Tình Hình Xuất Khẩu Cà Phê Theo Phương Thức Xuất Khẩu

Bảng 10: Tình hình xuất khẩu cà phê theo phương thức xuất khẩu

Đơn vị: USD


Chỉ tiêu


Năm

Xuất khẩu uỷ thác

Xuất khẩu trực tiếp


Tổng Kim ngạch


Kim ngạch

Tỷ trọng(%)


Kim ngạch

Tỷ trọng(%)

2004/2005

1.156.634,5

6,6

16.368.130,5

93,4

17.524.765

2005/2006

1.165.778,7

5,5

20.030.197,3

94,5

21.195.976

2006/2007

1.667.026,1

3,8

42.202.080,9

96,2

43.869.107

2007/2008

980.000

3,5

27.020.000

96,5

28.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 8

Nguồn: Báo cáo tổng hợp – Phòng Tổng Hợp – Công ty Generalexim

Nhìn vào bảng biểu, xuất khẩu uỷ thác của công ty có xu hướng giảm dần từ 6% ở niên vụ 2004/2005 xuống còn 3.5% vào niên vụ 2007/2008, trong khi xuất khẩu trực tiếp lại có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trên 90%. Khi xuất khẩu trực tiếp, tất cả các hoạt động từ nghiên cứu thị trường tiềm năng, tìm kiếm bạn hàng cho đến tổ chức vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm, cung cấp các chứng từ tài liệu làm thủ tục hải quan….đều do công ty đảm nhận. Phòng nghiệp vụ 5 là phòng làm về xuất khẩu cà phê của công ty sẽ trực tiếp gửi chào hàng, báo giá tới khách hàng. Sau khi nhận được thư trả lời chào hàng hoặc đơn đặt hàng, phòng nghiệp vụ 5 sẽ xem xét những yêu cầu sửa đổi của khách hàng một cách nhanh chóng để hai bên tiến hành ký kết hợp đồng, mặt khác chuẩn bị nguồn hàng cung ứng bằng cách ký hợp đồng thu mua cà phê với các công ty cung ứng trong nước. Công ty nhận hàng và giao hàng ngay chứ không mua và dự trữ trong kho mặt hàng cà phê xuất khẩu. Trong những năm qua, cà phê xuất khẩu của công ty chủ yếu được đóng gói trong 2 loại bao đay 100% và nhựa PP loại 60 kg. Đây là 2 loại bao bì có khả năng giữ độ ẩm tốt, thích hợp với việc vận chuyển đường xa, phù hợp với

yêu cầu của khách hàng, đồng thời tương đối rẻ và ổn định. Thông thường công ty vẫn xuất khẩu cà phê theo giá FOB cảng Sài Gòn hay cảng Đà Nẵng, nhưng đại bộ phận 90% hợp đồng xuất khẩu cà phê của công ty là giao tại cảng Sài Gòn vì tại thành phố Hồ Chí Minh có chi nhánh của công ty. Bạn hàng của công ty thường là những doanh nghiệp và các thương nhân nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu cà phê. Sau khi nhập khẩu, họ sẽ bán trực tiếp hoặc sẽ sơ chế lại rồi đem bán trên thị trường trong nước của họ, vì vậy ký mã hiệu thường do các công ty hoặc thương nhân nước ngoài quy định. Tại những thị trường này, công ty không có hệ thống phân phối mặt hàng cà phê của riêng mình. Do đó, vô hình chung, mặt hàng cà phê xuất khẩu của công ty lại trở thành mặt hàng của công ty khác. Như vậy, xét dưới một góc độ nào đó, vai trò của công ty chính là một nhà cung ứng hàng hóa.

Một số ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp cà phê hiện nay của công ty

Ưu điểm

Thứ nhất, công ty sẽ không mất khoản chi phí lớn cho việc thiết lập, xây dựng các cơ sở đại lý nhằm phân phối và bán mặt hàng cà phê trực tiếp tới tay người tiêu dùng; chi phí cho hoạt động dự trữ, bảo quản, chi phí cho các hoạt động quản lý bán hàng, các dịch vụ đi kèm sau bán hàng, khấu hao tài sản...

Thứ hai, công ty sẽ tránh được những rủi ro do môi trường kinh doanh ở các thị trường nước ngoài gây ra như sự thay đổi về các chính sách, sự bất ổn kinh tế cũng như chính trị của nước sở tại.

Thứ ba, khả năng thu hồi vốn nhanh hơn, do đó đẩy nhanh vòng quay của nguồn vốn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, nhược điểm lớn nhất của hình thức này là công ty không có quyền kiểm soát, chi phối sản phẩm của mình ở thị

trường nước ngoài, ngoài ra công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt những phản ứng của thị trường để tìm ra cơ hội kinh doanh mới, trong việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, do không có thương hiệu của riêng mình trên thị trường thế giới nên hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty phụ thuộc rất lớn vào khả năng kinh doanh của các bạn hàng. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện tại đối với công ty đó là tăng cường công tác tìm kiếm và xây dựng nhiều mối quan hệ tốt, lâu dài với những bạn hàng lớn, có uy tín, năng lực kinh doanh ở trong và ngoài nước.

3. Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu

Hiện nay toàn ngành cà phê Việt Nam có 14222 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong đó công ty Generalexim là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cả nước. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty chiếm khoảng 1,9 - 2,3% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của các nước trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những khó khăn nhất định như cuộc khủng hoảng kinh tế vào tháng 8/2008 hay diễn biến giá cà phê thế giới thay đổi liên tục, lượng cung cầu cà phê bấp bênh…Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được duy trì, phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ về cả khối lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu.


22 : Trong 142 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê hiện nay có 49 doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam và 93 doanh nghiệp không trực thuộc Hiệp hội.

Bảng 11: Kết quả xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim

Đơn vị: USD/Tấn


Chỉ tiêu Niên vụ


Sản lượng

% so với năm trước


Kim ngạch

% so với năm trước

2004/2005

21.265,48

-

17.524.765

-

2005/2006

22.412,44

105,4

21.195.976

120,9

2006/2007

30.183,2

134,7

43.869.107

206,8

2007/2008

20.000

66,3

28.000.000

63,8

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Công ty Generalexim

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch cũng như khối lượng xuất khẩu cà phê của công ty tăng mạnh giai đoạn 2004 - 2007. Đặc biệt trong niên vụ 2006 - 2007, công ty xuất khẩu hơn 30.000 tấn cà phê với kim ngạch lên tới con số kỷ lục từ trước tới nay khi đạt ngưỡng hơn 40 triệu USD, chiếm tỷ trọng khá cao (73,56%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản toàn công ty. Đây cũng là niên vụ mà xuất khẩu cà phê của công ty có mức tăng trưởng lớn tới 34,7% về khối lượng và 106,8% về giá trị. So với niên vụ 2004/2005, kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2006/2007 tăng gần gấp 2.5 lần, mức sản lượng tăng xấp xỉ 1,5 lần. Nguyên nhân của việc gia tăng mạnh mẽ về cả khối lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty là do trong giai đoạn này chính phủ đã áp dụng chính sách tỷ giá USD ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Đây cũng chính là giai đoạn mà chính phủ thực thi nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê như việc Cục Xúc tiến Thương Mại (VIETRADE) phối hợp với Hiệp hội Cà phê Việt Nam phát hành cuốn VietBiz số tháng 6/2006 chuyên đề về cà phê. Việc đăng ký thông tin thông tin quảng bá trên chuyên mục của “VietBiz” hoàn toàn miễn phí và đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi

nhận23. Niên vụ cà phê 2006/2007 không chỉ là thành công riêng của thành công riêng của công ty mà đó còn là kết quả đáng khích lệ của cà ngành cà phê Việt Nam. Mặt khác, trong năm 2007, giá của tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều tăng khá cao so với năm trước. Nếu như giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong cả giai đoạn 2000 - 2004 chỉ đạt mức 404,9 USD/ tấn thì tới niên vụ 2006/2007, con số này đã lên 1475,8 USD/tấn.24 Chính vì vậy, mặc dù biến động giá diễn biến rất phức tạp, rủi ro cao, cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã nắm bắt được cơ hội của môi trường kinh doanh, tập trung nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, mang lại hiệu quả cao cả về kim ngạch và hiệu quả. Với việc thực hiện tốt cổ phẩn hoá năm 2006, bước sang năm 2007 lần đầu tiên công ty đã đạt được vị thế đáng khích lệ trên thị trường xuất khẩu khi mặt hàng cà phê của công ty nằm trong Top Ten (10) doanh nghiệp dẫn đầu về quy mô xuất khẩu xuất khẩu cà phê của cả nước.

Năm 2008 vừa qua được ghi nhận với rất nhiều biến động về tình hình kinh tế thương mại toàn cầu. Tình hình kinh tế xã hội cả nước diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, phức tạp và bất thường chưa từng có trong hàng chục năm qua. Giá cả hàng hoá, dịch vụ, tỷ giá, lãi suất biến động liên tục, trái chiều cả lên và xuống với biên độ lớn; nền kinh tế vừa lạm phát vừa giảm phát cùng nhiều thiên tai và dịch bệnh diễn ra trên diện rộng trên cả nước khiến cả sản xuất, kinh doanh và đời sống gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ thậm chí mất khả năng thanh toán. Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan làm cho khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty giảm 33,7% và kim ngạch giảm 36,2% trong niên vụ 2007 - 2008. Tuy nhiên, so với niên vụ 2004/2005, sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ vừa qua của công ty giảm 1.265,48 tấn nhưng

23 Mời quảng bá trên cuốn VietBiz chuyên đề cà phê : Cục Xúc Tiến Thương Mại ngày 05/05/2006

24 Ngành cà phê Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế sau 2 năm gia nhập WTO: Trung tâm thông tin Công nghiệp và và Thương mại - Bộ Công thương ngày 08/01/2009

kim ngạch lại tăng lên 10.475.235 USD. Nguyên nhân là do giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến triển vượt bậc từ 733,91 USD/tấn vào niên vụ 2004/2005 tới 1.940USD/tấn vào niên vụ 2007/200825. Hơn thế nữa, thông qua hoạt động tham dự các chương trình xúc

tiến thương mại của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, công ty có thể tìm hiểu về thị trường cũng như giá cả của các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới nên đã phần nào tránh được tình trạng bị các đối tác nước ngoài ép giá như những năm trước.

Dù niên vụ 2008 - 2009 đang có nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh... hơn nữa, chính sách tỷ giá đồng ngoại tệ có nhiều thay đổi, bất lợi cho xuất khẩu. Công ty vẫn phấn đấu trong năm 2009 sẽ xuất khẩu từ 18.000 -

20.000 tấn cà phê, với kim ngạch đạt khoảng 28 - 30 triệu USD tương ứng 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong công ty.26

4. Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu

Với trên 500.000 ha diện tích trồng cà phê, trong đó chủ yếu là cà phê vối (chiếm 90%), ngành cà phê Việt nam nói chung và công ty Generalexim nói riêng chủ yếu xuất khẩu cà phê vối (Robusta). Hiện nay cà phê chè chỉ chiếm chưa đến 5% trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của công ty. Việt Nam có diện tích trồng cà phê chè rất ít, sản lượng cà phê chè chỉ đủ cung cấp cho các nhà chế biến trong nước nên lượng cà phê chè xuất khẩu cũng rất hạn chế. Lượng cà phê chè chỉ tăng lên khi ngành cà phê Việt Nam thực hiện dự án phát triển cà phê chè do AFD hỗ trợ mà Tổng công ty cà phê Việt Nam làm chủ dự án. Với dự án này tuy thực hiện không hoàn thành kế hoạch và

không thành công nhưng diện tích cà phê chè của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể so với những năm trước đây27. Chính điều này đã góp phần làm cho


25 : “ Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2008 ” – Trung tâm Tin Học và Thống kê - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

26 : Báo cáo tổng kết năm 2008 – Phương hướng nhiệm vụ năm 2009 – Công ty Generalexim

27 : “ Đoạn kết buồn của dự án cà phê chè ” : Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online Ngày 15/11/2008

tỷ trọng cà phê chè trong tổng cơ cấu cà phê xuất khẩu của công ty tăng từ 2% giai đoạn 2000/2004 lên 4,3% vào niên vụ 2007/2008. Tuy vậy nhưng việc cà phê chè chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng xuất khẩu đã làm cho giá trị xuất khẩu của công ty không tương xứng với khối lượng xuất khẩu.

Bảng 12: Cơ cấu cà phê xuất khẩu của công ty Generalexim

Đơn vị: Lượng (Tấn), Tỷ trọng (% )


Sản phẩm

2004/2005

2005/2006

2996/2007

2007/2008

Lượng

TT

Lượng

TT

Lượng

TT

Lượng

TT

Cà phê nhân

21.233,5

99,8

22.320,5

99,9

30.047

99,6

13.00

99,5

Cà phê thành

phẩm

31,898

0,15

91,89

0,41

135,82

0,45

70

0,35

Tổng

21.265,4

100

22.412,4

100

30.182,8

100

20.000

100

Nguồn: Phòng Tổng hợp – Công ty cổ phần Generalexim

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng cà phê nhân xuất khẩu của công ty nhìn chung có xu hướng giảm trong khi đó cà phê thành phẩm lại có xu hướng tăng lên qua các niên vụ (ngoại trừ niên vụ 2007/2008). Có thể nói đây là một tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty vì như trên đã đề cập, giá cà phê thành phẩm cao gấp 2 lần so với giá của cà phê nhân. Nếu như niên vụ 2004/2005 tỷ trọng cà phê thành phẩm xuất khẩu của công ty là 0,15% tương ứng với 31,898 tấn thì tới niên vụ 2006/2007 tỷ trọng xuất khẩu của loại cà phê này đã tăng lên với mức tương 0,45% và đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay là 135,82 tấn vào năm 2007, chiếm tới 2,1% thị phần trong cơ cấu xuất khẩu cà phê thành phẩm của toàn ngành. Tuy nhiên đến niên vụ 2007/2008 cà phê thành phẩm của công ty giảm mạnh về cả về số lượng lẫn tỷ trọng xuất khẩu. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên tình hình tiêu thụ cà phê tại một số thị trường xuất khẩu cà phê chính của công ty như Thụy Sỹ, Mỹ, Đức và một số nước khác thuộc khu vực Châu Á. Người tiêu

dùng tại các quốc gia này có xu hướng chuyển từ tiêu thu cà phê tại các quán cà phê, nhà hàng sang uống cà phê tại nhà và chuyên từ những sản phẩm cà phê đắt tiền sang những thương hiệu cà phê có giá phải chăng hơn.

Nhìn chung chủng loại xuất khẩu cà phê của công ty còn quá đơn điệu trong khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới lại ngày càng cao. Mặt khác, cà phê thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu của công ty còn quá ít và gần như không đáng kể. Vì vậy, việc tăng tỷ trọng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê xuất khẩu phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của công ty trong thời gian tới đây. Có như vậy thì giá trị cũng như hiệu quả xuất khẩu của công ty mới được nâng cao.

5. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu

Có thể nói cà phê xuất khẩu của Việt nam nói chung và của công ty Generalexim nói riêng có chất lượng còn thấp và tỷ lệ hạt không đồng đều, tỷ lệ hạt đen vỡ vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Ngành cà phê Việt Nam hiện nay có diện tích khoảng trên 500.000 ha, 80% trong số đó thuộc về những hộ nông dân, những nông trường nhỏ, các doanh nghiệp Nhà nước cả Trung ương và địa phương chỉ nắm giữ khoảng 20%. Chính vì vậy, với công nghệ sơ chế thủ công thô sơ và không giống nhau nên chất lượng cà phê khi thu mua chế biến xuất khẩu là không đều nhau. Bên cạnh đó các hộ trồng cà phê khi phơi sấy cà phê cũng không đúng kỹ thuật nên mức độ tạp chất cũng khá cao so với sản phẩm của các nước khác. Như trên đã đề cập thì trong kênh phân phối cà phê, công ty không có chân hàng tại các địa phương vì vậy mà phải thu mua từ các công ty cung ứng chuyên thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân. Như vậy thì nguồn hàng vẫn là từ những người nông dân. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới việc chất lượng cà phê xuất khẩu của công ty nhìn chung vẫn tương đối thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp trong việc cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu nhưng độ ẩm cà phê xuất khẩu của công ty trong những năm qua vẫn lên tới 13%, nhiều hơn 0,5% so với độ ẩm được xác định theo

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí