Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 19


sử dụng tri thức trong công việc. Các chu trình tiếp thu, học hỏi tri thức công nghệ của cá nhân và DN liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình học hỏi tạo thành một vòng, chuyển giao tri thức và công nghệ từ bên ngoài vào mỗi cá nhân sau đó sang các nhóm làm việc và biến thành năng lực của DN . Quá trình tiếp thu tri thức mới này sẽ chuyển tri thức ra môi trường toàn DN, môi trường nền kinh tế đất nước.

- Có chính sách phù hợp và linh hoạt đối với loại hình DNLD . Xóa bỏ tâm lý đối kháng, nghi ngờ giữa các chủ sở hữu trong liên doanh, đặc biệt là giữa hai bên DNNN và DN FDI. Từng bước xác định một chính sách bảo hộ phù hợp, đồng thời kích thích cũng như khuyến khích, tạo động lực cho các DN trong nước tích cực tìm kiếm các chương trình, dự án đổi mới công nghệ phù hợp. Bên cạnh việc tiếp tục thu hút và duy trì mối quan hệ đối tác với các nhà đầu tư châu Á, nên có các chương trình, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư Mỹ, EU… là những nhà đầu tư đến từ các nước có trình độ công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ nguồn.

- DN cũng cần chú trọng đến công tác NCKH, hợp tác đào tạo với nước

ngoài để tự mình có thể có được công nghệ , thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ và nâng cao được hiệu quả sử dụng công nghệ sau khi chuyển giao.

- Luôn đặt hoạt động khai thác tác động tràn của FDI trong mối quan hệ với quy mô việc làm, xóa bỏ định kiến cho rằng công nghệ sẽ làm giảm quy mô việc làm. Cần xác định rõ ràng công nghệ nào phù hợp nhất với khả năng của bản thân, không nên chạy theo các công nghệ quá hiện đại mà không mang tính khả thi khi áp dụng vào thực tế DN.

d) Đào tạo mới nguồn nhân lực công nghệ

- Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các DN phối hợp với VINATEX xây dựng thêm các trường, học viện. Đồng thời, nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, CGCN, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu. Hỗ trợ cho các DN trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai các tiến bộ kỹ thuật, CGCN, nâng cao năng lực sản xuất của các DN Dệt may Việt Nam.


- DN, ngành phối hợp với Nhà nước khuyến khích sinh viên theo học ngành Dệt may tại các Viện trong ngành và tại các trường đại học ngoài ngành để sớm có được NNL công nghệ giỏi, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ trong những năm tới. Các hình thức khuyến khích đó là: Giảm học phí, tăng học bổng…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Cần tiến hành hợp tác quốc tế trong đào tạo, phối hợp với các trường đào tạo nước ngoài gửi học sinh đi học, như vậy sẽ vừa khuyến khích học sinh theo học, vừa có được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật giỏi trong tương lai.

Tuỳ vào mức độ yêu cầu của từng DN trong ngành mà các DN có thể lựa chọn các giải pháp đào tạo hợp lý với từng đối tượng của NNL công nghệ để vừa đạt được hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ mà vẫn phù hợp về vấn đề tài chính, nhất là đối với ngành Dệt có công nghệ phức tạp hơn nhiều s o với ngành May việc đào tạo NNL công nghệ lại càng quan trọng hơn. Ngoài ra, các DN cũng cần sắp xếp và bố trí sử dụng hiệu quả nhất NNL công nghệ mà mình có.

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 19

3.2.1.3. Tăng cường công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm

Giải pháp này được thiết lập để tận dụng tác động tràn tích cực của FDI tới các DN Dệt may thông qua kênh R&D. Với mục tiêu dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng thời trang - công nghệ - thương hiệu, các DN Dệt may trong nước đang ớng về thời trang như là gii pháp quan trọng đhấp thụ và tận dụng tác động tràn tích cực của FDI. Thời trang hóa ngành Dệt may sẽ tạo ra thương hiệu cho các DN Dệt may. Các nhà sản xuất cần hướng vào thị hiếu và phân khúc thị trường của mình, đưa yếu tố thiế t kế và thời trang của người Việt Nam vào từng sản phẩm may mặc. Để thực hiện được điều đó, cần tiến hành các giải pháp sau:

a) Xây dựng bộ phận chuyên trách thiết kế thời trang, mẫu mã sản phẩm . Để tự thiết kế, sáng tạo các mẫu mới phong phú, đa dạng, các DN cần có một bộ phận chuyên vthiết kế bao gồm một đội ngũ thiết kế năng động sáng tạo, phải có kinh nghiệm, đặc biệt hiểu được và nắm bắt nhu cầu của khách hàng trên thị trường quốc tế. Ý tưởng của đội ngũ thiết kế trong DN, nếu mới lạ sẽ tạo nên những sản phẩm dệt may với nhiều màu sắc khác nhau, công dụng khác nhau, kết hợp với các chất liệu khác nhau, ý tưởng của đội ngũ thiết kế trong DN phải xuất phát từ nhu cầu, thị


hiếu của khách hàng quốc tế.

b) Đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang

- Tuyển chọn đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và am hiểu thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế : DN cần làm tốt từ khâu đầu tiên là lựa chọn nhà thiết kế có trình độ và khả năng tiếp cận thị trường, như tuyển nhữ ng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế hoặc những người yêu thích thời trang đã có kinh nghiệm nhất định với công việc thiết kế. Đồng thời, có những chính sách ưu đãi để thu hút các nhà thiết kế trẻ, có khả năng thiết kế về làm việc cho DN.

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ thiết kế. Tích cực cử cán bộ có tay nghề tham gia các khóa học do Viện Dệt May tổ chức, đồng thời cải tiến các mẫu mã sản phẩm đã từng được khách hàng ưa chuộng. Không ngừng trao đổi, bồi dưỡng cho các nhà thiết kế những khóa học về thời trang. Đào tạo lại đội ngũ thiết kế để có thể bắt kịp xu hướng thời trang hiện đại của người tiêu dùng quốc tế.

- Phát triển NNL thiết kế trẻ, tạo cơ hội cho họ được tiếp cận với nền thời

trang thế giới bằng cách đưa sinh viên sang học tập ở những trung tâm đào tạo thời trang quốc tế. Tổ chức những buổi trình diễn thời trang nhằm tôn vinh sức sáng tạo của những nhà thiết kế trẻ và vinh danh thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường nước ngoài.

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý có chuyên môn và tiến hành giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào đến quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩ m, đảm bảo các sản phẩm có độ chính xác cao so với thiết kế đã được lựa chọn.

- Hình thành những bộ sưu tập thời trang dệt may theo mùa : Sản phẩm dệt may phù hợp với từng thời gian khác nhau, theo các xu hướng thời trang khác nhau. Vì thế, DN cần hình thành những bộ sưu tập thời trang dệt may theo mùa. Làm được điều này, sản phẩm dệt may của DN sẽ cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và quốc tế.

c) Xây dựng kế hoạch, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phân tích thị


trường xuất khẩu

Các DN cần thành lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề này, với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản nhằm có những phân tích xác đáng và nhìn nhận đúng đắn về thị trường xuất khẩu, với 2 mục tiêu quan trọng hàng đầu là nắm bắt kịp thị hiếu khách hàng cũng như tìm hiểu về thông tin liên quan đến sản phẩm của DN khi muốn xâm nhập vào thị trường nước đó . Ngoài ra, DN cần trang bị hệ thống internet khắp các phòng ban, nhằm phục vụ công tác tra cứu và tìm thông tin, đồng thời theo dõi sát sao những thông tin từ VITAS - là kênh thông tin chính thống và gần gũi nhất với hoạt động SXKD của các DN hiện nay.

d) Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Để nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tiêu dùng sản phẩm, để thiết kế ra các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Cần tạo ra được các sản phẩm độc đáo trên cơ sở nghiên cứu từ cuộc sống đa dạng của con người. Sự độc đá o được thể hiện trong màu sắc, kiểu dáng, chất liệu… Sản phẩm dệt may là sản phẩm mang tính thời vụ và thời trang. Vì vậy, công tác này cần đẩy mạnh để tăng khả năng đổi mới sản phẩm, từ đó sẽ thu hút khách hàng ddàng hơn.

Thực hiện điều tra, thu thập thông tin phản hồi từ phía các nhà nhập khẩu bằng phiếu điều tra qua e-mail sau mỗi đơn hàng xuất khẩu , để kịp thời cập nhật các thông tin về xu hướng và phong cách tiêu dùng mới của thị trường quốc tế.

Hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới phải được quan tâm đú ng mức. Công tác nghiên cứu sản phẩm mới phải gắn liền với thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện SXKD của DN.

Không ngừng cập nhật những biến động, xu hướng của thời trang trên thế giới để có những thay đổi mẫu mã kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

DN có thể liên kế t với các trung tâm thời trang ở các nước xuất khẩu để tìm hiểu về sản phẩm, về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, từ đó, có những sản phẩm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đem lại doanh thu lớn cho DN.


3.4.1.4. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết sản xuất

và cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

Giải pháp này được thiết lập nhằm tận dụng và nâng cao năng lực hấp thụ tác động tràn tích cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam. Bởi vì, sự phát triển CNHT cho ngành Dệt may là một trong những nhân tố quan trọng thu hút FDI từ các MNCs, là cầu nối quan trọng giữa các DN FDI với các DN Dệt may trong nước, để CGCN từ nước ngoài vào phát triển ngành Dệt may trong nước.

Quan hệ chiều dọc của ngành Dệt may biểu thị như sau:

Nguyên liệu => Kéo sợi => Dệt vải => In nhuộm => May

Trên thực tế, dù không phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, nhưng nếu tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu thì sẽ tác động to lớn đến tính tự chủ, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trong nước và trên thị trường thế giới. Liên kết này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các DN may. Công nghiệp may, từ gia công xuất khẩu, muốn chuyển dần sang phương thức tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, ngoài nhãn mác, thương hiệu thì vải và phụ liệu ổn định, bảo đảm chất lượng là điều kiện tiên quyết.

- Tăng cường liên kết dệt - may tạo điều kiện giảm chi phí (chi phí vận chuyển, đóng gói nguyên liệu khi nhập khẩu...).

Trong những năm tới, việc phát triển công nghiệp Dệt sợi Việt Nam sẽ được

thực hiện theo hai hướng: đầu tư chiều sâu, cải tạo và nâng cấp có hiệu quả các nhà máy kéo sợi và dệt vải hiện có đồng thời đầu tư mới xây dựng một số nhà máy kéo sợi bông và sản xuất sợi tổng hợp, dệt vải nhẹ ( cho áo sơ mi), vải nặng (cho may quần âu và veston), vải tổng hợp (cho may áo jacket), dệt kim và dệt vải công nghiệp... Để phát triển công nghiệp Dệt theo định hướng này, Chính phủ cần quy hoạch phát triển sản xuất thượng nguồn; định hướng đầu tư v à các chính sách ưu đãi đầu tư; xem xét các chế độ thuế hợp lý; triển khai đào tạo lực lượng lao động trình độ cao bắt kịp với sự phát triển của ngành trên thế giới...


- Về phát triển xơ sợi tự nhiên:

+ Để chủ động nguyên liệu cho dệt may, cần các chính sá ch quy hoạch vùng trồng nguyên liệu có tưới để đảm bảo năng suất và chất lượng. Nhà nước sẽ khuyến cáo và đầu tư CSHT trong vùng quy hoạch phục vụ cho cây nguyên liệu.

+ Gắn kết tác nhân tham gia sản xuất cây nguyên liệu. Khuyến khích DN, nhà khoa học, nông dân cùng hợp tác trong sản xuất nguyên liệu với việc phân phối hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.

+ Tập trung đầu tư cho khâu giống bông, giống tằm cho năng suất cao, chất lượng tốt…Tối ưu hóa chi phí sản xuất.

+ Đổi mới, sắp xếp lại hệ thống tổ chức quản lý sản xuất cây nguyên liệu, hệ

thống khuyến nông hiệu quả hơn.

+ Liên doanh với ngành tơ tằm để đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi Spunsilk

cung cấp cho ngành Dệt.

- Về phát triển xơ sợi tổng hợp : Tăng cường thu hút FDI, đồng thời huy động các nguồn vốn trong nước đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa dầu phục vụ cho dệt may để chủ động về nguồn nguyên liệu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao GTGT trong các sản phẩm Dệt may Việt Nam.

- Về phát triển các loại nguyên phụ liệu cho ngành May : Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất các loại phụ liệu cho ngành May: thu hút đầu tư 100% vốn nước ngoài, liên doanh, DNNN, DN địa phương, hợp tác xã, tư nhân. Các DNNN chỉ nên đầu tư vào sản xuất các mặt hàng đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao như sản xuất chỉ may, khóa kéo, mếch dính chất lượng cao…

- Về chính sách đầu . So với ngành May, ngành Dệt có công nghệ sản xuất phức tạp hơn, suất đầu tư lớn hơn nên mức độ hấp dẫn đầu tư thấp hơn. Để phát triển mạnh ngành Dệt sợi, tăng tỷ lệ nội địa hoá s ản phẩm ngành May, cần tăng mức đầu tư cho phát triển công nghiệp dệt sợi. Vốn đầu tư cho ngành này có thể huy động từ các nguồn: (i) Nguồn tài chính tự có của VINATEX và các DN hiện có; (ii) Phát hành trái phiếu DN (VINATEX), (iii) Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt với ngành sợi - dệt, tạo động lực khuyến khích các nhà đầu tư trong nước


và nước ngoài tham gia, không hạn chế hình thức và lĩnh vực đầu tư.

Việc ĐTPT công nghiệp dệt sợi nên tập trung theo những cụm lãnh thổ nhất định. Phát triển mạnh các DN có quy mô vừa (10 - 15 triệu m2 vải/năm); dthu hút lao động; tạo điều kiện kết hợp nghiên cứu và triển khai; giảm thiểu đầu tư cho xử lý chất thải; bảo vệ môi trường... Để thực hiện được điều đó, cần phải thực hiện kiên quyết và nhất quán chính sách ưu đãi cao cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về phát triển CNHT Dệt may. Ngoài chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển các DNV&N, cần có những ưu đãi riêng tạo động lực mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sự chuyển biến trong phát triển ngành công nghiệp này ngay trong những năm trước mắt. Những ưu đãi cụ thể cần có là: (i) Ưu đãi về tài chính; (ii) Ưu đãi về đất đai và mặt bằng sản xuất; (iii) Ưu đãi về đào tạo NNL; (iv) Ưu đãi về phát triển KHCN…

3.3.1.5. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may từ các công ty xuyên quốc gia lớn, có tiềm năng về công nghệ và tận dụng tối đa thế mạnh về nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài

Đây là giải pháp đột phá nhằm tạo lập và phát huy tác động tràn tích cực từ FDI tới các DN Dệt may trong nước . Hiện nay, số lượng MNCs đầu tư vào nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam và của MNCs. Đthu hút MNCs cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

a) Về phía Nhà nước cần:

- Xác định mục tiêu của hoạt động thu hút đầu tư từ MNCs, làm cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính hướng đích, đồng thời giảm thiểu các tác động bất lợi mà hoạt động đầu tư của MNCs mang lại.

- Xây dựng và hoàn thiện MTĐT nhằm bảo đảm tính cạnh tranh trong thu

hút FDI, tăng tính hấp dẫn đối với MNCs.

- Xác định nhà đầu tư MNCs mục tiêu cho các lĩnh vực và sản phẩm nhất định, nhằm tận dụng điểm mạnh và tiềm lực của MNCs một cách có hiệu quả, làm công tác thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Tăng cường những biện pháp nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao và kinh tế


giữa các quốc gia, tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầ u tư làm ăn kinh doanh và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước thành những đối tác chiến lược.

- Tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà ĐTNN , giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt Nam và tiềm năng phát triển của ngành Dệt may cũng như ngành CNHT Dệt may Việt Nam. Việc xúc tiến đầu tư không chỉ thực hiện ở cấp quốc gia mà cần đẩy mạnh ở các cấp tỉnh để các nhà ĐTNN có thể hiểu hơn về cơ hội đầu tư tại từng vùng miền của đất nước.

- Chủ động tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp . Tạo lập đối tác trong nước là tạo ra các đối tác đáng tin cậy để các MNCs đầu tư tại Việt Nam. Cần khẳng định về lâu dài , việc lựa chọn đối tác đầu tư nên ưu tiên đối với MNCs ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, EU… vì các MNCs của những nước này có tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ và năng lực quản lý.

- Nhanh chóng cải cách các tổ chức hoạt động R&D của Nhà nước nhằm tăng cường năng lực của các tổ chức này, kcả nhân sự sao cho đkhả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công nghệ mới. Mặt khác, luôn cập nhật, phân tích và xử lý thông tin vcác công ty lớn, nhất là các công ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến lược về CGCN, phạm vi hoạt động của các công ty này. Đồng thời, cần học tập kinh nghiệm của các nước về thu hút các công ty nước ngoài có tiềm năng về công nghệ.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư. Để thu hút các công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích CGCN , ngoài MTĐT chung đủ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, cũng nên có chính sách ưu đãi đầu tư. Cách tiếp cận ở đây là không áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư tràn lan, mà ngược lại chỉ nên tập trung vào một vài lĩnh vực thỏa mãn các điều kiện được hưởng các ưu đãi này. Nhà n ước cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách ưu đãi, nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan. Có nhiều biện pháp có thể áp dụng như ưu đãi về thuế, về CSHT, chính sách ưu đãi liên quan đến người lao động. Ngoài ra, cũng cần phải rà soát và đánh giá vi ệc thực hiện các chính sách liên quan đến CGCN trong giai đoạn vừa qua để rút ra các bài

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí