất chưa cao, hạn chế về vốn, thiếu khả năng xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị sản phẩm, các DNVVN gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa nhanh chóng hiện nay. Trong tình hính đó, DNVVN muốn tồn tại và gia tăng thị phần thì chỉ có cách mở rộng và phát triển thị trường nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm, qua đó khẳng định được vị trí sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để mở rộng thị trường, DNVVN cần có một kế hoạch marketing nhằm tìm hiểu được nhu cầu thị trường, đánh giá hành vi khách hàng, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu, v.v... Tuy nhiên, để làm được việc này với các công cụ marketing truyền thống thì vấn đề chi phí sẽ là một trở ngại lớn đối với các DNVVN. Do đó, năng lực mở rộng thị trường cho sản phẩm của DNVVN thông qua các công cụ marketing truyền thống bị hạn chế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và truyền thông, marketing điện tử ra đời dường như là một giải pháp hữu hiệu để các DNVVN quảng bá hình ảnh, mở rộng thị trường một cách tiết kiệm nhất mà vẫn đem lại hiệu quả.
Đánh giá một cách khái quát, hoạt động marketing điện tử đã được các DNVVN ở Việt Nam biết đến, bước đầu giúp DNVVN nâng cao năng lực mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Mặc dù nhiều DNVVN vẫn chưa có chiến lược marketing điện tử lâu dài và chưa thực hiện một cách bài bản, nhưng marketing điện tử đang từng bước được các DNVVN khai thác. Dưới đây là những kết quả bước
(25) Nguồn: http://thuongmai.biz/diendan/showthread.php
đầu trong việc tăng cường marketing điện tử nhằm nâng cao năng lực mở rộng thị trường cho sản phẩm của DNVVN ở Việt Nam:
a. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động nghiên cứu thị trường
Marketing điện tử có thể được ứng dụng vào hoạt động nghiên cứu thị trường như: điều tra thị trường, thị hiếu của khách hàng trực tuyến, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thị trường qua Internet không chỉ rẻ mà còn giúp doanh nghiệp phát triển thị trường, điều chỉnh sản phẩm, hoàn thiện dịch vụ khách hàng và sớm phát hiện ra các xu hướng và nhu cầu tiêu dùng mới.
Theo kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ ở Việt Nam của Vụ trưởng Vụ Phương pháp Chế độ được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế và Tài chính, khóa họp lần thứ bảy, các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ của Việt Nam đánh giá rất cao hình thức Marketing qua Internet để tiếp cận thị trường, tìm hiểu thị trường xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, 46% doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ ở Việt Nam sử dụng Internet để theo dõi sự phát triển sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước.(26) Như vậy, DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ đã sử dụng Marketing điện tử để thực hiện nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài, từ đó phát triển thị trường, điều chỉnh sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
b. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến để mở rộng thị trường
Internet xuất hiện ở Việt Nam mới được hơn 10 năm nhưng tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng Internet gia tăng rất nhanh. Theo trung tâm Internet Việt Nam (VNNCI), tính đến tháng 8/2008, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam là 20,34 triệu người, chiếm gần 24% dân số cả nước. Số lượng người sử dụng Internet đông đảo và tăng trưởng nhanh là một môi trường tiềm tàng để khai thác marketing trực tuyến. Tiếp thị trên Internet đang rất thịnh hành, chúng ta có thể thấy nó ở khắp nơi trên các trang web. Trên thế giới, mỗi ngày có hàng chục nghìn website mới ra
đời. Đa số các website này đều phục vụ cho mục đích xúc tiến và tiếp thị trực tuyến trên Internet. Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, marketing trực tuyến thông qua các công cụ quảng cáo hiện nay mặc dù mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ so với thị phần của quảng cáo trên các đài truyền hình và quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí nhưng doanh thu của thị trường này trong những năm gần đây tăng rất nhanh(27). Với lợi thế là chi phí thấp và thời gian ngắn, quảng cáo trực tuyến là phương tiện quảng cáo phù hợp với DNVVN trong thời buổi khó khăn và khủng hoảng như hiện nay.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và phương tiện truyền thông ở Việt Nam thời gian qua đã mở ra cho DNVVN những cơ hội mới. Marketing điện tử đòi hỏi khách hàng phải tiếp cận với Internet và các kỹ thuật mới. Do đó, số lượng người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận Internet cao chính là một lợi thế để các DNVVN sử dụng marketing điện tử, giới thiệu hình ảnh của mình đến người tiêu dùng, thuyết phục họ mua hàng, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Không chỉ giúp DNVVN mở rộng thị trường cho sản phẩm ở trong nước, marketing điện tử còn tạo cho DNVVN nhiều cơ hội chưa từng có để tiến hành buôn bán ra nước ngoài. Internet giúp cho các DNVVN có khả năng giới thiệu hình ảnh của mình ra toàn thế giới, tạo ra các điểm đầu mối để thu nhận thông tin về các doanh nghiệp địa phương và những chào hàng của họ.
Các hình thức marketing điện tử phổ biến ở các doanh nghiệp nói chung cũng như DNVVN nói riêng là e-mail marketing, và website marketing, quảng cáo trên các trang web.
E-mail marketing: là cách tốt để giao dịch với khách hàng, chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh nghiệp có thể gửi thông điệp của mình đến hàng nghìn người khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này đang dần mất dần tính năng tiếp thị do nạn thư rác (spam).
(26) Nguồn: http://www.adetef.org.vn/website/documents/Forum7
(27) Nguồn: http://www.sukientructuyen.com/tabID/4273/default