Kích Thích Tâm Lý Người Lao Động

TÓM TẮT CHƯƠNG 8

- Nhóm và đặc tính tâm lý nhóm;

- Liên nhân cách nhóm;

- Vị trí của con người trong nhóm;

- Yếu tố thành công và khuyến khích động lực nhóm;

- Tổ chức hoạt động nhóm.

CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 8 Câu 1: Yếu tố nào sau đây thuộc đặc tính tâm lý nhóm?

A. Lợi ích và sự đồng nhất, bất hoà lợi ích

B. Tính bản vị nhóm

C. Sự truyền bá tâm lý nhóm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

D. Xung đột tâm lý nhóm

E. Bầu không khí tâm lý nhóm F.Sự suy tôn thủ lĩnh nhóm

G. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Con người trong nhóm có mấy vị trí?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 3: Bài tập tình huống: tổ chức hoạt động nhóm để giải quyết một vấn đề giả định.

CHƯƠNG 9: KÍCH THÍCH TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Giới thiệu chương 9

Chương này giúp người học có cách thức để xác định năng lực sở trường của một người và từ đó có những phương pháp để kích thích lợi ích lao động phù hợp.

Mục tiêu

Trình bày được năng lực sở trường người lao động.

Trình bày được những kích thích tâm lý lợi ích.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 9

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 9 (cá nhân hoặc nhóm).

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 9 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 9

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

- Các điều kiện khác: Không có

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 9

- Nội dung:

Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp


+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG CHƯƠNG 9

KHAI THÁC NĂNG LỰC SỞ TRƯỜNG NGƯỜI LAO ĐỘNG.

9.1.1 Năng lực và những biểu hiện của năng lực

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả cao. Năng lực nghề nghiệp là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và đặc tính tâm lý của một cá nhân phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao. Các nhà tâm lý đã chỉ ra 3 mức độ khác nhau của năng lực sau đây:

- Thứ nhất, năng lực là một mức độ nhất định của khả năng Con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một loại hoạt động nào đó.

- Thứ hai, tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu hiện sự hoàn thành sáng tạo một hoạt động nào đó có kết quả cao.

- Thứ ba, thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực biểu thị ở mức độ kiệt xuất, sáng tạo ra cái mới, cái độc đáo, cái tinh tú nhất trong một hay một số lĩnh vực hoạt động nào đó. Thiên tài là cái mà người ta sáng tạo ra độc đáo chưa có bao giở.

- Trong thực tế lao động, năng lực còn được phân chia ra thành bốn loại sau:

- Một là năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, được biểu hiện là khả năng chung về thể lực, quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ để tạo ra điều kiện cần thiết giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.

- Hai là năng lực đặc thù (năng lực riêng biệt) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Ví dụ như: năng lực toán học, nàng lực thơ, văn, năng lực hội hoạ, năng lực âm nhạc, năng lực thể dục, thể thao...

- Ba là năng lực tái tạo là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó có kết quả cao theo khuôn mẫu đã có từ trước.

- Bốn là năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó có kết quả cao bàng cách cải tiến cách thức hoạt động hoặc tạo ra cái mới, cái độc đáo chưa có bao giở hoặc là cải tiến cái cũ tối ưu hơn.

Trong phạm vi nghề nghiệp, năng lực thưởng dược đánh giá ở mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thực hiện được các yều tố sau đâỵ:

- Mức độ bô trí sắp xếp các hoạt động chuyên môn cỏ khoa học (biêt tổ chức sắp xếp các hoạt động theo trình tự, trật tự lôgíc nhất định).

- Mức độ hoàn thành công việc ở chất lượng và số lượng hoạt động.

- Mức độ thành thạo trong việc xừ lý nhanh, kịp thởi, chính xác các tình huống trong thực tế đặt ra.

- Mức độ sáng tạo trong lao động thể hiện ở cải tiến công việc, tạo ra cái mới, cái hoàn thiện, độc đáo, sáng tạo.

Trong thực tế quản lý, các nhà quản trị nhân lực luôn phải đo lưởng mức độ cao thấp của năng lực đề phục vụ cho công tác thăng chức, thăng cấp và tạo nguồn cán bộ. Chúng ta thưởng sử dụng phương pháp cho điểm để đánh giá mức độ của năng lực theo các chỉ tiêu trên.

9.1.2 Sở trường và các biểu hiện của sở trường

Sở trường là năng lực của một cá nhân có khuynh hướng thiên về một hoạt động nào đó đảm bảo thực hiện có kết quả cao hoạt động đó và tạo ra hứng thú cao cho người lao động. Trong thực tế của năng lực chuyên môn, người lao động có thiên hướng hẹp vào một số công việc đã tạo ra hứng thú cao cho họ, do vậy đã tạo ra sự hăng say, tinh thần trách nhiệm cao và sáng tạo lớn. Để đánh giá được sở trường lao động của họ, chúng ta cần đánh giá ở các yếu tố sau đây:

- Kết quả cao trong lao động biểu hiện cả về số và chất lượng lao động.

- Có lòng hăng say miệt mài làm việc có thể quên cả thời gian.

- Có cảm giác cảm khoái trong lao động thể hiện ở mức độ thỏa mãn cao với công việc.

- Có tinh thần hăng say, tìm tòi, sáng tạo ra các hoạt động mới, sản phẩm mới.

Trong thực tế, việc đánh giá sở trường của người lao động là rất khó khăn, đòi hỏi một thời gian theo dõi dài và liên tục. Giúp cho đánh giá nhanh chóng sở trường của người lao động, người ta đánh giá dựa vào các yếu tố trên kết hợp với các trắc nghiệm tâm

lý chuyên sâu để phát hiện ra thiên hướng nghề nghiệp thực sự.

9.1.3 Nguyên tắc sử dụng năng lực và sở trường

Người có năng lực, sở trường được sử dụng một cách đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cao và hứng thú nghề nghiệp cho họ. Song trong thực tế, năng lực, sở trường bao giở cũng gắn với một nghề và công việc theo nghề nào đó. Do vậy, để sử dụng đúng đắn năng lực, sở trường chúng ta cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:

Một là sử dụng đúng ngành, nghề, chuyên môn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Đây là nguyên tắc hàng đầu, nguyên tắc tối cao. Trong thực tế, hầu như không có người làm một nghề lại có sở trường ở nghề khác.

Hai là phát hiện, sử dụng và nuôi dưỡng năng lực sở trường của người lao động. Việc phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động là một việc hết sức khó khăn. Một mặt dựa vào các tiêu thức đánh giá trong quá trình sử dụng họ, mặt khác phải sử dụng hàng loạt các trẩc nghiệm tâm lý chuyên sâu để thẩm định lại. Trong quá trình phát hiện nếu thấy rằng năng lực sở trường với nghề nghiệp không có mà lại có xu hướng bộc lộ năng lực, sở trường ở nghề khác thì có thể tạo điều kiện cho họ chuyển nghề để xây dựng năng lực sở trường ở nghề mới. Có thể có một số người sau khi nghiên cứu lại không phát hiện ra họ có năng lực sở trường gì, thì cần xem lại nghề của họ và quá trình sử dụng nghề của họ như thế nào. Sau khi phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động, tất yếu chúng ta phải giao những công việc theo đúng năng lực sở trường của họ để họ phát huy khả năng của mình. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả thì chúng ta phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản sau đây:

- Đảm bảo tính độc lập tương đối của công việc để họ có thể tự mình làm việc theo cách suy nghĩ của họ.

- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết cho thực hiện công việc. Đặc biệt là các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu mà họ yêu cầu bổ sung để có cách làm tốt hơn.

- Phải đảm bảo cho các hoạt động đó có khả năng sáng tạo.

- Đảm bảo tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cao trong lao động.

Nuôi dưỡng năng lực, sở trường lao động là quá trình tạo ra các yếu tố động viên người lao động để họ duy trì liên tục sự phát huy năng lực, sở trường lao động. Để đảm bảo được quả trình này chúng ta can chú ý các yểu tổ sau:

- Đảm bảo các công việc luôn có những thách thức cao tức là các công việc luôn luôn đòi hỏi tính sáng tạo không ngừng, phải có những khỏ khăn đòi hói người lao

động luôn phải suy nghĩ giải quyết nó.

- Phải đảm bảo các cơ hội thăng tiến trên cơ sở các thành tích mà họ đã đạt được như: tăng lương, thưởng, thành tích thi đua, thăng chức, thăng cấp...

- Phải đảm bảo các hoạt động của họ là có ý nghĩa thực tiễn, các sáng tạo phái được áp dụng để thể hiện rõ các thành tựu sáng tạo cụ thề.

- Phải đánh giá một cách đúng mức thành tích mà họ đã đạt được. Việc đánh giá phải công bằng, công khai và đúng theo các tiêu chuẩn đã có.

- Phải đảm bảo ý thức trách nhiệm cao trong lao động và luôn luôn đòi hỏi họ thể hiện rõ vai trò, vị trí quan trọng của họ trong lao động.

- Tính hiệu quả được thể hiện ở kết quả trực tiếp của lao động đã đạt được. Trong thực tế nếu hiểu như vậy chỉ đúng với các dạng lao động trực tiếp. Còn một số loại lao động gián tiếp lại thể hiện khác. Hiệu quả của lao động gián tiếp được thể hiện ở tác động của kết quả lao động của họ đến các hoạt động khác làm cho hoạt động dó đạt được kết quả cao. Tuỳ theo mức độ phạm vi mà đánh giá cho chính xác hiệu quả của hoạt động. Khi đo lưởng hiệu quả hoạt động của người lao động cần phải xác định rõ tính biểu hiện và đo lưởng các chỉ tiêu, tránh tình trạng đánh giá theo kiểu cảm tính, không có cái đo lưởng. Do vậy tính hiệu quả phải được xác định thống nhất qua hệ thống các chỉ tiêu lao động được đo lưởng một cách rõ ràng.

- Tính hứng thú được thể hiện là các kích thích cảm giác hưng phấn làm cho người lao động cảm thấy khoái cảm cao khi họ nhận dạng rõ ràng hoạt động lao động của chính mình. Hứng thú lao động là cơ sở để tạo ra tinh thần hăng say, tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do vậy, khi hứng thú lao động xảy ra người lao động càng làm việc càng cảm thấy thú vị trong cuộc sống và hạnh phúc càng lớn lao. Đây là cơ sở để thúc dẩy sự tồn tại của cá nhân. Khi sử dụng đúng năng lực sở trường của người lao động tất yếu, tính hứng thú lao động sẽ phát sinh, đây là yếu tố hết sức quan trọng của năng suât chất lượng và nhân cách người lao động.

NHỮNG KÍCH THÍCH TÂM LÝ LỢI ÍCH.

9.2.1 Lợi ích và tâm lý lợi ích

Mục đích hàng đầu của hành động của các cá nhân là giành lấy lợi ích về cho mình. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng xem xét các lợi ích trên bình diện không gian như là phần chiếm hữu mà chúng ta muốn giữ vững hoặc mở rộng. Chúng ta sống giữa những lợi ích của mình và thưởng nghĩ rằng những người khác “lấn sân” lên lĩnh vực này, do vậy chúng ta sẵn sàng bảo vệ hoặc tấn công để bảo vệ hay cải thiện vị thế

của mình. Với ý nghĩa lớn lao như vậy, chúng ta cần phải xem xét và thông nhất quan niệm về lợi ích để làm cơ sở cho hành động của mỗi cá nhân. Theo khái niệm thông thưởng, lợi ích là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi cả nhân nhận được từ tổ chức hay xã hội. Nếu hiểu như vậy có nghĩa là lợi ích là một cái gì đó mà mọi người cố gắng hết sức để chiếm được về mình chứ không phải cái mà mình tạo ra. Do vậy chúng ta cần hiểu đầy đủ hơn khái niệm lợi ích như sau: Lợi ích là tập hợp phúc tạp các thiên hướng gồm mục đích, giá trị, nguyện vọng, các xu hướng và khuynh hướng dẫn một người đến cách xử sụ thế này hoặc thế khác. Theo quan điểm này thì lợi ích mà mỗi người có được là tổ hợp của ba loại lợi ích là: lợi ích nhiệm vụ, khát vọng cá nhân và lợi ích đởi tư. Ba loại lợi ích trên được thể hiện ở sự giao nhau của ba vòng tròn sau:


Hình 9 1 Lợi ích của một cá nhân trong cuộc đởi Nếu ba vòng tròn nhập làm 1 3

Hình 9.1: Lợi ích của một cá nhân trong cuộc đởi

Nếu ba vòng tròn nhập làm 1 thì lợi ích mỗi cá nhân có được là lớn nhất. Phần giao nhau của ba vòng tròn trên thể hiện khối lượng lợi ích mà họ có được trong cuộc sống. Với quan niệm này cho ta thấy rằng lợi ích là tổ hợp của nhiều yếu tố cân bằng nhau, mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Nếu hiểu được như vậy thì: “nhiều tiền không chắc đã sướng, ít tiền chưa chắc đã khổ”, hạnh phúc Con người là sự cần bằng của các lợi ích sau:

- Một là lợi ích nhiệm vụ là các giá trị vật chất hoặc tinh thần mà người lao động nhận được khi họ hoàn thành những nhiệm vụ được các cá nhân, tổ chức và xã hội giao cho. Lợi ích này thể hiện rõ mục tiêu của lao động đạt dược.

- Hai là khát vọng cá nhân là các giá trị vị trí, vị thế và vai trò xã hội của cá nhân mà họ mong muốn đạt được để khẳng định giá trị xã hội của mỗi cá nhân.

- Ba là lợi ích đởi tư là các giá trị cuộc sống gia đình và cá nhân của mỗi người có được như: con ngoan, giỏi, gia đình êm ấm đoàn kết thương yêu nhau, sống có uy tín với mọi người...

Với quan niệm trên thì lợi ích được thể hiện là khối lượng hạnh phúc mà mỗi cá nhân tạo dựng nên trong điều kiện hỗ trợ của môi trưởng bèn ngoài. Như vậy lợi ích đến

từ hai phía là cá nhân hành động để đạt được nó và tổ chức, xã hội tạo dựng điều kiện cho cá nhân đạt được lợi ích.

Tâm lý lợi ích là việc sử dụng lợi ích để kích thích tâm lý người lao động nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng và hạnh phúc cho họ. Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp, lợi ích của người lao động được các nhà Tâm lý học lao động cụ thể hoá thành các dạng cơ bản sau:

- Thứ nhất, lợi ích được biểu hiện bằng tiền lương.

- Thứ hai, lợi ích được biểu hiện bằng tiền thưởng và phúc lợi xã hội.

- Thứ ba, lợi ích được thể hiện ở vai trò và vị trí xã hội của người lao động.

- Thứ tư, lợi ích được thể hiện ở nghề nghiệp.

- Thứ năm, lợi ích thể hiện ở tâm lý cuộc sống.

9.2.2 Nguyên tắc kích thích tâm lý tiền lương

Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận của hai bên trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Đối với người lao động, tiền lương thể hiện hai mặt xã hội sau đây:

- Thứ nhất, tiền lương phản ánh đóng góp xã hội của mỗi người trong lao động. Nguyên tắc trả công theo lao động đã xác định: làm nhiều trả nhiều, làm ít trả ít, không làm không được hưởng. Do vậy người lao động càng có nhiều lương càng thể hiện sự đóng góp nhiều cho xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của họ.

- Thứ hai, tiền lương phản ánh trách nhiệm đối với cuộc sống cá nhân. Nguyên lý của sự sống là tồn tại bằng lao động của chính mình. Mục đích cơ bản của lao động là tiền lương để đảm bảo đời sống của chính mình và gia đình mình. Do vậy, tiền lương là trách nhiệm xã hội với cuộc sống của mỗi cá nhân. Họ vinh dự tự hào sống bằng tiền Lương của mình, do vậy phải có trách nhiệm lao động hết mình để có được tiền lương đó.

Đối với doanh nghiệp tiền lương cần phải xác định rõ trên hai mặt sau:

- Một là tiền lương là chi phí sản xuất, do vậy nó trở thành yếu tố giám sát mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân và sự cống hiến của họ đối với doanh nghiệp.

- Hai là tiền lương là mức sống của người lao động đã gắn bó với chính mình. Do vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo đảm đời sống của họ bằng tiền lương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024