Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 2


Số hiệuNội dungTrang


Biểu đồ 3.1: Hiện trạng làng nghề thành phố Hà Nội 70

Biểu đồ 4.1: GTSX làng nghề trong tổng GTSX công nghiệp thành phố 113

Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân 114

Biểu đồ 4.3: Giá trị sản xuất làng nghề 114

Biểu đồ 4.4: Quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030 115


MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 2

Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương. Công nghiệp nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Là “chìa khoá” của sự tăng trưởng kinh tế, là yếu tố tạo thành môi trường đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức và nó có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Khái niệm “Công nghiệp nông thôn” mới chỉ nêu ra từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế thì công nghiệp nông thôn đã được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các trình độ phát triển khác nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu. Nên vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, các nhà kinh tế, các nhà hoạch định và thực thi chính sách.

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, phát triển công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đối với Việt Nam, là một nước với đặc điểm có nền nông nghiệp lâu đời, nhưng hiện tại vẫn đang tiếp cận với công nghệ hiện đại, 70% dân số sống ở khu vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh, thuần nông, năng suất thấp. Từ đó yêu cầu cấp bách là phải có những chính sách, cơ chế hợp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, phát triển công nghiệp nông thôn những vùng ven đô thị ngoài những đặc điểm chung của các vùng nông thôn, còn có không ít những đặc thù, nên rất cần những chính sách và cơ chế phù hợp, nhất là chính sách, cơ chế tài chính.

Nông thôn nói chung, vùng ven đô Hà Nội nói riêng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong những năm qua, các vùng nông thôn của Hà Nội trong trào lưu chung của cả nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã có những kết quả bước đầu đáng


khích lệ. Tuy vậy, nhìn chung đây vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng và lợi thế vốn có của nó. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có được những chính sách, cơ chế hợp lý, đặc biệt là chính sách và cơ chế tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn.

Nhận thức được điều đó NCS đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội” cho bản luận án tiến sỹ kinh tế của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là thông qua việc hệ thống hóa và làm rõ thêm những nhận thức lý luận về sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven các đô thị; khái quát thực trạng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội với những kết quả, ưu điểm cũng như những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân của chúng để từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hữu hiệu nhất tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cần phải thực hiện là:

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những nhận thức lý luận về tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị;

- Khái quát hóa thực trạng tài chính đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời gian qua;

- Phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ ra những kết quả, ưu điểm cũng như những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân của chúng trong việc sử dụng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội;

- Khảo sát kinh nghiệm của một số địa phương và một số quốc gia trong sử dụng tài chính phát triển công nghiệp nông thôn để từ đó rút ra các bài học cần thiết cho Hà Nội;


- Đề xuất các giải pháp sử dụng tài chính một cách hữu hiệu nhất thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Do tính đa dạng và phức tạp trong phân bố địa hình nông thôn của thành phố Hà Nội, nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số huyện điển hình vùng ven đô Hà Nội;

Giới hạn với 3 công cụ tài chính cụ thể như: Chi ngân sách nhà nước, thuế, tín dụng đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô.

+ Về thời gian: Thực trạng tập trung khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Những định hướng cho đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã kết hợp và sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Điều tra thống kê một số cụm, khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tại một số huyện vùng ven đô thành phố Hà Nội (Được tiến hành ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Thạch Thất, Hoài Đức);

- Trao đổi, toạ đàm về tình hình phát triển công nghiệp nông thôn các huyện, tỉnh;

- Thống kê, tổng hợp những thông tin có liên quan về kinh tế, xã hội, tài chính… từ các cơ quan thống kê và các cơ quan ban ngành khác;

- Phân tích, đánh giá tình hình trên cơ sở các nguồn tài liệu điều tra, thu thập được;


- So sánh, đối chiếu tình hình của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng khác có liên quan.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án kết cấu gồm 4 chương (140 trang).

Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài (16 trang)

Chương 2: Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị (39 trang)

Chương 3: Thực trạng tài chính đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội thời gian qua (44 trang)

Chương 4: Định hướng và giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những năm tới (41 trang)


Chương 1

TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các quan điểm nghiên cứu chính

- Quan điểm hệ thống: Các lĩnh vực tự nhiên cũng như kinh tế xã hội vốn là một thể thống nhất không thể tách rời. Công nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương. Hơn thế nữa, các địa bàn nghiên cứu cũng có mối quan hệ mật thiết với các vùng lãnh thổ chung quanh nó, thậm chí là không liền kề về mặt địa lý nhưng có các mối quan hệ về kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, vùng nghiên cứu vừa là một hệ thống kín nhưng lại là một hệ thống mở, chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Bởi vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố nhất thiết phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể thống nhất dựa trên quan điểm hệ thống.

- Quan điểm tổng hợp: Để đánh giá được thực trạng tài chính cũng như định hướng các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thì cần có cái nhìn tổng quát từ nguyên nhân đến thực trạng và xu hướng phát triển của vấn đề. Muốn vậy, người nghiên cứu phải nắm bắt được những thông tin về tất cả các khía cạnh có liên quan đến lĩnh vực tài chính, bao gồm các công cụ tài chính cũng như yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng ven đô, bởi lẽ nó có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới thực trạng cũng như yếu tố phát triển công nghiệp nông thôn. Do đó, việc phân tích, đánh giá tổng hợp đối với vấn đề là hết sức cần thiết.

- Quan điểm tiếp cận địa lý: Việc đánh giá thực trạng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô cần chú ý tới tính chất và mức độ theo các thời kỳ khác nhau. Hơn nữa, lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp


nông thôn cũng có sự khác biệt theo từng thời kỳ do đặc thù của cơ chế, chính sách, thị trường… Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu cũng cần có những thông tin phải truy hồi quá khứ hay dự báo tương lai. Do vậy, khi nghiên cứu cần chú ý tới tính chất địa lý của đối tượng theo thời gian và theo không gian để có những đánh giá và dự báo đúng đắn.

- Quan điểm phát triển bền vững: Quá trình phát triển công nghiệp nông thôn nói riêng và quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới hiện nay đang đứng trước thách thức lớn về lĩnh vực tài chính, vấn đề môi trường sinh thái, nếu không giải quyết kịp thời vấn đề này thì sẽ không thể hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cần cân đối giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các nguồn lực tài chính. Cụ thể là việc sử dụng công cụ tài chính, tài nguyên phải nằm trong phạm vi chịu tải của chúng để chúng có thể khôi phục về số lượng và chất lượng theo quy luật của tự nhiên. Nếu vượt quá “ngưỡng” cho phép thì khả năng huy động nguồn lực, tự làm sạch, tự phục hồi sẽ không còn nữa, sẽ dẫn đến sự mất cân đối nguồn lực, mất cân bằng hệ sinh thái, tạo điều kiện thúc đẩy sự huỷ hoại nguồn lực, môi sinh của cộng đồng. Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá tác động của công cụ tài chính và môi trường hay quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, nhất thiết phải gắn với mục tiêu vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tuy nhiên có đặt trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi ngành, đặc biệt là vấn đề tài chính trong phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô mà có những tiêu chí phù hợp. Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Hà Nội hiện nay, vấn đề phát triển bền vững cần có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích sinh thái; hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hoá - xã hội..

1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên cứu nào. Các tài liệu cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên quan tới địa bàn


nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên cứu định hướng rõ ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài. Công việc này được tiến hành trong giai đoạn đầu tiên của luận án và có thể được bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp chung cho nhiều ngành khoa học. Mỗi hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội đều bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, chúng có mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp này để phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với tài chính phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội.

- Phương pháp thực địa: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu. Đồng thời bổ sung được những nội dung, những thông tin mà các nghiên cứu trên tài liệu có thể chưa phản ánh được hết. Ngay cả sau khi đưa ra kết quả vẫn cần đến khâu thực địa, khảo sát thực tế để kiểm chứng những kết quả đó. Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát một số Huyện vùng ven đô thành phố nhằm thu thập các thông tin, lấy mẫu phân tích và phỏng vấn các hộ sản xuất kinh doanh về đầu tư cho phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phương pháp phỏng vấn nhanh: Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thông tin chưa có tài liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin liên quan đến công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống vùng ven đô thành phố Hà Nội. Sau khi phỏng vấn cần tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu được.

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Việc mô hình hoá các dữ liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022