phương như thực hiện chính sách bảo lãnh cho sản phẩm, sử dụng NSNN hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chẳng hạn: Chi phí tài trợ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống nếu được công nhận, chính phủ sẽ cấp một nửa chi phí, phần còn lại sẽ do chính quyền địa phương đảm nhiệm.
Nhà nước cấp vốn thường xuyên tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển làng nghề. Kỹ thuật viên giỏi của khu vực sản xuất trở thành người hướng dẫn tiếp tục cho các thế hệ trẻ. Lương trả cho hướng dẫn viên và chi phí nguyên vật liệu lấy từ nguồn bao cấp của Chính phủ hoặc của địa phương.
Vốn NSNN được sử dụng để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm làng nghề. Chính sách này rất có hiệu quả. Chính phủ đã hỗ trợ kết nối để trưng bày và tiếp thị sản phẩm làng nghề truyền thống. Hàng năm chính phủ và chính quyền địa phương đã dành khoảng 2 tỷ Yên cho công tác này.
Ngoài các chính sách liên quan đến tài chính cho phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, để phát huy tiềm năng sáng tạo của cộng đồng làng xã trong phát triển ngành nghề thủ công truyền thống tại các vùng nông thôn, chính quyền địa phương đã hỗ trợ và nâng cao tính sáng tạo của người dân trong các cộng đồng, thể hiện qua việc khuyến khích, động viên họ xây dựng và thực hiện những dự án phát triển nghề thủ công vừa và nhỏ, với nội dung tập trung chủ yếu vào những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong phát hiện nghề, cấp nghề, truyền nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Trung Quốc
Chương trình “Đốm lửa” được đưa ra nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiên tiến tới những vùng nông thôn rộng lớn, kết hợp khoa học và kỹ thuật kinh tế. Mục tiêu của Chương trình là tận dụng các nguồn lực nông thôn và phát triển sản xuất hàng hóa để cải thiện các vùng nông thôn. Chương trình “Đốm lửa” bắt đầu từ năm 1986 và hoạt động theo 4 nguyên tắc sau:
Một là, hướng vào thị trường, mọi phương án thành lập và hoạt động của các xí nghiệp nông thôn đều phải dựa vào yêu cầu của thị trường địa phương và cả nước, phải có hội đồng xét duyệt dựa vào tiêu chuẩn.
Hai là, vốn hoạt động do dân tự góp lấy cộng vốn vay ngân hàng và một phần nhỏ do Nhà nước cung cấp nhưng sau phải hoàn lại, gọi là đầu tư mới ban đầu. Cho đến nay tổng đầu tư cho chương trình đã lên đến 23 tỷ Nhân dân tệ, trong đó vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước chỉ chiếm 10% vay ngân hàng là 40%, tự đóng góp của xí nghiệp là 50%.
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Chính Đối Với Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thị
- Vai Trò Của Tài Chính Với Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thị
- Các Công Cụ Tài Chính Chủ Yếu Tác Động Đến Quá Trình Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn
- Khái Quát Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Hà Nội
- Tình Hình Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thành Phố Hà Nội Trong Thời Gian Qua
- Tỷ Lệ Đóng Góp Gtsx Làng Nghề Đối Với Gdp Của Tp Hà Nội
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Ba là, đường lối công nghệ là “Quay vòng ngắn” Mức độ công nghệ thích hợp và quay vốn nhanh. Chỉ dùng công nghệ tiên tiến khi có yêu cầu thúc đẩy bằng công nghệ, còn nói chung là dùng công nghệ thích hợp với các điều kiện riêng của địa phương và xí nghiệp, có nghĩa là khả thi về mặt kinh tế.
Bốn là, huy động mọi lực lượng khoa học - kỹ thuật của Trung ương và địa phương, khuyến khích việc làm sáng tạo của các nhà khoa học và địa phương, khuyến khích tính sáng tạo của các nhà khoa học và công nghệ gia từ thành thị, từ các viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học về các xí nghiệp nông thôn giúp đỡ (theo hợp đồng kinh tế) các xí nghiệp hương trấn, tiến hành nghiên cứu sản xuất và đào tạo cán bộ; tập trung vào mặt trận xây dựng kinh tế nông thôn, cố gắng đổi mới về chất lượng của cán bộ nông thôn.
Tóm lại, công nghiệp nông thôn Trung Quốc đã phát triển trong những điều kiện khó khăn, nhưng nó đã xác nhận một số mặt mạnh làm tăng sức thuyết phục và giá trị của nó, đó là: Tính linh hoạt, đầu tư thấp, tạo công ăn việc làm, quản lý tốt hơn và tăng thu nhập. Tất cả những gì Trung Quốc đã đạt được qua quá trình công nghiệp hóa nông thôn còn chưa nhiều, nhưng nó đã hứa hẹn những kết quả lớn lao và sẽ giải quyết được một bài toán hóc búa đặt ra cho Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia nông nghiệp lạc hậu và đông dân khác, đó là: vốn ít, nhân lực dôi thừa nhưng làm thế nào để công nghiệp nông thôn có thể phát triển một cách lành mạnh, nhanh chóng và bền vững.
2.3.1.2. Kinh nghiệm trong nước
* Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nông thôn, đặc bịêt là công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Công nghiệp hóa nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau. Mức độ hiện đại hóa nông nghiệp ngày càng cao kéo theo tỷ lệ công nghiệp hóa nông thôn ngày càng lớn và ngược lại.
Những năm gần đây, công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển cao, bình quân tăng 21,8%. Đến đầu năm 2009, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 99.966 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng 15.931 cơ sở so với năm 2005. Trong đó tăng nhiều nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tăng 15.902 cơ sở), chủ yếu là kinh tế cá thể (13.934 cơ sở). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,7%/năm nhưng số lượng còn hạn chế (đến cuối năm 2008 có 83 cơ sở). Toàn vùng hiện có 65 khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 26.511 ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư (có 140 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,795 tỷ USD. Tổng số cụm công nghiệp đã được quy hoạch là 206 cụm, diện tích 33.044 ha, trong đó có 67 cụm đang xây dựng với tổng diện tích 9.754 ha. Hiện có 32 cụm đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.816 ha, tổng vốn đầu tư 46.373 tỷ đồng, thu hút 109 dự án trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho 52.400 lao động.
Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công nghiệp mũi nhọn luôn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp trong vùng. Toàn vùng hiện có 133 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất trên
690.000 tấn/năm. Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet, tôm đông lạnh, mực, sản lượng năm 2008 đạt khoảng 597.600 tấn, tăng bình quân 21% trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008.
Chế biến rau quả cũng là thế mạnh của vùng với sản lượng rau quả đóng hộp đạt 14.709 tấn năm 2008. Trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn nhất là Công ty cổ phần rau quả Tiền Giang có tổng công suất chế biến rau quả hộp, đông lạnh, cô đặc khoảng 15.000 tấn/năm.
Ngành xay xát lương thực là ngành nghề truyền thống trong vùng, số cơ sở xay xát phân bố đều khắp các tỉnh, thành phố với nhiều loại máy có công suất khác nhau phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng xay xát năm 2009 đạt 7.883.000 tấn.
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của toàn vùng như: chế biến thủy sản, chế biến rau quả, chế biến gạo xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn vùng, mỗi tỉnh đều có những sản phẩm đặc trưng như: rượu đế Gò Đen (Long An); bánh phồng Cái Bè, hủ tiếu Mỹ Tho, mắm tôm chà Gò Công (Tiền Giang); kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Long, bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre); khô, mắm và đồ mộc (An Giang); than đước, ghe xuồng (Hậu Giang); bánh pía, lạp xưởng (Sóc Trăng)...
Làng nghề cũng rất phong phú. Đến nay, đồng bằng sông Cửu Long có 161 làng nghề, trong đó có 133 làng nghề đã được công nhận, thu hút 84.500 lao động. Trong đó, làng nghề đan lát chiếm tỷ trọng cao nhất, do những năm gần đây thị trường xuất khẩu ưa chuộng hàng thủ công thân thiện với môi trường. Hầu như địa phương nào ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có làng nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu lục bình, bẹ chuối, lác.. Trong lĩnh vực thương mại, đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 1.625 chợ, chiếm 19,5% tổng số chợ của cả nước, trong đó, chợ nông thôn là 1.290 chợ (chiếm gần 80%) và một số chợ đầu mối gạo, rau quả, thủy sản quy mô lớn.
Cơ cấu kinh tế trong vùng có sự chuyển biến theo hướng tích cực. So với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp trong GDP năm 2008 tăng từ 18,1% năm 2005 lên 19,7%, tỷ trọng dịch vụ từ 31,3% lên 33,6% và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 46,9% xuống còn 42,7%. Tuy nhiên quy mô kinh tế còn nhỏ. Tổng giá trị sản
xuất công nghiệp toàn vùng năm 2008 đạt 92.521 tỷ đồng, đứng thứ ba sau vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, và thấp hơn nhiều so với TP.Hồ Chí Minh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 5,274 tỷ USD, bình quân 324USD/người, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước (727USD/người).
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, công nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của sản phẩm không cao. Cơ sở hạ tầng thương mại còn yếu, chưa đáp ứng việc hình thành và phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ toàn vùng. Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư chưa đạt yêu cầu. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt, nếu không có chính sách kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
- Để đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian tới cần phải:
+ Tập trung phát triển những ngành nghề chế biến nông lâm, thủy sản, những ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ để từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển văn minh, hiện đại, nhân dân có đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao.
+ Phải có định hướng cụ thể về thị trường tiêu thụ sản phẩm và trang bị công nghệ thích hợp. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ở đâu công nghiệp nông thôn tìm được thị trường tiêu thụ ổn định thì ở đó công nghiệp nông thôn sẽ phát triển vững chắc và ở đâu CNNT có trang bị công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng, thẩm mỹ, giá cả hàng hóa thì ở đó hoạt động của CNNT đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, đồng bằng sông Cửu Long phải có hệ thống tư vấn dịch vụ cùng với những biện pháp thiết thực để hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của CNTT.
+ Cần phải tập trung huy động, sử dụng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc; trước mắt nếu khả năng các nguồn vốn còn hạn hẹp nên ưu tiên những vùng có khối lượng nông sản hàng hóa lớn, cần phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến và những vùng nghèo khó nhất.
+ Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính và thể chế để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho CNNT phát triển.
* Kinh nghiệm của Tỉnh Bắc Ninh
Là một tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, lao động trong nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 86,7% trong tổng số lao động trong toàn tỉnh. Công nghiệp nông thôn Bắc Ninh có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng, khắc gỗ, làm giấy,... Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân 23,1%. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP chiếm 47,1% và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Là một tỉnh mới được tái lập (năm 1997), nhưng GDP của Bắc Ninh luôn có bước tăng trưởng cao, với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,9% (riêng năm 2005 tăng 14,5%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần so với trước khi tái lập tỉnh; cơ cấu kinh tế đang có chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng sản xuất công nghiệp
- xây dựng tăng từ 24,1% năm 1996 lên 47,1% năm 2005. Chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bắc Ninh có được kết quả như trên phần quan trọng là nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là từ các làng nghề trong việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính.
Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ qui mô ở từng
vùng, từng địa phương. Qua đó góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Với nhận thức như vậy, lãnh đạo các cấp của Bắc Ninh đã tập trung coi trọng phát triển mạnh nghề và làng nghề, đặc biệt trong việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới, thì đến nay, số lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt 1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994).
Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường làng nghề, nâng cao chất lượng hàng hoá của làng nghề, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…, trong đó nổi bật là các vấn đề sau đây.
Thứ nhất, đầu tư vốn, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Bắc Ninh coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng
nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.
Thứ hai, vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với 7 chi nhánh cấp huyện, thị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều chi nhánh liên xã hầu hết nằm ở khu vực kinh tế phát triển (bán kính bình quân 7km có một chi nhánh). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề được Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao được năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, như làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội… Đặc biệt, sự đầu tư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần khôi phục làng nghề dâu tằm tơ truyền thống Vọng Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong. Nhờ được khôi phục, làng nghề này đã thu hút trên 1.000 lao động, gồm 120 xưởng sản xuất và làm ra gần 40 tấn kén/năm.
Có thể nói, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và các điều kiện về nguồn lực huy động vốn và nguồn lực tài chính… là những nhân tố cơ bản tác động