thị cũng sản sinh ra những tác phong sinh hoạt và lối sống khác biệt với các đô thị khác và rất khác biệt so với vùng nông thôn quanh nó. Vùng ven đô chính là vùng giao thoa giữa văn hoá đô thị và văn hoá nông thôn điển hình. Tại đó những đặc điểm văn hoá xã hội của nông thôn vẫn còn tồn tại nhưng cũng xuất hiện những đặc điểm văn hoá xã hội của đô thị. Vùng ven đô tiếp nhận và cải biến những đặc điểm đó của các đô thị trung tâm nó thành một nét văn hoá giao thoa rất đặc trưng.
Trên đây là những nét sơ lược về đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng ven đô. Để có cái nhìn tổng thể và rõ nét hơn về đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng ven đô, việc xem xét vùng ven đô theo một số đặc điểm chính của nó là rất cần thiết. Cụ thể như sau.
Thứ nhất, trình độ học vấn, sự am hiểu thời cuộc khá tốt. Thông thường do ở sát ngay các đô thị, các trung tâm văn hóa lớn nên người dân ven đô nhìn chung có trình độ học vấn, am hiểu thời cuộc hơn các vùng nông thôn thuần tuý khác. Người dân ven đô có cơ hội giao lưu với cuộc sống đô thị hơn, nên thường có sự am hiểu nhanh nhạy hơn, từ đó mà trình độ học vấn cũng thường cao hơn. Người dân ven đô sinh hoạt ngay sát và xen kẽ với các đô thị, đôi khi là sống cùng, làm việc cùng với người dân các đô thị nên các luồng thông tin đến với người ven đô rất tự nhiên. Họ cũng phải tìm hiểu bằng cách này hay cách khác nhu cầu của đô thị để đáp ứng nên họ có những am hiểu nhất định về thời cuộc, về nhu cầu của thị trường đô thị. So với các vùng thuần nông nông thôn khác rõ ràng đây là điểm khác biệt rất lớn. Đặc biệt là trước đây khi các vùng nông thôn thuần tuý còn rất bị hạn chế về thông tin thì đặc điểm này của người dân ven đô là khá nổi trội. Đây cũng là một lợi thế lớn của vùng ven đô so với các vùng thuần nông. Trên thực tế, nếu nhìn vào một thực trạng hiện nay của các vùng thuần nông là nông dân rất thiếu thông tin dẫn tới việc sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường, sản xuất không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng có sức thanh toán (mà chủ yếu là người dân tại các đô thị) thì việc nhanh nhạy, nắm bắt thời cuộc và thông tin của người dân ven đô rõ ràng mà một lợi thế rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của vùng ven đô.
Mặt khác, trình độ học vấn của người dân ven đô cũng cao hơn người dân ở các vùng thuần nông do họ có điều kiện kinh tế hơn các vùng thuần nông, họ có điều kiện tiếp xúc với các đô thị nhiều hơn và một cách vô thức hoặc chủ ý đều chịu ảnh hưởng về mặt tri thức của nếp sống đô thị. Nếp sống và trình độ của người dân đô thị thường trở thành mục tiêu phấn đấu của người dân ven đô. Từ đó, trình độ nhận thức nói chung, trình độ học vấn nói riêng của người dân ven đô đều được nâng lên hẳn so với người dân các vùng thuần nông khác.
Thứ hai, kinh tế ven đô có xu hướng phát triển theo kinh tế hàng hoá. Trư- ớc đây kinh tế hàng hoá hầu như chỉ tồn tại ở khu vực đô thị, còn ở nông thôn là kinh tế tự cung tự cấp, tự sản, tự tiêu. Ngay trong bối cảnh đó thì kinh tế ven đô, mặc dù là kinh tế nông nghiệp, nhưng lại có xu hướng phát triển theo kinh tế hàng hoá. Điều này được cắt nghĩa từ các lý lẽ dưới đây.
- Khi người ven đô vào đô thị, cần những vật phẩm hàng hoá gì là phải mua. Muốn vậy phải có tiền, mà muốn có tiền thì lại phải có những sản phẩm có thể bán được. Điều này đòi hỏi sản phẩm của họ phải là các hàng hoá, nghĩa là sản phẩm của họ phải được sản xuất ra nhằm mục tiêu trao đổi là chính, không phải chỉ để tự cấp tự túc.
- Người ven đô có điều kiện am hiểu các nhu cầu tiêu dùng của người đô thị. Từ sự am hiểu đó họ tìm mọi cách sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người đô thị.
- Vùng đô thị là một thị trường rất lớn mà tự nó không thể tự cung tự cấp, tự đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cho mình. Các đô thị thường là trung tâm kinh tế theo nghĩa sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp và sản xuất hàng hoá lớn, trung tâm thương mại lớn, trung tâm dịch vụ kinh tế - tài chính và du lịch. Do đó, sự thiếu hụt về các hàng hoá là sản phẩm lương thực thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cuộc sống hàng ngày và du lịch là rất lớn. Bù đắp vào thiếu hụt này rõ ràng phải là lượng hàng hoá đến từ những vùng lãnh thổ khác. Với lợi thế về vị trí địa lý, do đó là lợi thế về chi phí vận chuyển, bảo quản thực phẩm, cộng với lợi thế về việc nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu đô thị, vùng ven đô
Có thể bạn quan tâm!
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 2
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 3
- Đánh Giá Tổng Quan Những Vấn Đề Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài
- Vai Trò Của Tài Chính Với Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thị
- Các Công Cụ Tài Chính Chủ Yếu Tác Động Đến Quá Trình Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 8
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
là địa bàn lý tưởng để cung cấp hàng hoá phục vụ cho các đô thị. Diện tích lãnh thổ rộng, nguyên liệu dồi dào hơn các đô thị cũng là lợi thế của vùng ven đô về một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng truyền thống so với vùng có thế mạnh về hàng tiểu thủ công nghiệp là các đô thị. Do đó, sản xuất hàng hoá là xu hướng tất yếu của sản xuất tại các vùng ven đô.
Thứ ba, sự đa dạng của kinh tế ven đô. Kinh tế vùng ven đô không chỉ bó hẹp trong kinh tế nông nghiệp, mà bên cạnh đó còn phát triển mạnh các làng nghề truyền thống, giao lưu buôn bán được đẩy mạnh hơn.
Có thể thấy rằng, sản xuất thủ công nghiệp thường phát triển mạnh ở các đô thị, song do vùng ven đô tiếp giáp với đô thị nên người dân có điều kiện tiếp xúc nhiều với các hoạt động kinh tế đô thị. Từ đó dẫn tới việc người dân vùng ven đô cũng tiến hành sản xuất các ngành nghề thủ công, đặc biệt là các thời điểm nông nhàn. Thậm chí các ngành nghề ở đây còn có nhiều lợi thế hơn như mặt bằng rộng, nguyên liệu sẵn có, nhân công giá rẻ (tận dụng nông dân, lao động già và trẻ em...). Từ đó rất nhiều làng nghề vùng ven đô đã hình thành rất sớm và phát đạt.
Chính vì sản xuất theo hướng hàng hoá và có nhiều ngành nghề phát triển tại các làng nghề, lại là địa bàn giáp ranh có điều kiện thuận tiện về giao thông gắn liền với các đô thị nên kinh tế vùng ven đô có sự giao lưu buôn bán mạnh hơn nhiều so với các vùng kinh tế thuần nông khác. Không có gì ngạc nhiên nếu như người dân ven đô có năng khiếu buôn bán, nhạy cảm hơn hẳn về thương mại giao lưu buôn bán so với người dân thuần nông.
Tại các vùng ven đô, người dân sống bằng rất nhiều nghề, không chỉ sống bằng nghề nông. Họ có thể làm nghề truyền thống, họ có thể “chạy chợ”, họ có thể làm các dịch vụ về kho bãi, cho thuê nhà trọ, họ cũng có thể làm đầu mối tiêu thụ hàng hoá của các vùng thuần nông.
Thứ tư, kinh tế ven đô đuổi theo kinh tế đô thị và dẫn dắt kinh tế nông thôn. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy và cũng là tất yếu vì xu hướng đô thị hoá nông thôn diễn ra trước hết tại địa bàn ven đô và từ địa bàn ven đô mới lan toả tới các vùng
thuần nông quanh nó. Việc đuổi theo kinh tế đô thị và dẫn dắt kinh tế nông thôn còn được hiểu theo nghĩa kinh tế ven đô có tiềm lực kinh tế kém hơn vùng đô thị trung tâm nhưng lại mạnh hơn kinh tế nông thôn. Kinh tế đô thị định hướng kinh tế ven đô, đòi hỏi kinh tế ven đô đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đô thị. Ngược lại, kinh tế ven đô lại yêu cầu kinh tế nông thôn phát triển phù hợp với nó. Kinh tế ven đô có hấp lực rất mạnh đối với kinh tế nông thôn nơi mà người dân nghèo hơn nhiều và việc tiếp cận vào đô thị rất khó khăn là lý do khiến vùng thuần nông nhận thấy việc tiếp cận vùng ven đô là dễ dàng hơn.
Cũng trên khía cạnh này mà tại các vùng ven đô, các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu đều nhằm vào cung cấp cho thị trường đô thị là chính. Nhờ có những đặc điểm trên mà người dân ven đô rất nhanh nhạy với nhu cầu thị trường đô thị, họ sẵn sàng tiếp cận và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó. Thông thường các vùng ven đô thường hình thành các vành đai rau xanh và chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho đô thị. Hơn nữa, có rất nhiều hộ gia đình ở ven đô trở thành các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ phục vụ cho các hạt nhân kinh tế lớn hơn trong các đô thị. Họ có thể gia công ở một vài khâu sản xuất đơn giản theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, họ có thể sản xuất một vài mặt hàng truyền thống hoặc mặt hàng tiểu thủ công nghiệp cho các thương gia trong đô thị,…Tóm lại, vùng ven đô thực sự là vùng vệ tinh phụ cận của các đô thị cả theo khoảng cách địa lý cũng như về ý nghĩa kinh tế.
Từ những lập luận trên đây, có thể rút ra những đặc điểm chính về kinh tế
- xã hội vùng ven đô là:
- Người dân năng động hơn, có thể đồng thời trong nhiều vai: Nông dân, thợ thủ công, tiểu thương...
- Kinh tế đa dạng hơn, không chỉ bó hẹp trong sản xuất nông nghiệp mà còn có nhiều ngành nghề khác, đặc biệt là các làng nghề và hoạt động buôn bán.
- Thu nhập, mức sống thường cao hơn khu vực kinh tế nông thôn thuần tuý.
- Mật độ dân cư vùng ven đô cũng thường cao hơn nhiều so với các khu vực nông thôn thuần tuý.
Bên cạnh những đặc điểm có tính ưu điểm trên, vùng ven đô cũng dễ bị ảnh hưởng của nhiều thói hư tật xấu từ đô thị, làm ảnh hưởng đến những thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hoá của khu vực kinh tế nông thôn. Môi trường của vùng ven đô (đặc biệt là các đô thị lớn) cũng rất dễ bị ô nhiễm nặng nề do chính các chất thải của đô thị gây nên. Điều này không khó bắt gặp ở nhiều vùng ven đô thị của Việt Nam. Chúng rất cần được nhận thức đầy đủ và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.1.2. Công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, mà bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp; Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các tổ hợp, tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực, thực phẩm hoặc các xí nghiệp công nghiệp khác, quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với kinh tế địa phương (nông thôn).
Công nghiệp nông thôn trước hết gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn, công nghiệp có ba vị trí: Đứng trước sản xuất nông nghiệp, song song với sản xuất nông nghiệp và đứng cuối quy trình sản xuất nông nghiệp.
Với vị trí đứng trước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tạo ra và cung cấp cho nông nghiệp công cụ và điều kiện để bắt đầu tiến hành quy trình sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp này công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp máy móc, công cụ khai hoang làm đất, thuỷ lợi, phân bón…
Ở vị trí song song với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp các máy móc, công cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu...
Còn với vị trí đứng cuối quy trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp các máy móc, công cụ phục vụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển nông sản…
Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung của công nghiệp hoá, là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Nó tác động tích cực và hiệu quả tới toàn bộ sự phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Về thực chất công nghiệp nông thôn là một khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xác hơn là hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn. Dưới góc độ sản xuất, công nghiệp nông thôn trước hết là các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn do kết quả của quá trình phân công lao động tại chỗ, chính vì thế nhiều nước còn gọi công nghiệp nông thôn là công nghiệp gia đình, công nghiệp làng xóm (ở Ấn Độ) hoặc công nghiệp hương trấn (ở Trung Quốc).
Công nghiệp hoá nông thôn là khái niệm để chỉ quá trình biến đổi của công nghiệp nông thôn từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống trở thành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng của các ngành không phải là nông nghiệp (bao gồm công nghiệp xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ) trên địa bàn nông thôn.
Từ quan điểm phục vụ phát triển nông thôn, tuy hai khái niệm công nghiệp hoá nông thôn và công nghiệp nông thôn có những điểm khác nhau, nhưng điều quan trọng là cách tiếp cận vấn đề, triển khai vấn đề nhằm thực thi được những mục tiêu cụ thể, đó là: xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập thông
qua con đường phi thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng hàm lượng công nghiệp - dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp truyền thống được đặc trưng bởi sự phụ thuộc chặt chẽ vào đất canh tác và tính chất khép kín, tự cấp để tiêu dùng tại chỗ. Trong khi đó, các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp nông thôn) về thực chất là các hoạt động kinh tế phi canh tác (non-farm econmic activities), nghĩa là không trực tiếp lấy hoa lợi từ ruộng đất và điều quan trọng là không phải là kinh tế tự cấp, mà sản xuất để trao đổi hoặc tiến hành trao đổi các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng. Tự thân các hoạt động phi nông nghiệp không thể tồn tại nếu không dựa vào các mối liên kết phía trước, phía sau của nó, cụ thể là sự phụ thuộc vảo sản xuất nông nghiệp và thị trường trao đổi hàng hoá, dịch vụ ở cả nông thôn lẫn các trung tâm công nghiệp lớn ở thành thị.
Ngoài ra phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống thông qua quá trình công nghiệp hoá nông thôn sẽ là cơ hội để củng cố, tăng cường và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc thể hiện ở các mặt hàng được chế biến bằng bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của những người thợ thủ công Việt Nam, giới thiệu những nét đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam với thế giới.
Có thể nói, công nghiệp nông thôn có vai trò ngày càng to lớn, như ở Việt Nam hiện nay đang thu hút khoảng 60% tổng số lao động và tạo ra khoảng 40% giá trị tổng sản lượng của tiểu thủ công nghiệp trong cả nước. Công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự hình thành, hoàn thiện và mở rộng thị trường, góp phần năng cao trình độ kỹ thuật mở rộng quy mô của quá trình sản xuất và tái sản xuất kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, chúng có tác động đến sản xuất nông nghiệp ở cả đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất nông nghiệp.
- Tác động đầu vào. Công nghiệp nông thôn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp nhiều yếu tố đầu vào. Như điện để duy trì hoạt động của hệ thống tưới tiêu, mở rộng diện tích canh tác, thúc đẩy áp dụng các loại máy động lực phục
vụ công tác chế biến nông sản. Phân bón hoá học, các loại thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc công nghiệp… là những yếu tố đầu vào khác rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi.
- Tác động ở đầu ra. Công nghiệp nông thôn phục vụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển nông sản…tới tay người tiêu dùng. Có thể thấy công nghệ sau thu hoạch bao gồm nhiều công đoạn từ thu hoạch, phân loại, chế biến, bảo quản nông sản phẩm…
2.2. TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ
2.2.1. Nhận thức về tài chính
Tài chính là một phạm trù trừu tượng có quan hệ mật thiết với các quá trình đang diễn ra trong đời sống xã hội, được thể hiện trong các hình thức khác nhau và bao giờ cũng gắn liền với sự vận động của tiền tệ. Đồng thời cũng dễ nhận thấy rằng, sự vận động của tiền tệ tự bản thân nó chưa thể hiện được đầy đủ bản chất của tài chính. Để thể hiện được bản chất tài chính cần thiết phải tìm ra cả các thuộc tính đặc trưng cho bản chất bên trong của chúng. Đó là những đặc trưng chính sau đây.
- Tài chính được thể hiện là sự vận động của các luồng tiền tệ
Sự xuất hiện các quan hệ tài chính luôn luôn được biểu hiện thông qua sự vận động của tiền tệ. Có thể khẳng định, ở đâu không có tiền tệ và sự vận động của chúng thì nơi đó không có những quan hệ tài chính phát sinh. Như vậy, tài chính biểu hiện là sự vận động của các luồng tiền tệ trong đời sống kinh tế - xã hội. Sự xuất hiện của tiền tệ là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện và tồn tại của tài chính. Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh, không có tiền tệ thì không có tài chính. Có thể nói, tiền tệ là “cốt vật chất” của tài chính. Điều này ngày nay đã được thừa nhận chính thức rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, ngay trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 1999, tại trang 1482 cũng đã ghi, tài chính là “Tiền bạc và việc thu chi nói chung”. Tuy nhiên, tài chính và tiền tệ là hai khái niệm khác nhau,