nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Sự khác biệt căn bản được thể hiện ở cả nội dung và các chức năng vốn có của chúng.
- Tài chính là hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị
Phân phối là phân chia của cải, nguồn lực… thành các phần và cho các đối tượng được hưởng theo những nguyên tắc nhất định. Như vậy, hoạt động phân phối đã hình thành rất sớm trong xã hội loài người. Ngay từ thời kỳ săn bắn, hái lượm các sản vật sẵn có của tự nhiên để duy trì cuộc sống, con người đã thực hiện việc phân chia những sản phẩm thu được cho nhiều thành viên cùng được hưởng. Xã hội càng phát triển, sản xuất được đẩy mạnh thì hoạt động phân phối cũng được phát triển theo và chúng là một khâu không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất xã hội. Lúc đầu phân phối chủ yếu chỉ là phân phối kết quả, “đầu ra” của sản xuất, khi mà các yếu tố chủ yếu của “đầu vào” được lấy trực tiếp từ tự nhiên. Khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, phân công lao động xã hội diễn ra và ngày càng sâu sắc, thì sản xuất được chuyên môn hóa dần và hình thành nên các chuỗi sản xuất. Lúc này, “đầu ra” của quá trình sản xuất này có thể lại là “đầu vào” của quá trình sản xuất khác…, nên phân phối không chỉ dừng lại ở phân phối kết quả “đầu ra”, mà còn thực hiện cả việc phân phối các yếu tố “đầu vào” của quá trình sản xuất.
Ngay trong hoạt động trao đổi và tiêu dùng, khi sản xuất chưa phát triển thì hầu như chúng được thực hiện tức thời sau khi được phân phối. Song đến khi sản xuất phát triển, thì trong trao đổi, trong tiêu dùng vẫn tiếp tục được phân phối (tái phân phối), để quá trình trao đổi, tiêu dùng đó ngày càng được hợp lý hơn, cho lợi ích trước mắt và cả lợi ích lâu dài…
Phân phối trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một quãng thời gian rất dài chủ yếu là thực hiện phân phối dưới hình thức hiện vật, với những nguyên tắc tương ứng phù hợp với phương thức phân chia này. Đến một thời điểm nhất định, do sự phát triển của hoạt động trao đổi, tiền tệ đã xuất hiện. Sau khi xuất hiện, với chức năng cơ bản là thước đo giá trị, tiền được sử dụng là công cụ hữu hiệu để đo lường giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra.
Trên cơ sở đó, dần dần xã hội mặc nhiên coi tiền là đơn vị biểu hiện giá trị của sản phẩm. Tức là, một sản phẩm có giá trị bằng một lượng tiền nào đó; ngược lại, khi có một lượng tiền thì cũng được coi là có một lượng giá trị tương tự như một khối lượng sản phẩm tương ứng… Thực ra, chỉ trừ những loại tiền thực chất có đầy đủ giá trị như tiền vàng, thì quan niệm trên là đúng. Nhưng trên thực tế, đã từ khá lâu tiền mà các quốc gia sử dụng chỉ là tiền dấu hiệu, chúng chỉ thể hiện danh nghĩa một lượng giá trị, hay chính xác hơn là đại diện cho một lượng giá trị, nên một khối lượng tiền được coi là đại diện cho một khối lượng giá trị tương ứng nào đó.
Đến đây có thể thấy, việc nhận thức trên là cơ sở cho hoạt động trao đổi ngang giá, một sản phẩm có thể bán để lấy một lượng tiền tương ứng với lượng giá trị mà nó đại diện tương đương với lượng giá trị của vật phẩm đó. Mặt khác, khi một chủ thể chuyển cho một chủ thể khác một vật phẩm có một lượng giá trị “V” nào đó, hoặc chuyển một lượng tiền với lượng giá trị mà nó đại diện cũng là “V”, thì dưới góc độ kinh tế học chúng là như nhau. Đây chính là cơ sở để thực hiện phân phối dưới hình thức giá trị thông qua đồng tiền.
Tài chính với đặc trưng cơ bản là sự vận động của tiền tệ như đã được trình bày trên đây. Trên thực tế đó chính là sự vận động của các khối lượng tiền tệ từ chủ thể này sang chủ thể khác trong xã hội. Các khối lượng tiền tệ đó luôn ứng với những lượng giá trị nhất định, chúng có thể biểu hiện bằng một lượng tiền (tiền mặt, tiền ghi sổ…), hoặc bằng những khối lượng vật chất khác, nhưng chúng đều có lượng giá trị tương đương với những lượng tiền nhất định. Khái quát lại, chúng được gọi là các nguồn tài chính. Các nguồn tài chính đó được hình thành gắn với các chủ thể thông qua các dạng vận động khác nhau của thu nhập, tích luỹ, thanh toán, trích nộp… Chúng luôn được biểu hiện dưới những lượng tiền tệ và sau đó được sử dụng vào những mục đích nhất định để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Từ đó, việc sử dụng các nguồn lực tài chính của chủ thể này lại là cơ hội để tạo lập các nguồn tài chính cho các chủ thể khác. Cứ như vậy, các nguồn tài chính vận động không ngừng, đa dạng, nhiều chiều, thực
Có thể bạn quan tâm!
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 3
- Đánh Giá Tổng Quan Những Vấn Đề Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài
- Tài Chính Đối Với Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thị
- Các Công Cụ Tài Chính Chủ Yếu Tác Động Đến Quá Trình Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 8
- Khái Quát Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Hà Nội
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
chất đó chính là các quan hệ phân phối trong quá trình hệ thống tài chính tiến hành phân bổ những nguồn lực tài chính của xã hội, thực hiện những quá trình phân chia, phân bổ… các nguồn lực, của cải… trong xã hội, tạo thành hoạt động phân phối thường xuyên, liên tục và phức tạp vào loại bậc nhất trong các hoạt động phân phối của xã hội, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội, như: chính phủ, doanh nghiệp, các hộ gia đình,…
- Tài chính luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Các nguồn tài chính là sự biểu hiện vật chất hoá của các quan hệ tài chính. Sự vận động của các nguồn tài chính giữa các chủ thể trong xã hội là không ngừng, nhưng khi đến với từng chủ thể cụ thể thường cũng là điểm dừng tương đối trong quá trình vận động. Từ đây hình thành nên các “tụ điểm”, hội tụ các khối lượng tiền tệ gắn với các chủ thể và chúng được gọi là các quỹ tiền tệ. Mỗi chủ thể có thể có những quĩ tiền tệ với số lượng, qui mô, nguồn hình thành cũng như tính chất và mục đích sử dụng khác nhau. Điều đó là do đặc điểm, vị trí, chức năng… của chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội qui định. Bởi vậy, một trong những dấu hiệu chứng tỏ có sự hiện diện của tài chính không chỉ là các quan hệ phân phối, mà các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội.
Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể nói trên (Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình) chính là quá trình tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu - chi bằng tiền của các chủ thể. Các hoạt động thu - chi bằng tiền đó là sự vận động của tiền tệ, mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính, còn các quỹ tiền tệ do của các chủ thể vừa là tiền đề, vừa là kết quả tất yếu của quá trình hoạt động tài chính, chính là cốt vật chất bên trong của tài chính.
Như vậy có thể hiểu, tài chính là một phạm trù khách quan được khái quát lên từ sự vận động của các luồng tiền tệ giữa các chủ thể khác nhau trong
xã hội, thực chất là thực hiện phân phối các nguồn lực của xã hội dưới hình thức giá trị và được biểu hiện thông qua quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể.
2.2.2. Vai trò của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị
Như phần trên đã trình bày, đặc trưng cơ bản nhất của tài chính là sự vận động của các luồng tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tiền tệ tức là của cải vật chất. Bởi vì, tiền tệ tự nó hoặc là một lượng giá trị (tiền thực chất) hoặc là đại diện cho một lượng giá trị (tiền dấu hiệu). Trong trường hợp nào thì tiền cũng dễ dàng chuyển hoá thành của cải vật chất. Từ đây cho thấy, hoạt động phân phối của tài chính là sự di chuyển những khối lượng của cải vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ khu vực, vùng này sang khu vực, vùng khác… Suy cho cùng sự di chuyển đó là để phục vụ cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể, các ngành, lĩnh vực, các nhu cầu khác của xã hội. Vì thế mà chúng đã trực tiếp hay gián tiếp góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn của các vùng miền đó.
Phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị cũng như các vùng miền nông thôn khác, về cơ bản đều không nằm ngoài quy luật chung nói trên. Muốn phát triển được công nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có các nguồn lực tài chính để tạo ra những điều kiện môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực…, vừa trực tiếp chuyển hóa các nguồn lực khác thành của cải vật chất. Vì thế để vùng ven các đô thị có thể phát triển được công nghiệp nông thôn được thì phải dựa vào rất nhiều các yếu tố, trong đó, một trong những yếu tố có tính tiên quyết là phải có các nguồn lực tài chính. Muốn vậy thì phải thấy được vai trò của tài chính đối với vấn đề này trên các góc độ sau đây:
Một là, tài chính huy động các nguồn lực để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng nông thôn nói chung, vùng ven các đô thị nói riêng.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn là tổng thể những cơ sở vật chất quan trọng, có tính chất là điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn, trong đó có phát triển công nghiệp. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, nhưng qua trọng bậc nhất đó là các cơ sở sau:
- Hệ thống giao thông nông thôn. Đó là đường sá nội bộ và liên thôn, liên xã, liên huyện, liên tỉnh… Người Trung Quốc có câu "Đường đi đến đâu giàu đến đấy” để nói lên tầm quan trọng của hệ thống giao thông;
- Hệ thống điện phục vụ nông thôn. Có thể nói, trong điều kiện xã hội thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và văn minh, điện là yếu tố tiên quyết không thể thiếu được. Điện không những là nguồn lực đầu vào trực tiếp quan trọng bậc nhất cho nhiều hoạt động kinh tế, mà còn là ánh sáng của văn hóa, văn minh và niềm tin vào tương lai;
- Hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp thoát nước cho sản xuất, cho sinh hoạt. Kinh tế nông nghiệp gắn với các công trình thủy lợi là không thể thiếu được. Không những thế, sản xuất công nghiệp, đời sống sinh hoạt hàng ngày ở nông thôn cũng rất cần các nguồn nước. Bên cạnh đó là việc xử lý nước thải đã qua sử dụng;
- Hệ thống các trường học ở nông thôn. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, một bộ phận không nhỏ dân cư được sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Từ đó đòi hỏi phải có một hệ thống nhà trường ở nông thôn, từ cấp thấp nhất là nhà trẻ, mẫu giáo, cho đến các trường phổ thông tiểu học, trung học, thậm chí có cả các trường dạy nghề. Có như vậy thì một bộ phận lớn lực lượng lao động của xã hội ở đây mới được đào tạo nhân cách, trí lực, tay nghề… phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;
- Hệ thống các cơ sở chăm sóc y tế nông thôn. Sự chăm sóc sức khỏe luôn cần thiết cho mọi vùng miền…, miễn là ở đó có cư dân sinh sống. Điều đó ở nông thôn lại càng cần thiết. Công việc này có thể nói là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, nhưng trong đó hệ thống các cơ sở chăm sóc y tế nông thôn như trạm xá, bệnh viện… là những hạt nhân nòng cốt. Làm tốt công tác chăm sóc y tế ở nông thôn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu suất lao động của lực lượng nhân lực ở nông thôn;
- Hệ thống giao thương, buôn bán ở nông thôn. Nông thôn vừa làm ra một khối lượng không nhỏ của cải vật chất cho xã hội, vừa cũng trực tiếp tiêu dùng những của cải vật chất khác tương ứng. Từ đó, nhu cầu về giao thương buôn bán ở đây là không hề nhỏ. Với hệ thống các chợ, trung tâm thương mại nông thôn… sẽ giúp cho việc giao lưu sản phẩm hàng hóa được trôi chảy, góp phần đắc lực kinh tế nông thôn phát triển.
Ở Việt Nam trước đây có chủ trương lớn thực hiện chương trình phát triển “điện, đuờng, trường, trạm” ở nông thôn. Hiện đang thực hiện phong trào “Xây dựng nông thôn mới” với nhiều tiêu chí thuộc về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội. Tất cả những chủ trương đó đã thực sự góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của nhiều vùng miền nông thôn, tạo đà tích cực cho phát triển công nghiệp nông thôn.
Để có thể phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn không nhỏ trên đây, đòi hỏi phải tiêu tốn những khối lượng nguồn lực đáng kể của xã hội. Các nguồn lực đó vừa có thể được huy động tại chỗ như đất đai, ngày công lao động, những đóng góp bằng tiền trực tiếp của các tổ chức và cá nhân tại nông thôn…, vừa được huy động từ nhiều nguồn bên ngoài, kể cả từ nước ngoài… Đó là đóng góp của Ngân sách nhà nước, của các tổ chức tài chính tín dụng, của vốn ODA, FDI từ nước ngoài…
Hai là, tài chính là yếu tố hết sức quan trọng trong việc cung cấp vốn cho việc mở mang các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là phát triển làng nghề ở các vùng ven đô thị.
Cơ chế thị trường đã thổi một luồng gió mới vào kinh tế nông thôn nói chung, trong đó các vùng ven đô thị có sự ảnh hưởng sâu sắc. Hầu như các vùng ven đô thị giờ đây đã bừng dậy sau một đêm ngủ dài. Giờ đây các ngành nghề truyền thống vốn có từ trước, đặc biệt là các làng nghề, đều được chú trọng khôi phục lại và mở mang để tận dụng các tài năng, năng lực sẵn có, tạo thêm nhiều của cải cho xã hội, tạo ra giá trị gia tăng mới, tăng thêm thu nhập cho dân chúng.
Không những thế, hàng loạt các ngành nghề công nghiệp mới cũng được khởi sắc, phát triển tại các vùng này nhằm tận dụng các nguồn nguyên liệu, nhân công, đất đai… sẵn có, như chế biến nông thuỷ sản, may mặc, công nghiệp giải trí… Để làm được như vậy, một trong những điều kiện có tính tiên quyết là phải có vốn bằng tiền ứng trước. Sự hoạt động của hệ thống tài chính đã góp phần đắc lực cho giải quyết vấn đề này. Đó là các hoạt động tự góp vốn, hùn vốn của các bên tham gia sản xuất kinh doanh; sự tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng ưu đãi; sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các khoản cho vay ưu đãi, qua các chương trình dự án... Thực tế ở Việt Nam hiện nay đã cho thấy, hầu hết các ngành nghề truyền thống và các làng nghề đều được khôi phục và mở mang; nhiều nghề mới về chế biến nông thuỷ sản, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, đồ nhôm… được chú ý phát triển; hình thành nhiều vùng sinh thái như trồng các loại hoa quí, cao cấp, trồng cây cảnh, nuôi trồng các loại đặc sản..., kết hợp với mở kinh doanh ăn uống, dịch vụ du lịch sinh thái…, với sự hỗ trợ hết sức tích cực một khối lượng vốn liếng rất lớn ban đầu về từ nhiều kênh khác nhau của hệ thống tài chính. Sau đó, nhiều chương trình đầu tư tài chính và tín dụng vẫn được tiếp tục triển khai thực hiện tại các vùng ven đô thị để đẩy mạnh phát triển, gìn giữ các ngành nghề truyền thống cũng như các ngành nghề mới hình thành.
Ba là, tài chính là công cụ khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị.
Như phần trên đã trình bày, trong điều kiện kinh tế thị trường, dù muốn, dù không cơ cấu kinh tế vùng ven đô phải chuyển mạnh từ kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá, đa ngành nghề lấy hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác làm trọng. Muốn làm được như vậy, bên cạnh phải có một l- ượng nguồn lực tài chính không nhỏ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cho các hoạt động sản xuất công nghiệp trực tiếp như đã đề cập ở trên, rất cần phải có những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, phí, lệ phí, giá, tiền thuê đất, lãi
suất tín dụng... thì mới có thể hỗ trợ cho hoạt động công nghiệp tại đây đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này ngoài những chính sách thiết thực của tài chính nhà nước, vai trò của cả hệ thống tài chính thông qua hàng loạt các chương trình tài trợ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, kỹ thuật, giống vốn... là hết sức quan trọng.
Bốn là, tài chính góp phần đắc lực trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven đô thị.
Như trên đã phân tích, nguồn nhân lực ở nông thôn có tỷ lệ rất lớn chưa qua đào tạo, hoặc chỉ đào tạo qua truyền nghề, không cơ bản. Việc phát triển công nghiệp nông thôn nói chung chủ yếu phải dựa vào nguồn lực tại chỗ theo phương châm “Ly nông bất ly hương”. Muốn vậy đòi hỏi phải có nhiều chương trình đào tạo kiến thức và tay nghề cho người lao động thông qua các cơ sở đào tạo tập trung cũng như phân tán. Nguồn lực tài chính để thực hiện vấn đề này là theo chủ trương “xã hội hoá”, người lao động có đóng góp một phần, nhưng phần lớn phải từ nhiều nguồn, như từ Nhà nước chi phí cho xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên, biên soạn các chương trình đào tạo…; từ các doanh nghiệp hỗ trợ về cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm, thực hành; Từ các tổ chức tài chính tín dụng với các khoản cho vay ưu đãi với người học, với cơ sở đào tạo…
Một khi kinh tế được khởi sắc, người dân vùng ven đô thị đã có ý thức rõ rệt trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, thông qua các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Giờ đây con em trong độ tuổi căn bản đều được tạo điều kiện đến trường học tập. Trên thực tế tại nhiều vùng ven chất lượng giáo dục không hề thua kém trong các đô thị. Các hoạt động khác về y tế, văn hoá và các phúc lợi xã hội giờ đây cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Đằng sau tất cả những kết quả đó là sự đóng góp tích cực của hệ thống tài chính cung cấp tiền vốn, nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và chi phí duy trì hoạt động. Có thể nói, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven đô đang có cơ hội nâng lên rõ rệt.