Khái Quát Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Việt Nam Từ 1995 Đến Nay

cạnh tranh kém, giá trị sử dụng và giá trị sẽ không cao. Thậm chí, một số nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển giao công nghệ đã không chuyển giao toàn bộ công nghệ mà chỉ chuyển giao một phần, dẫn đến tình trạng công nghệ bị chắp vá, không đồng bộ, sản xuất đã khó khăn lại càng thêm khó khăn nhiều hơn hoặc không thể sản xuất được .

Vì vậy, với các nước nhận đầu tư FDI cần phải có những quy định và kiểm soát thật chặt chẽ để tránh thiệt hại to lớn về kinh tế.

- Người lao động dễ bị tổn thương

Các doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, nếu không đáp ứng được thường bị sa thải. Một trong những nguyên nhân dân đến tình trạng người lao động bị sa thải là do sự hợp nhất, sáp nhập và giải thể của các TNCs diễn ra ngày càng tăng trên thế giới. Chẳng hạn: Năm 2000, tập đoàn sản xuất nước Manila Water Works tại Manila, Phillippines đã bị sáp nhập bởi một TNCs của Hoa Kỳ dẫn đến số lao động giảm từ 7.370 xuống 4.580 lao động.

Mặt khác, các công ty ĐTTTNN thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được, chứ họ không quan tâm nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người lao động, nên sức khỏe của các công nhân lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI thường bị ảnh hưởng nặng nề do làm việc trong môi trường độc hại, không được trang bị đầy đủ hệ thống bảo hộ lao động như về ánh sáng, tiếng ồn, bụi, nhiệt độ không khí và các thiết bị an toàn…Thậm chí họ cũng không được hưởng các khoản trợ cấp nghề nghiệp độc hại [13].‌

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐTTTNN

1.3.1. Các nhân tố bên trong

Đối với nước nhận đầu tư, khi xem xét các nhân tố thu hút FDI, ta cần phải xem xét các nhóm yếu tố: vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên - lao động;

tình hình chính trị, chính sách - pháp luật, , trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội. Cụ thể là:

a. Điều kiện tự nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

+ Vị trí địa lý

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Đây là những yếu tố tác động quan trọng đến tính sinh lợi hoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư nước ngoài.

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 5

Các nhà đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành chuyên chở hàng hóa và dịch vụ giữa địa điểm sản xuất và tiêu thụ. Nếu vị trí địa lý thuận lợi, không xa xôi cách trở thì chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế rủi ro. Ngược lại, nếu vị trí địa lý giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư xã xôi, giao thông không thuận lợi, các rào cản này sẽ lớn hơn, làm nản lòng các nhà đầu tư.

+ Tài nguyên thiên thiên

Khí hậu của nước chủ nhà cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Yếu tố này bao gồm các đặc điểm về thời tiết, độ ẩm, bão lũ… Chẳng hạn, ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thường phù hợp với các dự án nông nghiệp hơn là các dự án công nghiệp, vì khí hậu này thường có độ ẩm cao nên tác động xấu đến bộ bền công nghệ và điều kiện sống của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư từ phương Tây.

Mặt khác, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp được các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư thường rất quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên và lao động ở nước chủ nhà. Một nước sẽ không mang tính hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nếu không có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.

b. Trình độ phát triển kinh tế và nguồn nhân lực

Trình độ phát triển của nền kinh tế là mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Các yếu tố này có tác động mạnh hơn hẳn so với các chính sách khuyến khích ưu đãi về tài chính của nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước đã đưa đến một kết luận rằng: Những yếu tố như hệ thống giáo dục tốt, trình độ công nghệ cao, cơ sở hạ tầng đầy đủ của một nước sẽ tạo sức cạnh tranh lớn hơn trong thu hút FDI. Còn ở những nước có hệ thống giáo dục và y tế kém, trình độ công nghệ thấp, mức độ mở cửa thương mại thấp, cạnh tranh yếu, thể chế không vững mạnh, mất ổn định chính trị xã hội… thì sức cạnh tranh trong thu hút FDI sẽ giảm. Những yếu tố này đã được chính phủ nhiều nước Châu Á thực hiện tốt trong suốt quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, trong khu vực Châu Á, mức độ nâng cao nội lực của các nước cũng khác nhau. Trong khi Hàn Quốc, Singapo, Malaixia được coi là những nước có cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, thì ở một số nước như Inđônêxia, Việt Nam, Ấn Độ… chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, những nước có xung đột tôn giáo, chính trị triền miên, nguồn nhân lực trình độ thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, đói nghèo và dịch bệnh tràn lan như Châu Phi cũng làm cho các nhà đầu tư lo ngại. Có thể nhận thấy: FDI bao giờ cũng có hiệu suất cao hơn ở những nước có lực lượng lao động được đào tạo tốt, dân chúng có thu nhập cao và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.

c. Tình hình chính trị

Tình hình chính trị của nước nhận đầu tư có liên quan chặt chẽ đến sự ổn định của kinh tế xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm khả năng rủi ro trong đầu tư. Các nhà đầu tư không thể quyết định chuyển vốn đầu tư vào thị trường có nền kinh tế bị khủng hoảng hoặc đang

chứa đựng nhiều tiềm năng bùng phát khủng hoảng vì ở đó có độ mạo hiểm cao. Sự ổn định chính trị không chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn vốn đầu tư mà còn có vai trò to lớn để đảm bảo sự ổn định nền kinh tế xã hội, nhờ đó giảm được khả năng rủi ro đầu tư. Đây là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

d. Chính sách - pháp luật

Vì quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều các hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong một khoảng thời gian rất dài, ở nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước ngoài rất cần môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu quả. Môi trường này bao gồm một hệ thống đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn chồng chéo với nhau với nhau và có hiệu lực trong thực tiễn.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm nhiều đến mức độ đầy đủ, hiệu quả và tính minh bạch của các chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư như: quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu của người nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các chính sách gây ảnh hưởng gián tiếp như chính sách tài chính tiền tệ, thương mại, văn hóa xã hội, an ninh, đối ngoại… Nếu các chính sách này không thống nhất, chồng chéo, sẽ là những nhân tố cản trở các nhà đầu tư nước ngoài vì họ không yên tâm làm ăn dài hạn ở nước nhận đầu tư, do đó không thu hút được lượng vốn FDI vào phục vụ sự phát triển của đất nước.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

a. Mức độ tự do hóa thương mại và đầu tư

Tự do hóa thương mại cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan của dòng FDI, vì vậy dòng vốn FDI cũng được tự do di chuyển vào các nước. Với thực tế ngày càng có nhiều những thỏa thuận ưu đãi đầu tư song phương giữa các nước, nhờ đó các TNCs được tự do hơn trong vấn đề ra quyết

định đầu tư, lựa chọn cách thức đầu tư và tăng nhanh lợi nhuận. Nhờ có các hiệp định đầu tư song phương (BITs), các nước nhận đầu tư đã thu hút được nhiều hơn nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… từ phía đối tác đầu tư, thúc đẩy sự liên kết sâu rộng hơn giữa các công ty địa phương với các chi nhánh của TNCs. Tuy nhiên, tự do hóa FDI đang tạo nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, các khu vực để cùng thu hút FDI. Những nước không có những nỗ lực vượt bậc trong việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ bị đẩy ra ngoài dòng FDI đang được tự do hóa mạnh mẽ trên thế giới.

b. Toàn cầu hóa kinh tế

Đây cũng là một yếu tố mới thúc đẩy FDI. Toàn cầu hóa tạo nên mạng lưới sản xuất quốc tế rộng khắp. Khái niệm toàn cầu hóa được phát triển cao hơn khái niệm quốc tế hóa. Chính tốc độ phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy xu hướng tự do hóa thương mại, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TNCs mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu.

Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng. Trên thực tế, động lực của quá trình sản xuất quốc tế ngày nay phần lớn đều phản ánh bản chất, tốc độ và tính thâm nhập của tiến bộ công nghệ. Các lĩnh vực công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ vận tải mới… đang cho phép các TNCs mở rộng quy mô và quản lý các hoạt động đầu tư quốc tế của mình một cách hiệu quả hơn. Vai trò chuyển giao công nghệ của FDI đối với các nước nhận đầu tư cũng lớn hơn. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận nguồn công nghệ mới do toàn cầu hóa mang lại, các nước đang phát triển cũng cần phải cải cách và nâng cấp các nguồn lực hiện có. Nếu không có những nỗ lực như vậy, toàn cầu hóa kinh tế sẽ là rào cản cực lớn khiến các nước bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển.

c. Các nhân tố bên trong của nước chủ đầu tư

- Tình trạng thiếu lao động trong nước, đặc biệt là lao động phổ thông vẫn là nỗi lo thường nhật của chính phủ các nước công nghiệp phát triển. Vấn đề này có thể giải quyết bằng hai cách: Nhập khẩu lao động hoặc chuyển dịch cơ sở sản xuất sang các nước đang dư thừa lao động. Tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển đều có xu hướng chọn cách thứ hai, bởi việc nhập khẩu lao động có thể gây ra nhiều phí tổn và chấn động xã hội không tốt cho nền kinh tế trong nước.

- Tình trạng khan hiếm tài nguyên do đã khai thác triệt để thời kỳ công nghiệp hóa hoặc nghèo tài nguyên. Do vậy, các nền kinh tế phát triển hầu hết đều phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các nguồn tài nguyên này cũng gặp nhiều hạn chế từ phía chính phủ của họ cũng như của những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Do vậy, FDI là cách tốt nhất để khai thác và tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ nước ngoài.

- Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của các chính phủ.

Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước chủ đầu tư chủ yếu bao gồm: các hiệp định đầu tư song phương (BITs), hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs), trợ giúp tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài và chính sách đối ngoại của nước đầu tư. Các hoạt động này tạo ra các cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho các nhà đầu tư ở nước ngoài. Đây là các yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thúc đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.

- Tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ của nước đầu tư

Một nước chưa thể có đầu tư ra nước ngoài khi khả năng tích lũy trong nội địa còn quá thấp. Khi nền kinh tế có khả năng tích lũy cao, mức dự trữ ngoại tệ lớn thì lúc đó sẽ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để khai thác hiệu quả của nguồn vốn đầu tư dư thừa này. Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, công nghệ luôn là lợi thế quan trọng của nước đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài luôn gắn liền

với chuyển giao công nghệ nên nước đầu tư có tiềm năng công nghệ lớn sẽ khuyến khích các công ty của họ đầu tư ra nước ngoài để tiêu thụ nguồn công nghệ này. Thực tế cho thấy, những nước đầu tư ra nước ngoài lớn thường là những nước chiếm tỷ trọng cung cấp công nghệ cao trên thị trường công nghệ thế giới [10].


Chương 2‌

PHÂN TÍCH MẶT TRÁI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY

2.1.1. Thực trạng thu hút FDI

a. Về vốn đăng ký

Kể từ khi công bố Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987 cho đến hết tháng 11/ 2008, đã có 8.105 dự án FDI được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 159.638 triệu USD. Trong hơn 20 năm đó, tình trạng dòng vốn đầu tư vào nước ta trải qua nhiều bước thăng trầm.

Sau giai đoạn thăm dò từ 1988 đến 1990, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng nhanh trong thời kỳ 1991- 1996, suy giảm từ 1997 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, có dấu hiệu phục hồi từ năm 2000, bắt đầu từ 2004 tới nay đã phục hồi và chuyển biến rò rệt.

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm dòng vốn FDI vào Việt Nam suy giảm hẳn, do chính sách của một số nước trong khu vực tạm thời ngưng đầu tư ra nước ngoài để củng cố nền kinh tế của mình và bản thân các nhà đầu tư cũng phải giải quyết khó khăn của chính họ.

Trong 3 năm 1997-1999, có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,11tỉ USD nhưng vốn năm sau ít hơn năm trước. Điều đó cho thấy FDI trong thời kỳ này chủ yếu là các dự án nhỏ và vừa, vốn đăng ký của năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997; năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998. Chính trong thời gian này có rất nhiều các dự án FDI được cấp phép trong những năm trước phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Từ năm 2000 đến nay dòng vốn FDI có dấu hiệu phục hồi. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,7 tỉ USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18% so với năm

2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, bằng 91,6% so với năm 2001.

Từ năm 2003 vốn FDI lại bắt đầu tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng khoảng 40-50%. Năm 2003 vốn đăng ký tăng 6% so với năm 2002; năm 2004

tăng 42,9% so với năm trước; năm 2005 tăng 58% so với 2004; năm 2006 tăng

75,4% so với 2005; năm 2007 tăng 69% so với 2006.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022