Lao Động Quản Lý Và Phân Loại Lao Động Quản Lý

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 bài

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 bài

NỘI DUNG CHƯƠNG 10

LAO ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ PHẨM CHẤT NĂNG LỰC NHÂN CÁCH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

10.1.1 Lao động quản lý và phân loại lao động quản lý

Nêu xét theo quan điểm của lý thuyêt hệ thống và lý thuyết quản lý thì bất cứ xí nghiệp công nghiệp nào cũng đều là một hệ thống được tạo thành từ hai hệ thống bộ phận là hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý. Hệ thống quản lý bao gồm: hệ thống các chức năng quản lý; hệ thống các bộ phận quản lý (các phòng ban) và những cán bộ, nhân viên làm việc trong đó; hệ thống các mối quan hệ quản lý và hệ thống các phương tiện vật chất - kỹ thuật, các phương pháp quản lý cần thiết để giải quyết các công việc quản lý. Hệ thống bị quản lý là hệ thống sản xuất bao gồm các phân xưởng, bộ phận sản xuất và toàn bộ lực lượng lao động, vật tư máy móc, phương tiện kỹ thuật và phương pháp công nghệ được bố trí và sử dụng trong đó.

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 28

Với tư cách là chủ thể quản lý, hệ thống quản lý xí nghiệp tác động vào hệ thống bị quản lý (hệ thống sản xuất) nhằm thống nhất hành động, đảm bảo mối quan hệ tương hỗ, thống nhất mục đích công tác của tất cả các bộ phận, các thành viên trong sản xuất kinh doanh để đảm bảo phát triển sản xuất không ngừng, sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ nguyên liệu và sức lao động của xí nghiệp. Sự tác động có hướng đích đó của quản lý được thực hiện thông qua các quá trình hoạt động lao động của các cán bộ, nhân viên làm việc trong bộ máy quản lý để thực hiện các chức năng quản lý. Do đó, lao động quản lý được hiểu là tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào viêc thực hiện các chức năng quản lý. Nhở có hoạt động lao động của các lao động quản lý mà các chức năng quản lý được thực hiện, làm cho quản lý trở thành một quá trình.

Trong xí nghiệp, lao động quản lý được phân loại theo hai tiêu thức sau: theo chức năng, vai trò cua họ đối với việc quản lý toàn bộ quá trình sản xuất (tức là theo tính chất của các chức năng mà họ thực hiện) và theo vai trò của họ đối với việc thực hiện chức năng quan lý.


Thứ nhất, theo chức năng, vai trò đối với việc quản lý quá trình sản xuất thì toàn bộ lao động quản lý sản xuất được phân chia ra thành: nhân viên quản lý kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Nhân viên quản lý kỹ thuật là những người

được đào tạo ở các trưởng kỹ thuật hoặc đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất có trình độ kỹ thuật tương đương, được cấp trên có thẩm quyền thừa nhận bằng văn bản, đồng thởi phải là người trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kỹ thuật trong xí nghiệp. Nhân viên quản lý kỹ thuật bao gồm: giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc hoặc phó quản đốc phụ trách kỹ thuật, trưởng, phó phòng ban kỹ thuật, các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm ở các phòng ban kỹ thuật. Nhân viên quản lý kinh tế là những người làm công tác lãnh đạo, tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp như: giám đốc hay phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, các cán bộ, nhân viên công tác ở các phòng, ban, bộ phận như: kế hoạch, kế toán tài -vụ, tổ chức lao động

– tiền lương, kinh doanh, điều độ v.v... của xí nghiệp. Nhân viên quản lý hành chính là những người làm công tác: thi đua, khen thưởng, quản trị văn phòng, quản trị hành chính, văn thư đánh máy, tổng đài điện thoại, phiên dịch, phát thanh, lái xe con, liên lạc, bảo vệ thưởng trực, phòng chữa cháy, tạp vụ, vệ sinh, lái xe đưa đón công nhân đi làm v.v...

Thứ hai, theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý, lao động quản lý được phân chia ra thành: cán bộ lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên thực hành kỹ thuật. Sự phân loại này xuất phát từ cơ sở thực tế là bất kỳ một chức năng quản lý nào cũng được tạo thành từ những cóng việc lãnh đạo và những công việc chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc thực hiện các công việc lãnh đạo đó (tức các công việc kỹ thuật).

Cán bộ lãnh đạo là những lao động quản lý trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo, bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, quán đốc và phó quản đốc, các trưởng ngành, đốc công, trưởng phó các phòng ban trong bộ máy quản lý của xí nghiệp (tức các cán bộ lãnh đạo các cấp của xí nghiệp theo ngành dọc từ ban giám đốc xuống các phân xưởng và lãnh đạo các phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý). Các cán bộ lãnh đạo có nhiệm vụ: Lựa chọn, đào tạo và bố trí cán bộ; điều phối lao động, kiểm tra và điều chỉnh chu trình sản xuất, thực hiện các chức năng quản lý hành chính, động viên tập thể lao động thực hiện kế hoạch sản xuất và giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá- tinh thần cho người lao động. Hoạt động lao động của các cán bộ lãnh đạo là hoạt động thực hiện các công việc chủ yếu trong quả trình quản lý mà vấn đề cốt lõi là các quyết định quản lý (có tính chất tác nghiệp hay chiến lược) và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Các bộ lãnh đạo là những người trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý chung.

Các chuyên gia là những lao động quản lý không thực hiện các chức năng lãnh đạo trực tiếp mà thực hiện các công việc chuyên môn, bao gồm: các cán bộ kinh tế, kỹ thuật viên, cán bộ thiết kế và công nghệ và những người cộng tác khoa học (nếu có như: toán học, Tâm lý học, xã hội học v.v...). Nhiệm vụ của họ là: nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào áp dụng những phương pháp sản xuất mới, những quá trình công nghệ, những định mức kinh tế - kĩ thuật cũng như hình thức và phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức quản lý v.v... phù hợp với trình độ của mình. Các chuyên gia phải đề ra được những giải pháp tốt nhất và trình các giải pháp đó lên các cán bộ lãnh đạo. Các chuyên gia chính là những người làm

các công việc cố vấn, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình ra quyết định của cán bộ lãnh đạo và cũng chính là người giúp cán bộ lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra sự đúng đắn của các quyết định quản lý. Một cách gián tiếp, hoạt động lao động của các chuyên gia cũng mang tính chất lãnh đạo.

Nhản viên thực hành kỹ thuật là những lao động quản lý thực hiện các công việc đơn giản, thưởng xuyên lặp đi lặp lại, mang tính chất thông tin - kỹ thuật và phục vụ bao gồm:

- Các nhân viên làm công tác hạch toán và kiểm tra như: kỹ thuật viên kiểm định đo lưởng, nhân viên giao nhận, viết hoá đơn, nhân viên kế toán, nhân viên thanh toán, thủ quỹ, thủ kho.

- Các nhân viên làm công tác hành chính, chuẩn bị tư liệu như: kỹ thuật viên in ấn, kỹ thuật viên đánh máy chữ, kỹ thuật viên sao chụp, kỹ thuật viên vẽ, nhân viên lưu trữ, nhân viên văn thư...

- Các nhân viên làm công tác phục vụ như: kỹ thuật viên điện thoại, nhân viên bảo vệ, nhân viên cung ứng, nhân viên tạp vụ ...

Nhiệm vụ của các nhân viên thực hành kỹ thuật là: thực hiện các thông tin ban đầu và xử lý chúng, hoàn thành các bản viết, biểu, bản vẽ, viết phiếu vào sổ, phân loại, lưu trữ tài liệu; truyền tin đến nơi nhận cũng như chuẩn bị và giải quyết các thủ tục hành chính đối với các loại văn bản khác nhau. Chất lượng lao động của họ về cơ bản chi phối chất lượng lao động của các cán bộ lãnh đạo, các chuyên gia và qua đó chi phối chất lượng của công tác chuẩn bị ra quyết định cũng như tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quyêt định.

Sự phân loại trên cho thấy muốn thực hiện được bất kỳ chức năng quản lý nào đều phải có hoạt động của cả ba loại lao động quản lý đó. Do đó, quá trình quản lý với tư cách là quá trình lao động là sự thống nhất giữa hoạt động lao động của các cán bộ lãnh đạo, của các chuyên gia và của các nhân viên thực hành kỹ thuật. Việc thực hiện các chức năng quản lý chỉ có thể diễn ra trôi chảy và đạt hiệu quả cao nếu như đạt được sự kết hợp, tác động hài hoà, thống nhất giữa hoạt động lao động của cả ba loại lao động quản lý đó.

Sự phân loại lao động quản lý (theo cả hai tiêu thức) có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu và đánh giá cơ cấu tỷ lệ về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động quản lý, phù hợp với những đặc điểm, quy mô và loại hình sản xuất của xí nghiệp. Đồng thởi, sự phân loại đó cho thấy các loại lao động quản lý khác nhau sẽ có nội dung lao động khác nhau và do đó mà đòi hỏi phải có những yêu cầu về tổ chức lao động cho phù hợp.

10.1.2 Nội dung của hoạt động lao động quản lý

Các loại lao động quản lý khác nhau có nghĩa vụ lao động khác nhau và do đó mà có nội dung lao động rất khác nhau. Sự khác nhau đó là do sự khác nhau ve tính chất của các

chức năng quản lý quy định. Tuy nhiên, nội dung lao động của tất cả lao động quản lý đều được tạo thành từ những yếu tố thành phẩn sau đây:

- Thứ nhất, yếu tố kỹ thuật: thể hiện ở sự thực hiện các công việc mang tính chất thiết kế và phân tích chuyên môn như: thiết kế, ứng dụng sản xuất mới, phân tích, thiết kế các phương án cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức lao động...

- Thứ hai, yếu tố tổ chức - hành chính: thể hiện sự thực hiện các công việc nhằm tổ chức thực hiện các phương án thiết kế, các quyết định như: lập kế hoạch, hướng dẫn công việc, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá công việc.

- Thứ ba, yếu tố sáng tạo: thể hiện ở sự thực hiện những công việc như: suy nghĩ tìm tòi, phát minh ra các kiến thức mới, các quyết định, các phương pháp để hoàn thành công việc.

- Thứ tư, yếu tố thực hành giản đơn: thể hiện ở sự thực hiện các công việc đơn giản phải tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn có sẵn như các công việc có liên quan đến thu thập là xử lý thông tin, truyền tin và các công việc phục vụ.

- Thứ năm, yếu tố hội họp và sự vụ: thể hiện ở việc tham gia các cuộc hội họp về chuyên môn hoặc giải quyết các công việc có tính chất thủ tục (ví dụ: ký duyệt giấy tở...).

Nội dung lao động của các cán bộ, nhân viên quản lý đều chứa đựng 5 yếu tố thành phần này. Sự khác nhau chỉ là ở tỷ trọng thành phần của các yếu tố. Tuy nhiên, hoạt động lao động của tất cả các cán bộ, nhân viên quản lý đều mang những tính chất giống nhau. Những tính chất đó hợp thành những đặc điểm chung của hoạt động lao động quản lý, quy định tính chất đặc thù của các biện pháp tổ chức lao động khoa học được áp dụng.

10.1.3 Những đặc điểm cơ bản của lao động quản lý

Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc và mang nhiều đặc tính sáng tạo. Đặc trưng chung của lao động quản lý là lao động trí óc, đó chính là đặc điểm cơ bản dẫn đến những đặc diểm khác của hoạt động lao động quản lý và những yêu cầu cần được lưu ý trong quá trình tô chức lao động cho lao động quản lý các loại. Lao động trí óc được định nghĩa là: “sự tiêu hao sức lao động dưới tác động chủ yếu về các khá năng trí tuệ và thần kinh tâm lý đối với Con người trong quá trình lao động”. Do đó, khi nói: “Hoạt động lao động quản lý là hoạt động trí óc” có nghĩa là hoạt động lao động chủ yếu về trí óc. Do vậy, hoạt động lao động quản lý mang đặc tính sáng tạo nhiều hơn so với lao động chân tay. Tính sáng tạo của hoạt động lao động quản lý được thể hiện ở hai mức độ: sáng tạo ra các kiến thức, tri thức mới, công nghệ mới, sản phẩm mới; sáng tạo tái tạo trong phạm vi nhiệm vụ đã được quy định để tạo ra cách thực hiện công việc mới có hiệu quả cao. Với bản chất là hoạt động lao động trí óc, hoạt động lao động quản lý đặt ra yêu cầu phải được tập trung tư tưởng, độc

lập làm việc; yêu cầu nghiêm khắc, hợp lý về bố trí, tổ chức nơi làm việc, về điều kiện lao động; yêu cầu chiếu sáng, loại trừ tiếng ồn...

Hoạt động lao động quản lý mang đặc tính tâm lý - xã hội cao. Xuất phát từ lao động trí óc, nên hoạt động lao động quản lý đặt ra yêu cầu cao về yếu tố thần kinh - tâm lý đối với người lao động, tức là đặt ra yêu cầu cao đối với khả năng nhận biết, khả năng thu nhận thông tin và các phẩm chất tâm lý cần thiết khác (như có tưởng tượng, trí nhớ, khả năng tư duy - logic, khả năng khái quát, tổng hợp, phân tích ...). Đồng thởi, trong quá trình giải quyết nhiệm vụ lao động (tức các công việc quản lý) các cán bộ, nhân viên quản lý phải thực hiện nhiều mối quan hệ giao tiếp qua lại với nhau, do đó, yếu tố tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lao động, ảnh hưởng tới nhiệt tình làm việc, chất lượng công việc và tiến độ thực hiện công việc của họ. Mặt khác, đối tượng quản lý ở đây là những người lao động và các tập thể lao động nên đòi hỏi hoạt động lao động quản lý phải mang tính tâm lý - xã hội giữa những người lao động với nhau.

Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, vừa là kết quả lao động, vừa là phương tiện lao động của lao động quản lý. Trong quá trình lao động đối tượng lao động quản lý không phải là các yếu tố vật chất thông thưởng, mà là các thông tin kinh tế. Bằng hoạt động lao động của mình, lao động quản lý thu nhận và biến đổi các thông tin để phục vụ mục đích quản lý ở các cấp quản lý trong xí nghiệp. Những thông tin kinh tế chưa được xử lý là đối tượng lao động của lao động quản lý còn nhưng thông tin đã được xứ lý chính là kết quả của hoạt động lao động của họ. Mặt khác, thông tin kinh tế là phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ của tất cả lao động quản lý các loại.

Hoạt động lao động quản lý có nội dung đa dạng, khó xác định và kết quả lao động không biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp. Đây là một đặc điểm nổi bật của hoạt động lao động quản lý và là một khó khăn cho công tác tổ chức lao động. Do nội dung công việc đa dạng, khó xác định và kết quả lao động không biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp (không tính được bằng các số đo tự nhiên như chiếc, cái...) nên hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động khó theo dõi, khó đánh giá và khó định mức. Đặc điểm này đòi hỏi để tiến hành tổ chức lao động phải có những phương pháp nghiên cứu, các phương án tổ chức phù hợp, các dạng mức lao động phù hợp.

Hoạt động lao động quản lý là các thông tin, các tư liệu phục vụ cho việc hình thành và thực hiện các quyết định quản lý. Do đó một sai sót nhỏ trong hoạt động quản lý có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn trong sản xuất, nên đòi hỏi các cán bộ, nhân viên quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao. Mặt khác, trong một ngày làm việc, lao động quản lý phải giải quyết nhiều công việc khác nhau trong những tình huống và điều kiện cụ thể rất khác nhau nên đòi hỏi các cán bộ, nhân viên quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao, phái có tính năng động, linh hoạt lớn trong quá trình giải quyết nhiệm vụ. Đặc điểm này dẫn tới những yêu cầu đặc biệt khi tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ, những lưu ý khi định mức lao động và yêu cầu xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong phân công lao động.

10.1.4 Những phẩm chất năng lực của nhân cách người cán bộ quản lý NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ

a. Bản chất của nhân cách:

Gần đây thuật ngữ nhân cách được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn và xã hội. Ở mỗi khoa học xét nhân cách theo quan điểm khoa học của mình, ví dụ: nhân cách trong pháp lý được dùng bằng khái niệm “nhân thân” người ta quan tâm đến hành vi của cá nhân trong quá khứ và tại thởi điếm liên quan đến vụ án. Nhân cách một thương gia, điều quan trọng là chữ “tín”, mỗi lĩnh vực hoạt động đòi hỏi Con người theo một chuẩn mực xã hội mà hành động đạt được cái chuẩn mực hành vi xã hội coi là có nhân cách. Nhân cách gắn liền với một Con người, cá nhân cụ thể, sống và hoạt động trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định. Như vậy khi xét bản chất nhân cách không thê tách rởi một Con người, một cá nhân cụ thể. Nghĩa là họ có danh tính, đặc điểm lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, họ sống trong giai đoạn lịch sử phát triển xã hội nhất định, nguồn gốc xã hội ra đởi của Con người đó...

Theo từ Hán Việt, nhân cách là khái niệm ghép hai từ “nhân” và “cách” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây ta dừng lại ở nghĩa “nhân” là người, còn từ “cách” có thể hiểu là tư cách, phong cách... Bản chất “cách” là hành vi ứng xử của Con người trong các quan hệ xã hội. Con người từ lúc sinh ra đến trưởng thành và cho đến lúc chết liên tục biến đổi và phát triển. Để có được quá trình phát triển cá thể này, Con người phải tham gia hoạt động tích cực trong các quan hệ xã hội. Mỗi quan hệ xã hội có những chuẩn mực hành vi ứng xử khác nhau phù hợp với lứa tuổi, giới tính, vị trí, vai trò xã hội mà mỗi người đảm nhận. Từ đó cho thấy nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý và các kiểu hành vi, hoạt động của mỗi người, được hình thành, phát triển và chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội, là chủ thể hoạt động tích cực thúc đẩy xã hội phát triển. Nhân cách là bộ mặt xã hội của tâm lý, là tổng thể các thuộc tính tâm lý cá nhân vừa có ý nghĩa xã hội, vừa đặc trưng cho tính cá nhân. Người có nhân cách được coi là một thành viên của xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội, đồng thởi là chủ thể hoạt động có ý thức của xã hội. Nhân cách có bốn nội dung cơ bản sau đây:

- Xu hướng là những thiên hướng hoạt động của Con người biểu hiện trong thực tế cuộc sống. Những thiên hướng thể hiện ở những nhu cầu, hứng thú, niềm tin và lý tưởng mà Con người vươn lới. Nếu tập hợp lại sẽ xác định được mục đích sống của cá nhân.

- Tính cách là sự kết hợp các thuộc tính cơ bản và bền vững của Con người, phản ảnh lịch sử tác động qua lại giữa cá nhân với điều kiện sống và giáo dục, biểu hiện ở thái độ đặc thù của cá nhân với hiện thực khách quan ở cách cư xử trong các hành vi xã hội của cá nhân đó.

- Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững của con người, là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của họ hàng ngày.

- Năng lực là tổng thể những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với nhu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó.

b. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách

Một là tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là sự thống nhất nhiều đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân biểu hiện trong hành vi, hoạt động của con người, sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đức và tài, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích của cá nhân... Ví dụ một người có lòng nhân hậu, khoan dung dù trong hoàn cảnh nào, quan hệ xã hội nào ta cũng nhận ra được sự thống nhất của nó trong hành vi và hoạt động.


Hai là tính ổn định của nhân cách: Xuất phát từ những đặc trưng của nhân cách, ta nhận thấy tính ổn định của các đặc trưng này rất rõ nét như họ và tên người, giới tính, nghề nghiệp... gắn liền với toàn bộ cuộc đởi hoặc một giai đoạn phát triển của Con người. Các phẩm chất của nhân cách, các kiểu hành vi hành động được hình thành trong một thời gian dài với sự ổn định của các quan hệ xã hội, nếp sống, chế độ sinh hoạt, làm việc ổn định. Có thể trong sinh hoạt thưởng nhật, đôi khi từng nét tính cách "khác, lạ'’ xuất hiện do những thay đổi của đối tượng hoạt động, cuộc sống thay đổi, nhưng nhìn chung, thì chúng vẫn tạo thành một phong cách, tư cách tương đối ổn định của một nhân cách trọn vẹn.

Ba là tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể hoạt động tích cực thúc đẩy xã hội phát triển. Nhân cách được hình thành trong hoạt động tích cực của cá nhân trong các quan hệ xã hội, là sản phẩm của xã hội. Để được thừa nhận là một nhân cách hãy quan sát Con người hành động để nhận thức các chuẩn mực hành vi, hành động theo các chuẩn mực xã hội để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Nhân cách là một giá trị xã hội. được thừa nhận khi Con người phải hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên, xã hội và hoàn thiện bản thân theo yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

Bốn là tính giao lưu của nhân cách: Nhân cách không thể hình thành mà Con người lại không sống chung với mọi người, không giao tiếp, tiếp xúc với mọi người. Giao lưu với mọi người trở thành nhu cầu thiết của mỗi người. Từ hành vi ngôn ngữ, nhiều hành vi xã hội, kiểu hành động tiếp cận với đối tượng, mỗi người học được và biết cách hành động từ những người xung quanh. Từ quá trình hoạt động liên nhân cách, L.X.Vugotxki nhà Tâm lý học lỗi lạc người Nga cho rằng “Nhân cách là cái tôi có trong ta và cái ta có trong người khác đồng thởi là cái người khác có trong ta”. Chỉ trong giao lưu với mọi người, Con người mới có nhân cách, theo quan điểm này chúng ta nhận thấy phương pháp giáo dục bằng tập thể, thông qua

tập thể, trong hoạt động cùng nhau mỗi người nhận ra mình, tự hoàn thiện mình theo đòi hỏi của xã hội.

c. Cấu trúc của nhân cách

Từ lâu các nhà nghiên cứu tâm lý, giáo dục... đã đi tìm cấu trúc nhân cách gồm những thành phần nào, để hướng các mục tiêu giáo dục, xây dựng nhân cách cho Con người có ích cho xã hội ở các vị trí, quan hệ xã hội khác nhau.

Các nhà Tâm lý học Xô Viết đã có các quan điểm về cấu trúc tâm lý nhân cách như sau: A.G.Côvaliov cho rằng trong nhân cách bao gồm các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân (xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực). X.L. Rubinstein coi cấu trúc nhân cách bao gồm: Nhận thức (tri thức và năng lực trí tuệ), tình cảm, ý chí (hành động ý chí...). K.K. Platonov xác định cấu trúc nhân cách bao gồm 4 nhóm: Nhóm 1: (tiểu cấu trúc) những phẩm chất tâm lý có nguồn gốc sinh học (khí chất, giới tính, lứa tuổi...). Nhóm 2: Các đặc điểm của quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy). Nhóm 3: Vốn sống kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực. Nhóm 4: Xu hướng của nhân cách như: Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, thế giới quan.

Theo truyền thống văn hoá Việt Nam, nhân cách được xem như gồm hai thành phần cơ bản là Đức và Tài. Đức hay còn gọi là phẩm chất đạo đức bao gồm: Các phẩm chất xã hội như: thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin, lý tưởng, thái độ chính trị xã hội, thái độ lao động, thái độ đối với Con người... và những biểu hiện của chúng qua hành vi, hoạt động. Phẩm chất cá nhân: tư cách đạo đức, các nét tính cách, các thói quen, nếp sống... trong quan hệ với mọi người. Phẩm chất ý chí: tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính kiên định... Tài - Tài năng (năng lực) gồm: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực hành động, năng lực giao tiếp.

Theo quan điểm giáo dục xây dựng nhân cách cho học sinh, nhà trưởng các cấp hiện nay đang hướng vào các nội dung giáo dục sau: đức dục (giáo dục đạo đức,); trí dục (giáo dục trí tuệ); mỹ dục (giáo dục thẳm mỹ); thể dục (giáo dục thể lực); lao động kỹ thuật tổng hợp (xây dựng những thói quen, kỹ năng, kỹ xảo lao động cần thiết).

Do nhu cầu phát triển của xã hội ở đất nước ta hiện nay các nhà hoạt động thực tiễn cho rằng nhân cách của Con người cần có các nhóm phẩm chất và năng lực sau: phẩm chất tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức; phẩm chất trí tuệ; các năng lực chuyên môn.

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÂN CÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ

Nhân cách người cán bộ quản lý, luôn luôn được Đảng, nhà nước ta quan tâm và có các trưởng lớp đào tạo, bồi dưỡng các loại cán bộ quản lý các cấp như: học viện cao cáp Nguyễn Ái Quốc, các hệ thống trưởng cán bộ quản lý (Học viện Hành chính Quốc gia và các phân viện ở miền Trung, Nam, Bắc; trưởng cán bộ Quản lý Giáo dục...). Sinh thởi, chủ tịch

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí