Dệt may sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước và khi đó, sản xuất thường không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các DN Dệt may độc chiếm thị trường và sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ hết, vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác. Việc xuất hiện các DN Dệt may FDI đã phá vỡ thế độc quyền này. Khách hàng đã có nhiều sự lựa chọn hơn. Các DN Dệt may FDI, với phương thức kinh doanh mới hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn đã nhanh chóng thu hút người tiêu dùng, buộc các DN Dệt may trong nước phải đổi mới để nâng cao NLCT. Thực tế cho thấ y, trong khi DN Dệt may FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các DN này với nhau, thì các DN Dệt may trong nước chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ DN Dệt may FDI và cạnh tranh từ chính các DN Dệt may trong nước. Trong khi DN Dệt may FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm (chủng loại, mẫu mã mới ), thì DN Dệt may trong nước lại chịu sức ép cao nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía DN Dệt may FDI.
Phụ lục 2.6 phản ánh phần nào việc các DN FDI liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường, trong khi các DN trong nước vẫn đang phải dồn sức cải tiến dây chuyền và công nghệ sản xuất. Khi các DN FDI đầu tiên bước vào thị trường dệt may Việt Nam, về cơ bản họ có độc quyền trong ngành công nghiệp này, và do đó không có tác động tràn xảy ra. Khi các DN FDI đã xâm nhập được vào thị trường dệt may Việt Nam, cùng với các DN Dệt may trong nước được phát triển mạnh, điều đó có nghĩa rằng các DN FDI và các DN trong nước có sự cạnh tranh với nhau. Trong điều kiện gia tăng cạnh tranh, sự có mặt của các DN FDI có tác động lớn đến môi trường cạnh tranh trong ngành Dệt may Việt Nam và kích thích các DN trong nước phải thay đổi phương thức SXKD trong việc sản xuất và tiếp thị.
Sản phẩm của các DN FDI với chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phong phú đã được người tiêu dùng trên thế giới chấp nhận, đồng thời sau một thời gi an SXKD ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, họ đã tích lũy được những kinh nghiệm để cải tiến sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, các DN Việt Nam còn mang nặng lối tư d uy sản phẩm chỉ cần đáp ứng giá trị sử dụng là đủ , mà chưa quan tâm đến các yêu cầu khác của sản phẩm như thẩm mỹ, kiểu dáng,
thời trang, sang trọng…, không lấy khách hàng làm xuất phát điểm để sản xuất sản phẩm. Do đó, tính độc đáo của sản phẩm không cao, các sản phẩm hầu như luôn đi sau các sản phẩm của các DN FDI về kiểu dáng và tính năng, do đó tính cạnh tranh thấp. Hiện nay, các DN Việt Nam đã nhận thức được giá trị sử dụng đóng vai trò quyết định, nhưng còn nhiều yếu tố khác đóng vai trò quan trọng như kiểu dáng, bao bì…để thu hút khách hàng mua sản phẩm .
Kết quả điều tra của VCCI (2011) cho thấy, có 39,66% DN Dệt may duy trì lợi thế của mình nhờ yếu tố giá thành sản phẩm. Một điểm mạnh của các DN Dệt may trong nước là khả năng thâm nhập thị trường tiềm năng. 53,82% DN cho biết, họ có lợi thế về tìm kiếm thị trường. Việc phát hiện ra những phân khúc thị trường mới, những nhu cầu tiềm ẩn của người tiên dùng đang là lợi thế của nhiều DN khi bước vào sân chơi quốc tế. Đây là một động thái tích cực trong quá trình nâng cao NLCT vì thị trường đầu ra luôn là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ DN nào [53].
Một trong những nhân tố quan trọng giúp ngành Dệt may trụ vững được trong
điều kiện cạnh tranh quyết liệt từ phía các DN FDI là chủ trương quay về phát triển kinh doanh tại thị trường nội địa. Mặc dù, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam hiện nay, nhưng tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 25% năng lực sản xuất [8]. Trong khi đó, Việt Nam là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng với gần 90 triệu dân cùng với hơn 4 triệu khách du lịch mỗi năm và mức tăng trưởng thu nhập quốc dân đứng thứ hai châu Á (chỉ sau Trung Quốc), nên các DN Dệt may đã triệt để khai thác. Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Khi bỏ qua thị trường nội địa, các DN Dệt may Việt Nam đã tự mình bỏ một cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển.
Cạnh tranh gia tăng đã buộc các DN Việt Nam phải điều chỉnh và đáp ứng. Cạnh tranh từ các DN Trung Quốc đã khiến các nhà sản xuất Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số công ty may của Việt Nam đề cập đến sự cạnh tranh của Trung Quốc, kết hợp với việc dỡ bỏ quota Hiệp định Đa Sợi (MFA) theo khuôn khổ WTO, như là những động lực chính thúc đẩy họ chuyển sang các sản phẩm chất
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 8
- Mô Hình Đánh Giá Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Tổng Quan Về Đầu Tư Trực Tiếp Nướ C Ngoài Vào Ngành Dệt May
- Phương Thức Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Dệt May
- Thực Trạng Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Chiều Dọc (Tác Động Tràn Liên Ngành Dệt May Việt Nam)
- Biểu Diễn Kết Quả Hồi Quy Dựa Trên Quy Mô Dn Theo Ba Phương Pháp. Mục Đích Của Hồi Quy Này Là Phân Tích Ảnh Hưởng Của Quy Mô Của Dn Tới Tác
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
lượng cao hơn. Vì sự cạnh tranh của Trung Quốc, Công ty May 10 không thể cạnh tranh trong các “sản phẩm thông thường”, tức là quần áo dễ sản xuất, lấy số lượng nhiều bù lãi ít. Để có thể tồn tại, May 10 đã chuyển sang áo sơ mi và đồ vét chất lượng cao hơn đòi hỏi công nghệ tiên tiến hơn, đầu tư nhiều hơn và lao động có kỹ năng cao hơn. Các công ty may lớn khác của Việt Nam cũng đã có những bước đi tương tự vì lý do tương tự [52].
Đối với thị trường trong nước, thời gian qua, ngành Dệt may, mà đại diện là VINATEX đã tiến hành đầu tư xây dựng phát triển chuỗi siêu thị với 77 siêu thị Vinatex Mart trên 29 tỉnh thành trong cả nước [15]; đầu tư xây dựng các cửa hàng, đại lý sản phẩm của các DN như: TCT Việt Tiến đầu tư hình thành hơn 1.200 cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại trên toàn quốc [19]; TCT May Nhà Bè có hơn hơn 200 cửa hàng, đại lý phủ khắp các tỉnh thành trong nước [46]. Các DN Dệt may hàng năm tiến hành chi hàng trăm triệu đồng cho hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thị trường, xúc tiến bán hàng. Mặc dù vậy, việc đầu tư hình th ành các chuỗi đại lý trong nước còn mang tính chất “phi vụ”, chưa nghiên cứu đặc điểm thị trường về khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, tiềm năng, đối thủ cạnh tranh…) và đặc điểm trong nước (điều kiện kinh tế, quy định ràng buộc pháp lý).
Nhiều DN Dệt may đứng vững được nhờ phát triển song song cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Các DN như Phong Phú, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng, Thái Tuấn... đã thực hiện có hiệu quả việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, bằng cách tăng cường tiếp thị tại các thành phố lớn, kết hợp với chương trình đưa hàng hóa về nông thôn. Sự nỗ lực của các DN trong việc định hướng quay về thị trường nội địa đã được đền đáp bằng hệ thống các siêu thị dệt may và sự đón nhận của người tiêu dùng trong nước.
Theo kết quả khảo sát của VCCI (2011), dưới tác động của FDI, các DN Dệt may đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm. Có 68,16% DN Dệt may cho biết đã tăng cường cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm, yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN. Con số này cho thấy, các DN Dệt may đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng
không chỉ giúp DN có cơ hội tăng giá bán sản phẩm, mà cò n là cách thức xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường mang tính lâu dài. Có 24,95% các DN Dệt may tham gia khảo sát giữ vững được sự ổn định chất lượng và mẫu mã sản phẩm như trước. Chỉ có gần 1% DN bị sụt giảm chất lượng sản phẩm [53].
Các DN FDI đều coi thương hiệu là tài sản và vũ khí quan trọng để cạnh tranh. Thương hiệu sẽ giúp bán hàng với giá cao hơn và thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Nhận thức được điều đó, họ đã đầu tư rất nhiều cho thương hiệu của mình . Họ có một bộ phận riêng phụ trách việc phát triển thương hiệu. Do đó, sản phẩm của họ được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Còn các DN Việt Nam, hoạt động xúc tiến hỗn hợp còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều DN mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về DN. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các DN cũng gặp khó khăn: 23% DN cho rằng có khó khăn về vốn và tài chính, nạn hàng giả và vi phạm bản quyền 19%, thủ tục 14%, NNL 11,8%, xây dựng chiến lược và cách thực hiện 8%, thủ tục hành chính 7,2%, giá dịch vụ 6,3%. Nhiều DN thường xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm nên không đăng ký thương hiệu và họ đã phải trả một giá đắt như May Việt Tiến… đã bị mất tên thương hiệu trên thị trường thế giới. Ngoại trừ một vài DN, còn lại hầu hết đều chưa chú ý đầu tư cho hoạt động xây dựng thương hiệu sản phẩm (Chi tiết được thể hiện ở Phụ lục 2.11).
Môi trường kinh doanh trong thị trường Dệt may Việt Nam ngày nay có tính cạnh tranh cao với một số lượng lớn các DN tham gia. Các tính năng như chi phí, định hướng nghiên cứu, danh mục sản phẩm, năng lực sản xuất, tiếp thị và mạng lưới phân phối là những yếu tố quan trọng cho một DN thành công và có thể cạnh tranh hiệu quả với các DN Dệt may FDI. Các DN FDI ở Việt Nam có lợi thế rất nhiều trong những yếu tố này, trong khi các DN trong nước thì lại bất lợi hơn về những yếu tố đó. Khi mới thâm nhập thị trường trong nước, các DN FDI còn nhiều bỡ ngỡ. Họ đã tập trung đầu tư nghiên cứu thị trường và tiếp thị quảng bá sản phẩm. Các DN trong nước đã áp dụng những kinh nghiệm trong chiến lược và marketing của các DN FDI để có thể cạnh tranh. Họ buộc phải cố gắng nhiều hơn để theo kịp với khả năng marketing
của các DN FDI, và nhất là với các MNCs.
Tác động tràn từ sự cạnh tranh đã càng tăng khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên tự do hóa và Chính phủ Việt Nam muốn tăng cường thu hút FDI để kích thích cạnh tranh. Các DN FDI đóng góp vào sự gia tăng cạnh tranh trong ngành Dệt may. Nếu không phải cạnh tranh, sự phát triển các sản phẩm của các DN không có khả năng xảy ra ở cùng một tốc độ như trong môi trường cạnh tranh.
Tăng cường môi trường cạnh tranh sẽ gây khó khăn cho các DN Dệt may quy mô nhỏ. Nhiều DN quy mô nhỏ đang thiếu sản xuất/sản phẩm có chất lượng và nhiều DN hoạt động không có hiệu quả. Với các DN sản xuất quy mô nhỏ, sự hỗ trợ của Chính phủ, trong điều kiện trợ giúp với nâng cấp, là chưa đủ, gây khó khăn cho các DN nhỏ để vận dụng cạnh tranh. Do đó, nguy cơ của “hiệu ứng cạnh tranh”, tác động tràn tiêu cực, với áp lực gia tăng từ các DN Dệt may Việt Nam. Các DN có quy mô nhỏ phải giảm sản xuất hoặc đóng cửa nếu không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, tác động tràn từ sự cạnh tranh dẫn đến sự suy giảm của các DN không có hiệu quả, và trong ngắn hạn, các DN kém hiệu quả rất có thể sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Mặt khác, về lâu dài, ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam có khả năng phát triển mạnh và phân bổ tốt hơn các nguồn tài nguyên.
Kết quả điều tra của VCCI (2011) cho thấy, giá thành sản phẩm hiện vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng NLCT của các DN. Điều đó cho thấy, DN chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế về hạ thấp chi phí sản xuất, trong đó chủ yếu là chi phí về lao động, nguyên vật liệu, quản lý… Cuộc chạy đua về giảm chi phí có thể sẽ khiến các DN lựa chọn nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, sử dụng sức lao động vượt quá các quy định của pháp luật hoặc không tuyển được các nhân sự chất lượng cao. Hơn nữa, về lâu dài, hướng cạnh tranh này sẽ không giúp các DN tiếp cận được với những phân khúc thị trường cao cấp-nơi mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận giá sản phẩm/dịch vụ cao, nhưng cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm /dịch vụ phải tương ứng [53].
2.2.1.2. Kênh bắt chước và trình diễn các hiệu ứng
Ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam về cơ bản là được xây dựng dựa trên
sự bắt chước và trình diễn các hiệu ứng thông qua mẫu mã và công nghệ đã phát triển của nước ngoài. Các DN FDI xâm nhập vào thị trường dệt may Việt Nam mang theo mẫu mã sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến, cho phép các DN trong nước sao chép và phổ biến kiến thức công nghệ từ các DN FDI. Đổi mới sản phẩm tương đối dễ dàng để sao chép và công nghệ có thể rò rỉ ra ngoài thông qua việc thay thế nhân viên hoặc các phương thức được hệ thống hóa. Các DN FDI ở Việt Nam đã “miễn cưỡng” đóng góp vào sự phát triển của ngành thông qua các DN trong nước bắt chước sản phẩm của họ. Sự bắt chước sản phẩm đã tồn tại dẫn đến lựa chọn bí quyết sản xuất và phát triển công nghệ cho các DN Việt Nam. Do đó, tác động tràn từ sự bắt chước của công nghệ và kiến thức của các DN FDI là rất lớn trong ngành Dệt may Việt Nam.
Ngành Dệt may Việt Nam sẽ không có thể phát triển nhanh nếu các DN không được phép làm bản sao của các sản phẩm dệt và may đã tồn tại. Chi phí trung bình của việc phát triển một loại sản phẩm mới cho thị trường quốc tế cao và đầu tư lớn là cần thiết cho quá trình này. Nó rẻ hơn và tốn ít thời gian hơn để phát triển các quy trình mới và sản xuất các sản phẩm đã tồn tại và Việt Nam, với nguồn lực hạn chế, ngành công nghiệp có thể phát triển vì sản xuất loại sản phẩm mới. Những mất mát của kiến thức để người Việt Nam bắt chước là một chi phí cho các MNCs, nhưng dù sao hầu hết các DN FDI quyết định ở lại Việt Nam bởi lý do doanh số bán hàng lớn của họ trong thị trường Việt Nam. Các MNCs vào thời điểm đó, và vẫn còn có thương hiệu mạnh ở Việt Nam và chi phí thấp và vốn chung của lao động có tay nghề cao đã làm cho nó có giá trị để ở lại.
Phần lớn các DN Dệt may Việt Nam hiện nay là các DNV&N. Nhiều DN lớn hơn sở hữu công nghệ tiên tiến và có thể tác động tràn từ sự bắt chước không phải là mạnh như trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn có phạm vi cho các tác động tràn thông qua sự bắt chước nếu các MNCs giới thiệu công nghệ mới. Với cơ chế bằng sáng chế mạnh mẽ để bảo vệ quyền SHTT, tác động tràn thông qua sự bắt chước ít có khả năng được tạo ra trong tương lai. Việc áp dụng cơ chế bằng sáng chế mới có khả năng giới hạn sự bắt chước được thực hiện ở Việt Nam, mà có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển trong ngành Dệt may trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, sự bảo hộ có hiệu quả quyền SHTT là cần thiết để ngành Dệt may phát triển hơn nữa. Việt Nam có khả năng sáng tạo và số lượng DN trong nước ngày càng tăng cường đầu tư vào hoạt động R&D để phát triển các sản phẩm mới. Tác động tràn thông qua sự bắt chước có thể sẽ giảm nhưng với việc xuất hiện nhiều DN FDI, công nghệ mới đang từng bước du nhập vào trong nước, thông qua hợp tác, tác động trình diễn vẫn có thể xảy ra. Hơn nữa, tác động tràn từ hiệu ứng bắt chước và trình diễn cũng có thể được tìm thấy trong các khâu tiếp thị và quản lý.
2.2.1.3. Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Dệt may trong nước
Công nghệ trong ngành Dệt may thường không phức tạp, nhưng do tốc độ nhanh chóng của việc nghiên cứu sản phẩm mới và các yêu cầu cao về chất lượng và hiệu quả, các chi nhánh dệt may nước ngoài ở Việt Nam nhận được công nghệ từ công ty mẹ, triển khai trong quản lý và quy trình sản xuất, do đó mà có thể kích thích tác động tràn xuất hiện.
Tác động tràn của FDI trong điều kiện CGCN từ các MNCs trong ngành Dệt may Việt Nam đã diễn ra ở giai đoạn đầu. Do Việt Nam muốn xây dựng ngành Dệt may phát triển mạnh, có sức cạnh tranh cao nên đã chào đón việc thâm nhập của các TNCs nhằm tăng cường năng lực các ngành công nghiệp trong nước thông qua kỹ năng quản lý hiện đại, với kiến thức và bí quyết công nghệ cao của các DN FDI. Trong giai đoạn đầu, các DN FDI đầu tư vào ngành Dệt may ở Việt Nam nhiều hơn so với các DN lớn và DN quốc doanh của Việt Nam. Các MNCs đóng góp đến sự tiến bộ công nghệ trong ngành công nghiệp, chủ yếu thông qua sự bắt chước sáng tạo, và việc tăng cường công nghệ từ các DN FDI cho phép các DN trong nước tăng NSLĐ và xây dựng NCT trong lĩnh vực mới.
Các DN lớn nhất của Việt Nam có công nghệ tiên tiến, và vì vậy, khoảng cách công nghệ giữa DN FDI và các DN lớn trong nước được thu hẹp. Hiện đã có một sự hội tụ sản xuất từ các DN FDI và các DN lớn ở trong nước. Các MNCs ở Việt Nam sử dụng công tiên tiến tương tự như các DN hàng đầu trong nước. Do đó,
phạm vi CGCN bị hạn chế. Công nghệ của các DN FDI là tiên tiến hơn nhiều so với công nghệ của những DN Dệt may có quy mô nhỏ, và tương đương công nghệ của các DN hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách công nghệ và kiến thức trong điều kiện cải tiến hoạt động R&D giữa các MNCs và DN Việt Nam vẫn còn rộng.
Một số DN FDI ở Việt Nam trợ giúp kỹ thuật cho các nhà cung cấp dệt may
của họ ở trong nước để nâng cao CLSP. Do đó, CGCN được diễn ra giữa một số DN FDI và các nhà cung cấp của họ. Một số nhà cung cấp đầu vào có thể nâng cấp các cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Nó mang lại lợi ích kinh tế và công nghệ cho các nhà cung cấp hơn so với tự sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất cho DN FDI đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Nhân viên QLCL kiểm tra các nhà máy gia công thường xuyên. Họ ưu đãi cho các nhà cung cấp để nâng cao và giữ cho chất lượng và công nghệ để có thể cạnh tranh. Tác động tràn trong điều kiện nhận thức chất lượng cho các sản phẩm và quy trình sản xuất do đó được tạo ra.
Xem xét mức độ công nghệ trong ngành Dệt may, thấy có sự hạn chế CGCN đang diễn ra ở Việt Nam. Khu vực DN FDI có gần 400 xưởng may với trên 400.000 thiết bị có trình độ công nghệ hầu hết thuộc Nhóm 1 (trình độ tiên tiến) và Nhóm 2 (trình độ trung bình khá). Một số xưởng thuộc các công ty như: Esquel, Chutex, Hansoll, Namyang, Shing Viet, Scavi,... với dây chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên dùng có trình độ tự động hóa cao và áp dụng phổ biến các phần mềm quản lý và thiết kế kỹ thuật [6]. Tuy nhiên, các DN FDI ở Việt Nam thực hiện công nghệ sẵn có cho ngành công nghiệp trong nước ở giai đoạn đầu, nhưng việc CGCN là khá hạn chế. Các DN FDI không thực hiện nhiều hoạt động R&D ở Việt Nam, công nghệ của các DN trong nước (những DN lớn hơn) là được phát triển ngang nhau như ở các DN FDI. Tuy nhiên, để có thể CGCN trong tương lai khi các quyền SHTT được bảo vệ, công nghệ mới hơn sẽ có khả năng trở thành có sẵn cho các DN trong nước khi có một chế độ bằng sáng chế mạnh mẽ, chủ yếu là thông qua sự hợp tác giữa các MNCs và các DN trong nước.
Trong hai công đoạn đầu của quy trình công nghệ may là chuẩn bị sản xuất