Giải Pháp Khai Thác Tác Động Tràn Tích Cực Và Hạn Chế Tác Động


kiểm tra và hậu kiểm tra doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quan điểm này hướng đến mục tiêu là chấn chỉnh công tác hoạt động FDI,

tạo điều kiện thuận lợi cho tác động tràn tích cực của FDI xuất hiện.

Trong bối cảnh dòng FDI vào Việt Nam đang có nhiều bất cập, cần phải chấn chỉnh lại, Việt Nam cần đặt lại trọng tâm chiến lược thu hút FDI và giám sát chặt hơn trong việc quản lý hoạt động. Chiến lược thu hút FDI phải được gắn kết chặt chẽ với giám sát, xử lý trong quá trình thực hiện.

Các hoạt động SXKD của các DN FDI sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, bằng việc thắt chặt quản lý các DN FDI, có quy chế phối hợp hoạt động QLNN về FDI và quy định công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với việc tuân thủ các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện các dự án. Đồng thời, Nhà nước cũng có biện pháp nâng hiệu quả quản lý dòng vốn FDI, đặc biệt chú trọng quản lý dòng tiền vào ra. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại hoạt động QLNN về FDI và hoạt động chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

3.3. Giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động

tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Dệt

may Việt Nam

3.3.1. Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

3.3.1.1. Tiếp nhận và đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực Dệt may

NNL được coi là yếu tố quyết định để tận dụng và khai thác tác động tràn tích cực của FDI đối với các DN Dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng NNL về cả thể lực, trí lực và kỹ năng là một yêu cầu mang tính cấp bách đối với các DN Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý trong các DN Dệt may cần thực hiện các giải pháp sau:

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 18

a) Xác định rõ nội dung đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt may

Nội dung đào tạo NNL cho ngành Dệt may cần bao gồm cả về kỹ năng kỹ

thuật và các kỹ năng mềm trong lĩnh vực quản lý, thiết kế và phát triển sản phẩm,


nghiên cứu thị trường. Chương trình đào tạo cần hướng tới các nội dung sau:

- Đào tạo chuyên môn kỹ thuật: Ở cấp độ chuyên môn, các trung tâm đào tạo có tầm quan trọng qua việc cung cấp NNL được đào tạo, quản lý năng suất, sử dụng tối ưu các khả năng sẵn có: mở các khóa đào tạo về thiết kế và phát triển sản phẩm, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động. Bổ sung đào tạo NN L bậc đại học, rà soát thiết kế chương trình đào tạo sát với thực tế; cập nhật kiến thức và hướng tới những nội dung đào tạo của những nước có ngành công nghiệp và thương mại thời trang phát triển tại Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, Hàn Quốc…

- Đào tạo chuyên môn quản trị, quản lý: Các kỹ năng chuyên môn trong ngành Dệt may cần được phát triển không chỉ các kỹ năng về kỹ thuật mà còn cả về kỹ năng quản trị như: đánh giá quản trị sản xuất, kỹ thuật cải thiện năng suất, marketing, định giá và tính toán chi phí, tiếng Anh chuyên ngành, tổ chức nhà máy, đánh giá tính cạnh tranh, quản lý chiến lược, chuyên gia bán hàng chuyên ngành dệt may. Đối với cán bộ quản lý các cấp, cả về kinh tế và kỹ thuật, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ. Có tiêu chuẩn về chức danh quản lý và nghiệp vụ rõ ràng. Những người không bảo đảm yêu cầu, cần phải được đưa ra khỏi các vị trí quản lý. Các DN cần thường xuyên tổ chức tham quan, học hỏi các DN điển hình trong ngành, các mô hình quản lý tốt của các liên doanh, kể cả mô h ình quản lý tốt ở nước ngoài.

- Đào tạo nghề: Việc đào tạo nghề không chỉ hỗ trợ cho việc tiếp thu các kỹ thuật mới trong kéo sợi, dệt thoi, dệt kim, in nhuộm mà còn củng cố tính sáng tạo trong tạo hình sản phẩm, cắt và may. Việc giám sát các chương trình giảng dạy và đào tạo nghề này sẽ đáp ứng những nhu cầu của ngành dệt may, nhằm phối hợp các nguồn lực và các chương trình giảng dạy. Đối với công nhân, lực lượng lao động trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư của sản xuất, cần được quan tâm để không ngừng nâng cao tay nghề, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường cả trong và ngoài nước.

- Tchức đào tạo Quản trị viên tập sự : Triển khai chiến lược chuyển DN về


các vùng nông thôn để giảm thiểu biến động lao động trong DN. Tổ chức thường xuyên các chương trình Quản trị viên tập sự nhằm mục đích đào tạo cán bộ nguồn trong cả lĩnh vực quản lý và kỹ thuật cho các DN ngay tại khu vực nông thôn.

b) Xác định hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.

- Đào tạo tại nơi làm việc : Lao động trong các DN có thể vừa làm, vừa học do các kỹ sư giỏi kèm cặp trong quá trình làm việc của công nhân. Hình thức này có thời gian đào tạo ngắn, tốn ít chi phí, mà lao động vẫn nâng cao được tay nghề, học hỏi được những kỹ thuật mới. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là lao động được đào tạo không có tính hệ thống, không cơ bản, số lượng đào tạo ít và chỉ phù hợp khi DN đang cần gấp lao động để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ trong khi quỹ cho đào tạo hạn chế.

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn do các kỹ sư, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước giảng dạy cho lao động có tay nghề tại các DN để nâng cao trình độ và cập nhật thông tin về công nghệ mới.

- Gửi đi đào tạo tại các trường chính quy . Hình thức này đòi hỏi chi phí lớn, nhưng kiến thức được đào tạo rất hệ thống, tạo điều kiện cho công nhân có tay nghề phát triển trong tương lai.

- Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao… tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

c) Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt may

- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đặc điểm NNL của ngành Dệt may và được tính toán từ hai phía: kế hoạch đào tạo - phát triển của DN và hệ thống cơ sở đào tạo đủ sức đáp ứng với yêu cầu của DN. Từng DN Dệt may chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng NNL. V iệc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát tri ển NNL cần xem xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, giúp DN mạnh dạn bỏ chi phí đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển NNL.


Ngoài ra, DN có thể dùng đòn bẩy tài chính để khuyến khích và kích thích cán bộ, công nhân tự nâng cao tay nghề, đồng thời nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào.

- Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo bảo đảm yêu cầu: cân đối trong cơ cấu các môn học, lấy trọng tâm là các môn học phù hợp với chuyên ngành đào tạo; kết hợp chặt chẽ giữa trang bị lý thuyết cơ bả n với kỹ năng thực hành ở tất cả các cấp đào tạo, lấy kỹ năng thực hành là trọng tâm trong đào tạo công nhân kỹ thuật. Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo...

- Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt may nhằm cung cấp đủ NNL cho ngành. VITAS và VINATEX là đầu mối phối hợp và liên kết v ới các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để triển khai Chương trình đạo tạo NNL cho ngành. Bên cạnh đó, VINATEX, Viện Dệt, Viện Fadin…cần có những chương trình phối hợp đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho cán bộ của ngành Dệt may. Mặt khác, VITAS với chương trình ASEAN + 3 của AFTEX cũng xúc tiến thành lập nhiều chương trình đào tạo cán bộ cho ngành Dệt may, kể cả hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài.

- Cần có cơ chế giám sát chất lượng giảng dạy ở tất cả các cấp, các bậc giáo dục, vì đây là cái nôi đào tạo và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL của ngành. Muốn vậy, Nhà nước cần đề ra những tiêu chuẩn chặt chẽ về CSVC, trang thiết bị dạy và học cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy .

d) Củng cố và phát triển hệ thống các trường, trung tâm đà o tạo nhân lực

cho ngành dệt may.

- Tiếp tục củng cố các trường dạy nghề trong hệ thống, phối hợp với các trường đại học có đào tạo ngà nh dệt may để đào tạo chuyên sâu về công nghệ. Bảo đảm sự cân đối giữa các cấp đào tạo, đặc biệt chú trọng phát triển các trường, các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật ở các vùng có công nghiệp dệt may phát triển tập trung (đồng bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung).


- Củng cố các viện nghiên cứu để hoàn thiện quy trình công nghệ và quản lý sản xuất, bổ sung lực lượng cho các viện hoạt động hiệu quả; tiến hành đà o tạo đội ngũ các nhà thiết kế thời trang để hình thành các trung tâm thiết kế, xây dựng các thương hiệu thời trang cao cấp.

- Tăng cường đầu tư trang bị kỹ thuật cho các trường, các trung tâm đào tạo, củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may, xây dựng Trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo CSVC cho việc triển khai các lớp đào tạo. Đây là một trong những điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành của NNL được đào tạo.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên phải nắm chắc kiến thức lý thuyết cơ bản, có khả năng tự cập nhật kiến thức chuyên môn hiện đại, có kỹ năng hướng dẫn thực hành. Với ngành thiết kế mẫu thời trang, có thể mời các chuyên gia nước ngoài làm việc định kỳ ở các trường và các trung tâm đào tạo.

- Tăng cường đầu tư cho hệ thống GD&ĐT chuyên nghiệp, đặc biệt là đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Coi việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống trường lớp đào tạo nghề là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm phát triển kinh tế bền vững, nhất là ở các vùng nông thôn trong bối cảnh lao động rút khỏi ngành nôn g nghiệp để sang làm ở các lĩnh vực khác sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh do diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp cùng với quá trình CNH -HĐH và đô thị hóa của Việt Nam.

e) Mở rộng quan hệ liên kết đào tạo giữa các DN Dệt may với các trường,

các trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành dệt may

- Các DN Dệt may chủ động đề xuất nhu cầu (cả về số lượng, cơ cấu chất lượng và thời gian ), cung cấp địa điểm thực hành và có một phần trách nhiệm về tài chính cho quá trình đào tạo.

- Các trường, các trung tâm đào tạo nh ân lực chủ động đến các DN Dệt may tìm hiểu nhu cầu, đổi mới chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng nhân lực, bảo đảm chất lượng đào tạo theo yêu cầu.

- Thực hiện xã hội hóa GD&ĐT, đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, khuyến khích các hình thức hợp tác giữa Nhà nước


và tư nhân trong đào tạo NNL, đặc biệt là hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các DN, tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo của Nhà nước và tư nhân, từ đó buộc các trường học phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Muốn làm được điều đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để việc mở trường được dễ dàng hơn, khuyến khích các đơn vị trong và ngoài nước tham gia vào thị trường giáo dục.

- Về lâu dài, song song với sự phát triển bền vững của ngành Dệt may sẽ hướng đến xây dựng mô hình liên kết bền vững giữa DN Dệt may và các cơ sđào tạo. Đó là liên kết phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo hoạt động đào tạo bền vững của cơ sở đào tạo; đảm bảo h oạt động kinh doanh bền vững của DN thông qua việc có được NNL đáp ứng yêu cầu; các mối liên kết phù hợp với luật pháp và xã hội, góp phần tạo ổn định xã hội; thỏa mãn nhu cầu của người học và người lao động để họ gắn bó lâu dài với ngành Dệt may.

3.3.1.2. Tiếp nhận và tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ,

nâng cao chất lượng chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý

Giải pháp này được thiết lập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả CGCN, tận dụng tác động tràn công nghệ từ các DN FDI sang các DN Dệ t may Việt Nam. Nâng cao trình độ thiết bị công nghệ đi đôi với nâng cao chất lượng NNL là những điều kiện cơ bản để nâng cao khả năng hấp thụ tác động tràn từ FDI của các DN Dệt may Việt Nam.

a) Các DN trong nước phải chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ

- Đảm bảo tính đồng bộ trong dây chuyền công nghệ: Trong lựa chọn thiết bị, công nghệ phải tính đến tính đồng bộ giữa công nghệ hiện có với công nghệ đầu tư mới hoặc đồng bộ giữa các dây chuyền công nghệ mới được đầu tư mới với nhau .

- Đảm bảo tính đồng bộ trong đổi mới công nghệ giữa Dệt và May : Trong lựa chọn thiết bị, công nghệ cần chú trọng đầu tư mạnh vào việc mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại cho ngành Dệt. Ngoài ra cần có chính sách đào tạo hợp lý NNL công nghệ, phát triển thông tin để việc đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao.

- Tutheo yêu cầu của mặt hàng và thị trường để lựa chọn công nghệ. Đối


với các DN Dệt may, sản xuất mặt hàng chất lượng, mẫu mã ở mức trung bình, thì có thể lựa chọn công nghệ của Trung Quốc là đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường. Còn đối với các DN sản xuất những sản phẩm cao cấp thì nên nhập dây chuyền công nghệ cao từ Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu... Làm như vậy sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vừa phù hợp với khả năng tài chính của DN.

- Lựa chọn công nghệ tương đối hiện đại để tránh lạc hậu trong một khoảng thời gian ngắn. Để lựa chọn được công nghệ thích hợp, các DN phải đánh giá công nghmới tiếp nhận trên 4 nội dung cơ bản là: (i) năng lực hoạt động của công nghệ;

(ii) hiệu quả của công nghệ; (iii) trình độ kỹ thuật và công nghệ; và (iv) tác động của công nghệ tới môi trường sinh thái và môi trường văn hóa xã hội của DN. Trên cơ sở xác định mức vốn đầu tư cho công nghệ mới và ng uồn vốn huy động để mua, vận hành và quản lý công nghệ mới đó một cách hiệu quả nhất.

- Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình tài chính của DN, kết hợp với xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bmáy móc thiết b. Trình độ công nghệ phải phù hợp với tay nghề của người lao động để tránh tình trạng lãng phí và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, tập trung cải tiến công nghtheo chiều sâu, tăng cường trao đổi với khách hàng về ý tưởng để có bước chuẩn bị về công nghệ nhằm sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tác đặt gia công, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

b) Kết hợp sử dụng các loại công nghệ

- DN phải có sự kết hợp tốt giữa mua sắm các dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hoá cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường với các dây chuyền công nghệ sử dụng nhiều lao động. Các DN phải đầu tư đổi mới các dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Mặt khác, một số DN cần tiếp tục duy trì những dây chuyền công nghệ sử dụng nhiều lao động để tận dụng lợi thế về giá lao động rẻ mà lại ít tốn chi phí đào tạo để phù hợp với công nghệ mới, và qua đó, vừa duy trì công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, vừa tạo ra sản phẩm đáp ứng thị trường t rong và ngoài nước. Vì vậy, các DN Dệt may


cần cân nhắn kỹ lưỡng một số vấn đề sau trước khi quyết định mua.

- Việc mua sắm cần được tiến hành một cách hợp lý, tránh lãng phí. DN xác định trình độ công nghệ mà mình muốn mua, căn cứ vào điều kiện của từng n hà cung cấp và khả năng thực tế của DN để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Tiến hành sửa chữa, cải tiến những thiết bị cũ vẫn còn sử dụng được, tiếp tục đưa vào dây chuyền sản xuất để tránh lãng phí mua sắm không cần thiết.

- Việc mua sắm mới công nghệ, yêu cầu DN cần phải chú ý tới việc CGCN, hướng dẫn sử dụng công nghệ mới và bảo hành. DN cần hiểu rõ về công dụng và quy trình hoạt động để khai thác tối đa giá trị sử dụng của công nghệ.

- Khuyến khích các DN tự nghiên cứu, sáng chế hoặc phối hợp với cá c cơ quan khoa học trong nước; liên doanh, liên kết với các DN khác ở trong và ngoài nước; thuê chuyên gia nước ngoài… Như vậy, sẽ giảm được chi phí rất nhiều so với mua công nghệ trọn gói.

c) Tăng cường năng lực tiếp nhận công nghệ mới của DN Dệt may trong nước

Để tận dụng và khai thác tác động tràn của FDI, việc nâng cao năng lực tiếp nhận của DN và của từng cá nhân cũng như từng nhóm tác nghiệp là một yếu tố rất quan trọng. Để đạt hiệu quả của CGCN, các DN Dệt may trong nước cần thực hiện các giải pháp:

- Các thành viên của DN phải có khả năng nhận thức, tiếp thu tri thức và công nghệ. Việc tiếp thu, học hỏi của từng cá nhân liên quan đến sự không ngừng tìm kiếm thông tin mới, đặc biệt là thông tin công nghệ liên quan đến lĩnh vực SXKD của DN. Sự kết hợp thông tin thu thập với năng lực tri thức nội bộ sẽ đem lại các cơ hội tiếp nhận được công nghệ mới phục vụ SXKD thực sự. Khi DN không chấp nhận thay đổi và cũng không có khả năng học hỏi thì tri thức thì công nghệ được chuyển giao sẽ không được tiếp nhận và phát huy hiệu quả.

- Chuyển hóa công nghệ thành các quy trình, lề lối cơ bản trong hoạt động hàng ngày của DN. Kiến thức công nghệ phải được biến thành các kỹ năng và bí quyết của từng cá nhân, từng nhóm người lao động và cả DN. Sự chuyển giao tri thức và công nghệ từ cá nhân sang DN xảy ra chính là lúc các nhóm người lao động

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí