Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 16


phương án đầu tư. Nếu đầu tư thiết bị công nghệ của các nước châu Âu thì khấu hao thiết bị sau đầu tư trong GTSP quá cao, làm giảm khả năng cạnh tr anh của sản phẩm. Vì vậy, các dự án chỉ lựa chọn thiết bị được sản xuất ở châu Á ( Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ…) hoặc thiết bị chế tạo ở các nước châu Á nhưng theo công nghệ châu Âu, giá thành rẻ gấp nhiều lần nhưng tuổi thọ thấp hơn và tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng hơn. Đó là thực tế mà chưa có giải pháp tháo gỡ. Tuy tỷ lệ đổi mới thiết bị ngày một tăng nhưng chưa đủ để tạo ra một bước đột phá cũng như yêu cầu đòi hỏi của xu thế phát triển chung như hiện nay. Do đó, tốc độ tăng trưởng SXKD của nhiều DN còn chậm, một số DN còn tụt hậu đã tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chung của toàn ngành.

Hầu hết các DN đều cho rằng thiếu vốn là nhân tố cản trở lớn nhất đối với đổi mới công nghệ. Theo khảo sát, các DN, ngoại trừ các DN FDI, đều gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư SXKD cũng như đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thị trường vốn trung và dài hạn của Việt Nam lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ các DN. Một số quy định về vay vốn còn bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất cho vay quá cao nên không khả thi đối với DN, đặc biệt là các DN tư nhân. Không những thế, quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ còn phức tạp và kéo dài. Các chính sách, văn bản pháp luật hay văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến các ưu đãi cho DN trong quá trình đổi mới công nghệ chưa rõ ràng và đầy đủ…gây cản trở lớn cho đổi mới công nghệ ở các DN.

Thiếu thông tin cũng là nguyên nhân gây trở ngại lớn với các DN trong việc đổi mới công nghệ. Trong ngành Dệt may, Nhà nước đã có những hỗ trợ về thông tin cho các DN thông qua các hiệp hội ngành nghề, tạp chí, sách báo chuyên ngành…Tuy nhiên những hỗ trợ này chưa thực sự chú trọng đến công nghệ.

2.4.3.2. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Dệt may trong nước còn nhiều yếu kém

NNL của DN có vai trò quan trọng đối với việc tận dụng tác động tràn tích

cực của FDI. Dệt may là một trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Chỉ tiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ


học vấn hoặc chuyên môn của lao động trong DN và chỉ tiêu biểu thị cho đổi mới công nghệ của DN thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt động nghiên cứu triển khai. Thiếu lao động có kỹ năng về công nghệ, thương mại, quản trị. Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Trình độ của đa số công nhân kỹ thuật trong các DN mới chỉ hạn chế ở năng lực tiếp thu và vận hành những công nghệ sẵn có một cách thụ động. Năng lực lựa chọn và làm chủ công nghệ kèm theo một số cải tiến nhỏ còn yếu kém. Hiện nay, các DN Dệt may Việt Nam đang sử dụng chủ yếu nguồn lao động phổ thông, không qua trường lớp chuyên nghiệp. Phần lớn, các DN tự đào tạo lao động theo cách riêng của mình , theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Việc các DN trong nước cạnh tranh lẫn nhau đã tạo điều kiện cho các n hà nhập khẩu ép giá, thậm chí chuyển từ đơn hàng sản xuất dưới dạng FOB trước đây sang hình thức gia công, đồng thời mở ra khe hở cho các DN FDI thâm nhập vào chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hơn nữa, chính sách ưu tiên vào ngành Dệt may - ngành công nghiệp trọng điểm của Chính phủ Việt Nam chưa đủ mạnh để tạo bệ phóng cho Dệt may Việt Nam phát triển bền vững, toàn diện để nâng cao vị thế của ngành Dệt may Việt Nam. Thể hiện ở môi trường chính sách trong nước còn chưa thuận lợi, bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán btham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.

Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc thấp khiến cho các DN may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa chú trọng khai thác những lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên k ết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi GTGT xuất khẩu lớn… Với thực tế này, một số khâu, yếu tố khác trong chuỗi giá trị có ảnh hưởng chi phối đến phần GTGT của các nhà sản xuất và xuất khẩu, thị phần hoặc thậm chí ảnh hưởng đến việc được tham gia hoặc b ị loại khỏi chuỗi thì hàng hóa xuất khẩu của chúng ta hiện nay chưa vươn ra được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

NNL của các DN Dệt may của Việt Nam mặc dù có chi phí thấp nhưng


Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 16

NSLĐ lại thấp. Bên cạnh đó, một lượng lớn lao động chưa qua đào tạo và tình trạng hay dịch chuyển công việc của người lao động làm cho các DN Dệt may của Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu lao động.

Các kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật có trình độ cơ bản chưa thực sự vững vàng, chủ yếu là do công nhân hành nghề lâu năm chuyển sang phụ trách các phòng kỹ thuật. Hiện nay, các kỹ sư công nghệ dệt may có trình độ sáng tạo trong môi trường mới còn thiếu. Cán bộ nghiên cứu mẫu mốt, thời trang, các họa sĩ thiết kế trong một số năm gần đây đã có nhiều sáng tạo, thiết kế ra nhiều mẫu mã đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhưng do chưa được đào tạo sâu, chưa có sự trao đổi giao lưu với các cán bộ thiết kế trong nước và nước ngoài nên trình độ còn hạn chế. Công nhân trong ngành chủ yếu là lâu năm, trình độ tay nghề còn hạn chế. Do đó trong thời gian gần đây cần phải đào tạo lại phù hợp với công nghệ mới.

Như vậy, lao động trong ngành Dệt may rất dồi dào về số lượng nhưng bộ phận kỹ thuật, kỹ sư thiết kế trình độ còn yếu. Nếu không có giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cho ngành, có các biện pháp kịp thời, thích hợp thì ngành Dệt may sẽ thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong các DN dệt may trong nước luôn

luôn ở trong tình trạng thừa và thiếu. Các DN thừa những công nhân có trình độ chuyên môn thấp nhưng thiếu những lao động có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có thể điều khiển những dây chuyền thiết bị tự động, được điều khiển bằng máy vi tính lập trình sẵn, hoặc có trình độ sản xuất các sản phẩm cao cấp. Theo VITAS, mỗi DN thiếu khoảng 25-30% số lao động. Việc tuyển thêm lao động rất khó khăn, đặc biệt là các lao động có tay nghề cao. Nhiều DN không chủ động được kế hoạch ký kết các hợp đồng, nên nhiều khi có đơn hàng thì cần huy động nhiều công nhân, khi hết đơn hàng thì lại phải c ho công nhân nghỉ việc. Bên cạnh đó, các DN còn thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư, các nhà quản lý, các nhà thiết kế thời trang… Vì vậy, ngành Dệt may cần đưa ra chiến lược phát triển NNL dài hạn, trong đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

2.4.3.3. Việc nghiên cứu và triển khai của các doanh nghiệp Dệt may


trong nước chưa phát triển

Chi tiêu cho R&D khai được xem là các chi tiêu cho nghiên cứu, thử nghiệm nhằm cải tiến và/hoặc tạo ra sản phẩm mới. Các DN FDI chi tiêu cho các hoạt động R&D cao gấp 3 lần so với các DN trong nước. Vì vậy, muốn tiếp thu và hấp thụ công nghệ tốt, tức là tận dụng được ảnh hưởng tích cực của tràn công nghệ từ FDI, thì bản thân DN trong nước phải vươn lên để thu hẹp chênh lệch trình động công nghệ với các DN FDI.

Chi cho R&D ở các DN Dệt may cao và mức chênh lệch giữa DN trong và ngoài nước là thấp. Điều này có thể là do sản phẩm dệt may của DN trong nước chịu sức ép cạnh tranh (cả trong và ngoài nước ) cao hơn. Vì vậy, buộc các DN phải liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm để thích ứng với thị trường.

Công tác thiết kế thời trang trong các DN Dệt may còn hạn chế, thiếu đội ngũ thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Rất ít các DN có khả năng bán sản phẩm với thương hiệu của mình mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của khách hàng trên thị trường quốc tế. Ở thị trường nội địa, tình hình có khả quan hơn, nhưng nhìn chung, sự phát triển của công tác thời trang vẫn chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động may.

2.4.3.4. Ngành công nghiệp hỗ trợ Dệt may chưa phát triển

Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, các ngành CNHT của Việt Nam, đặc biệt là ngành CNHT Dệt may còn rất yếu, chậm phát triển hơn so với các nước châu Á khác như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc… đến vài chục năm. Do CNHT ngành Dệt may của Việt Nam còn kém phát triển, với khoảng90% vào nguồn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nên xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công thuê với GTGT rất thấp. Trong 5.982 DN Dệt may, tỷ lệ DN sản xuất nguyên phụ liệu chỉ chiếm 0,7%; xơ sợi tổng hợp l à 0,1%; bông 0,2%; sợi chỉ 4,3%; nhuộm hoàn tất 3%. Tình trạng bị động về nguyên liệu khiến DN Dệt may Việt Nam đuối sức cạnh tranh trên thị trường thế giới [39].

Nguyên liệu được sản xuất trong nước chủ yếu là bông đay, tơ tằm, vải các

loại. Tuy nhiên chấ t lượng của những nguyên liệu này chưa cao và sản lượng mới


chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số nguyên liệu tiêu dùng cho ngành may, nên các DN phải nhập khẩu (trung bình nhập khẩu khoảng 130.000 tấn bông và 100% ợng tơ sợi tổng hợp ). Năm 2012, với nhu cầu 415.000 tấn bông, chỉ có 5.000 tấn bông được trồng trong nước. Tương tự, khoảng 6 tỷ trong 6,8 tỷ mét vải được dùng trong ngành công nghiệp may mặc trong nước được nhập khẩu trong suốt năm [49]. Điều này làm cho các DN rất bị động và bị hạn chế nhiều mặt về thời gian, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành.

Không chđộng được nguyên, phụ liệu trong nước, phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các DN Dệt may Việt Nam, khiến GTGT trong sản phẩm dệt may còn thấp. Mặc dù Việt Nam xuất khẩu được sản phẩm sợi đi các nước, song lại phải nhập khẩu các loại vải đã nhuộm, hoàn tất phục vụ sản xuất trong nước do thiếu các khâu nhuộm, hoàn tất vải. Việc sản xuất sợi của Việt Nam phát triển khá nhanh trong thời gian gầ n đây, các loại sợi thông dụng đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, còn các loại sợi tổng hợp, sợi pha với tỷ lệ khác nhau cũng bắt đầu được sản xuất, hiện đã xuất khẩu được khoảng 1,8 tỷ USD sản phẩm sợi đi các nước. Tuy nhiên, nguyên liệu xơ để sản xuất sợi dự kiến phải đến năm 2015 mới đáp ứng được 80-90% nhu cầu của ngành dệt. Còn trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Song, toàn bộ số thuốc nhuộm hiện đang sử dụng đều phải nhập khẩu: tỷ lệ chất trợ và hóa c hất cơ bản trong nước sản xuất cung cấp cho ngành dệt chỉ chiếm từ 5 - 15%, nhưng hầu hết là những sản phẩm có giá trị thấp, mặc dù về số lượng nhiều nhưng giá trị chỉ đạt 4,55% tổng nhu cầu của ngành dệt [45].

Do CNHT kém phát triển, phải phụ thuộc khoảng 70% vào nguồn nguyên

phụ liệu nhập khẩu nên xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công, VA rất thấp. Trong khi tốc độ và giá trị tăng trưởng của ngành Dệt may phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất FOB và khả năng chủ động nguồn nguyên phụ liệu . Tỷ lệ xuất hàng FOB ở Việt Nam đến nay chỉ chiếm khoảng 30%. Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các DN Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Mặc khác vì không đủ năng lực để


tự thiết kế mẫu nên các DN Việt Nam chưa chủ động lựa chọn nguyên phụ liệu, chưa tự chào bán sản phẩm và phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”. Trên thực tế, các DN sản xuất FOB của Việt Nam tự mua nguyên phụ liệu, nhưng phả i mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này DN được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị nguyên phụ liệu ). Trong khi đó, ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2009 - 2010 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các DN Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường .

Năm 2012, các DN Dệt may tiếp tục đối mặt với hạn chế lớn đó đa phần nguyên phliệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đang từng bước được cải thiện, mỗi năm tỉ lệ nội địa tăng từ 3%-5%, hiện đạt tới 49%, nhưng vẫn còn thấp xa so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của Trung Quốc [48].

2.4.3.5. Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức

Thương hiệu và uy tín của các DN Dệt may Việt Nam còn yếu. Ở thị trường nội địa, các DN Dệt may đã phát triển được khâu thiết kế, đưa ra được những nhãn hiệu của mình. Mặc dù việc phát triển thương hiệu ở thị trường nội địa còn hạn chế, nhưng khách hàng đã có nhận thức về sản phẩm và bước đầu có cảm tình với sản phẩm. Tuy nhiên, ở thị trường quốc tế, khả năng tiếp cận thị t ờng nội địa cũng như quốc tế còn kém. Các DN Dệt may không tiếp cận trực tiếp nhà bán lẻ mà phải thông qua các nhà xuất nhập khẩu, thậm chí là các nhà môi giới xuất nhập khẩu.

Các hãng đã tham gia đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp nhưng hiệu lực lại chưa được đảm bảo, nhiều DN Dệt may có uy tín đã bị nhái nhãn mác, thương hiệu làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới của DN. Do hạn chế của việc điều tra nên số liệu về đầu tư cho từng khâu của quá trình đổi mới công nghệ chưa được đề cập đến. Vì vậy đã gây cản trở cho quá trình nghiên cứu và đưa ra giải pháp hiệu quả cho quá trình đổi mới công nghệ trong các


DN Dệt may Việt Nam.

2.4.3.6. Tính liên minh, liên kết của các doanh nghiệp Dệt may trong

nước và Dệt may nước ngo ài còn hạn chế.

Các DN Dệt may Việt Nam đang thiếu tính liên minh, liên kết , vẫn còn tồn tại hình thức “mạnh ai nấy làm ”. Việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN trong nước đã tạo điề u kiện cho các nhà nhập khẩu ép giá, thậm chí chuyển từ đơn hàng sản xuất FOB trước đây sang gia công. Hiện nay, mỗi DN tự đưa ra một mức giá riêng, nên nhà nhập khẩu “chảnh”, ép giá, sẵn sàng chuyển đơn hàng sang công ty khác nếu DN không chịu mức giá thỏa thuận. Vì nhà nhập khẩu đã nắm được điểm yếu này và cũng biết rõ là đang có nhiều DN xếp hàng để nhận làm với giá thấp hơn. bị ép giá, nhưng vì sự sống còn của DN và để có việc làm cho công nhân, DN đành phải chấp nhận gia công với cái giá không mong muốn. Đó là nỗi bức xúc rất lớn, nhưng tự một vài DN không thể làm thay đổi được điều này. Thực tế đó cho thấy, rõ ràng, các DN trong nước đang tự nhận phần thiệt về mình, còn cái lợi thì để cho nhà nhập khẩu hưởng.

Thiết lập các mối liên kết trong chuỗi, được xem là điều kiện để có thể tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Việc tăng cường và mở rộng các mối liên kết trong chuỗi , theo cả chiều dọc và chiều ngang không chỉ là cách để đáp ứng tốt nhất điều kiện tham gia chuỗi mà nó còn là giải pháp để giúp các DN Dệt may Việt Nam tăng cường sức mạnh và khả năng khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Cần có sự bắt tay chặt chẽ hơn giữa nhà sản xuất và nhà thiết kế. Mối liên kết khăng khít giữa DN sản xuất và nhà thiết kế sẽ giúp cho các doanh dệt may có được những sản phẩm phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp hơn, hợp thời trang nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của chính doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh liên kết giữa các DN, để thực hiện các đơn hàng lớn, liên kết DN May và các DN cung cấp ngyên phụ liệu trong nước để chủ động hơn trong sản xuất, thực hiện nhiều đơn hàng FOB, nâng cao GTGT trong sản phẩm.

Tăng cường liên kết SXKD giữa các DN FDI với DN trong nước; giữa các


DN lớn với các DNV&N; giữa các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ với các nhà sản xuất. Tham gia vào liên kết các DN có thể chia sẻ nguồn lực phát triển, hỗ trợ sản xuất cho nhau, giảm thiểu chi phí so với khi các DN tự mình sản xuất độc lập.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong Chương 2, Luận án đã đi sâu phân tích thực trạng tác động tràn của FDI đối với các DN Dệt may Việt Nam qua các kênh truyền dẫn. Với hình thức tác động tràn của FDI theo chiều ngang, có 6 kênh truyền dẫn tác động tràn, như: (1) Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước nâng cao hiệu quả SXKD; (2) Bắt chước và

trình diễn các hiệu ứng; (3) Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ cho các DN Dệt may trong nước; (4) Nghiên cứu và phát triển; (5) Lưu chuyển lao động giữa các DN FDI với DN trong nước và tăng cường đào tạo lao động của DN trong nước; (6) Lan tỏa kỹ năng và quản lý tiên tiến. Mặt khác, với hình thức tác động tràn của FDI theo chiều dọc, có 2 kênh truyền dẫn là (1) Tràn thông qua mối liên kết ngược , và (2) Tràn thông quan mối liên kết xuôi.

Bên cạnh đó, phân tích định lượng tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam đã được thực hiện. Luận án áp dụng 2 phương pháp phân tích định lượng: (i) bán tham số; (ii) ước lượng ảnh hưởng định và ước lượng ảnh ởng ngẫu nhiên. Kết quả thực nghiệm cho thấy có tác động tràn tiêu cực của sự hiện diện của DN FDI đối với các DN trong nước. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal. Kết quả này ngụ ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm tăng trưởng sản lượng của các DN Dệt may trong nước. Tuy nhiên, đối với từng nhóm DN có qui mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể, đối với nhóm DN có qui mô siêu nhỏ và qui mô lớn thì tác động tràn của của FDI chỉ có tác động theo chiều ngang và không có tác động theo chiều dọc, đây là những ảnh hưởng không tích cực. Ngược lại, đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và quy mô vừa thì tác động tràn của FDI là theo chiều dọc và có tác động theo chiều ngang nhưng rất yếu. Điều này chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và vừa là tích cực, có nghĩa là các DN này s ẽ phát triển và sản xuất theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2022