Hồ Chí Minh thưởng xuyên quan tâm đến cán bộ quản lý trong sửa đổi lối làm việc, về tư cách và đạo đức cách mạng, Người viết “... Nghĩa, Trí, Dũng. Liêm”, Bác quan tâm đến công tác huấn luyện cán bộ “Những cán bộ cao cấp và trung cấp mà có sức nghiên cứu lý luận (trình độ văn hoá khá, ham nghiên cứu) thì ngoài việc học tập chính trị và nghề nghiệp đều cần học thêm lý luận”. Người cán bộ quản lý cũng là một người như mọi người, vì vậy có thể có đặc điểm tâm sinh lý nào đó không bằng nhân viên dưới quyền, ví dụ: về sức khoè, về tính nhanh nhạy, hoạt bát, hăng hái..., nhưng Con người quản lý khác hẳn với những người khác ở khả năng hợp tác với nhiều người. Từ xa xưa Tuân Tứ (nhà triết học cổ Trung Hoa) đã nói “sức người không bằng trâu, chạy không bằng ngựa, mà dùng được trâu, ngựa là vì sao? Là vi người có thể hợp quần, các loài kia không thể hợp quan. Hợp nhất thì có nhiều sức, sức nhiều thì mạnh, mạnh thì thắng vật". Khả năng đoàn kết mọi người, kích thích tiềm năng lao động sáng tạo ở mọi người... không thế thiếu được ở người cán bộ quản lý. Vì vậy khi nói đến người cán bộ quản lý và nhân cách của họ cũng cần xem xét các quan điểm quản lý khác nhau.
a. Các quan điểm về cán bộ quản lý:
Thứ nhất, quản lý là gì? Nói đến quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy, nhưng cũng có quan điểm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị phục tùng bị trị. Các quan điểm này giải thích có thể khác nhau nhưng về bản chất, nội dung đều là tổ chức điều khiển hoạt động một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những mục đích, nhiệm vụ hoạt động chung. Như vậy. xét về đối tượng quản lý các quan điểm đều thống nhất ở các yếu tố cơ bản trong quản lý sau: người chỉ huy, điều khiển; người hoặc đồ vật... bị chỉ huy, bị điều khiển; phải có mục đích nhiệm vụ hoạt động chung. Từ 3 yếu tố trên, ta nhận thấy yếu tố quan trọng xuất phát điểm của quản lý là do Con người điều khiển, điều hành, tiếp theo là đối tượng quản lý.
Chúng ta chỉ xem xét quản lý trong xã hội, mà nguồn gổc loại quản lý này bắt nguồn từ sự phân công lao động và quá trình xã hội hoá các cá nhân. c. Mác đã từng nói “Một nghệ sĩ chơi đàn thì phải điều khiển chính mình, nhưng một dàn nhạc thì cần một nhạc trưởng". Từ đó ta có thể hiểu quản lý lá điều khiển, chỉ huy, tổ chức, hướng dẫn quá trình lao động của Con người trong các nhóm xã hội khác nhau nhằm thực hiện các mục đích, nhiệm vụ khác nhau trong các giới hạn thời gian khác nhau.
Hoạt động quản lý lãnh đạo xã hội thực sự đã trở thành một khoa học. Có đối tượng là Con người trong các nhóm xã hội, có các phương pháp, có nghiên cứu, tác động đặc thù theo các quy luật của tâm lý xã hội học. Các nhóm xã hội rất đa dạng và quy mô, hình thức, phức tạp về lứa tuổi, giới tính... và các nhóm xã hội này thực hiện những mục đích và nhiệm vụ khác nhau, nhưng bất kể thực hiện mục đích gì thì cũng cần đến hai nhiệm vụ chung nhất: một là xã hội hoá cá nhân trở thành nhân cách phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội; hai là thực hiện các nhiệm vụ lao động (chuyên môn hoá) nghề nghiệp đảm bảo sự phân công lao
động xã hội nhàm thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thởi kỳ đồi mới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Thứ hai, quan điểm cán bộ quản lý của Đảng: Ngày 3 tháng 3 năm 1955, nói về người cán bộ cách mạng, Chù Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... Phải hiểu rằng bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đởi hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Đó cũng là quan điểm quản lý của Đảng ta, nhà nước ta đối với cán bộ lãnh đạo các cấp. Đó cũng là sự hội tụ nhưng di sản quý báu nền văn hoá phương Đông và văn hoá Việt Nam về đưởng lối cán bộ của Đảng. Người cán bộ Đảng viên phải thể hiện đầy đủ các phẩm chất sau:
Một là “Người cán bộ cách mạng phải mạnh dạn, phải có quyết tâm, phải có chí khí tiến lên mãi, tiến lên không ngừng”. Lởi dạy của Bác Hồ kính yêu thể hiện ý chí của người cán bộ lãnh đạo, không mạnh dạn và quvết tâm cao thì gặp khó khăn trở ngại thậm chí phải hy sinh cả quyền lợi và cả đến tính mạng của mình (trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ) thì không thề hoàn thành được nhiệm vụ.
Hai là người cán bộ quản lý phải có lập trưởng tư tưởng vững vàng. Lập trưởng tư tướng theo chú tịch Hồ Chi Minh là “Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trưởng tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Như vậy, lập trưởng tư tưởng được Bác cụ thể hoá là tận trung với nước, tận hiếu với dân, đặt lợi ích của chung lên trên lợi ích của cá nhân.
Ba là người cán bộ phái không ngừng học tập “Mỗi cán bộ Đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông...”. Học tập lý luận là yêu cầu đối với người cán bộ quản lý lãnh đạo, bao gồm cả lý luận chính trị, tri thức khoa học kỹ thuật chuyên môn của lĩnh vực mình hoạt động. Không có chuyên môn giỏi thì không thể điều hành, sắp xếp lao động hợp lý, không thể thực hiện được các nhiệm vụ thanh tra, giám sát, kiểm tra cấp dưới và do vậy không thể đánh giá đúng, sai. Từ đó dẫn đến việc khen thưởng, kỷ luật không đúng, dẫn đến những sai lầm trong quản lý và điều hành.
Có thể bạn quan tâm!
- Kích Thích Tâm Lý Người Lao Động
- Nguyên Tắc Kích Thích Tâm Lý Tiền Thưởng Và Phúc Lợi Xã Hội
- Lao Động Quản Lý Và Phân Loại Lao Động Quản Lý
- Các Liên Minh Giữa Những Con Người Các Mạng Lưới Và Kiểm Soát Tổ Chức Không Chính Thức
- Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 31
- Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 32
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Bốn là người cán bộ lãnh đạo cũng như mọi người bình thưởng vì họ là Con người có gia đình, phải ăn mặc... do vậy có cả những ưu điểm và thiếu sót, khuyết điểm; càng hoạt động tích cực trên cương vị quản lý của mình càng dễ mắc khuyết điểm.
Có cách nào để sữa chữa thiếu sót của mình, Bác Hồ đã dạỵ “... Cách sửa chữa tốt nhất và duy nhất là thật thà tự phê bình và phê bình".
Tóm lại, quan điểm quản lý của Đảng, Nhà nước ta dựa trên cơ sở triết học Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa tinh hoa văn hoá của nhân loại, đặc biệt là phương Đông và Việt Nam. Người cán bộ quản lý luôn luôn vì Đảng, vì nhân dân mà phục vụ, đặt lợi ích chung (của nhân dân) lên trên lợi ích cá nhân, luôn luôn thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý chí quyết tâm mạnh dạn tiến công vào đổi mới, không ngừng nâng cao
trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ; thưởng xuyên tự phê bình và phê bình phấn đấu vươn lên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
b. Những phẩm chất cần thiết của cán bộ quản lý
Người cán bộ quản lý trước hết phải nắm vững quan điểm quản lý của Đảng, nhà nước ta, không ngừng nâng cao lập trưởng tư tưởng tự rèn luyện mình suốt đởi phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây cũng là phẩm chất chính trị tư tưởng của người cán bộ quản lý. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa đủ để phục vụ nhân dân, điều hành các quan hệ xã hội nhân cách người cán bộ còn cần có các phẩm chất sau:
Thứ nhất, phẩm chất đạo đức: Từ xa xưa các nhà triết học của phương Đông đà dùng khái niệm đạo đức coi đó là cái gốc của Con người, về căn nguyên, đạo đức là gì? “Tuân Tử chủ trưởng rằng, Con người không thể sống không có tổ chức xã hội. Lý do là vì để có đời sống ấm no, người ta phải cần sự cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau”. Như vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi người phải biêt cộng tác. giúp đỡ mọi người. Sự hợp tác với mọi người không thể không có chuẩn mực xã hội. Ở mỗi thởi kỳ lịch sử phát triển xã hội, nội dung hình thức hoà nhập, hợp tác... giữa các cá nhân có thể khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi vị trí, vai trò xã hội mà Con người đảm nhận cũng lại có những chuẩn mực hành vi hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau riêng phù hợp với các vị trí xã hội. Kế thừa tinh hoa văn hoá của phương Đông và văn hoá Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Mình đã chỉ rõ bản chất đạo đức của người cán bộ quản lý, qua năm nội dung sau:
- Một, nhân là thật thà thưomg yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chi, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không sợ cực khô, không sợ oai quyền. Những người đã không ham, không e, không sợ gì, thì việc gì phải họ đều làm được.
- Hai, nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đàng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng để lo toan. Lúc Đảng giao cho việc gì, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
- Ba, trí là không có việc tư túi, riêng tư, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt, để hiểu lý luận, để tìm phưomg hướng, biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.
- Bốn, dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải có gan chịu đựng, có gan chống lại những sự
vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giở rụt rè, nhút nhát.
- Năm, liêm là không tham địa vị. không tham tiền tài không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chinh đại, không bao giở hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Đó là đạo đức cách mạng.
Năm nội dung đạo dức trên được Bác Hồ kính yêu viết bằng lởi văn giản dị, trong sáng dễ hiểu đối với người cán bộ quản lý. Người cán bộ quản lý điều hành các quan hệ xã hội, đòi hỏi phải thiện tâm, nhân hậu, khoan dung, biết đoàn kết, tập hợp mọi người xung quanh mình... để hướng hoạt động của mọi người vì mục tiêu hoạt động, vì sự tiến bộ xã hội, luôn luôn biết cách điều hoà các lợi ích xã hội và cá nhân. Ngoài phân tích trên, người cán bộ quản lý còn thực hiện chức năng giáo dục, rèn luyện, xây dựng nhân cách cho cấp dưới (đó là chức năng xã hội hoá cá nhân). Do vậy, bản thân phải gương mẫu trong sinh hoạt gia đình, cơ quan, nơi trưởng học; tạo mọi điều kiện cho nhân viên bộc lộ những tài năng, sức lực của mình để phấn đấu vươn lên. Để đạt được những yêu cầu, nội dung đạo đức người cán bộ quản lý không ngừng khiêm tốn học hỏi mọi người, học trong trưởng lớp, sách vở, học mọi người tự phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của cơ quan, nhà trưởng, xí nghiệp, công ty...
Thứ hai, phẩm chất trí tuệ: phẩm chất trí tuệ là một cấu trúc tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi hoạt động của Con người trong những điều kiện, đối tượng, hoàn cảnh mới lạ mà hành vi hoạt động nhanh, đúng, chính xác, hợp quy luật mang lại hiệu quá cao. Toàn bộ hoạt động quản lý điều hành tập thể, nhóm xã hội đòi hỏi phải có những quyết định chính xác, kịp thởi. Muốn vậy người cán bộ phải biết thu thập thông tin, sự kiện, số liệu một cách đầy đủ. Từ đó phải biết phân tích, tổng hợp, xử lý. chế biến những thông tin một cách khoa học. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, người cán bộ quản lý phải có khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén có khả năng tư duy, sáng tạo. Để có được khả năng này người cán bộ quản lý phải có những tri thức khoa học: tri thức khoa học về quản lý; tri thức khoa học chuyên môn lĩnh vực mà mình được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ thực hiện của nhóm xã hội. Những đặc trưng trí tuệ của nhà quản lý bao gồm:
- Một, năng lực quan sát (trực giác) tinh, nhạy, thông qua nghe, nhìn, quan sát sản phẩm, mối quan hệ giữa các cá nhân để thấy được những nguyên nhân, hậu quả sẽ xảy ra một cách chính xác.
- Hai, khả năng chú ý bao gồm nhiều phẩm chất như: có khả năng tập trung sức chú ý cao, cưởng độ chú ý mạnh vào một đối tượng công việc nào đó... để có những nhận xét, kết luận khoa học. Sự di chuyển, phân phối chú ý đòi hỏi phải linh hoạt mềm dẻo vì cùng một thời gian người quản lý phải giải quyết nhiều công việc, quyết định nhiều vấn đề.
- Ba, khả năng thiết lập các quan hệ trong trí óc các biểu tượng các đối tượng hoạt động đã trải qua với các chi tiết, thành phần, bộ phận cùng dạng, cùng loại hoặc khác loại, khác dạng nhằm giải quyết nhanh và có hiệu quả nhiệm vụ hoạt động.
- Bốn, nhớ nhanh, chính xác những dấu hiệu, đặc điểm của đối tượng hoạt động đã có trong trí nhớ có liên quan đến đối tượng đang và sẽ hoạt động.
- Năm, có các thao tác nhớ, tư duy, hành động mau lẹ, kịp thởi, đúng, nhanh và chính xác.
- Sáu, có năng lực phán đoán, dự báo các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ hoạt động.
Ngoài ra, người cán bộ quản lý cần tự rèn luyện để cho phẩm chất trí tuệ đạt được các mức độ phát triển như: chiều sâu, bề rộng, tính năng động, khả năng tập hợp trí tuệ của tập thể...Tính năng động của phẩm chất của trí tuệ bao gồm tốc độ suy nghĩ, sự linh hoạt, uyển chuyển đối với những quyết định diễn ra hàng ngày khi tiếp xúc với nhân viên, với công việc, sự nhạy cảm đối với cái mới, tốc độ tiếp nhận những thông tin mới. Đứng trước nhiều phương án giải quyết, người quản lý lãnh đạo phải quyết định nhanh, kịp thởi và hợp lý. Do vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý không ngừng phải nâng cao trí thức, vốn sống, kinh nghiệm xã hội, biết huy động sức mạnh của cán bộ công nhân viên, giáo viên dưới quyền, có óc phê phán, hoài nghi khoa học, biết cải tạo cái cũ, tiếp nhận cái mới một cách có lựa chọn phù hợp với những điều kiện cho phép, bình tĩnh, sáng suốt, lởi nói đi đôi với việc làm. Sự phát triển trí tuệ còn biểu hiện ở bề rộng của trí tuệ, hiểu biết nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý. Bề rộng của trí tuệ còn thể hiện sự am hiểu một phạm vi rộng các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của cơ quan, xí nghiệp, công ty, nhà trưởng; mỗi quyết định đều liên quan đến nhiều sự vật và hiện tượng, pháp luật, phong tục, tập quán, dư luận xã hội... nên sự cân nhắc, tính toán xem xét chu đáo, thận trọng để quyết định có hiệu quả là nhở có bề rộng của trí tuệ. Độ sâu của trí tuệ rất cần cho công tác quản lý, giúp người cán bộ quản lý phát hiện được bản chất của các vấn đề khó khăn hoặc gay cấn trong nhóm xã hội. Độ sâu trí tuệ giúp cho người cán bộ quản lý dự báo chính xác các hướng phát triển đi lên của công ty, xí nghiệp, nhà trưởng trước những biến động, đổi thay của hệ thống luật pháp, các quan hệ xã hội. Chiều rộng và độ sâu của trí tuệ thưởng được phản ánh qua các kế hoạch hàng năm, 5 năm hoặc 10 năm. Các kế hoạch, luận chứng kinh tế, kỹ thuật thể hiện các hình thức ngắn hạn, trung hạn, dài hạn khác nhau; sản phẩm của các kế hoạch này là biểu hiện sinh động các phẩm chất trí tuệ của người quản lý.
Trí tuệ này sinh, hình thành phát triển trong hoạt động tích cực say mê với công tác quản lý và trong hợp tác lao động cùng nhau với mọi người. Đảm bảo nguyên tắc quản lý “tập trung dân chủ” một cách khoa học chính là sự tập hợp sức mạnh trí tuệ của nhiều người. Sinh thời Bác Hồ thưởng nhắc nhở cán bộ lãnh đạo “việc dễ trăm lần không dân cùng chịu, việc khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Không thể có sự phát triển trí tuệ nằm ngoài hoạt động,
trí tuệ quản lý hình thành trong hoạt động quản lý, chỉ có nhiệt tình, hăng say trong công tác quản lý trí tuệ mới được phát triển. Nó đảm bảo cho sự thành công trong quản lý lãnh đạo.
NHỮNG NĂNG LỰC CỦA NHÂN CÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ
a. Nhu cầu làm công tác quản lý
Nền tảng của những năng lực quản lý được hình thành chính trong hoạt động quản lý. Để có được hoạt động quản lý đích thực phát triển, Con người phải có nhu cầu làm công tác quản lý. Nhu cầu quản lý là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động quản lý. Trong thực tiễn cuộc sống và nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ rằng chỉ có sự say mê, nhiệt tình tâm huyết với “nghề” quản lý, thì cá nhân đó mới sáng tạo trong các công việc điều hành, tổ chức hợp lý các hoạt động trong các cơ quan, xí nghiệp, nhà trưởng. Trong công tác cán bộ mỗi khi đề bạt, cất nhắc, bổ nhiệm hoặc bầu... người ta yêu cầu cá nhân đó trình bày những kế hoạch, mục tiêu phát triển của trưởng, ngành, nhà máy, xí nghiệp... Qua cách trình bày của “đương sự' mà người cán bộ tổ chức nhận biết được cá nhân đó có nhu cầu làm quản lý hay không? Đã một thời gian người ta "áp đặt” người vào một số cấp quản lý, với lập luận rằng “nhiệt tình tạo ra khả năng”, “cở đến tay ai người ấy phất". Nay khoa học quản lý đã chứng minh rằng, người quản lý giỏi phải là người có nhu cầu được làm công tác quản lý. Hiện nay nhiều nước trên thế giới khi bầu tổng thống, thủ tướng... người ta có cơ chế tranh cử, mỗi ứng cử viên đưa ra các kế hoạch dự án, đưởng lối,., trình bày trước cử tri, để dư luận xã hội đánh giá tài năng và những hiểu biết của cá nhân về vị trí xã hội mà mình đảm nhận. Như vậy, nhu cầu quản lý là yếu tố đầu tiên, nền tảng để tạo ra tính tích cực, là tiềm năng quan trọng tạo ra sự tự giác, say mê, hăng hái, nhiệt tình đối với công việc tổ chức điều hành các quan hệ xã hội.
b. Năng lực tổ chức
Năng lực là một tổ hợp các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của một dạng hoạt động (một lĩnh vực hoạt động) nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Trong một cuộc điều tra 100 cán bộ cấp phòng trở lên, nhóm các nhà nghiên cứu ở Học viện Hành chính Quốc gia (theo thạc sĩ Vũ Duy Yên) thì các cán bộ được điều tra đánh giá năng lực tổ chức là quan trọng nhất trong số các năng lực cần có của người cán bộ quản lý. Năng lực tổ chức là sự sắp xếp một cách khoa học, tối ưu các hiện tượng, sự kiện, Con người, các bộ phận... trong các quan hệ nhất định sao cho kích thích được tối đa sự vận động của chúng hướng theo các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động chung. Năng lực tổ chức được biểu hiện qua các hoạt động sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch toàn diện của cơ quan, doanh nghiệp...bao gồm: nhân sự, chuyên môn, cơ sở vật chất, phân công lao động, xác định các điều kiện thực hiện, thiết lập các quan hệ trong và ngoài, trên và dưới nhằm tranh thủ tối đa sự hợp tác của các đơn vị, nhóm xã hội, tập thể có liên quan đến sự phát triển của đơn vị. Từng bước có kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết theo định kỳ tháng, quý hoặc năm.
Thứ hai, thực hiện kế hoạch: Từ kế hoạch đến thực hiện là một quá trình thưởng xuyên có nhiều biến đổi do những điều kiện khách quan, chủ quan chi phối. Do đó cán bộ quản lý phải biết điều chỉnh thật hợp lý, theo nhiệm vụ, mục tiêu chung đã định. Trong thực hiện kế hoạch cán bộ quản lý cần lưu ý: luôn luôn bám sát vào nhiệm vụ và mục liêu hoạt động chung mà điều chỉnh; khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các thành viên trong cơ quan, đơn vị bằng nhiều hình thức như thi đua, xây dựng điển hình, khen thưởng, trách phạt...; tạo mọi điều kiện thuận lợi với mức cố gắng ở người quản lý, để mọi người cảm nhận được lãnh đạo quan tâm đến công việc và biết đánh giá đúng họ khi cần thiết; biết sử dụng những thành tựu khoa học trong công tác tổ chức, như mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm...; thưởng xuyên quan tâm đến các đầu mối công việc, đảm bảo các bộ phận, tổ chuyên môn, phòng ban hoạt động nhịp nhàng đúng tiến độ.
Thứ ba, kiểm tra đánh giá: các hoạt động bao gồm: Một là, kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức sắp xếp trình tự công việc, thời gian tiến hành, phân công công việc có theo đúng người, đúng việc, đúng năng lực chuyên môn sở trưởng của mỗi người hay không; kiểm tra đánh giá việc tạo điều kiện để người lao động phát huy tài năng, hứng thú một cách tự giác, đồng thởi có ý thức gắn bó với đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp hay không. Do vậy, cán bộ quản lý phải kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, công bằng, chính xác và kịp thởi. Người quản lý không nhất thiết phải đến từng nơi, xem tùng việc, mà cần xây dựng một cơ chế kiểm tra đánh giá lẫn nhau giữa các nhân viên, đồng thởi mỗi người cần biết tự đánh giá công việc của minh. Không kiểm tra, đánh giá sẽ không động viên mọi người đem hết tài năng trí tuệ của mình phục vụ nhiệm vụ chung, mục tiêu chung.
Thứ tư, tổng kết, sơ kết: Tổ chức các hoạt động tổng kết, sơ kết cho các đợt thi đua tháng quý, năm là rất cần thiết để người quản lý và mọi người nhận thức đúng sản phẩm lao động của mình, đồng thởi nhận ra được vị trí xứng đáng của mình trong đơn vị. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc thực hiện công việc tiếp theo.
c. Năng lực chuyên môn
Xu hướng phát triển chung của xã hội là chuyên môn hoá các loại hoạt động từ đào tạo đến bồi dưỡng nâng cao trình độ theo hướng chuyên sâu của ngành nghề hẹp. Hiện tại nhà nước ta chưa xác định rõ nghề quản lý, song trong thực tế đã xuất hiện các trưởng, khoa đào tạo nghề quản lý như: Học viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Học viện Hành chính Quốc Gia, các trưởng đại học, các trung tầm bồi dưỡng cán bộ quản lý ...Năng lực chuyên môn hiện nay được hiểu theo hai nghĩa: Một là nhà quản lý có một nghề chuyên sâu, ví dụ người hiệu trưởng phải là một giáo viên toán, văn, sử... giỏi, hoặc ông giám đốc có một nghề kỹ sư điện hoặc kỹ sư xây dựng...Hai là được đào tạo hoặc bồi dưỡng ở một lớp cán bộ quản lý chính trị, hành chính, hoặc giáo dục ...
Như vậy. năng lực chuyên môn của người quản lý được thể hiện cả hai nghĩa trên, vừa sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình, vừa chuyên sâu trong công tác quản lý. Năng lực
chuyên môn, một mặt thểhiện ở sự nắm vững tri thức khoa học trong chuyên môn hẹp mà mình được đào tạo; mặt khác cũng phải có tri thức khoa học trong công tác quản lý, đồng thởi với kinh nghiệm quản lý trong nhiều năm tích luỹ được, đảm bảo cho việc xử lý các tình huống trong điều hành vừa nhanh, kịp thởi, chính xác và không được phép sai. Năng lực chuyên môn quản lý thưởng bộc lộ qua các biểu hiện sau:
Một là có năng lực quan sát, độ nhạy cảm cao trong các công việc quản lý điều hành như: biết xét đoán người, công việc (năng lực này thưởng gọi là “linh cảm, trực giác”); phản ứng nhanh khi “thấy’'’ các dấu hiệu không bình thưởng về hành vi của nhân viên, hoặc nhìn vào sản phẩm lao động biết được sự sai sót trong quy trình thực hiện.
Hai là quản lý có quy trình quy phạm, biết việc phải làm gấp, việc có thể làm sau, hiểu được trật tự các công việc, trật tự thời gian, trật tự các bước tiến hành một nhiệm vụ... Công nghệ quản lý thực chất là các bước thực hiện một công việc nhằm đảm bảo công việc hoàn thành trong thời gian ngắn, đỡ tốn kém về kinh tế, không lãng phí sức người, sức của, tạo được không khí tâm lý thuận hoà trong đơn vị với hiệu quá cao nhất.
Ba là năng lực chuyên môn còn thể hiện ở khả năng tìm tòi, phát hiện những cái mới trong quản lý. Do đó cán bộ quản lý cần phải chịu khó đọc sách, học tập để có những thông tin khóa học mới liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong điều hành và áp dụng vào thực tiễn tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần mới cho đơn vị, đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, vì lợi ích của người lao động.
d. Năng lực hợp tác với mọi người
Sức mạnh của xã hội, nhóm xã hội, đơn vị, nhà trưởng là do sự đóng góp của các thành viên, các cá nhân. Người quản lý biết khơi dạy lòng nhân ái, sự khoan dung ở cấp dưới, biết tạo ra các tình huống công việc để mọi người liên kết cùng nhau lao động vì nhiệm vụ hoạt động chung. Năng lực hợp tác với mọi người vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật cao. Để có được năng lực này người quản lý cần chú ý đến việc rèn luyện các nội dung sau:
Một là phải thực sự yêu thương Con người, “tâm” có thành thực mới có cách ứng xử giao tiếp vì mọi người, đem lại niềm vui, lợi ích cho người cấp dưới, nhân viên.
Hai là suy nghĩ và hành động luôn hướng vào “điều thiện”. Tính thiện đã cảm hoá được mọi người, đoàn kết được mọi người, ngay cả những lúc "gay cấn” nhân viên cũng dám hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự tồn tại và phát triển của tập thể, cơ quan, nhà trưởng, xí nghiệp.
Ba là tôn trọng mọi người, không bao giở xúc phạm đến nhân viên dưới quyền, ngay cả những lúc nóng giận, ứng xử, giao tiếp, hợp tác với mọi người theo “luật cảm ứng’" lẫn