học về thành công và thất bại.
b) Về phía doanh nghiệp
Công tác thu hút FDI từ MNCs không chỉ là nhiệm vụ mang tính vĩ mô của các CQNN, mà còn là nhiệm vụ xuất phát từ sự sống còn và yêu cầu phát triển của mỗi DN. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, chỉ khi nào các DN nhận thức được và chủ động tham gia vào hoạt động thu hút đầu tư, thì quá trình này mới thực sự đem lại hững hiệu quả to lớn và lâu dài đối với nền kinh tế. Các giải pháp về phía các DN để thực hiện mục tiêu tăng cường thu hút MNCs.
- Phải hình thành các DN đối tác trong nước đủ mạnh về nhiều mặt như tài chính, công nghệ, quản lý… và Nhà nước cần có sự lựa chọn, hỗ trợ, đầu tư, xây dựng và tạo những điều kiện, cơ hội thử thách và phát triển.
- Nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý của các DN và trình độ tiếp thu công nghệ của các DN Việt Nam.
- Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc xây dựng các ngành CNHT. Các DN trong nước hoạt động trong các CNHT một mặt đáp ứng các yêu cầu của MNCs về chất lượng, vận chuyển và chi phí. Mặt khác, MNCs cung cấp kỹ thuật hiện đại cho người Việt Nam học hỏi thông qua CGCN. Từ đó, tạo ra tác động tràn không chỉ đến các DN Dệt may, mà còn tạo ra tác động tràn tích cực rộng khắp đối với các DN trong nền kinh tế. Để tác dụng liên kết ngược này có thể phát huy được, các DN cần chú trọng phát triển cả về bề rộng và bề sâu. Hơn thế nữa, điều này còn đòi hỏi sự liên kết giữa Chính phủ và các thành phần kinh tế trong nước để có thể chủ động sử dụng những tác động đó trong việc nâng cao nội lực của quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập.
- Các DN cần tăng cường tìm hiểu các đối tác MNCs và có bước chuẩn bị phù hợp trước khi tham gia liên doanh và hợp tác.
+ Bên cạnh khuôn khổ chính sách, cần thúc đẩy và hỗ trợ kinh doanh đối với MNCs. Sự chuẩn bị của các DN trong nước về các điều kiện khi tham gia liên doanh, hợp tác sẽ tạo ra tính hiệu quả cho hoạt động đầu tư của MNCs.
+ Các DN cần khách quan và sáng suốt lựa chọn các đối tác MNCs phù hợp
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Và Định Hướng Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Dệt May Việt Nam
- Giải Pháp Khai Thác Tác Động Tràn Tích Cực Và Hạn Chế Tác Động
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 19
- Kiến Nghị Để Thực Hiện Giải Pháp
- Cẩm Hà. 2012. Vinatexmart: Nhận Diện Mới - Tầm Cao Mới [Trực Tuyến]. Địa Chỉ:
- Ts Nguyễn Quang Hồng, Ts Lê Quốc Hội (2009), Lan Tỏa Và Hấp Thụ Công Nghệ Từ Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Sang Doanh Nghiệp Việt Nam:
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
và hiệu quả, đồng thời mạnh dạn khước từ những yêu cầu hợp tác và đầu tư không có
tính hiệu quả, hiệu quả không cao hoặc xét về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng xấu.
- Chủ động và tăng cường quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin của DN cho các đối tác MNCs tiềm năng. Các DN trong nước có thể chủ động tham gia vào quá trình cung cấp thông tin đầu tư cho các đối tác. Là chủ thể trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư của các MNCs, các DN có lợi thế mà không một chủ thể nào có được khi thực hiện việc quảng bá hình ảnh về một Việt Nam năng động và mở cửa và tiếp thị hình ảnh của chính DN mình. DN có thể sử dụng các biện pháp truyền thống như: thư ngỏ, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hoặc sử dụng các cách thức mới mẻ hơn như tham gia hội thảo, tăng cường quan hệ công chúng.
Nâng cao tính chủ động của bản thân DN trong việc đưa hình ảnh, thông tin về DN mình tới các đối tác MNCs là cách thức có hiệu quả để tiếp thị bản thân. Tính chủ động không chỉ thể hiện trong việc xây dựng và tạo lập kênh đưa thông tin và hình ảnh của DN đến với các đối tác, mà còn thể hiện trong việc xây dựng những chiến lược và kế hoạch quảng bá cụ thể, kiểm soát hiệu quả thông tin và có biện pháp tiếp cận đối tác MNCs mục tiêu một cách tối ưu.
3.3.1.6. Giải pháp về nguồn vốn
Để tận dụng được tác động tràn tích cực và hạn chế được những tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại, các DN Dệt may Việt Nam phải thực hiện huy đông và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Muốn vậy:
a) Tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp Dệt may vừa và nhỏ
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho ĐTP T. Nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các DNV&N, cơ chế bảo lãnh tín dụng khi thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn của các tổ chức tín dụng Nhà nước.
- Tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển
KHCN, hỗ trợ DNV&N trong việc đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc,
thiết bị, công nghệ cho các DN Dệt may sản xuất, hỗ trợ để nâng cao khả năng phát
triển và sức cạnh tranh của các DN này.
- Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển CNHT Dệt may, DNV&N, chương trình hợp tác với các MNCs đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng đầu tư thông qua các hiệp hội hoặc thông qua ngân hàng hai bước như kinh nghiệm của Nhật bản đã áp dụng đối với việc vay vốn của các DN Dệt may trong nước.
- Cho phép các DN Dệt may trong nước được miễn thu ế thu nhập DN đối với lợi nhuận dùng để tái đầu tư hoặc thuế thu nhập trong thời gian đầu. Điều này sẽ kích thích DN Dệt may tái đầu tư mở rộng sản xuất hoặc đổi mới công nghệ. Từ đó thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho ngành.
- Nhà nước nên dàn h một phần ngân sách đáng kể để tạo nguồn vốn ban đầu cho một số quỹ mang tính chất hỗ trợ phát triển các DN sản xuất linh phụ kiện như: quỹ khuyến công, quỹ phát triển KH&CN vv… như là vốn điều lệ để thu hút đầu tư và chia sẻ rủi ro với các DN trong R&D sản phẩm.
- Phát triển mạnh cách thức cho thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các DN sản xuất hỗ trợ để nâng cao năng lực phát triển và cạnh tranh của DN.
b) Tận dụng vốn của các công ty nước ngoài
Các DNV&N cần phải liên kết với DN FDI để mở rộng các mối liên kết và
huy động vốn cho các ngành kinh doanh quan trọng n hư ngành CNHT.
c) Các DN cần dự báo, lên kế hoạch huy động vốn một cách chính xác và cụ thể và sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như: duy trì mối quan hệ tốt với ngân hàng, đảm bảo giữ uy tín trong các quan hệ tài chính, tranh thủ sử dụng hợp lý vốn của khách hàng ( thực hiện gia công xuất khẩu trên cơ sở NVL khách hàng cung cấp), huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ nhân viên với lãi suất hợp lý...
- Nguồn vốn đầu tư từ DN: Đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp cho DN chủ động trong đổi mới công nghệ. Các DN phải luôn dành một phần vốn nhất định để
thường xuyên đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, đồng thời thành lập quỹ phát triển KH&CN để khi cần có thể chủ động tiến hành đổi mới công nghệ. Phần vốn và quỹ này được lấy từ lợi nhuận của hoạt động SXKD, từ việc bán, cho thuê tài sản, …
Nguồn vốn từ DN sẽ giúp các DN mở rộng hoạt động SXKD theo chiều sâu. Chính vì vậy, khi có lợi nhuận, DN cần có kế hoạch phân chia hợp lý, bổ sung vào nguồn vốn SXKD cho kỳ sau. Đây là biện pháp tốt nhất và đơn giản nhất để DN nâng cao nguồn vốn tự có của mình. Mặt khác, DN có thể huy động vốn từ các thành viên trong DN bằng cách khuyến khích họ mua cổ phiếu của DN, gắn lợi ích của DN với từng cá nhân trong DN. Tuy nhiên, nguồn vốn này luôn có giới hạn, chính vì vậy, DN cần huy động cả nguồn vốn bên ngoài để giải quyết nhu cầu vốn của DN khi đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
- Nguồn vốn từ bên ngoài:
+ Huy động nguồn vốn tiềm năng từ dân cư. Nguồn vốn này được huy động bằng cách: phát hành cổ phiếu, trái phiếu để bán thông qua thị trường chứng khoán hoặc trực tiếp cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Đối với các DNNN thì cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, bởi vì với hình thức sở hữu này các DN sẽ có điều kiện huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
+ Liên doanh, liên kết với các DN khác trong nước để thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi vốn lớn, vừa giải quyết được vấn đề thiếu vốn vừa chia sẻ được rủi ro đầu tư đổi mới công nghệ.
+ DN phải xây dựng các đề án, chiến lược cụ thể về đổi mới công nghệ để xin hỗ trợ của Nhà nước hoặc được ưu đãi trong vay tín dụng ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
+ Tiến hành huy động vốn từ các cổ đông và ngân hàng thương mại. Ngoài 2 kênh huy động vốn này, DN có thể tiến hành tìm hiểu và tiếp cận với hình thức thuê tài chính (bên cho thuê tài chính đứng ra mua các loại động sản theo yêu cầu của DN và cho DN thuê lại trong thời gian nhất định theo thỏa thuận).
+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, vốn khấu hao để lại, vốn phát sinh từ
bán hoặc cho thuê các thiết bị không sử dụng, bán giảm giá hàng hoá tồn kho, huy
động vốn nhàn rỗi từ cán bộ, công nhân viên, lao động.
+ Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu và tạo sự liên kết về vốn giữa các thành phần kinh tế thông qua cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DN Dệt may.
+ Khuyến khích, kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước, vốn từ các kiều bào.
+ Phát huy hiệu quả hoạt động của công ty tài chính dệt may, tăng vốn pháp định để tăng khả năng vay trung và dài hạn cho các DN, đa dạng hoá khách hàng, điều chỉnh lãi suất phù hợp để huy động vốn.
+ Đẩy mạnh hoạt động thuê tài chính: Đây là hình thức đầu tư tín dụng trung hạn và dài hạn bằng hiện vật đối với DN thiếu vốn, trên cơ sở lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu sản phẩm của mình.
3.3.2. Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực
3.3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may
Giải pháp này được thiết lập nhằm mục đích khắc phục hiệu ứng cạnh tranh của FDI, làm hạn chế và thích ứng với tác động tràn tiêu cực củ a FDI đối với các DN Dệt may Việt Nam. NLCT của DN càng cao thì tác động tràn tiêu cực của FDI càng ít có cơ hội xuất hiện và khả năng h ấp thụ các tác động tràn tích cực của các DN trong nước càng cao. Khi đó, các DN Dệt may càng tận dụng và sử dụng có hiệu quả các lợi thế do tác động tràn của DN FDI tạo ra. Để nâng cao NLCT của các DN Dệt may, cần thực hiện các giải pháp sau:
a) Nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may
- Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của DN : Các DN cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội. HĐH khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn hệ thống QLCL tiên tiến trên thế giới phù hợp với DN để nâng cao CLSP. DN cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn đến mức cao nhất nhu cầu của thị trường. Trong chiến lược kinh doanh, DN còn ph ải tính đến việc phát triển sản phẩm mới, phải xem xét thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm để kịp thời đưa ra các giải pháp cần
thiết. DN cần coi trọng chiến lược sản phẩm gắn liền với việc đổi mới sản phẩm, gắn
với chiến lược nhãn hiệu và các chi ến lược dịch vụ sau bán hàng.
- Tiến hành các hoạt động nâng cấp máy móc, trang thiết bị sẵn có, tăng cường nghiên cứu và thường xuyên cập nhật thông tin về những công nghệ sản xuất mới. Tùy thuộc vào nguồn vốn của mình, có thể tiến hành mua mới hoặc nâng cấp dây chuyền hiện có. Xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới thiết bị sản xuất một cách chi tiết, đồng bộ để đảm bảo tăng NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm, hạn chế “ thời gian chết” trong sản xuất.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ li ệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp (về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì... ). Xây dựng phương án tuyển chọn nguồn nguyên phụ liệu đầu vào chất lượng cao, kết hợp với những thông tin mà đội ngũ phân tích và tìm hiểu về đối tác cung ứng, DN cần thiết lập một đội ngũ giám sát có trình độ và kinh nghiệm, kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra đồng bộ, theo tiêu chuẩn của thị trường nướ c nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên phụ liệu để quá trình sản xuất luôn ổn định, chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá với nhiều màu sắc, hoa văn kiểu cá ch, chủng loại vật liệu thích hợp, thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường như: thay đổi mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật… để tăng NSLĐ và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Tăng cường áp dụng hệ thống QLCL quốc tế. DN cần từng bước nâng cấp hệ thống nhà xưởng, tổ chức sản xuất, quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn, cử các cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về hệ thống tiêu chuẩn, có những điều chỉnh h ợp lý và phù hợp sau khi được cấp phép để duy trì hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng và đăng ký. Đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu để giữ uy tín với những đối tác trên thị trường quốc tế. Do đó, mọi sản phẩm xuất khẩu của các DN Dệt may bắt buộc phải được kiểm tra qua một hệ thống QLCL đạt tiêu chuẩn quốc tế. DN có thể mời
các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá về CLSP trước khi xuất sang thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ, nơi mà quy định và hệ thống tiêu chuẩn có sự khác biệt rất lớn giữa các bang.
b) Hạ giá thành sản phẩm
- Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong DN, từ đội ngũ quản lý đến người lao động về ý nghĩa sống còn của việc cắt giảm CPSX, hạ giá thà nh sản phẩm và nâng cao CLSP. Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tối thiểu hóa CPSX. Ngoài ra, từng thành viên trong DN cần tự trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề .
- Đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng . Trong điều kiện tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị, thì các DN này cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh vớ i nhau. Sự liên kết giữa các DN thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp các DN giảm thiểu khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường… và đẩy mạnh phát triển nội lực cho DN.
- Giảm chi phí nguyên vật liệu: Các DN dần dần thay thế nguồn nguyên liệu nhập ngoại bằng nguồn cung cấp trong nước. Việc chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, chất lượng tốt và giá cả phù hợp sẽ giúp các DN đối phó được với những biến động trên thị trường cung nguyên vật liệu trên thế giới một cách nhanh, nhạy, hợp lý. Đầu vào ổn định sẽ giúp DN đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về số lượng cũng như CLSP, có thể giảm giá thành, và là một việc cần thiết để nâng NLCT của sản phẩm. Mặt khác, cần nâng cao ý thức trong việc mua bán, vận chuyển, bảo quản nhằm giảm thiểu tỷ lệ lãng phí nguyên vật liệu.
- Giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp như nâng cao NSLĐ, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất , chia sẻ giữa các DN chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường,...
- Giảm các chi phí quản lý bằng việc nâng cao chất lượng của các hoạt động quản lý và giảm các chi phí giao dịch giấy tờ thông qua việc áp dụng các tiến bộ của KHKT và CNTT.
c) Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mốt
- Đa dạng và mở rộng các mặt hàng gia công xuất khẩu , đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, giúp DN tham gia hơn nữa vào quá trình xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường, thâm nhập thị trường nhanh chóng dễ dàng, lựa chọn được mặt hàng lợi thế phù hợp với khả năng của DN và học tập được nhiều kinh nghiệm sản xuất khác nhau.
- Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm bằng cách dựa vào ý tưởng của các nhà thiết kế. Các nhà thiết kế sẽ biết cách sử dụng các chất liệu khác nhau cho những sản phẩm khác nhau, những chất liệu có thể trong nước sản xuất được hoặc phải nhập khẩu. Ý tưởng thiết kế cần được xuất phát từ khả năng sáng tạo của các nhà thiết kế trong DN, tránh sao chép hoặc dập khuôn theo mẫu mã củ a nước ngoài.
- Đa dạng hóa chủng loại và cải tiến mẫu mốt của sản phẩm . DN có thể đa dạng hóa chủng loại sản phẩm bằng cách cải tiến sản phẩm đã c ó và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới. Mở rộng và cải tiến dây chuyền sản xuất sẽ giúp DN sản xuất thêm một số sản phẩm mới, làm phong phú chủng loại sản phẩm, qua đó tăng lợi thế cạnh tranh cho DN trên thị trường quốc tế.
Để cải tiến mẫu mốt sản phẩm, điều đầu tiên là DN phải có một đội ngũ nhân
lực thiết kế trình độ cao, đặc biệt là các nhà thiết kế trẻ có trình độ, bởi họ có nhiều sức sáng tạo, dễ nắm bắt những xu thế thời trang trên thế giới. DN cũng nên mời thêm các chuyên gia thời trang nổi tiếng nước ngoài về hợp tác làm việc để đổi mới tư duy thiết kế, và quan trọng là để đội ngũ thiết kế của DN có cơ hội cọ sát, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tiến hành đầu tư cho công tác thiết kế. Công tác thiết kế thời trang của DN cần tập trung vào việc thành lập phòng thiết kế thời trang, tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác thiết kế thông qua hình thức cử đi học tập, tập huấn tại nước ngoài, gửi đi đào tạo tại các trường và trung tâm tạo mốt chuyên nghiệp trong nước; đầu tư về tài chính để các cán bộ có cơ hội đi thăm quan thị trường, học hỏi kỹ năng thiết kế, quan sát sự thay đổi về thị hiếu khách hàng; đầu tư cho hoạt động thiết kế về thông tin thị hiếu, catalogue, thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế…