chế; Tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm là sự trông chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ bản của người dân đối với vấn đề môi trường là không biết làm gì và không có những hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường…
Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ những kiến nghị trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%; giải pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người sản xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì ngừng sản xuất chỉ có 1,1 (Đặng Đình Long, 2005). Qua đó cho thấy rằng ý thức của cộng đồng trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi trường còn nhiều hạn chế, vấn đề xung đột môi trường có nguy cơ khá cao và phức tạp.
Khu vực nghiên cứu. Hà Nội là một trong những tỉnh có hoạt động làng nghề phát triển điển hình ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Sau khi mở rộng, Hà Nội có khoảng 1.275 làng nghề, trong đó có 226 làng nghề được UBND Thành phố công nhận với các tiêu chí của làng nghề. Với vai trò và hiện trạng của các làng nghề như hiện nay, thành phố cũng như nhiều tác giả có những bài viết và các đề tài nghiên cứu về hoạt động làng nghề, về thực trạng sản xuất, những khó khăn hiện tại và xu hướng, kiến nghị… Ví dụ như: “Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô (Mai Thế Hởn, 1998)”, “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây” (Ngô Trà Mai, 2008). “Một số vấn đề bức xúc về môi trường làng nghề Hà Tây” (Phùng Thanh Vân, 2009); “Bộ ba làng nghề bất lực trước ô nhiễm môi trường” (www. Isge.gov.vn, 8.2007)…
Đề tài nghiên cứu của Sở NN&PTNT Hà Nội “Đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển một số làng nghề nông thôn ngoại thành Hà Nội”. Đề cập đến những vấn đề có tính lý luận về ngành nghề và làng nghề ở nông thôn,
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. Phân tích thực trạng làng nghề và sự tác động của chính sách đến phát triển ngành nghề nông thôn ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1995 - 2000, trong đó nhấn mạnh các giải pháp chính sách phát triển ngành nghề của Trần Minh Yến, 2003.
Các bài viết đã nêu được khái quát quy mô và sản phẩm chủ yếu của các làng nghề Hà Nội. Nhất là đề cập đến nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề. Tuy nhiên đi sâu vào một khu vực nhỏ thì chưa cụ thể, nhất là những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của khu vực làng nghề.
Trong bối cảnh mới Hà Nội mở rộng như hiện nay, Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Hà Nội vừa đề xuất với UBND thành phố về việc bảo vệ môi trường tại các làng nghề, phố nghề.
Theo đó, ngành du lịch Hà Nội sẽ tiến hành khảo sát, lựa chọn các phố nghề, làng nghề có đủ tiêu chuẩn về: Sản phẩm tiêu biểu, hạ tầng cơ sở vật chất, văn minh giao tiếp, môi trường cảnh quan để xây dựng các điểm du lịch. Tiếp đến, các địa phương sẽ áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ứng dụng các hệ thống xử lý chất thải và xây dựng quy chế bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch phố nghề, làng nghề.
Có thể bạn quan tâm!
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 1
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 2
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 3
- Tài Chính Đối Với Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thị
- Vai Trò Của Tài Chính Với Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Thị
- Các Công Cụ Tài Chính Chủ Yếu Tác Động Đến Quá Trình Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Đây là một đề xuất hay và cần thiết để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, hạ tầng cơ sở không đảm bảo và giao thông chật chội đang diễn ra phổ biến tại các làng nghề. Bởi hiện nay du lịch làng nghề, phố nghề Hà Nội trở thành một trong 7 tour du lịch đặc sắc, hấp dẫn khách.
1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa
Có thể nói, công nghiệp nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.
Trên thế giới, khái niệm “công nghiệp nông thôn” mới chỉ được nêu ra từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng thực tế thì công nghiệp nông thôn đã
được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các trình độ phát triển khác nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu.
Đối với Việt Nam - một nước nông nghiệp còn lâu đời, 70% sống ở khu vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc lập, thuần nông, năng suất lao động thấp, nhu cầu việc làm rất bức bách, phát triển công nghiệp nông thôn, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt được nghiên cứu từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX.
Từ những nghiên cứu trên thế giới và trong nước, những vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn có liên quan đến đề tài cần được kế thừa và phát triển đó là: “nhà máy làng xã”, “mô hình sản xuất làng xã” và “xã hội hóa làm thủ công”, “tiềm năng công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, bài học rút ra từ Trung Quốc”, “phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “hoàn thiện các giải pháp kinh tế tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông hôn vùng Đồng bằng sông Hồng”, cụ thể hơn trong quá trình nghiên cứu đề tài một số vấn đề cần được kế thừa đó là: Nắm được vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam; đánh giá được thực trạng quá trình công nghiệp nông thôn Việt Nam; kết quả khảo sát “nhanh” tại một số địa phương và kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới. Để từ đó đưa ra định hướng phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta và một số kiến nghị giải pháp cơ bản, cần thiết; đặc biệt là nêu được thực trạng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn và đưa ra được định hướng các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
1.3.2. Những vần đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài
Với nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven thành phố Hà Nội. Vấn đề đặt ra
tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài là đề tài có thể nghiên cứu từ một vùng ven của Thành phố rộng hơn là cả Thành phố, vùng đồng bằng sông Hồng hoặc một Quốc gia. Rộng thêm không phải lĩnh vực tài chính mà nghiên cứu về cơ chế, chính sách về tài chính, lao động, thuế, ứng dụng tiến bộ khoa học trong phát triển công nghiệp nông thôn hay kinh nghiệm của một số nước trong phát triển công nghiệp nông thôn hoặc vai trò ngành nghề đối với phát triển công nghiệp nông thôn.
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ trợ cho đề tài về tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn nhằm có nhiều vần đề mới để phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng phát triển.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đưa ra được những quan điểm, phương pháp và tổng quan tình hình nghiên cứu; đánh giá được tổng quan những vấn đề đã được nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội”. Trong chương này có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây.
Một là, đã đưa ra được các quan điểm nghiên cứu chính có liên quan đến đề tài như: Quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm tiếp cận địa lý, quan điểm phát triển bền vững; để từ đó đưa ra các phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp thực địa; phương pháp phỏng vấn nhanh; phương pháp bản đồ, biểu đồ.
Hai là, từ những quan điểm và phương pháp nghiên cứu chính, đề tài cũng phân tích được tổng quan tình hình nghiên cứu đối với các công trình nghiên cứu trong nước, các công trình nghiên cứu ở ngoài nước đã công bố cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống về tài chính
đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô. Vì vậy, đề tài này tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá và làm rõ những nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất định hướng và đưa ra các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những năm tới;
Ba là, trên cơ sở những quan điểm, phương pháp và tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước, ngoài nước; đề tài cũng đưa ra được những vấn đề cần kế thừa về lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô và đặt ra những vấn đề tiếp tục cần nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Có thể nói rằng các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã công bố kể trên có giá trị tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận án.
Chương 2
TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ
2.1. CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ
2.1.1. Kinh tế vùng ven đô thị
Vùng ven đô thị được hiểu là vùng tiếp giáp với đô thị, là bước "đệm" giữa khu vực kinh tế đô thị và khu vực kinh tế nông thôn. Vùng này chính là cầu nối giữa các đô thị với vùng nông thôn thuần tuý. Vị trí đặc biệt có tính cầu nối, về mặt địa lý vùng này chính là nhân tố cơ bản và quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ các mặt về kinh tế, xã hội và chính trị, văn hoá của các vùng ven đô.
Như vậy, về mặt tự nhiên, vùng ven đô thị về cơ bản có nhiều nét tương đồng với đô thị mà chúng bao quanh. Trên thực tế không có sự khác biệt quá nhiều về điều kiện tự nhiên giữa đô thị và vùng ven đô. Tuy nhiên, về đặc điểm kinh tế - xã hội thì vùng ven đô có nhiều điểm khác biệt cả với đô thị và cả với vùng nông thôn thuần nông.
Ở Việt Nam, vùng ven đô tồn tại ở tất cả các đô thị, từ đô thị cấp 1 đến đô thị cấp 5. Vì là cầu nối giữa các đô thị và vùng thuần nông nên đô thị càng lớn, cấp độ càng cao thì vùng ven đô càng rộng lớn và ngược lại. Đặc điểm tự nhiên của vùng ven đô về cơ bản không có gì nổi bật hơn so với khu vực nông thôn, mà thực chất là mang đặc điểm của khu vực nông thôn với những xóm làng, đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, đầm phá... là phổ biến. Điều này rất dễ cắt nghĩa vì trên thực tế, địa giới cho một đô thị thông thường cũng không được quy định rõ ràng bằng các tiêu thức cụ thể, hầu như chỉ căn cứ vào địa giới hành chính (phường, xã...). Cứ sát ven các đô thị là người ta thành lập các đơn vị hành chính cận đô thị. Ví dụ, sát các quận nội thành của một đô thị sẽ là các huyện ngoại thành, sát các phường của thị trấn, thị xã là các xã ven đô. Các đô thị như là một hạt nhân có tính lan toả mạnh. Ban đầu đô thị mới ra đời có thể có quy mô, diện tích lãnh thổ nhỏ hơn, vùng ven đô khi đó cũng là khu vực bao quanh nó cũng nhỏ hơn. Khi đô thị phát triển thì vùng ven đô tự thân nó cũng phải tăng thêm
diện tích lãnh thổ vì đô thị lớn lên thì vùng bao quanh nó cũng lớn thêm. Thế là những vùng trước kia là thuần nông ở ngay sát vùng ven đô, giờ đây lại trở thành vùng ven đô. Vì vậy, về mặt tự nhiên rõ ràng vùng ven đô không khác biệt so với vùng nông thôn thuần tuý.
Tuy đặc điểm tự nhiên là không có gì nổi bật lắm nhưng vùng ven đô lại khá nổi bật về đặc điểm kinh tế - xã hội.
Có thể nói, bản sắc cơ bản thuộc bản chất của vùng ven đô là khu vực kinh tế nông thôn với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm ruộng. Người dân sống ở đây có nguồn gốc cơ bản là nông dân. Vì vậy, so với trung tâm kinh tế - xã hội là các đô thị với tư cách là hạt nhân của vùng ven đô thì cơ cấu kinh tế, ngành nghề của vùng ven đô khác hẳn với cơ cấu kinh tế và ngành nghề chủ yếu của các đô thị. Ngược lại, trong tương quan với những vùng thuần nông thì vùng ven đô có cơ cấu kinh tế và các ngành nghề chủ yếu khá tương đồng. Dân cư cũng chủ yếu là nông dân, ngành nghề cơ bản là nông nghiệp. Tuy thế, nông thôn, nông nghiệp, nông dân của vùng ven đô không còn thuần khiết như các vùng nông thôn thuần tuý nữa. Do vị trí "bản lề"; "giáp ranh" giữa đô thị và nông thôn mà vùng ven đô có những đặc điểm kinh tế - xã hội rất riêng nếu đem so sánh với vùng thuần nông khác. Về cơ bản, vùng ven đô chính là vùng đệm cả về kinh tế và xã hội. Cụ thể, về kinh tế thì vùng ven đô chủ yếu giữ vai trò cung cấp một số yếu tố đầu vào cho khu vực sản xuất và dịch vụ của đô thị. Trên thực tế, lao động nhàn rỗi của vùng ven đô đều phục vụ cho đô thị xét trên nhiều khía cạnh, như họ có thể trực tiếp đi vào đô thị làm việc trong các doanh nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, họ cũng có thể làm tại gia đình những công việc phục vụ cho nhu cầu của khu vực đô thị. Do đó, sản phẩm sản xuất ra tại các vùng ven đô dù là hàng nông sản hay tiểu thủ công nghiệp thì đều mang tính hàng hoá, được sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, để trao đổi, không phải nhằm mục tiêu tiêu dùng tự thân như nhiều vùng thuần nông khác. Cơ cấu hàng hoá của vùng ven đô chủ yếu là hàng hoá nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp và về cơ bản là nhằm mục đích tiêu thụ tại các đô thị, phục vụ trước hết cho nhu cầu
của các đô thị. Một điều dễ nhận thấy là bao quanh các đô thị lớn thường là các làng nghề truyền thống. Một vài làng nghề truyền thống điểm xuyến quanh vành đai các vùng đô thị chính là điều dễ nhận thấy của các vùng ven đô. Trước khi đi vào các đô thị, vùng ven đô sẽ hiện ra với nhiều vành đai rau xanh, vành đai nuôi trồng thuỷ sản hoặc chăn nuôi phục vụ nhu cầu lương thực thực phẩm của các đô thị. Vì vậy, so với các vùng thuần nông khác, mặc dù điều kiện tự nhiên của vùng ven đô gần như tương đồng nhưng điều kiện kinh tế gần như khác biệt. Vì là sản xuất hàng hoá để bán trong các đô thị nên quy mô sản xuất của vùng ven đô thường lớn hơn quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ của các vùng thuần nông. Đồng thời, trình độ tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất một vài mặt hàng có thế mạnh riêng của từng làng, từng xã của các vùng ven đô cũng khá hơn hẳn so với các vùng thuần nông thôn thường. Sự chuyên môn hoá sâu sắc và lâu đời, ngày càng tích luỹ nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp khiến vùng ven đô cho ra đời nhiều mặt hàng truyền thống. Đó có thể là một loại rau thơm có hương vị đặc biệt, có thể là một vài loại bánh trứ danh, có thể là một vài món ăn gia truyền, một vài kiểu dáng sản phẩm độc đáo,… Chính từ các mặt hàng truyền thống này mà một số vùng ven các đô thị lớn còn trở thành những điểm du lịch thu hút du khách và tại đó du lịch cũng trở thành một ngành kinh tế quan trọng cho vùng ven đô.
Về mặt xã hội, do mang trong mình bản chất gốc gác là nông dân, văn minh văn hoá gắn liền với văn minh văn hoá nông nghiệp, nông thôn. Tục lệ, làng xã và truyền thống gia đình họ tộc của người dân ven đô có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, so với các vùng thuần nông thì về văn hoá xã hội, vùng ven đô có nhiều khác biệt. Những điểm khác biệt này xuất phát từ chính vị trí là cầu nối giữa các đô thị và khu vực thuần nông thôn của vùng ven đô. Đô thị không chỉ là trung tâm kinh tế của một vùng lãnh thổ mà bao quanh nó chính là các vùng ven đô mà đô thị còn chính là các trung tâm văn hoá xã hội của một vùng lãnh thổ. Tại các đô thị, việc tiếp nhận các nền văn hoá, các văn minh xã hội đặc thù của các vùng lãnh thổ khác hoặc của các nước khác rất mạnh mẽ. Bản thân từng đô