Khái Quát Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Hà Nội


tích cực tới quá trình hình thành, phát triển các làng nghề. Bắc Ninh là tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Do đó, kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh là điều cần thiết.

2.3.2. Những bài học được rút ra

Từ thực tiễn, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các tỉnh thành trong nước đối với việc sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn, tác giả đã rút ra một số bài học về sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam và vùng ven đô thành phố Hà Nội trong thời gian tới dưới đây.

Một là, phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp là chủ yếu trong phát triển công nghiệp nông thôn. Trong điều kiện thực tế của nước ta và vùng ven đô Thành phố Hà Nội hiện nay, con đường phát triển công nghiệp nông thôn hợp lý và hiệu quả vẫn là dựa trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Hướng phát triển là tập trung và bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và vận dụng những lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.

Bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, trên cơ sở duy trì tính chất cá thể hóa của ngành nghề thủ công đó, hướng mọi nỗ lực vào giúp đỡ người thợ thủ công truyền thống trở thành người thợ thủ công hiện đại, thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Ngành nghề thủ công truyền thống cần được đổi mới và phát triển theo hướng hiện đại hóa, tăng cường khả năng thích nghi trong điều kiện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập của đất nước.

Vận dụng những lợi thế và ưu điểm của các xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển các ngành nghề nông thôn. Đồng thời các cơ sở sản xuất trong khu vực tiểu công nghiệp phải được hiện đại hóa theo hướng tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa cao, làm cơ sở để thiết lập mối quan hệ sản xuất gia công công nghiệp với nền sản xuất đại công nghiệp.


Hai là, giải quyết vấn đề vốn cho phát triển phải thông qua thị trường tài chính nông thôn. Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là công nghiệp nông thôn. Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong thị trường này, ngân hàng nông nghiệp có vai trò quan trọng, vì nó có hệ thống chân rết đến tận huyện. Mặt khác từng xã, khu vực còn có quĩ tín dụng nhân dân cơ sở. Chính hoạt động tín dụng đã hình thành và đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính, tín dụng nông thôn.

Ba là, ưu tiên đầu tư đào tạo nhân lực. Huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn. Cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từng ngành nghề và điều kiện ở địa phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng cường phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật.

Bốn là, giành nhiều ưu đãi cho phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động vốn và có các ưu đã về thuế, lãi suất tín dụng... để phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và phổ biến kiến thức công khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại trong khu vực nông thôn thủ đô. Các chương trình khuyến công Quốc gia, khuyến công địa phương cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từng ngành nghề và điều kiện ở địa phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng cường phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật.

Năm là, thiết lập và phát triển mối quan hệ sản xuất gia công giữa khu vực sản xuất tiểu công nghiệp với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Quan điểm đúng đắn và một sách lược phát triển về một nền kinh tế công nghiệp hiện đại ở nước ta, bao gồm hai khu vực sản xuất tiểu công nghiệp và đại công nghiệp. Không nên có thái độ sai lầm là đem nền sản xuất tiểu công nghiệp đối lập với nền sản xuất đại công nghiệp, dựng lên giữa hai khu vực một quan hệ cạnh tranh và đối kháng nhau. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, giữa hai khu vực có


mối quan hệ bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta phải thiết lập và phát triển mối quan hệ này đồng thời mở rộng mối quan hệ đó ra các nước trên thế giới. Không nên duy trì một quan hệ cạnh tranh với nền sản xuất đại công nghiệp, mà phải hướng tới một quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa hai khu vực tiểu công nghiệp và đại công nghiệp.

Sáu là, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp trong nông thôn. Củng cố các cơ cấu kinh tế tư nhân và Nhà nước để phân phối các dịch vụ hỗ trợ bình đẳng trong các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tiểu công nghiệp phát triển, đồng thời xây dựng các kỹ năng cần thiết để xúc tiến và kiểm soát sự phát triển của ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn. Phát huy vai trò hỗ trợ và phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu, thủ công nghiệp, gắn phát triển các cơ sở sản xuất với quyền lợi trực tiếp của chính quyền địa phương.


Tiểu kết chương 2


Chương 2 nghiên cứu tổng quan lý luận chung về công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị, tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị để từ đó đưa những kinh nghiệm của quốc tế, trong nước, bài học rút ra trong sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô. Trong chương này có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây.

Một là, công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử. Đây là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Đối với cả nước nói chung và vùng ven đô thị thành phố Hà Nội nói riêng, phát triển công nghiệp nông thôn có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển đó của công nghiệp nông thôn vùng ven đô có


tác dụng to lớn đến quá trình thúc đẩy phân công lao động xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời giúp đỡ những người không có khả năng sản xuất nông nghiệp, chuyển sang làm nghề mà họ có ưu thế hơn. Mặt khác, các ngành nghề ở nông thôn phát triển đã kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ có liên quan, đặc biệt là phải có nguồn lực tài chính để thúc đẩy công nghiệp nông thôn vùng ven đô, góp phần tạo thêm công ăn việc làm mới để thu hút lao động dư dôi ở nông thôn trên địa bàn thành phố.

Hai là, muốn phát triển được công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị đòi hỏi phải có các nguồn lực tài chính cần thiết. Các nguồn lực tài chính được ứng trước để vừa tạo ra những điều kiện môi trường để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, vừa mở mang phát triển các ngành nghề truyền thống; khuyến khích, hỗ trợ tích cực ưu đãi cho phát triển công nghiệp nông thôn; đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực trong vùng; đồng thời tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn vùng ven đô được hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp những yếu tố trên cần phải nâng cao năng lực, hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính thì công nghiệp nông thôn mới phát triển mạnh và bền vững.

Ba là, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước trong việc sử dụng tài chính để phát triển công nghiệp vùng ven đô. Sử dụng tài chính trong phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng không chỉ phát triển ở các nước có nền kinh tế lạc hậu như ở nước ta, mà còn phát triển hết sức mạnh mẽ ngay cả ở những nước có nền công nghiệp hiện đại như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cổ truyền không hề mất đi, mà trái lại nó vẫn được các quốc gia quan tâm và ngày càng đầu tư phát triển với kỹ thuật truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại, sản phẩm làm ra vừa có yếu tố truyền thống vừa có yếu tố hiện đại để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Kinh nghiệm của các nước trên có thể chắt lọc để tìm hiểu và vận dụng vào để phát triển công nghiệp nông thôn của các tỉnh thành trong cả nước; đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị thành phố Hà Nội.


Chương 3

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA


3.1. KHÁI QUÁT CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội

* Đặc điểm tự nhiên

Vùng ven đô thành phố Hà Nội nằm trong trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí nằm ở 24o34’ đến 21o23’ Vĩ độ Bắc; 105o17’ đến 106o02’ Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình.

Vùng ven đô thành phố Hà Nội gồm 19 huyện (Thanh Trì, Sơn Tây, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên), với diện tích 3.144,37m2, với dân số 4.600,3 ngàn người, có tổng số 401 xã, với 2.296 làng ở ngoại thành.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia hai mùa rõ rệt: mùa hè có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C, tổng bức xạ trung bình năm 122,8kCal/cm2. Độ ẩm tương đối trung bình là 79%/năm. Lượng mưa trung bình năm 1.800mm.

Địa hình đa dạng bao gồm núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai và Mỹ Đức, có địa hình phức tạp nên hình thành các tiểu vùng khí hậu, có độ cao trung bình từ 50-100m so với mặt nước biển. Một số đỉnh núi cao như Ba Vì là 1.281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m, Bà Tượng 334m, Sóc Sơn 308m, Dục Linh 294m, Núi Bộc 245m, Núi Thầy 105m,... Vùng đồi núi ở phía Tây và phía Bắc giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông chủ yếu là khu vực phía Đông, phía Nam và huyện Mê Linh, chiếm 3/4 diện tích tự nhiên.


Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình vùng ven đô Thành phố Hà Nội rất thuận tiện để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp) nhất là vùng đồi gò và núi cao với tầng đất mỏng để phát triển trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Mùa đông có điều kiện thuận lợi để phát triển cây vụ đông có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra với vị trí địa lý thuận lợi, các nghề, làng nghề có điều kiện mở rộng liên doanh, liên kết khai thác nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

* Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tính đến thời điểm năm 2009, tổng GDP của Hà Nội đạt 66.175 tỷ đồng (theo giá so sánh) tăng 7,3% so với năm 2008, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ hai sau TP Hồ Chí Minh.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2001 -

2005

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2010

2006 -

2010

1. Tốc độ tăng trưởng

11,0

12,2

10,7

11

10,38

Dịch vụ

10,7

10,3

11,5

11,1

10,5

Công nghiệp - xây dựng

13,4

17,2

11,2

11,6

11,6

Nông, lâm, thuỷ sản

4,1

1,3

2,0

6,9

3,0

2. Đóng góp cho tăng trưởng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Dịch vụ

50,7

43,8

52,2

52,4

52,3

Công nghiệp - xây dựng

45,2

55,3

41,2

41,8

41,5

Nông, lâm, thuỷ sản

4,1

0,9

6,6

5,8

6,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 9

Nguồn: Niên giám thống kê - Cục Thống kê Thành phố Hà Nội năm 2010

Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh đóng góp cho các ngành theo hướng tích cực, khi tỷ trọng ngành dịch vụ là 52,2% và tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6,6% trong năm 2008. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 52,4%, tỷ trong ngành nông - lâm - thủy sản là 5,8%. Với cơ cấu này Hà Nội trở thành một trong số ít địa phương có tỷ trọng dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp (41,8%).


Việc điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngoại thành theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Nội thời kỳ 2011-2015 và 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng (theo giá thực tế). Trong đó đối với các làng nghề do xu hướng mở rộng các cơ sở sản xuất nghề, đặc biệt chủ trương xây dựng các cụm sản xuất TTCN, hiện đại hoá các trang thiết bị, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nên nhu cầu vốn cho phát triển nghề, làng nghề cũng rất lớn.

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư


Chỉ tiêu

Giai đoạn 2011 - 2015

Ngàn tỷ VNĐ

Tỷ USD

I. Tổng nhu cầu vốn (giá thực tế)

1.400 - 1.500

69 - 70

II. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn (%)

100

1. Vốn đầu tư từ NSNN

18,0

2. Vốn tín dụng Nhà nước

1,8

3. Vốn của DNNN

12,0

4. Vốn của dân cư và DN ngoài nhà nước

52,0

5. Vốn FDI

14,0

6. Vốn từ các nguồn khác

2,2

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030, tháng 6/2011

Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín dụng nhà nước sẽ giảm dần, tăng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, của dân cư, tư nhân và từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đáp ứng được khoảng 18 - 16% tổng nhu cầu vốn đầu tư; vốn tín dụng nhà nước sẽ đáp ứng được khoảng 1,8 - 1,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư và chủ yếu phục vụ cho các dự án sản xuất ưu tiên; vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư ước tính khoảng 52 - 55%.

Như vậy với nhu cầu lớn về vốn để phát triển các làng nghề và đối tượng huy động dự kiến chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp ngoài Nhà nước và dân cư, kết hợp với nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân


phát triển nên tất yếu sẽ dẫn đến một xu thế là số lượng doanh nghiệp tư nhân tại các làng nghề sẽ gia tăng mạnh.

* Tác động của kinh tế đối với phát triển nghề, làng nghề

Mặc dù do biến động của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nước ta cũng chịu tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế và đến từng lĩnh vực ngành nghề. Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế, năm 2010 dự tính đạt 41,4%. Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp là hướng ưu tiên song song phát triển công nghiệp, kéo theo làng nghề phát triển. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội từ 1.400 - 1.500 tỷ đồng. Nhu cầu vốn cho làng nghề cũng đòi hỏi rất lớn khoảng 200 nghìn tỷ đồng (vì chỉ số Icor của khu vực này cao hơn chỉ số Icor của toàn nền kinh tế). Trong đó đầu tư từ ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng 16 - 18% và một phần trong số này đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển làng nghề.

* Các yếu tố xã hội

Dân số Hà Nội tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây, nguyên nhân là do quá trình mở rộng địa giới hành chính, quá trình đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn nên thu hút một lực lượng lao động khá lớn vào Hà Nội. Dân số Hà Nội năm 2010 là 6,591 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 2,722 triệu người, chiếm 41,3% tổng dân số; Dân số khu vực nông thôn 3,869 triệu người chiếm 58,7%. Tổng dân số Hà Nội được cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội

Đơn vị: 1000 người


Chỉ tiêu

2009

2010

2015

2020

2030

1. Dân số thành phố Hà Nội

6.477

6.618

7.277

7.956

9.135

2. Dân số đô thị

2.744

2.816

3.359

4.614

6.355

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

40,8

41,3

46,2

58,0

67,5

3. Dân số nông thôn

3.733

3.802

3.917

3.341

3.061

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030, Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí