Ngoài ra, FDI còn tác động tràn đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa DN FDI với các DN trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ DN FDI. Hiệu quả hoạt động của DN FDI được nâng cao qua số lượng các DN tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, các DN FDI cũng tạo động lực cạnh tranh cho các DN trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.4.1.3. Góp phần nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động của
các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
Sự hiện diện của các DN Dệt may FDI và nhất là trong quá trình hợp tác liên doanh sản xuất, các bên Việt Nam cũng đã tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm tổ chức SXKD. Qua đó, tiếp cận được với cung cách làm ăn của nhiều loại khách hàng, đồng thời cũng thông qua đó từng bước đưa ngành Dệt may hội nhập với thế giới, góp phần tạo nên hình ảnh mới và vị thế mới của Dệt may Việt Nam trên trường quốc tế. Sự có mặt của các DN Dệt may FDI đã thúc đẩy các DN trong nước đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kĩ thuật, công nhân trong ngành…Theo kết quả khảo sát của VCCI (2011), NNL chất lượng cao tại các DN cũng đã thay đổi đáng kể, trong đó có 44,13% đơn vị đã tăng số lượng nhân sự chất lượng cao, 46% đơn vị giữ nguyên lực lượng này và chỉ có 4% doanh nghiệp bị sụt giảm lao động chất lượng cao. Như vậy, FDI đã mang đến những tác động tràn tích cực về nguồn lực lao động cho các DN Dệt may. Phần lớn các DN đều mở rộng quy mô lao động, góp phần tạo ra nhiều chỗ làm hơn cho người lao động [53].
Các dự án FDI đã giúp cho các DN Việt Nam đào tạo một khối lượng lớn đội ngũ lao động có trình độ với tá c phong lao động công nghiệp. Mặt khác, người lao động làm việc trong các DN FDI sẽ có nhiều cơ hội tiếp thu, học hỏi thêm từ các chuyên gia nước ngoài về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng làm việc nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
Đồng thời, sự có mặt của các DN Dệt may FDI đã thúc đẩy các DN Dệt may trong nước, các nhà hoạch định chính sách quản lý, cũng như đội ngũ doanh nhân Việt Nam có dịp thử nghiệm và đánh giá được khả năng thực tế của mình. Đồng thời
rút ra nhiều bài học cần thiết cho việc ho ạch định chính sách đầu tư trong giai đoạn
tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Dệt May
- Thực Trạng Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Chiều Dọc (Tác Động Tràn Liên Ngành Dệt May Việt Nam)
- Biểu Diễn Kết Quả Hồi Quy Dựa Trên Quy Mô Dn Theo Ba Phương Pháp. Mục Đích Của Hồi Quy Này Là Phân Tích Ảnh Hưởng Của Quy Mô Của Dn Tới Tác
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 16
- Mục Tiêu Và Định Hướng Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Dệt May Việt Nam
- Giải Pháp Khai Thác Tác Động Tràn Tích Cực Và Hạn Chế Tác Động
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành Dệt may Việt Nam vẫn đang có lợi thế về lao động cả về trình độ học vấn, khả năng tiếp thu KHCN và trình độ NNL ngày càng được nâng cao. Gần 1/3 DN được khảo sá t coi những lợi thế về nguồn lực lao động là hạt nhân của quá trình tận dụng tác động tràn tích cực từ FDI. Về lâu dài, đây cũng là một yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN, nếu biết kết hợp với các chương trình đào tạo và chế độ đãi ngộ tươn g xứng cho người lao động [53].
Trong thời gian qua, ngành cũng đã có quy hoạch và đào tạo NNL tương xứng, tăng cường đào tạo trong và ngoài nước, trực tiếp mở các lớp đào tạo giám đốc DN, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề phục vụ cho ngành. Mục tiêu của đào tạo là cải thiện k ỹ năng của các nhân viên và nâng cao năng lực chung của DN để hấp thụ công nghệ. Các DN FDI được xem là tiên phong trong cải thiện kỹ năng lao động, với chi phí tương ứng cho các chương trình đào tạo nội bộ và ở bên ngoài vượt hơn những hoạt động tương tự của DNNN và các DN tư nhân. Đào tạo nội bộ là đào tạo do những đại diện bên trong DN thực hiện. Đào tạo bên ngoài là đào tạo do các cá nhân, tổ chức hay cơ quan đào tạo không phải là một bộ phận của DN đó. Bằng chứng Khảo sát cho thấy, các DN có xu hướng ưu tiên đào tạo nội bộ cho nhân viên quản lý, trong đó DN FDI chi nhiều tiền nhất cho một vị trí (3.726 USD) so với cả hai loại DNNN và DN ngoài nhà nước [7]. Tính gộp lại, chi phí đào tạo nội bộ cho quản lý và kỹ thuậ t viên có thể phản ánh phần nào mức độ sẵn có rất thấp của các kỹ thuật viên và quản lý có trình độ tốt ở Việt Nam, và điều này có thể chỉ ra khoảng trống vẫn còn rộng giữa trình độ hiện nay và trình độ mà các DN đòi hỏi, đặc biệt là các DN Dệt may FDI. Trong khi DNNN và DN tư nhân trong ngành Dệt may có xu hướng chi phần lớn ngân sách đào tạo nội bộ của mình cho công nhân sản xuất, thì DN Dệt may FDI chi phần lớn ngân sách đó cho nhân viên quản lý. Ngay cả như vậy thì chi phí đào tạo nội bộ của các DN FDI cho công nhân sản xuất vẫn vượt xa chi phí mà DNNN và DN ngoài nhà nước trong ngành Dệt may chi cho loại lao động này. DNNN có xu hướng vững chắc là tiêu ít tiền nhất cho đào tạo nội bộ.
Về khía cạnh đào tạo bên ngoài, các DN Dệt may FDI vẫn đứng đầu trong việc nâng cao trình độ và kỹ năng của lao động cho tất cả các vị trí nhân công. Việc các DN Dệt may trong nước chi ít cho hoạt động đào tạo bên ngoài có thể phản ánh những hạn chế vận hành và hiệu quả mà vẫn hạn chế họ khiến cho không thể tiến hành các chương trình đào tạo tiên tiến.
Một trong những tác động tràn của FDI là việc hình thành kỹ năng thông qua tác động tràn theo chiều dọc hay theo chiều ngang. Các DN Dệt may trong nước buộc phải đào tạo lực lượng lao động của mình nhằm đáp ứng mức kỹ năng do bên mua hàng nước ngoài yêu cầu. Tương tự như vậy, mối liên kết với những DN mua hàng và/hoặc các nhà phân phối có thể đem lại tác động tương đương đến hình thành kỹ năng lao động, vì các DN trong nước phải tuân thủ theo tiêu chuẩn sản phẩm do DN FDI yêu cầu. Kết quả Khảo sát cho thấy, những DN mua hàng và/hoặc các nhà phân phối đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện chất lượng lao động của các DN cung cấp hàng trong nước. 11% các DN FDI hợp tác với các DN cung cấp hàng trong nước để nâng cao chất lượng của các DN đó, so với 10,5% các DN ngoài nhà nước và 9,6% DNNN [7]. Mối liên kết dọc vẫn còn yếu giữa c ác DN mua hàng nước ngoài và các DN bán hàng trong nước có thể ngăn cản các DN trong nước không đạt được sự cải thiện kỹ năng lao động mà đáng nhẽ ra họ có thể đạt được nhờ các mối liên kết với các DN FDI. Các khuyến khích về chính sách hướng tới thúc đẩy các mối liên kết này có thể sẽ có tác động tích cực tới cải thiện kỹ năng lao động.
2.4.1.4. Góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp và sự phát
triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
Mối quan hệ giữa DN FDI và DN trong nước là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”. Các DN FDI, khi triển khai thực hiện SXKD ở bất cứ đâu thì cũng đều cần các yếu tố đầu vào. Họ có 3 lựa chọn là nhập khẩu, tổ chức sản xuất tại chỗ và tìm nguồn cung ứng địa phương (mua từ các DN trong nước, hoặc cũng có thể từ các DN FDI khác). Nếu các DN FDI có thể sử dụng các yếu tố này ở ngay nước sở tại thì thể tập trung vào việc nâng cao tính chuyên môn hóa, phát huy thế mạnh của riêng mình, giảm được đáng kể chi phí sản xuất. Hiện nay, sản lượng vải Việt Nam sản
xuất đạt khoảng 500 triệu mét/năm, trong đó trên 40% được bán cho các DN FDI như: Huolon (25-35%), Pangrim (15%), Chungnam (10%). Riêng các DN 100% vốn trong nước cung cấp 15 - 20% lượng vải cho DN FDI [28].
Để có thể cung ứng được yếu tố đầu vào cho các DN FDI, ngo ài yêu cầu về chất lượng của các yếu tố đầu vào đó, các DN trong nước cần có dịch vụ khách hàng tốt. Mỗi lô vải giao cho DN FDI, khi có “vấn đề”, lập tức đại diện DN trong nước đến giải quyết ngay trong vòng 24 giờ. Mọi yêu cầu về thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã cần được thực hiện nghiêm ngặt. Do giá vải chỉ chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm, nên dù giá vải có đắt hơn 5 -10% thì vẫn bán được vì đảm bảo cho DN FDI có thể sản xuất đúng hạn các hợp đồng xuất khẩu [28].
Để tận dụng tác động tràn, các D N Dệt may phải liên kết để hấp thụ tác động tràn từ DN FDI làm tăng sản lượng, việc làm của các ngành công nghiệp cung ứng địa phương. Các liên kết có thể trở thành những kênh có sức mạnh cho việc phổ biến công nghệ, quản lý và kỹ năng giữa các DN, kích th ích hiệu quả, tăng NSLĐ, năng lực công nghệ và quản lý, đa dạng hóa thị trường cho nhà cung ứng trong nước.
CNHT thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khấu hao dài, sản phẩm sản xuất quy mô hàng loạt, thị trường tiêu thụ đủ lớn để sản phẩm làm ra có thể có giá cạnh tranh hoặc đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa và hiệp tác hóa rất cao, nên yêu cầu công nghệ cao, liên kết sản xuất gần như khép kín, có sẵn địa chỉ sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, CNHT chỉ phát triển khi có những ngành công nghiệp chính phát triển. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, CNHT chỉ có thể phát triển có giới hạn ở một số ngành như sản xuất linh kiện, phụ liệu cho ngành Dệt may… Về phụ liệu may, trong nước hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như chỉ may, bông tấm, mex dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì... nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường trong nước, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu [45].
2.4.2. Những hạn chế
2.4.2.1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
còn nhiều hạn chế trong tiếp nhận tác động tràn từ FDI.
Do phần lớn các DN Dệt may trong nước là DNV&N, nên sự có mặt của các DN Dệt may FDI đã làm cho các DN Dệt may trong nước bị cạnh tranh quyết liệt hơn. Những DN nào có chiến lược SXKD rõ ràng, nhân lực giỏi và nội lực tốt thì đã đứng vững được t rong môi trường cạnh tranh đó. Còn những DN nào có “ sức đề kháng” kém thì đã bị thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân lực và phải đóng cửa.
Theo kết quả khảo sát của VCCI (2011), có khoảng 1% số DN Dệt may được khảo sát cho biết đã sụt giảm NLCT trên thị trường nội địa. Nhiều DN trong số này đã phải rút lui khỏi thị trường bởi tác động của sức ép cạnh tranh từ DN FDI. Ngoài ra một số DN không có thương hiệu, không biết cách sử dụng lao động, không có chiến lược phát triển rõ ràng ( không có thị trường và khách hàng ổn định ) thì bị phá sản. Như vậy, sức ép cạnh tranh từ DN FDI đối với cả DN nhỏ và DN rất lớn và nhìn lại thực lực các DN hiện nay, có thể nhận định khoảng 20% DN Dệt may sẽ gặp khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản [56].
2.4.2.2. Tác động tràn qua kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Dệt may nước ngoài sang các doanh nghiệp Dệt may trong nước còn nhiều hạn chế.
CGCN là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn của FDI. Tuy nhiên, quá trình CGCN từ các DN Dệt may FDI sang các DN Dệt may trong nước còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Dưới góc độ DN nội địa - nơi nhận đầu tư, quá trình này phục thuộc vào năng lực công nghệ nội tại hay khả năng hấp thụ công nghệ của DN trong nước và mức độ ch ênh lệch về công nghệ giữa DN FDI và DN trong nước. Nhiều DN FDI muốn CGCN cho DN nội địa, nhưng rất khó thực hiện do hạn chế về năng lực công nghệ, nên DN trong nước không tiếp nhận được. Theo thống kê và đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì thiết bị n gành Dệt đã được đổi mới khoảng 40-45%, trình độ tự động hóa chỉ đạt mức trung bình và còn lạc hậu hơn so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng 10 -15 năm. Ngành May mặc tuy thu hút được nhiều FDI và đổi mới được khoảng 90 -95% số thiết bị, nhưng khả năng tự động hóa cũng chỉ đạt mức trung bình. Công nghệ cắt và may còn lạc hậu hơn so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng 5 năm. Trong tương lai, DN Dệt may vẫn phải
tiếp tục nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Đây là một trở ngại lớn trong tiến trìn h hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
2.4.2.3. Các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam còn hạn chế trong việc tự
chủ nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Để tác động tràn tích cực từ FDI xuất hiện đòi hỏi ngành CNHT nói chung và CNHT Dệt may nói riên g phải phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa DN Dệt may FDI với DN Dệt may trong nước. Với sự phát triển của ngành CNHT Dệt may yếu, các DN trong nước phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu. Theo kết quả điều tra của VCCI (2011), 55,31% DN Dệt may được điều tra cho biết sự bất ổn định của giá cả nguyên liệu đầu vào cho SXKD đã là trở ngại lớn cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài [53]. Điều này làm hạn chế tính chủ động của các DN trong SXKD và hạn chế sự xuất hiện của tác động tràn từ FDI.
Năm 2012, để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho các DN Dệt may, Việt Nam đã phải nhập khẩu tới 99% lượng bông và 54% lượng xơ các loại. Đồng thời, các DN Dệt may cũng phải nhập khẩu tới 88% lượng vải [38]. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của DN Việt bởi quá thiếu nguyên liệu trong nước dẫn đến phụ thuộc “hoàn toàn” vào nhập khẩu; thiếu thiết bị, công nghệ, lệ thuộc nhiều vào gia công. Điều n ày đã hạn chế rất nhiều đến khả năng xuất hiện tác động tràn tích cực.
2.4.2.4. Tác động tràn của hoạt động thiết kế thời trang từ các doanh
nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế.
Thiết kế là một khâu của quá trình R&D trong các DN. Sự xuất hiện của các DN Dệt may FDI đã đẩy các DN Dệt may trong nước ở vào thế bị cạnh tranh quyết liệt. Sản phẩm dệt may trong nước bị sản phẩm ngoại cạnh tranh ở tất cả các phân khúc của thị trường. Muốn cho tác động tràn tích cực của FDI xuất hiện và có thể tận dụng được tác động tràn tích cực đó của FDI, thì phải đẩy mạnh hoạt động R&D ở các DN Dệt may trong nước, tức là khâu thiết kế thời trang Dệt may được trú trọng phát triển. Tuy nhiên, các DN Dệt may trong nước hiện đang rất thiếu đội ngũ
thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Theo kết quả khảo sát của VCCI (2011), hoạt động quảng bá thương hiệu, thiết kế mẫu mã còn non yếu là rào cản mà 29,61% DN Dệt may phải đối mặt trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế [53]. Rất ít các DN có khả năng bán sản phẩm với thương hiệu của mình mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của khách hàng trên thị trường quốc tế. Ở thị trường nội địa, tình hình có khả quan hơn, nhưng nhìn chung sự phát triển của công tác thời trang vẫn chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động may.
2.4.2.5. Phương thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp
Dệt may nội địa chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt với
các DN Dệt may FDI.
Để tác động tràn tích cực của FDI xuất hiện, phương thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu dệt may phải hiện đại, thích ứng với sự hiện diện của các DN Dệt may FDI. Tuy nhiên, hiện nay, 80% hàng dệt may xuất khẩu là gia công cho nước ngoài, mặc dù phương thức này đã giúp ch o phần lớn các DN Dệt may Việt Nam không phải chịu rủi ro trong quá trình lưu thông, nhưng nó cũng làm cho lượng GTGT của sản phẩm dệt may xuất khẩu thấp, các DN thiếu chủ động trong hoạt động SXKD, cản trở sự phát triển của ngành may mặc xuất khẩu cũng nh ư nâng cao NLCT của sản phẩm xuất khẩu. Điều này thể hiện ở chỗ: (i) Khả năng tiếp cận thị trường ngoài nước còn hạn chế; (ii) Hiệu quả của mô hình liên kết vệ tinh trong hình thức gia công xuất khẩu giữa các DN lớn và các DN nhỏ ngành may chưa cao. Phương thức tổ chức sản xuất hầu hết mới chỉ dừng lại ở phương thức cổ điển. Phương thức xuất khẩu chủ yếu là gia công và xuất khẩu trực tiếp hình thức đơn giản. Cả hai phương thức xuất khẩu này đều mang lại một mức GTGT thấp cho các DN Dệt may Việt Nam.
Trong chuỗi hoạt động của ngành, điều hạn chế nhất vẫn là gia công cho đối
tác nước ngoài, chiếm từ 60 - 80%. Chuỗi sản xuất của ngành từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may nhưng đến nay may vẫn là chính, với nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu [33]. Theo Tổng cục Hải quan, từ nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Năm 2012, tỉ trọng 2 loại hình này chiếm hơn 96% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may c ả nước.
Chuyển dần từ phương thức gia công sang FOB hoặc ODM hay OBM sẽ tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn, tái đầu tư, từ đó có điều kiện phát triển nhanh và vững chắc. Nhưng muốn làm được điều này, thì quan trọng nhất DN phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm nguyên phụ liệu, giao dịch với khách hàng nước ngoài, thiết kế, may mẫu và đặc biệt phải có tài chính đủ mạnh. Một khó khăn mà các DN sản xuất hàng FOB thường gặp phải là việc tìm kiếm nguyên, phụ liệu trong nước mất rất nhiều thời gian, nếu tìm được thì giá thường cao, chất lượng không bảo đảm nên nhiều DN buộc phải nhập khẩu. Trong khi đó, với sản phẩm dệt may, chi phí nguyên phụ liệu thường chiếm từ 60 đến 70% giá thành sản phẩm [14].
Yêu cầu NNL có trình độ cao đang là thách thức đặt ra cho không ít DN trong nỗ lực chuyển từ gia công sang các đơn hàng có GTGT cao. Theo một nghiên cứu, có đến 60% DN Dệt may đang làm gia công với GTGT thấp, và chỉ 2% DN làm hàng ODM (tự thiết kế, sản xuất và thương mại ). Nhiều nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Bangladesh và Myanmar đang nổi lên với lợi thế nhân công giá rẻ, nên sẽ cạnh tranh gay gắt với Việt Nam. Trong khi đó, điểm yếu lớn nhất hiện nay của các DN Dệt may chính là khâu thiết kế, năng lực thị trường [1].
Cùng với thách thức về nhân công, yêu cầu đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và công nghệ cho sản phẩm cũng sẽ đặt ra cho ngành trong năm 2013. Trong năm 2012, với chủ trương tăng tỷ lệ nội địa hóa, chỉ nhập khẩu 8,8 tỷ USD, dệt may đã " tự túc" được đến 49% nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu [1].
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ của các doan h nghiệp Dệt may trong nước chưa được quan tâm đúng mức
Do phần lớn các DN Dệt may trong nước là DNV&N, năng lực tài chính và
thương hiệu sản phẩm còn hạn chế, phần lới gia công cho nước ngoài, nên GTGT thấp, khả năng tích lũy thấp. Việc lựa chọn thiết bị và công nghệ hiện đại, phù hợp khả năng sản xuất và trả nợ của DN luôn luôn là vấn đề được đặt ra trong các