Giới Hạn Tâm Lý Của Phân Công Và Hiệp Tác Lao Động

Với những xu hướng đó, tổ chức lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu tâm lý đối với Con người cao hơn. Do vậy đòi hỏi đối với Tám lý học lao động phài nghiên cứu sâu sắc sự biến đổi các hiện tượng tâm lý trong quá trình lao động để làm cơ sở vững chắc cho tổ chức lao động khoa học. Tâm lý học lao động có vai trò to lớn đối với to chức lao động khoa học nói chung và với phân công và hiệp tác lao động nói riêng. Vai trò đó thể hiện ở những điểm sau đây:

- Tâm lý học lao động đã chỉ ra những phát triển của khoa học kỹ thuật đã tác động xấu đến Con người là những gì và đưa ra các giải pháp khắc phục nó.

- Tâm lý học lao động đã chỉ ra các giới hạn tâm lý của Con người trong lao động để giúp cho tổ chức quá trình lao động đạt được những tối ưu trong hoạt động.

- Tâm lý học lao động còn cho thấy những vấn đề về kích thích lao động tạo nên động lực thúc đầy hành động Con người.

- Tâm lý học lao động còn chỉ ra những đòi hỏi về giá trị lao động, giá trị tinh thần của cuộc sống giúp cho công tác tổ chức lao động và quản lý sản xuất đạt được hiệu quả cao.

- Tâm lý học lao động còn chỉ ra tác động xấu của môi trường lao động, môi trường tập thể đến Con người để giúp cho hoàn thiện chúng, thoả mãn những yêu cầu của người lao động.

- Tâm lý học lao động còn chỉ ra cho tổ chức lao động thấy được các yếu tố tâm lý của sự phát triến năng lực, kỹ năng, kỹ xảo lao động và chỉ ra các giải pháp sử dụng họ có hiệu quả hơn.

Tóm lại Tâm lý học lao động hiện nay thực sự trở thành cơ sở hết sức quan trọng cho tổ chức lao động khoa học nói chung và phân công và hiệp tác lao động nói riêng.

2.1.2 Giới hạn tâm lý của phân công và hiệp tác lao động

Quá trình phát triển của kỹ thuật một mặt đã nâng cao những đòi hỏi của hoạt động tư duy của Con người, nó thúc đẩy sự phát triển các năng lực, trí tuệ, sự sáng tạo của lao động, nó đã làm phong phú thêm nội dung lao động, mở rộng diện nghề nghiệp, chuyên môn hoá sâu người lao động làm cho năng suất lao động cao; mặt khác sự phát triển của kỹ thuật đã dẫn đến những hậu quả xấu đối với lao động như xuất hiện tính đơn điệu trong sản xuất và sự căng thang thần kinh ngày càng cao. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, sự chuyên môn hoá quá hẹp biểu hiện ở thời gian hao phí cho một thao tác lao động quá ngắn, đã dẫn đến giảm năng lực lao động của con người. Trung bình trong ngành điện tử vi mạch thời gian hao phí cho một thao tác lao động từ 3 - 60 giây, ngành lắp ráp máy thu thanh, thu hình là 5 - 180 giây, ở những nơi có trình độ chuyên môn hoá cao là 1-30 giây.

Chuyên môn hoá hẹp người lao động đã sinh ra sự đơn điệu trong lao động, về mặt tâm lý, sự đơn điệu đã tác động xấu đến người lao động ở các điểm sau:

- Tính đơn điệu sẽ dẫn đến sự mệt mỏi sớm do các hoạt động cứ lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán. Sự lặp đi lặp lại của hoạt động ở tốc độ và nhịp độ lớn sẽ làm giảm sự kích thích tính hưng phấn thần kinh và chuyển nó sang dạng ức chế làm cho năng lực làm việc giảm, mệt mỏi tăng đậc biệt là làm cho chất lượng sản phẩm không cao.

- Tính đơn điệu làm giảm sự hứng thú lao động, làm mất đi sự kích thích tính sáng tạo trong lao động. Con người làm việc như một cái máy, không cần đến suy nghĩ, không cần đến sáng tạo.

- Sự đơn điệu làm xuất hiện sự căng thẳng thần kinh rất lớn. Một mặt sự đơn điệu sinh ra do tốc độ làm việc nhanh, độ chính xác cao, dẫn đến sự chú ý ngày càng cao trong lao động làm cho sự căng thẳng thần kinh lớn, mặt khác sự đơn điệu dẫn đến nhàm chán, mất sự hứng thú, do đó làm cho sự căng thẳng thần kinh cảm giác trong trạng thái không có ý nghĩa.

- Con người làm việc trong điều kiện của tính đơn điệu cao dẫn đến thái độ thù địch với lao động làm cho động cơ lao động bị suy giảm, sự thoả mãn với lao động bị tiêu tan và dẫn đến giảm hạnh phúc của mỗi người. Sinh ra quan niệm về lao động là “khổ sai" chứ không phải là “niềm hạnh phúc".

Về sản xuất, tính đơn điệu đã làm xuất hiện hàng loạt điều bất lợi đối với người quản lý. Những bất lợi đó thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Sự chuyên môn hoá hẹp không thể khai thác để tăng năng suất lao động, tiếp tục được nữa.

- Những công nhân đã phản ứng lại các nhà quản lý ngày càng mạnh.

Do vậy các nhà Tâm lý học cho rằng chúng ta thực sự phải quan tâm đến người lao động, coi họ là yếu tố tiềm năng để nâng cao năng suất lao động. Những chủ trương của các nhà tâm lý là hướng các hoạt động của phân công và hiệp tác lao động vào thực hiện được các yêu cầu sau thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy năng lực làm việc của người lao động.

- Sử dụng quan hệ Con người nhằm tạo ta sự đồng cảm giữa những người lao động để nâng cao khả năng làm việc của họ.

- Tạo ra cảm giác về vai trò và vị trí cao trong lao động và từng bước xây dựng người lao động là người làm chủ quá trình lao động.

- Làm phong phú lao động để chống lại tính đơn điệu.

- Thực hiện củng cố lợi ích và quan tâm đến đời sống tinh thân của người lao động.

Với quan điểm xuất phát đó, các nhà nghiên cứu tâm lý đã đi sâu nghiên cứu và đã đưa ra được những yêu cầu cơ bản về tâm lý đối với công tác phân công và hiệp tác lao động. Để người lao động thực sự làm chủ được quá trình lao động, để họ mang hết khả năng ra cống hiến cho tập thể, thì công tác phân công và hiệp tác lao động phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây của người lao động:

- Thứ nhất là phải đảm bảo tính độc lập trong hoạt động. Tính độc lập trong lao động được hiểu là mỗi người phải có phạm vi lao động cụ thể, có kết quả lao động được đo lường bằng giá trị cụ thể và phải có các chỉ tiêu cụ thể về trách nhiệm với lao động. Tính độc lập trong hoạt động lao động là cơ sở cho sự tự đo lường thành tích của người lao động, cho tự giám sát lao động. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý đã cho rằng: ở trạng thái độc lập trong hoạt động (trạng thái hữu danh), người lao động có ý thức trách nhiệm cao và mang hết khả năng ra hoàn thành công việc; ở trạng thái lao động chung (trạng thái vô danh), không có sự phân công rõ ràng thì người lao động có xu thế ỷ lại, dựa dẫm vào nhau và không muốn mang hết khả năng ra làm việc. Đảm bảo tính độc lập này phải xem xét đến hai dạng sau đây:

+ Tính độc lập trong hoạt động của cá nhân, tức là mỗi người có công việc cụ thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm với công việc đó.

+ Tính độc lập tương đối trong lao động tổ, nhóm, tức là trong các dạng hoạt động lao động tổ nhóm thì phải có sự phân công lao động đầy đủ và quy kết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phạm vi của phân công đó.

- Thứ hai là phải đảm bảo tính chủ động trong lao động. Tính chủ động lao động được hiểu là người lao động có quyền trong việc lựa chọn các phương pháp làm việc tốt nhất để hoàn thành công việc. Chúng ta biết rằng mỗi người đều có cách làm việc riêng của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Do đó phải tôn trọng cách làm việc đó. Đánh giá đúng mức và khuếch trương những phương pháp làm việc liên tiến có hiệu quả cao.

- Thứ ba là phải đảm bảo tính sáng tạo trong lao động. Tính sáng tạo được thể hiện ở hai cấp độ sau đây: một mặt thể hiện là sự tìm tòi cái mới. tạo ra cái mới cái có chất lượng cao và hiệu quả lớn, mặt khác sáng tạo còn thể hiện ở tìm ra cách làm việc mới, cải tiến các công cụ để tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Đòi hỏi của tính sáng tạo là khi tiến hành phân công và hiệp tác lao động phải tạo ra các khả năng sáng tạo bằng cách gợi mở những yêu cầu cao với công việc, nâng cao trách nhiệm với công việc, và khuyến khích tạo ra cái mới.

- Thứ tư là phải đảm bảo sự hứng thú với lao động. Sự hứng thú với lao động ở đây được hiểu là phải tạo ra sự kích thích hưng phấn liên tục với hoạt động thần kinh. Cơ sở tạo ra sự kích thích hưng phấn của hoạt động thần kinh trong lao động thể hiện ở các điểm cơ bản sau đây:

+ Sự luân chuyển hợp lý của các thao tác lao động trong quá trình lao động,

+ Giới hạn của thời gian lặp lại các thao tác lao động hợp lý.

+ Công việc luôn gợi mở ra sự tìm tòi sáng tạo.

+ Công việc luôn gắn trách nhiệm cá nhân cao.

+ Công việc luôn thể hiện vai trò và vị trí cao trong hoạt động lao động.

+ Công việc luôn mang lại ý nghĩa cao đối với cuộc sống cá nhân và xã hội, có nghĩa là công việc phải thoả mãn động cơ lao động của người lao động,

- Thứ năm là phải đảm bảo sự thăng tiến đối với người lao động. Để đảm bảo sự thăng tiến đối với người lao động, công tác phân công và hiệp tác lao động luôn phải gợi mở ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với trình độ lành nghề và kinh nghiệm trong lao động, luôn hướng hoạt động của người lao động đến những nấc thang cao của trình độ lành nghề và cần phải tạo điều kiện để cho họ nâng cao trình độ lành nghề. Một trong những điều cần tránh nhất đối với công tác phân công và hiệp tác lao động là không sử dụng hết trình độ lành nghề của người lao động. Người có trình độ cao dùng vào việc đơn giản, người có trình độ thấp dùng vào việc phức tạp, điều đó dẫn đến sự ức chế lớn đôi với người có trình độ cao và sự không làm được việc đối người có trình độ thấp.

Để đảm bảo được các yêu câu tâm lý cơ bản trên của người lao động và để chống lại tính đơn điệu trong lao động hiện nay, các nhà Tâm lý học đã nghiên cứu và đưa ra các giới hạn hợp lý của các thao tác lao động và các giải pháp cần thiết để chống lại tính đơn diệu trong lao động.

a. Các giới hạn hợp lý thao tác lao động của công việc

Như trên đã chỉ ra tác hại vô cùng to lớn của tính đơn điệu trong lao động đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Việc loại bỏ tính đơn điệu trước hết phái xem xét đến giới hạn của lao động sinh ra tính đơn điệu. Các nhà nghiên cứu tâm lý ở nhiều nước khác nhau đã chỉ ra rằng tính đơn điệu trong lao động xảy ra khi mà thời gian hao phí cho một thao tác là quá nhỏ và số lượng thao tác lao động là quá ít trong một công việc, do đó dẫn đến mức độ lặp lại của các thao tác lao động ở tần suất rất lớn. Hiện tượng đó dẫn đến tình trạng là người lao động như một bộ phận của máy cứ thế mà làm không cần phải suy nghĩ,

tính toán, sáng tạo gì cả. Hậu quả là xảy ra sự buồn chán trong lao động. Theo nhà Tâm lý học Mỹ “sự buồn chán trong sản xuất đã đòi hỏi nền công nghiệp Mỹ hàng năm mất hàng triệu đô la". Các nhà Tâm lý học tiến hành do thời gian hao phí của thao tác lao động và số lượng các thao tác lao động trong công việc và đã đưa ra kết luận sau:

- Nếu một thao tác lao động nào đó có hao phí thời gian là dưới 30 giây thì sẽ dẫn đến những chuyển biến các chức năng tâm sinh lý của người lao động vượt hơn mức bình thường (rối loạn các chức năng tâm sinh lý). Còn những thao tác lao động có hao phí lớn hơn 30 giây thì đảm bảo sự hoạt động của các chức năng tâm sinh lý bình thường. Do đó các nhà Tâm lý học lao động đã thống nhất lấy thời gian hao phí cho một thao tác lao động là 30 giây làm giới hạn của sự đơn điệu trong lao động. Do vậy để loại bỏ tính đơn điệu trong lao động chúng ta cần phải thiết kế các thao tác lao động sao cho chúng có thời gian hao phí lớn hoặc bằng 30 giây.

- Nếu một công việc nào đó có ít hơn 5 thành phần (5 thao tác lao động) thi sẽ dẫn đển mất càm giác về sự luán chuyền các hoạt động đòi hỏi nhừng hao phi vê thê lực và trí lực khác nhau, do đó dẫn đen mất nguồn gây càm hứng hưng phẩn trong lao động. Do vậy đê gây nên được cảm giác hưng phân trong lao động thì công việc phái có từ 5 thành phân trở lèn (5 thao tác lao động).

b. Các giải pháp chống lại tính đơn điệu

Trong thực tế của sản xuất, có một số hoạt động không thể chống lại được tính đơn điệu hoặc chống lại được tính đơn điệu song mức độ gây hứng thú cho lao động là rất thâp. Trong các trường hợp này, chúng ta khắc phục ảnh hưởng xấu của nó đến lao động bằng các biện pháp sau:

- Kết hợp nhiều thao tác có nội dung đơn giản kém xúc tích thành những thao tác có nội dung phong phú hơn, súc tích hơn. Thực hiện biện pháp này đã làm cho năng suất lao động tăng lên rõ rệt, chất lượng sản phẩm đảm bảo tốt hơn. Khi kết hợp phải lưu ý là các thành phần của chúng phải khác nhau về đặc điểm tâm sinh lý, phân bố chức năng phải chú ý đến sự đồng đều của các cơ quan cám giác như sự căng thẳng về thị giác, thần kinh, thính giác. Đồng thởi đảm bảo không được trái với các nguyên tắc kỹ thuật và sinh học.

- Thay đổi vị trí công nhân trong dây chuyền công nghệ theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ.

- Thay đổi nhịp độ làm việc trong dây chuyền.

- Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Sử dụng các phương pháp thẫm mỹ tác động vào sản xuât như: âm nhạc, màu sắc.

- Sử dụng các khuyến khích vật chất và tinh thần thích đáng bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi khác...

Tóm lại khi tiến hành phân công và hiệp tác lao động, chúng ta cần phải đáp ứng các yêu cầu về tâm lý của người lao động, chống lại và loại bỏ tính đơn điệu trong lao động.

2.1.3 Chú ý trong lao động

Chú ý là sự định hướng tích cực của ý thức con người vào một số đối tượng, hiện tượng nhất định, nó biểu hiện là xu hướng và sự tập trung hoạt động tâm lý vào một đối tượng nào đó. Xu hướng là sự lựa chọn, gìn giữ và duy trì đối tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Tập trung thể hiện là việc bỏ qua tất cả những gì ngoài cuộc để đi sâu vào hoạt động chính. Hiện nay người ta chia chú ý ra làm 4 loại để phân định nó trong các trường hợp nhất định sau. Chú ý có chủ định là sự tập trung chú ý một cách có ý thức của Con người vào một đối tượng nào đó. Chú ý sau chủ định là chú ý xuất hiện tiếp theo chú ý có chủ định, nó phụ thuộc vào sự hứng thú của con người đối với đối tượng lao động. Chú ý không chủ định là chú ý xuất hiện không có định trước, xuất hiện bất ngờ ngẫu nhiên, do các yếu tố khác biệt về màu sắc, âm thanh, hình thù tạo ra. Chú ý cảm xúc là chú ý do các yếu tố cảm xúc bên trong gây nên. Khi một chân thương tinh thần nào đó (vui, buồn) có thể dẫn dến những cảm xúc mạnh trong tư duy và vì vậy nó xuất hiện làm cho xuất hiện chú ý cảm xúc. Chú ý có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Một là tính tập trung là mức độ tập trung chú ý vào một đối tượng nào đó.

- Hai là tính bền vững của chú ý được xác định bởi thời gian tập trung sự chú ý vào đối tượng đã chọn.

- Ba là sự phân phối chú ý là sự đảm bảo khả năng thực hiện cùng một lúc những động tác khác nhau trên những đối tượng khác nhau.

- Bốn là sự di chuyển của chú ý thể hiện ở tốc độ chuyển sự chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.

Chú ý trong lao động có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động lao động của con người. Nghiên cứu một cách đầy đủ chú ý giúp cho công tác phân công và hiệp tác lao động có cơ sở để tạo ra sự chú ý cao trong lao động để tăng nhanh năng suất lao động, đồng thởi có biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện của các chủ ý không chủ định và chú ý cảm xúc góp phần làm giảm các sai sót và tai nạn lao động.

Chú ý trong lao động đã được các nhà nghiên cứu tâm lý chú trọng đến nhiều để

đưa ra các kết luận khoa học giúp cho các nhà tổ chức lao động khoa học có căn cứ để hướng chú ý cần thiết vào lao động. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kết luận có liên quan đến chú ý và năng suất lao động như sau:

- Thứ nhất trong hoạt động lao động, cùng một lúc con người có thể tập trung chú ý vào được từ 4 - 6 đối tượng khác nhau. Tuỳ thuộc vào trình độ của các cá nhân và đối tượng chú ý. Con người có thể hướng chú ý với khối lượng lớn trong cùng một lúc. Khối lượng chú ý càng lớn thì khả năng làm việc càng cao và ngược lại.

- Thứ hai, cường độ chú ý là mức độ tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định. Mục tiêu chú ý càng nhỏ thì cường độ chú ý càng lớn và ngược lại. Độ chính xác của công việc càng cao thì chú ý càng cao và làm cho tiêu hao năng lượng càng lớn và càng nhanh chóng mệt mỏi.

- Thứ ba, sự phân bố chú ý muốn thực hiện được tốt phải biết hỗ trợ các đối tượng một cách hợp lý và sắp đặt các hoạt động theo một trình tự hợp lý, hợp lôgíc của tư duy và sinh học.

- Thứ tư, sự chuyển dời chú ý phụ thuộc lớn vào tính linh hoạt, kinh nghiệm cao của người lao động. Sự chuyên dời chú ý và sự phân tán tư tưởng là hai phạm trù đối nghịch nhau. Sự chuyển dời chú ý là tính tích cực của tâm lý để nhanh chóng đi vào đối tượng mới. Sự phân tán tư tưởng là tính tiêu cực của tâm lý ngăn cản chú ý đi vào đối tượng khác, hay nói khác đi, nó không dập tắt được hứng thú trước để tạo dựng hứng thú sau.

- Thứ năm, sự bền vững của chú ý được xác định bằng cường độ và thời gian tập trung vào đối tượng. Nó phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu của công việc, tinh thần trách nhiệm với công việc, sự hứng thú lao động của con người, tình trạng sức khoẻ và nâng lực làm việc.

Các nhà nghiên cứu tâm lý đã dưa ra bảng so sánh cường độ chú ý ở các loại lao động khác nhau (bảng 2.1). Sự thay đổi chú ý trong lao động được xác định ở những điều kiện và hoàn cành cụ thể được thể hiện ở các bảng 2.1 dưới đây:


STT

Những công việc thực hiện

% của sự chú ý

1

Quét vôi nhà

8%

2

Đi xe dạp

12%

3

Đứng máy bào

15%

4

May quần áo

65%

5

Đánh bóng bàn(chơi bóng bàn)

61%

6

Đánh máy chữ

78%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 7

Những công việc thực hiện

% của sự chú ý

7

Đọc sách

100%

8

Lái xe đường dài

35%

9

Đóng phim

43%

10

Đo các nồng độ hoá học

45%

11

Nấu ăn

53%

12

Chơi pianô

56%

13

Lái xe ôtô trong thành phố

59%

14

Dọn dẹp vệ sinh

9%

15

Ren bang tay

13%

16

Dũa mặt phẳng

25%

17

Tiện ở mức độ trung bình

52%

18

In lại bàng máy

75%

STT

Bảng 2.1: Cường độ chú ý ở các loại lao động khác nhau


Các giai đoạn lao động


Loại chú ý


Cơ chế thần kinh


Cảm giác


Bắt đầu lao động


Không chủ định

Các ổ hưng phấn ở vỏ não gây nên các hưng phấn lộn xộn không liên quan đến quá trình lao động


Lao động khó khăn

Giai đoạn đầu lao động

(giai đoạn đầu của quá trinh lao động)


Có chú định

Các ổ hưng phấn tồn lưu của quá trinh học nghề và giáo dục nghề nghiệp gây hưng phấn hướng dẫn hoạt động của con người


Tăng cưởng ý trí


Giai đoạn sau của quá trình lao động


Có chủ định và đôi khi cả sau chủ định

Các ổ hưng phấn đúng với các đối tượng và dụng cụ lao động, hoạt động lao động dựa vào kinh nghiệm và các định hình lao động đã tiep nhận được, các kích thích khác đều bị dập tẳt.


Hào hứng phấn khởi, làm việc dễ dàng.

Giai đoạn cuối lao động

Không có chù định

Các định hình lao động bị gẫy (bị dập tắt), xuất hiện các kích thích khác làm tiêu tan hưng phan lao động

Bực bội, cáu gắt và lao động khó khăn.

Bảng 2.2: Sự thay đổi chú ý trong lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024