Bố Trí Các Nguồn Lực, Ứng Dụng Khoa Học, Kỹ Thuật Và Công Nghệ Thông Tin Phục Vụ Công Tác Cải Cách Tthc

Căn cứ điều kiện cụ thể qua các thời kỳ , việc tuyên truyền , phổ biên tâp̣ trung vào các nội dung: các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác CCHC, cải cách TTHC và các văn bản QPPL liên quan : Quyết định 136/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch CCHC giai đoạn 2006-2010; Quyết điṇ h số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính Nhà nước ở địa phương ; Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa , một cửa liên thông trong giải

quyết TTHC ở các cơ quan hành chính ở đia

phương ; Chương trình 07/CTr-TU của

Thành ủy về CCHC nâng cao hiệu lực chính quyền giai đoạn 2000-2005; Chương trình số 04-CTr/TU ngày 10/5/2006 của Thành ủy "Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp"; Kế hoạch cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 của Thành phố Hà Nội, các văn bản, kế hoạch của Thành phố Hà Nội và Tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực hiện CCHC giai đoạn 2001-2010.

Theo chỉ đạo của Thành phố, các cơ quan báo chí của Hà Nội, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã mở nhiều chuyên mục về CCHC, cải cách TTHC trên báo viết, báo đài, trên trang web của cơ quan, đơn vị, trên cổng giao tiếp thông tin điện tử của Thành phố "www.hanoi.gov.vn"; biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn thực hiện quy chế một cửa, một cửa liên thông; tuyên truyền Chương trình tổng thể CCHC, giới thiệu các mô hình "một cửa, một cửa liên thông hiện đại" và trao đổi kinh nghiệm CCHC...

Các sở ngành Thành phố và Cục thuế, Cục Hải quan Hà Nội thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTHC và cải cách TTHC liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách với nhiều hình thức phù hợp (tại trụ sở cơ quan, đơn vị; công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ hành chính; thông qua các hội nghị, hội họp; gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với công dân và doanh nghiệp; cập nhật trên website; phát hành ấn

phẩm ….). Cục Hải quan đã thử nghiệm trao đổi thông tin trên để xúc tiến xây dựng chuyên mục “tư vấn thủ tục hải quan” website Hải quan Hà Nội.

Việc phổ biến , tuyên truyền , quán triệt về công tác CCHC trong đó có nội

dung cải cách TTHC đã góp phần nâng cao nhân

thứ c của cán bô ̣ , công chứ c nhất là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với việc giải quyết các công việc của công dân, tổ chức. So với trước đây, tinh thần phục vụ, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong giao dịch với công dân có sự thay đổi đáng kể. Người dân, doanh

nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận để hiểu rõ hơn về công tác cải cách hành chính ,

Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của Thủ đô Hà Nội - 7

câp

nhâṭ kip

thời các thông tin liên quan đến TTHC . Tuy nhiên, một bộ phận cán

bộ, công chức chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của công tác CCHC, còn có thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch; một bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc chấp hành các quy định của nhà nước liên quan đến giải quyết TTHC.

UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 về việc ban hành Kế hoạch truyền thông về công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 15/4/2013 về thông tin, tuyên truyền CCHC năm 2013; Kế hoạch số 88/KH- UBND ngày 28/5/2013 về việc Tổ chức cuộc thi viết “Tìm kiếm sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính” thành phố Hà Nội năm 2013; Thành Đoàn Hà Nội đã ban hành Kế hoạch Tuổi trẻ Thủ đô tham gia cải cách hành chính năm 2013. Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND, các đơn vị đã tổ chức hội nghị triển khai và tốt công tác thông tin và tuyên truyền CCHC: Công an Thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Chương Mỹ, Thanh Trì, Từ Liêm, Thạch Thất.

Thành phố đã tổ chức hội nghị triển khai tới các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về Kế hoạch CCHC năm 2013 của UBND Thành phố; Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố về “Năm kỷ cương hành chính - 2013” và Bộ chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR INDEX) do Bộ Nội vụ công bố và ban hành; tổ chức Lễ trao Giải thưởng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2012, tôn vinh những mô hình

ứng dụng CNTT tiêu biểu trong cơ quan nhà nước thuộc Thành phố, ghi nhận mức độ hiệu quả ứng dụng CNTT trong nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công, phục vụ người dân và doanh nghiệp của các cấp chính quyền Thành phố. Giải thưởng ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2012 thu hút 118 cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố tham gia. Thành phố đã tổ chức mở 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ CCHC cho cán bộ,

công chức theo dòi công tác CCHC và làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn làm điểm về CCHC (khoảng 250 học viên). Nội dung bồi dưỡng CCHC tập trung vào các vấn đề liên quan đến "Năm kỷ cương hành chính", nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thái độ, kỹ năng ứng xử của cán bộ, công chức làm công tác CCHC và trực tiếp giải quyết các TTHC liên quan đến công dân, tổ chức.

2.2.2. Bố trí các nguồn lực, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách TTHC

a. Bố trí nguồn lực:

Kinh phí phục vụ công tác CCHC đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố được đảm bảo chủ yếu từ nguồn ngân sách. Nguồn kinh phí chi cho công tác giải quyết các TTHC được tổng hợp trong dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và được quyết toán theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

Về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác CCHC:

+ Giai đoạn trước tháng 7/2007, Thành phố có Ban chỉ đạo CCHC; từ tháng 7/2007 đến nay không tổ chức Ban chỉ đạo CCHC (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 915/TTg-CCHC ngày 11/7/2007). UBND Thành phố phân công đồng chí Chủ tịch UBND trực tiếp chỉ đạo công tác CCHC. Theo chỉ đạo của Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp phụ trách công tác CCHC.

+ Cơ quan thường trực về công tác CCHC là cơ quan nội vụ ở cấp thành phố và cấp huyện, Văn phòng (hoặc phòng Tổ chức hành chính hoặc Tổ chức

đào tạo) ở các sở, ban, ngành đều bố trí một đồng chí lãnh đạo và một chuyên viên làm công tác CCHC:

+ Theo chỉ đạo của Thành phố, tổ chức bộ máy, biên chế của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các đơn vị như sau:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các sở, ban, ngành do một cán bộ lãnh đạo của Văn phòng sở, ban, ngành làm Trưởng bộ phận; đối với Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội do một cán bộ lãnh đạo phòng Hành chính - Tổ chức làm Trưởng bộ phận và một số công chức chuyên trách. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp huyện trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, do một cán bộ lãnh đạo Văn phòng làm trưởng bộ phận và một số công chức chuyên trách. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp xã do một Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng bộ phận và có một hoặc hai công chức chuyên trách và một số công chức kiêm nhiệm.

Biên chế của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện do Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định trong tổng số biên chế được giao cho cơ quan. Biên chế của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại xã, phường, thị trấn được bố trí 02 biên chế và lấy trong tổng biên chế được giao cho cấp xã theo quy định, cụ thể như sau: đối với các xã có trên 10.000 dân được sử dụng 02 công chức ở chức danh Văn phòng - Thống kê làm chuyên trách tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; những xã có dưới 10.000 dân được sử dụng 01 công chức danh ở chức danh Văn phòng - Thống kê làm chuyên trách và một chỉ tiêu hợp đồng làm kiêm nhiệm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Đối với địa phương có quá nhiều giao dịch giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân mà cán bộ chuyên trách không thể giải quyết kịp thời thì Chủ tịch UBND cấp xã được sử dụng công chức cơ sở ở chức danh chuyên môn làm kiêm nhiệm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Thực hiện chỉ đạo Thành phố, đến nay, nhiều đơn vị đã xây dựng kế hoạch, đầu tư kiên cố hóa trụ sở làm việc của UBND cấp huyện, cấp xã, trụ sở cơ quan sở, ban, ngành, kết quả:

+ Trụ sở các xã, phường, thị trấn: Hiện có 526/577 xã, phường, thị trấn xây dựng nhà 02 tầng trở lên, tuy nhiên một số phường thuộc Hà Nội (cũ) còn khó khăn về địa điểm (diện tích chật, hẹp, chưa đủ phòng làm việc cho các bộ phận, cán bộ, công chức. Một số quận, huyện các xã, phường, thị trấn có trụ sở kiên cố 02 tầng trở lên, gồm: Mê Linh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Đông Anh, Hà Đông, Mỹ Đức, Long Biên. Một số xã được xây mới năm 2008, gồm: Kim Hoa, Thạch Đà (huyện Mê Linh).

+ Trụ sở của các sở, ban, ngành thành phố còn phân tán, chật hẹp, tại thời điểm này chỉ có một số sở có trụ sở tương đối khang trang: Sở Công thương, sở Giao thông vận tải, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Tư pháp.

Ngoài ra, các quận, huyện cũng tập trung kinh phí nâng cấp trụ sở, phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, lắp đặt thiết bị hiện đại như máy quét, màn hình cảm ứng, camera, mở website riêng (quận Tây Hồ, Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, thị xã Sơn Tây, phường Bồ Đề, Việt Hưng - quận Long Biên), tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ; các đơn vị tiếp tục kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình hiện đại.

Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc các cơ quan hành chính Thành phố đã được quan tâm thực hiện.

+ Từ năm 2004, cán bộ chuyên trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được bồi dưỡng kinh phí 300.000 đ/người/tháng; cán bộ kiêm nhiệm

10.000 đồng/người/buổi. Sau hợp nhất, Thành phố đã ban hành Quyết định số 2748/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 và Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 trong đó quy định chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục cho cán bộ, công chức tiếp nhận và trả kết quả: Cán bộ chuyên trách tiếp nhận hồ sơ ở sở, ngành, cấp huyện là 500.000 đ/người/tháng, cấp xã là 300000 đ/người/tháng; cán bộ, công chức kiêm nhiệm ở cấp sở, ngành, cấp huyện là 15.000 đ/buổi/ngày, cấp xã 10.000 đ/buổi/ngày (theo văn bản số 3536/BNV-CCHC ngày 06/12/2007 của Bộ Nội vụ về thực hiện phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp, mức tối đa là 200.000 đ/người/tháng).

+ Như vậy, Thành phố đã thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các đơn vị. Thậm chí khi Chính phủ chưa quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận "một cửa" Thành phố đã có chế độ bồi dưỡng, khuyến khích động viên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa của các đơn vị để an tâm công tác. Sau này Bộ Nội vụ có quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa, Thành phố đã ban hành Quyết định quy định cụ thể về thực hiện chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận "Một cửa", thay cho các văn bản hướng dẫn trước đây, đảm bảo tính pháp lý và được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ quan, đơn vị hành chính thuộc Thành phố Hà Nội.

Chế độ phụ cấp đặc thù người làm công tác chuyên môn về công nghệ thông tin, viễn thông:

+ Tại thời điểm tháng 12/2009, toàn thành phố có 180 người làm công tác chuyên môn về công nghệ thông tin, viễn thông được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù (trong đó, 142 người có trình độ đại học hoặc trên đại học).

Việc tổ chức ngày làm việc thứ bảy:

+ UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 27/8/2007 về việc tổ chức làm việc ngày thứ bảy theo quy định tại Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện làm việc vào ngày thứ bảy trong tuần để tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính. Thực tiễn cho thấy, số lượng công việc đã tiếp nhận giải quyết tại các cơ quan không nhiều, chỉ tập trung vào một số cơ quan và ở một số lĩnh vực: cấp đăng ký kinh doanh, thu thuế, cấp chứng minh thư nhân dân. Quá trình thực hiện có bất cập là cán bộ, công chức đi làm ngày thứ bảy không được nghỉ bù, do biên chế cán bộ, công chức không đủ để bố trí thay thế thực hiện nhiệm vụ.

+ Hiện nay, Thành phố đang chỉ đạo Sở Nội vụ xây dựng, trình Thành phố ban hành quyết định về việc tổ chức làm việc ngày thứ bảy theo Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b. Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách TTHC:

Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước:

+ Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 vào hoạt động quản lý nhà nước được Thành phố thí điểm áp dụng từ năm 2001.

+ Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, công tác triển khai tại Hà Nội được Thành phố chỉ đạo quyết liệt hơn. Đến hết năm 2008 đã cơ bản thực hiện áp dụng ISO tại các sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn.

+ Sau hợp nhất, Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của thành phố Hà Nội (Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 13/11/2008); đồng thời, chỉ đạo rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo ISO của các đơn vị. Ban chỉ đạo Thành phố đã thông qua Quy chế làm việc và chỉ tiêu phấn đấu đến hết năm 2012 sẽ hoàn thành 100% việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 ở tất cả các cơ quan hành chính thuộc Thành phố.

+ Kết quả thực hiện (tính đến cuối tháng 4/2010):

Khối sở, ban, ngành: 100% các sở, ban, ngành đã và đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; trong số đó có 20/20 sở, ngành đã được nhận chứng chỉ phù hợp của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Có 15 đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành (đơn vị cấp 2) được Thành phố hỗ trợ áp dụng ISO; trong đó có 02/15 đơn vị đã được chứng nhận; 13/15 đơn vị đang triển khai thực hiện.

Khối quận, huyện, thị xã: có 29/29 quận, huyện, thị xã đã và đang triển khai áp dụng; trong số đó có 23/29 đơn vị đã được nhận chứng chỉ. 05/29 đơn vị đang trong giai đoạn đánh giá chứng nhận hoặc đã được đánh giá, đang chờ nhận chứng chỉ; riêng huyện Mê Linh đang triển khai thực hiện.

Khối xã, phường, thị trấn: từ năm 2007 đến nay đã có 77/577 xã, phường, thị trấn được Thành phố chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí áp dụng ISO. Trong số này có: 31/77 đơn vị bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2007-2008 (trong đó 14/31 đơn vị đã nhận chứng chỉ; số đơn vị còn lại đang áp dụng thử hoặc đã đánh giá chờ nhận chứng chỉ); 44/77 xã, phường, thị trấn còn lại bắt đầu triển khai áp dụng.

+ Ngày 30/9/2009 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 118/2009/QĐ- TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg. Theo Quyết định này, phiên bản mới ISO 9001:2008 được đưa vào áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời, xác định thời điểm kết thúc Chương trình triển khai áp dụng ISO ở các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện được lui lại tới 31/12/2013 và được thực hiện theo một mô hình khung thống nhất do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, công bố.

Thực hiện Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg, Thành phố đang chỉ đạo tuyên truyền, phổ biên phiên bản ISO 9001:2008 đến các đơn vị trên địa bàn và tập hợp nhu cầu áp dụng năm 2010 của các đơn vị để chỉ đạo thực hiện.

+ Từ năm 2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào các hoạt động chuyên môn của Sở.

+ Cục Hải quan Hà Nội chính thức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ tháng 3/2008 trong hoạt động quản lý nội bộ và trong thực hiện quy trình thủ tục hải quan.

+ Cục Thuế Hà Nội đã triển khai thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và tháng 3/2007 đã được cấp giấy chứng nhận.

+ Nhìn chung, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã giúp các cơ quan hành chính thực hiện nghiêm chỉnh, thông suốt các quy trình giải quyết công việc, đảm bảo đúng nguyên tắc, nhanh, gọn, công khai, minh bạch, đáp ứng được ngày càng tốt hơn việc giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin:

+ Trang thiết bị: Các sở, ban, ngành quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh ứng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022