Đường Lối Chính Sách Và Công Tác Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Tp. Hưng Yên Của Tỉnh Hưng Yên

múi long tươi được xếp vào phên hoặc sàng và đưa vào lò sấy khô bằng nhiệt. Khi múi long có màu vàng cánh gián đặc trưng sẽ được xuất lò.Hiện trên địa bàn TP có trên 500 hộ làm long nhãn tạo việc làm cho khoảng 5000 lao động. Tuy nhiên nghề chế biến long nhãn có tính thời vụ, diện tích đất trồng nhãn bị thu hẹp đồng thời các hộ chủ yếu sản xuất theo phương thức tự phát nên tìm đầu ra cho sản phẩm rất bấp bênh. 5

Trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp, các làng nghề chính là nơi tạo công ăn việc làm ổn định cho người nông dân, không những thế còn đóng góp lớn vào sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, làng nghề tại Hưng Yên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm con đường phát triển. Vướng mắc đầu tiên là bài toán vốn và “đầu ra” cho sản phẩm. Vì vậy việc phát triển các làng nghề theo hướng phục vụ du lịch là điều cần thiết.

Loại hình văn hóa nghệ thuật

TP. Hưng Yên có khá nhiều loại hình nghệ thuật nổi tiếng phát triển như: hát Ả Đào, Chèo, hát Trống Quân.

Hát Ả Đảo (Ca Trù) là nghệ thuật hát thơ, hát nói. Người hát là nữ giới nên gọi là Đào. Bộ nhạc khí dùng cho hát Ả Đào gồm phách, đàn và trống. Cô Đào vừa hát vừa tự đệm bằng phách và sênh, người kép hát gảy đàn đáy, quan viên đánh trống cầm chầu. Từ thời Lý trở về trước, những người hát bị gọi là “con hát”. Từ thế kỉ XV danh từ này đã đổi thành Ả Đào thể hiện sự quý trọng, kính mến, tôn kính hoàn toàn thay thế danh từ “con hát”.

Sách “Công dư tiệp kí” mục Ca nữ, có viết: Đào Nương tên thật là Đào Thị Huệ ở làng Đào Đặng xã Trung Nghĩa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, dùng sắc đẹp và tiếng hát để quyến rũ giặc Minh làm cho chúng si mê, bà chuốc rượu cho chúng say mềm rồi thắt miệng túi vải mà chúng dùng để tránh muỗi sau đó bà cùng nhân dân ném chúng xuống sông nhằm tiêu hao lực lượng của địch. Khi Đào Thị Huệ mất nhân dân địa phương lập đền thờ và gọi tên là Ả Đào (Theo sử liệu thì Ca Trù có tên gốc là Ả Đào). Sự xuất hiện của ca



5Trích Báo, tạp chí phản ánh về Hưng Yên năm 2014, Sở VHTT & DL Hưng Yên

nương nổi tiếng ở thế kỉ XV là khẳng định chắc chắn rằng nghệ thuật ca trù trên đất Phố Hiến đã tồn tại và có sức cuốn hút.

Đền Đào Nương ở thôn Đào Đặng xã Trung Nghĩa chính là có nguồn gốc từ tên gọi của Ca Trù. Đến nay theo số liệu điều tra năm 2011 TP. Hưng Yên có 22 người biết hát Ca Trù, tất cả đều sinh hoạt tại câu lạc bộ Ca Trù làng Đào Đặng. Các Đào kép của TP. Hưng Yên hát được các thể như hát nói, hát ru, hát mưỡu, ả phiền 36 giọng. 6 Thơ ca trù cũng xuất hiện ngày càng nhiều và chủ yếu là ca ngợi công ơn của đức thánh, thần.

Tuy vậy hát Ả Đảo đang đứng trước nguy cơ biến mất tại TP. Hưng Yên. Làn điệu Ả Đào chỉ được lưu truyền tại làng Đào và được cất lên qua giọng hát của các già làng

Bên cạnh Ả Đào thì Chèo cũng là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam mà trọng tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

Hưng Yên là đất chèo gốc, là cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Ðất Sơn Nam hạ xưa đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng như Phạm Thị Trân, Ðào Văn Só, Sái Ất, Ðào Thị Huệ và sau này là Phạm Ðình Nghị.

Năm 1997, khi tái lập tỉnh Hưng Yên thì Ðoàn chèo Hưng Yên cũng được thành lập từ nguồn diễn viên, nhạc công của Ðoàn chèo Hải Hưng cũ. Khi đầu chỉ có 12 cán bộ, diễn viên nhưng chỉ sau hơn mười năm, Ðoàn chèo Hưng Yên đã trở thành một đơn vị nghệ thuật có vị trí xứng đáng trong làng sân khấu chuyên nghiệp của Việt Nam.

Một loại hình nghệ thuật nữa là Hát trống quân. Đây là sự thể hiện của lối hát giao duyên ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thường được tổ chức vào ban đêm, dưới ánh trăng mùa thu, ngày tháng nông nhàn hoặc



6TS Nguyễn Khắc Hào, TS Nguyễn Đình Nhã, (2012), Phố Hiến, NXB Khoa học xã hội, tr 417.

trong dịp hội hè. Đêm hát trống quân là dịp để người dân các làng có cơ hội giao lưu, phố diễn tài nghệ đối đáp, trao đổi tâm tình trai gái. Lời hát mang đậm tính dân gian dễ đi vào lòng người, chủ yếu là ca dao, hát ví, hát đố, hoặc sử dụng các tích trò chơi truyền thống. Tuy TP. Hưng Yên không phải trung tâm sự phát triển của hát Trống Quân song hát Trống Quân cũng góp phần không nhỏ vào sự hình thành văn hóa nơi đây.

Văn hóa ẩm thực TP. Hưng Yên

Người dân Hưng Yên luôn tự hào với câu ca:

“Dù ai buôn Bắc bán Đông

Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”.

(Ca dao)

Hưng Yên là mảnh đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều sản vật quý như Cam đường canh, gà Đông Cảo, sen hồng…và đặc biệt nhất là nhãn và các sản vật từ nhãn. TP. Hưng Yên là nơi trồng nhiều nhãn nhất với các loại nhãn như nhãn đường phèn, nhãn hương chi, nhãn lồng… Ngay từ thời phong kiến, nhãn Hưng Yên đã được chọn để tiến vua. Nhãn lồng Hưng Yên là quả nhãn có dáng hơi thon như quả vải, bóc ra màu trắng đục, không ướt nước, giòn cùi, thơm dịu. Đây là quà tặng hiếm hoi của đất trời dành tặng cho xứ này. Nhãn tập trung chủ yếu ở xã Hồng Nam, Liên Phương, An Tảo. Từ đó TP. Hưng Yên phát triển các nghề chế biến các sản vật từ nhãn như long nhãn, mật ong tạo việc làm cho dân Hưng Yên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Đến với TP. Hưng Yên du khách còn được thưởng thức món bánh tẻ (bánh Răng Bừa) nổi tiếng từ làng Đào Đặng xã Trung Nghĩa. Bánh được làm từ gạo tẻ nên được người dân địa phương gọi là bánh tẻ - thứ bánh được gói bằng lá dong bên trong cuộn nhân thịt, hành, mộc nhĩ. Nếu như người Việt ăn Tết không thể thiếu bánh chưng thì người dân làng Đào lại không thể thiếu bánh tẻ. Đi dọc mảnh đất Hưng Yên, men theo đường 5 du khách có thể dừng lại thưởng thức món bánh răng bừa tại huyện Văn Giang tuy nhiên

khi đến với TP. Hưng Yên du khách lại một lần nữa được trải nghiệm món ăn giàu truyền thống văn hóa địa phương này.

Một trong những đặc sắc ẩm thực của TP. Hưng Yên là món Bún thang Thế Kỷ. Bún thang xuất hiện ở nhiều nơi nhưng không phải ở đâu bún cũng ngon và đậm đà được như bún thang Thế Kỷ. Bún thang không như các loại bún khác, cần có rất nhiều nguyên liệu. Người ta ước tính cần phải có 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang. Thiếu một thứ là mất đi một vị, một màu. Để làm được bát bún thang ngon đòi hỏi công phu hơn: phải chọn lươn tươi, ngon, thui qua lươn rồi mới mổ nên lươn không bị mất máu thịt ngọt và ngon hơn. Một bát bún thang Thế Kỷ được hoàn thành trông giống như một tác phẩm nghệ thuật với nhiều màu sắc: Có màu trắng của bún Viên Tiêu làm nền, màu vàng của lươn, gà, trứng tráng nổi lên trên nền rau răm, hành lá xanh rờn. Thêm chút mắm tôm và nước dùng nóng hổi, hương vị bát bún sẽ thật đậm đà, khó quên.

Mặc dù các di tích ở trong tình trạng bảo quản không hoàn chỉnh nhưng các di tích lịch sử và văn hóa hiện có ở TP. Hưng Yên vẫn bảo lưu được những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…Thứ nhất, các di tích lịch sử văn hóa đó có khả năng cung cấp cho chúng ta những thông tin quý hiếm về các giai đoạn phát triển của Phố Hiến. Thứ hai, phần lớn các di tích lịch sử văn hóa đều là các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của hơn 50 vùng quê rải rác hầu khắp miền Bắc đất nước tụ cư về đây và của cư dân nước ngoài như Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp… . Hiện nay TP. Hưng Yên đã chú trọng đầu tư, khôi phục và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa cũng như các lễ hội dân gian để phục dựng lại đô thị Phố Hiến một thời vàng son.

Như vậy, có thể khẳng định rằng TP. Hưng Yên có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đây là một lợi thế phục vụ sự phát triển du lịch của TP cũng như tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên du lịch là một ngành kinh tế còn non trẻ tại Hưng Yên nên cần nghiên cứu, phân tích và

đưa ra các chương trình du lịch đặc thù nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, từ đó nâng cao vị thế của bộ mặt TP cũng như du lịch Hưng Yên.

Hiện nay TP. Hưng Yên đã chú trọng đầu tư, khôi phục và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa cũng như các lễ hội dân gian để phục dựng lại đô thị Phố Hiến một thời vàng son. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu đường lối chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch TP. Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên ta có thể thấy thành phố đang ngày càng quan tâm đầu tư phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dù vậy, bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được thì du lịch TP. Hưng Yên còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập điều này thể hiện ở thực trạng kinh doanh du lịch của vùng.

Chương 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hưng Yên

2.1. Đường lối chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch TP. Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Về đường lối chính sách

Ngày 5/2/2016 UBND TP. Hưng Yên đã xây dựng dự thảo đề án phát triển du lịch TP. Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với mục tiêu chung là phát triển du lịch theo hướng bền vững. Khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có gắn với bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn thành phố. Đầu tư, xây dựng các điểm du lịch, trong đó tập trung đầu tư xây dựng Khu di tích quốc gia đặc biệt thành điểm du lịch mới hấp dẫn. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế du lịch của thành phố, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Phấn đấu xây dựng TP. Hưng Yên trở thành đô thị du lịch về văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng, ẩm thực, làng nghề vào năm 2020 và trở thành thành phố trọng điểm du lịch, trung tâm lễ hội của tỉnh Hưng Yên vào năm 2025.

ĐVT: Lượt


T

T

Lượt

khách

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020


1

Khách

quốc tế


3.500


4.000


4.500


5.000


6.000


7.000


2

Khách nội

địa


98.000


100.000


120.000


150.000


170.000


198.000

Tổng

101.500

104.000

124.500

155.000

176.000

205.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên - 5

Bảng 2.1: Mục tiêu tốc độ tăng trưởng của khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020.

TT

Nội dung

Định hướng đến năm 2025

1

Doanh thu du lịch

400 tỷ

2

Khách du lịch

300.000 lượt trong đó khách nội địa trên 250.000, khách quốc tế khoảng

50.000 lượt.

3

Cơ sở lưu trú du lịch

200 cơ sở với 2.500 phòng đạt chuẩn trong đó có:

- 15 khách sạn 3 sao

- 5 khách sạn 4, 5 sao

4

Số lao động trong lĩnh

vực du lịch

1200 lao động


Bảng 2.2: Định hướng phát triển du lịch của TP. Hưng Yên đến năm 2025.7

2.1.1.1. Định hướng không gian phát triển du lịch

Du lịch tập trung chủ yếu vào 3 vùng trọng điểm của thành phố gắn với lịch sử, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật và phát triển của các địa phương như sau:

- Vùng 1: Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến: du lịch tâm linh – tín ngưỡng, lễ hội.

- Vùng 2: Hồng Nam, Quảng Châu… Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, công vụ, cuối tuần.

- Vùng 3: Du lịch làng nghề, tham quan các mô hình trang trại.

2.1.1.2. Định hướng phát triển sản phầm du lịch

Xây dựng và khai thác các loại hình sản phẩm bao gồm:

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần

- Du lịch lễ hội, tín ngưỡng

- Du lịch hội nghị - hội thảo

- Du lịch trải nghiệm


7Phòng VHTT&DL TP. Hưng Yên

Trong đó sản phẩm mũi nhọn cần tập trung phát triển là du lịch tâm linh – tín ngưỡng, du lịch sinh thái tham quan vườn nhãn và các làng nghề truyền thống.

2.1.1.3. Định hướng phát triển thị trường

Thị trường khách quốc tế: tập trung thu hút khách Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc, Đông Bắc Á (Nhật Bản), Tây Âu…

2.1.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển

2.1.2.1. Công tác quy hoạch

Quy hoạch phát triển du lịch của thành phố phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, của các huyện lân cận và các tỉnh trong khu vực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2025.

Tập trung quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án cho từng thời kỳ. Trước mắt tập trung xây dựng, quy hoạch các khu di tích trọng điểm như: Khu Phố Hiến, khu phía nam thành phố (gồm các xã Hồng Nam, Hồng Châu, Quảng Châu, Hoàng Hanh, Phương Chiểu), khu Bảo Khê.

Quy hoạch khu du lịch Phố Hiến thành điểm du lịch quốc gia theo nhiệm vụ đã được phân công tại kế hoạch hoạt động số 91/NQ – CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

Quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa như khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến trở thành điểm du lịch quốc gia.

Quy hoạch khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ và bán hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Quá trình quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, tránh hiện tượng chồng chéo, trùng lặp giữa các điểm du lịch.

2.1.2.2. Kế hoạch phát triển

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí