Cơ Sở Tâm Lý Của Quá Trình Phân Công Và Hiệp Tác Lao Động.

luật như: Vật chất - ý thức, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội - ý thức xã hội... để quan sát và nghiên cứu các chi phối lẫn nhau có ảnh hưởng tới nhân cách Con người. Có thể nói rằng dựa vào phưong pháp luận duy vật Mácxít cho phép chúng ta có được cơ ở tiền đề khoa học tiên tiến để tiếp cận nghiên cứu, giúp cho chúng ta xây dựng được các kết luận khoa học chính xác.

1.2.2 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của tâm lý Con người (hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng điệu, cách quan hệ, cách làm việc...) diễn ra trong điều kiện hoạt động bình thường của Con người để kết luận về những quá trình tâm lý bên trong. Quan sát có thể tiến hành theo lối tổng hợp hay lựa chọn. Quan sát tổng hợp được thực hiện theo chương trình kế hoạch và có hệ thống trong một thời gian nhất định. Nó thường được dùng để kết luận về một vấn đề tư tưởng hoặc một đặc tính tâm lý nhất định. Quan sát lựa chọn lại chỉ tập trung vào một số sự việc, hiện tượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Quan sát lựa chọn chỉ tập trung vào một mặt, một yếu tố nào đó để nghiên cứu. Quan sát có thể tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc gián tiếp thông qua người khác hoặc tài liệu. Ngoài việc sử dụng giác quan để thu thập tài liệu, người ta còn sử dụng các công cụ trợ giúp như: ghi âm. chụp ảnh, quay phim và các máy đo khác. Phương pháp quan sát có ưu điểm lớn trong nghiên cứu. Nó thu thập được các tài liệu phong phú, chính xác. chân thực. Nhưng nó có nhược điểm là phụ thuộc vào sự suy luận chủ quan của người quan sát và mang tính thụ động theo các sự kiện diễn ra.

1.2.3 Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp thu thập thông tin về các biểu hiện tâm lý của Con người trong lao động thông qua sự trò chuyện của người tham gia đàm thoại. Đàm thoại đạt được hiệu quả cao phải tạo ra được bầu không khí thân mật, chân thành, tin tưởng lần nhau. Qua trò chuyện chúng ta có thể thấy rõ được quan điểm, tư tưởng, ý trí, thái độ... của người trò chuyện. Để đàm thoại đạt được đúng mục đích của nghiên cứu, chúng ta cân phải tuân theo các yêu cầu sau:

- Xác định rõ mục đích yêu cầu của đàm thoại.

- Trước khi tiến hành đàm thoại cần tìm hiểu đầy đủ đặc tính tâm lý của người đàm thoại.

- Chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chỗ cần tìm.

- Tránh đặt câu hỏi sẵn theo kiểu vấn đáp, lục vấn dẫn đến đối tượng trả lởi máy móc không có giá trị thông tin.

- Nên làm câu chuyện mang sắc thái tranh luận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Phương pháp đàm thoại có ưu điểm rat lớn là đơn giản, dễ tiến hành và thu được thông tin phong phú. Nhưng nó có nhược điểm là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người đàm thoại.

1.2.4 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 6

Trắc nghiệm tâm lý là sử dụng các công cụ đo để đánh giá tâm lý Con người trong từng trường hợp, từng điều kiện cụ thể. Để nghiên cứu đầy đủ bản chất của Con người, chúng ta có thể sử dụng hàng loạt các trắc nghiệm tâm lý để đánh giá các mức độ nhất định của từng Con người và so sánh nó với các yêu cầu xem có thỏa mãn không. Thực tế đào tạo ở các trường năng khiếu, tuyển dụng lao động, tuyển dụng đào tạo, người ta thường dùng các trắc nghiệm tâm lý để đo lưởng nhân cách và năng lực của các cá nhân, Người ta thường dùng hai loại trắc nghiệm cơ bản sau:

a. Trắc nghiệm dụng cụ

Trắc nghiệm dụng cụ để đo năng lực Con người về một khía cạnh nào đó. Người ta thiết kế các trắc nghiệm để đo lưởng mức độ của nâng lực về một chuyên sâu để đối chiếu và so sánh với yêu cầu đặt ra như:

- Thi tay nghề để đánh giá năng lực nghề nghiệp.

- Thi thợ giỏi để đánh giá năng lực lao động,

- Thi trình độ chuyên môn để đánh giá năng lực chuyên môn.

- Trắc nghiệm tính khéo léo của bàn tay.

- Trắc nghiệm khả năng phàn biệt màu sắc của mat.

- Trắc nghiệm khả năng tưởng tượng không gian của Con người.

- Trắc nghiệm xác định sở thích của cá nhân về màu sắc, kích thước, hình dáng của sản phẩm.

- Trắc nghiệm đo lưởng về thính giác, thị giác...

Các trắc nghiệm trên đều được thiết kế thành các quy trình thực hiện chật chẽ trên những dung cụ vật chất hoặc hình vẽ hoặc tham gia thực hiện các hoạt động lao động trực tiếp cụ thể. Qua kết quả trắc nghiệm chúng ta có thể kết luận về năng lực cá nhân về yếu tô nào đó cần do.

b. Trắc nghiệm nhân cách cá nhân

Đây là trắc nghiệm nhằm xác định các đặc tính tâm lý trong nhân cách Con người như

mạnh mẽ, mềm yếu. tâm lý hướng nội, hướng ngoại, khả năng sáng tạo cao thấp... Các trắc nghiệm này thường thiết kế dưới dạng các mệnh đề để đánh giá và thông qua đánh giá đó để kết luận về đặc tính tâm lý. Người ta thường xác định các mệnh để theo các kiểu sau đây:

Xác định mệnh đề theo kiểu đúng, sai: Người ta phát biểu một mệnh đề sau đó cho người lựa chọn. Phát biểu lựa chọn theo kiểu có - không, đúng - sai, thích - không thích... ví dụ trắc nghiệm tâm lý hướng ngoại có mệnh đề: bạn biết ở đâu có cái gì đang xảy ra. Nếu đúng thì tâm lý hướng ngoại nếu không thì không có tâm lý hướng ngoại.

Xác định các mệnh đề theo các cấp độ khác nhau. Thường người ta đưa ra 3 cấp độ thấp, trung bình, cao để có thể đánh giá đặc tính tâm lý của người ở mức độ nào, cũng có thể chia ra thành 4 hoặc 5 cấp tùy theo mức độ đo cho các đặc tính tâm lý. Có thể thiết kế theo các phương án đã lựa chọn và gán điểm cho từng phương án sau đó tổng kết điểm đánh giá mức độ đạt được của các cá nhân ví dụ như: do khả năng sáng tạo của Con người có mệnh đề là: Sau một câu chuyện nào đó, ngay lập tức bạn có thể nhớ lại những gì đã nói hay không?

A. Được, không khó khăn lắm = 3 điểm.

B. Không thể nhớ tất cả được = 1 điểm.

C. Chỉ nhớ điều bạn quan tâm = 2 điểm.

Chú ý rằng khi bố trí các câu hỏi và các phương án trả lởi cần hiểu rõ giao diện của các phép đo để có thể xác định được giới hạn của các mức độ rõ ràng,

1.2.5 Phương pháp bảng hỏi

Phương pháp bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin thông qua hệ thống câu hỏi và phương án trả lởi dã định sẵn. Đòi hỏi cơ bản của phương pháp này là phải xây dựng được bảng hỏi có chất lượng cao. Phương pháp bảng hỏi có ưu điểm là thu thập được thông tin định hướng rõ ràng, những thông tin về thái độ, quan điểm, lập trường của người lao động, Song nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Bảng hỏi là một bảng tập hợp các câu hỏi và các phương án trả lởi được sắp xếp có hệ thống trên cơ sở các nguyên tấc tâm lý và logíc, nhằm thu được các nội dung cấp thiết cho đề tài nghiên cứu. Người điều tra sẽ thu thập thông tin ở đối tượng điều tra theo bảng hỏi. Như vậy bảng hỏi còn là phương tiện đề chứa dụng và lưu trữ thông tin làm cơ sở cho việc xử lý tiếp theo. Xây dựng bảng hỏi là một công việc trí tuệ rất vất vả, chất lượng bảng hỏi phụ thuộc vào trình độ của tác giả và sự chuẩn bị chu đáo ở các khâu xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết, mô hình nghiên cứu và thao tác hoá các khái niệm. Trong bảng hỏi, thông thường có các loại câu hỏi:

a. Theo nội dung câu hỏi thường có:

Các câu hỏi đặc trưng cho một sự kiện, sự thật nào đó trong một không gian và thời gian xác định (câu hỏi định tính).

Các câu hỏi thể hiện sự mong muốn, đánh giá của cá nhân, của nhóm về một vấn đề gì đó (câu hỏi nguyện vọng).

Câu hỏi nhằm lý giải cho một điều gì đó (câu hỏi nguyên nhân).

b. Theo tính chất của câu hỏi thường có.

Câu hỏi mở là loại câu hỏi người trả lởi được quyền trả lởi theo ý của mình trong những điều kiện đặc biệt nào đó. Loại câu hỏi này thường được dùng cho những hiện tượng, quá trình chưa được hiểu biết đầy đủ, những trả lởi bổ sung đã đưa ra được các khía cạnh mà người nghiên cứu chưa biết hoặc chưa hiểu rõ. Ngoài ra, khi cần kiểm tra tính đầy đủ và chất lượng của câu hỏi đóng người ta cũng dùng câu hỏi mở. Tuy nhiên, câu hỏi mở có nhược điểm là các câu trả lởi thường có nhiều nghĩa rất khác nhau, nhất là có những từ đa nghĩa, làm người nghiên cứu khó xác định nội dung trả lởi. Mặt khác, có thể có nhiều cách trả lởi khác nhau, làm cho việc tổng hợp gặp nhiều khó khăn.

Câu hỏi đóng là các câu hỏi đã có phương án trả lởi sẵn, người trả lởi chỉ được xem xét, cân nhắc và chọn cách trả lởi phù hợp với suy nghĩ của mình trong các phương án đã đề ra. Câu hỏi đóng có ưu điểm là các cách trả lởi do được chuẩn bị nên thường đơn nghĩa và nhằm đúng trọng tâm nghiên cứu, dễ tổng hợp. Tuy vậy, loại câu hỏi này chỉ thích hợp với các vấn đề đã rõ ràng, người nghiên cứu đã bao quát được các cách trà lởi (nếu chưa bao quát được hết, ta sẽ bỏ mất các cơ hội thu được nhận thức mới).

Câu hỏi kết hợp: vừa đưa ra sẵn các cách trả lởi, vừa có phần để ngỏ cho các ý kiến ngoài các cách trả lởi sẵn. Loại câu hỏi này hay dược dùng vì kết hợp được ưu điểm của hai loại câu hỏi trên.

c. Bố cục của bảng hỏi thường có ba phần:

- Phần mở đầu bao gồm tên của bảng hỏi, tên cơ quan nghiên cứu, lởi giới thiệu nêu rõ mục đích nghiên cứu, các giải thích và hưởng dẫn cách trả lởi. Phần này nên ngắn gọn, dễ hiểu, gây tin tưởng cho đối tượng trả lởi.

- Phần nội dung gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài. Vấn đề cơ bản của phần này là việc sắp xếp thứ tự các câu hỏi. Thông thường các câu hỏi về cái chung được đặt trước, cái riêng được đặt sau; đơn giản đặt trước, phức tạp đặt sau; tổng quát đặt trước, cụ thể đặt sau; câu hỏi khách quan đặt trước, câu hỏi đụng chạm đến khía cạnh riêng tư đặt sau... Ngoài các câu hỏi nội dung còn có các câu hỏi kiểm tra (nhắc lại 1 câu hỏi ở trên hoặc hỏi theo cách khác để xem có gì mâu thuẫn không).

- Phần kết luận một vài câu hỏi để kết thúc cuộc điều tra. Thường là những câu hỏi về thông tin của đối tượng điều tra: họ tên, tuổi, địa chỉ hay cơ quan công tác, chức vụ...

Trình bày bảng hỏi nên sáng sủa, rõ ràng. Phía dưới các câu hỏi mở phải có khoảng cách thích hợp để điền các trả lởi. Bên phải các câu hỏi đóng, phải có các ô vuông ở từng cách trả lởi để đánh dấu cách trả lởi được chọn. Phần dưới cùng có các ghi chú về đặc điểm đối tượng: tuổi, giới tính, nghề nghiệp... Bảng hỏi nên đề khuyết danh để người trả lởi không e ngại.


Ngoài các phương pháp trên, Tâm lý học lao động còn vận dụng các phương pháp đơn lẻ trong các tình huống cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tư liệu, kiểm tra đánh giá bàng đánh dấu bảng hỏi, phân tích các ma trận, phân tích các mối liên hệ, phân tích các sai sót...

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

- Khái quát về tâm lý học lao động;

- Phương pháp nghiên cứu tâm lý học lao động.

CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 Câu 1: Đối tượng của tâm lý học lao động?

A. Con người

B. Máy

C. Môi trường lao động

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Phương pháp nào sau không thuộc phương pháp nghiên cứu tâm lý học lao động?

A. Phương pháp đàm thoại

B. Phương pháp quan sát

C. Phương pháp xương cá

D. Phương pháp bảng hỏi.

Câu 3: Bài tập nhóm: Xây dựng các câu hỏi (Mỗi nhóm 10 câu hỏi) để đánh giá tâm lý dựa trên các nội dung có trong câu hỏi sau.

- Các câu hỏi đặc trưng cho một sự kiện, sự thật nào đó trong một không gian và thời gian xác định (câu hỏi định tính).

- Các câu hỏi thể hiện sự mong muốn, đánh giá của cá nhân, của nhóm về một vấn đề gì đó (câu hỏi nguyện vọng).

- Câu hỏi nhằm lý giải cho một điều gì đó (câu hỏi nguyên nhân).

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG

Giới thiệu chương 2

Chương này giúp người học hiểu được ảnh hưởng của tâm lý con người đến quá trình lao động từ đó biết cách xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động.

Mục tiêu của chương này là:

Liệt kê được một số cơ sở của tâm lý học lao động.

Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm).

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

- Các điều kiện khác: Không có

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2

- Nội dung:

Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp


+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1. CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG.

2.1.1 Ý nghĩa của Tâm lý học với phân công và hiệp tác lao động

Phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp là một một trong những nội dung quan trọng của tổ chức lao động khoa học. Xu hướng của phân công lao động hiện nay ngày càng chuyên môn hoá hẹp người lao động với sự ra đởi của nhiều ngành sản xuất mới với cùng nghệ hiện đại và phức tạp. Nguyên tắc của phân công và hiệp tác lao động hiện nay phải xét trên hai giác độ là: Con người phải phù hợp với máy móc thiết bị, máy móc thiết bị phải phù hợp với Con người. Xét trên lĩnh vực Tâm lý học, tổ chức quá trình lao động thể hiện trên hai mặt sau đây:

- Mặt phương pháp thực hiện công việc (mặt kỹ thuật): Quá trình lao động được thực hiện nhở kỹ năng, kỹ xảo và trình độ lành nghề đã đạt được của người lao động.

- Về mặt cá nhân: Quá trình lao động phản ánh giá trị đời sống hoạt động của Con người, là phương tiện sống và tồn tại của người lao động.

Do vậy, thực hiện phân công và hiệp tác lao động ngày nay không phải chỉ chú ý đến mặt kỹ thuật của lao động, mà phải quan tâm đầy đủ đến mặt tâm lý xă hội của người lao động để thực hiện hai mục tiêu là năng suất lao động và sự phồn vinh hạnh phúc cho người lao động.

Trong giai đoạn phát triển ngày càng mạnh của khoa học và kỹ thuật hiện nay, xu hướng của tổ chức lao động đang diễn ra theo chiều hướng sau:

- Hao phí thể lực ngày càng giảm do quá trình cơ khí hoá và tự động hoá diễn ra nhanh chóng.

- Hao phí về trí lực ngày càng gia tăng do công nghệ và máy móc thiết bị trình độ quản lý ngày càng phát triển mạnh.

- Sự căng thằng thần kinh ngày càng cao do sự tiếp xúc với tốc độ làm việc ngày càng lớn và độ chính xác ngày càng cao.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí