Kiến Nghị Để Thực Hiện Giải Pháp 45668


- Từng bước chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Thay vì làm những mặt hàng giá rẻ, các DN cũng nên nghiên c ứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa giảm bớt được áp lực cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ....

d) Chú trọng xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu trên thị trường,

nhất là trên thị trường quốc tế

- Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các DN Dệt may có thể liên minh với một DN Dệt may khác, và kết hợp với việc tìm kiếm các dịch vụ tư vấn, sự hỗ trợ từ các chuyên gia hay từ VITAS... Các DN hoạt động cùng lĩnh vực, khi hợp tác với nhau sẽ vừa tận dụng lợi thế xây dựng thương hiệu cho mình, lạ i vừa góp sức chung tay xây dựng thương hiệu cho VITAS. Có như vậy, các DN mới tận dụng được các nguồn lực để đẩy nhanh quá trình xây dựng thương hiệu và biết cách phát huy lợi thế thương hiệu của mình.

- Xây dựng thương hiệu gắn liền với nâng cao CLSP, đá p ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu, tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng kết hợp với thế mạnh của DN để từng bước tạo ra những sản phẩm có chất lượng, mang đặc trưng của DN, đồng thời phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường.

- DN cần tận dụng NNL sẵn có, đồng thời DN cũng nên thuê các chuyên gia tư vấn, thiết kế một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu từ khâu đăng ký xây dựng đến quản lý và phát triển thươn g hiệu. Sau khi đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường, DN cần đầu tư cho công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng để không ngừng khẳng định và tạo lập uy tín đối với khách hàng thông qua việc thông tin trên các thương tiện truyền thông và phát triển dịch vụ sau bán hàng. .

- Áp dụng nhiều biện pháp để phát triển thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế bằng cách thực hiện các giải pháp nâng cao CLSP, đầu tư vào hoạt động thiết kế mẫu mốt, đẩy mạnh hoạt động marketing, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp...


- Tăng cường ứng dụng CNTT, đặc biệt là internet để quảng bá thương hiệu thông qua các website, banner, quảng cáo trực tuyến… với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Thêm vào đó, việc đầu tư nghiên cứu các xu hướng nhượng quyền thương hiệu hay mua bán thương hiệu cũng rất có ích để thu lợi cho DN từ thương hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Bên cạnh đó, cần nâng cao uy tín trong kinh doanh với các DN nước ngoài rất coi trọng. Để có sự tin tưởng của các DN nước ngoài, các đối tác phải có uy tín trên trường quốc tế, thể hiện qua những hợp đồng kinh doanh kí kết với nước ngoài. Việc đảm bảo CLSP và các điều kiện, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, và các cam kết trong hợp đồng luôn được tôn trọng và thực hiện đúng. DN Dệt may Việt Nam, cần thay đổi chiến lược kinh doanh, từ cạnh tranh đơn thuần bằng nguồn lao động rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và dịch vụ. Với đặc trưng về xu hướng tiêu dùng, khách hàng nước ngoài đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của sản phẩm, nhiều khi yếu tố thời trang lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả.

3.3.2.2. Có chính sách “gichân” lao động, ngăn chặn tình trạng “chảy

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 21

máu chất xám

Tầm quan trọng của việc ổn định NNL với việc tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực từ FDI của các DN Dệt may là điều đã được khẳng định. Tuy nhiên, không thể xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng dịch chuyển nhân lực giữa các DN Dệt may, nhưng có thể hạn chế được tình trạng này nếu chú trọng một số vấn đề sau:

a) Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và dùng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động

- Hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập, bảo đảm người lao động nhận được tiền lương đúng với kết quả lao động và đúng thời hạn cam kết. DN bảo đảm cho người lao động các chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Các DN cần có các chính sách đãi ngộ phù hợp với năng suất và chất lượng lao động. Đối với các chuyên gia, các cán bộ kỹ sư và công nhân có trình độ tay nghề cao thì cần có những chính sách đãi ngộ nhằm gắn kết họ với DN, nhằm tránh


tình trạng chảy máu chất xám.

- Các DN cũng nên khuyến khích đội ngũ lao động bằng những đòn bẩy tài chính và phi tài chính tích cực hơn. Ngoài việc trả lương theo sản phẩm, bậc thợ, thưởng và khuyến khích tài chính cho những công nhân có nỗ lực, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật và sản xuất thì các hoạt động thúc đẩy phi tài chính cũng nên được thực hiện.

b) Quan tâm cải thiện điều kiện làm vi ệc cho người lao động

- Hoạt động đào tạo phải đi đôi với chăm lo và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đảm bảo cho người lao động có một môi trường làm việc tốt, đặc biệt ở các khâu sản xuất độc hại thì cần có những trang thiết bị nhằm bảo vệ an toàn s ức khỏe cho người lao động và một mức trợ cấp thỏa đáng.

- Các DN cũng nên chú ý đến điều kiện làm việc của công nhân như cải tạo và trang bị thêm các máy hút bụi, máy thông gió, điều hòa, trang thiết bị hỗ trợ làm việc và các máy móc thiết bị khác nhằm cải tạo môi trường lao động trong DN sao cho người lao động có điều kiện phát huy tối đa khả năng của mình.

- Chú trọng cải thiện điều kiện lao động trên cơ sở thực hiện đúng những quy định trong SA 8000 và bộ tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000/2000. Tăng cư ờng phúc lợi xã hội trong DN và tổ chức các hoạt động văn hóa -thể thao mang tính cộng đồng.

c) Tổ chức các phong trào, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động

- Quan tâm đến tổ chức đời sống của người lao động và tạo điều kiện để gia đình họ ổn định cuộc sống như nhà ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí… Bên cạnh đó, cũng nên chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, cổ vũ tinh thần người lao động trong các dịp nghỉ cũng như quan tâm đến đời sống sinh hoạt của người lao động.

- Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng cũng như sa thải bớt nhân viên làm việc không hiệu quả có thể tạo ra tính cạnh tranh trong DN, từ đó khuyến khích các cá nhân thọc tập để phát triển bản thân.

d) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

- Mở rộng quan hệ liên kết giữa các DN trong việc phối hợp đào tạo NNL, trao


đổi kinh nghiệm công tác, khắc phục tình trạng chiêu dụ lao động lành nghề của nhau.

- Đưa việc nâng cao chất lượng NNL thành một mục tiêu xã hội và bất cứ DN, cá nhân, tổ chức nào cũng phải có trách nh iệm đóng góp vào quá trình đó thông qua nhiều hình thức nh ư: trực tiếp như tham gia đào tạo, gián tiếp thông qua việc hỗ trợ tiền cho các quỹ khuyến học…

- Xây dựng cơ chế tài chính nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN thu hút nhiều lao động làm việc, nhất là đối với các DN thuộc khu vực tư nhân và DN FDI.

- Xây dựng mô hình “Nhà nước đầu tư, DN FDI vận hành ”. Theo mô hình này, Nhà nước sẽ là người khởi xướng chương trình và thực hiện đầu tư CSHT, máy móc thiết bị, lương cho bộ máy quản lý. Các DN FDI là người gửi lao độn g đến đào tạo và tái đào tạo. Các DN cũng sẽ quyết định về chương trình , nội dung đào tạo, giảng viên, máy móc thiết bị của trung tâm đào tạo thông qua Hội đồng tư vấn và Ban Giám đốc trung tâm. Mặc dù Nhà nước là người bỏ vốn để xây dựng trung tâm, song người vận hành trung tâm là DN FDI.

3.3.2.3. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, làm “ hậu phương

vững chắc, làm “bàn đạp” để xúc tiến thị trường nước ngoài.

Giải pháp này nhằm hạn chế tác động tràn tiêu cực từ FDI tới các DN Dệt may trong nước. Để phát triển thị trường trong nước cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cần đi sâu nghiên cứu thị trường nội địa để xác định được vấn đề cơ bản nhất là thị trường nội đị a cần gì, mẫu mã, chất lượng, giá cả thế nào là phù hợp và cơ cấu dòng sản phẩm ra sao.

- Thực hiện tốt khâu phát triển sản phẩm bằng cách đào tạo đội ngũ thiết kế

sản phẩm phù hợp với thị hiếu người Việt nam.

- Phải cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho sản x uất hàng nội địa.

- Thực hiện tốt khâu phân phối sản phẩm bằng cách tạo ra các kênh phân phối chuyên nghiệp, kết hợp sử dụng các kênh siêu thị để bán hàng.

- Thực hiện chiến lược liên kết với các DN đã đứng vững trong thị trường nội địa và có kênh phân phối nội địa khá vững nhằm hỗ trợ cho khâu bán hàng.


- Đối với các DN chưa có kinh nghiệm thâm nhập thị trường nội địa cần kiên trì chăm sóc các khách hàng xuất khẩu hiện có, nghiên cứu các giải pháp thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- Các DN cần xác định rằng thị trường nội địa không chỉ là một giải pháp để

đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu vì chính toàn cầu cũng đang ảnh hưởng rất

lớn đến sức mua trong nước.

3.3.3. Kiến nghị để thực hiện giải pháp

3.3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

a) Đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích đầu tư theo hình thức liên doanh để có thể học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đặc biệt là mở rộng hình thức công ty cổ phần, công ty hợp danh, điều chỉnh lại qui định về tổ chức và quản lý DN liên doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc đa đạng hóa hình thức đầu tư sẽ mở rộng được các đối tượng tham gia ĐTNN tại Việt Nam. Tất cả các thành phần kinh tế có đủ điều kiện được tham gia vào liên doanh, hợp tác FDI với nước ngoài, kể cả thể nhân. Khuyến khích và mở rộng hơn nữa cạnh tranh bình đẳng giữa DN FDI với DN trong nước để tạo môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu và sắp xếp lại DN Dệt may, thực hiện đa sở hữu các DN Dệt may Việt Nam. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút FDI và có thể sẽ tạo điều kiện thu hút được FDI một cách gián tiếp thông qua việc bán cổ phiếu.

- Cần đặc biệt khuyến khích hình thức DNLD trong thu hút FDI vì hình thức này có lợi cho bên Việt Nam trong việc tiếp thu t iến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, kiểm soát hoạt động của DN.

b) Hoàn thiện chính sách và tiếp tục cải thiện MTĐT

- Đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp giấy phép đầu tư, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản về pháp luật đầu tư. Việc điều chỉnh phải theo tiến độ phù hợp, bám sát chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dệt may, đưa ra các điều kiện ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào ngành Dệt may nhằm thu


hút FDI cân đối theo từng lĩnh vực và vùng lãnh thổ.

- Tiếp tục cải thiện các thủ tục hành chính để hấp dẫn các nhà ĐTNN vào ngành Dệt may, đặc biệt vào ngành CNHT, dần tiến đến CGCN cho các DN trong nước. Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, XNK theo hướng đơn giản hóa các thủ tục và thực hiện cơ chế một dấu, một cửa. Tăng cường các chính sách khuyến khích và ưu đãi về tài chính, tín dụng nhằm tạo động lực lớn hơn cho các DN Dệt may hướng mạnh vào xuất khẩu.

c) Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Tích cực tận dụng các mối quan hệ đối ngoại, tham gia các diễn đàn đầu tư,

các cuộc hội thảo quốc tế nhằm nắm bắt được thông tin từ các đối tác ĐTNN.

- Xây dựng và hoàn thiện CSHT . Đối với những vùng, địa phương có CSHT phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển vùng, tạo điều kiện thu hút các dự án FDI mới cũng như tạo thuận lợi cho các dự án đang hoạt động, mặt khác cũng thúc đẩy sự phát triển của các vùng phụ cận. Đối với những vùng, địa phương CSHT chưa phát triển, cần dành các nguồn vốn tài trợ, vốn theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ, vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng CSHT, từ đó mới có khả năng thu hút được nhiều nguồn FDI. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống CSHT cho các KCN đã được quy hoạch để xây dựng các DN dệt may có vốn FDI.

d) Xây dựng và quy hoạch tổng thể FDI vào ngành Dệt may

- Sớm công bố Quy hoạch tổng thể FDI vào ngành Dệt may để khắc phục sự mất cân đối trong thu hút đầu tư vào ngành Dệt và May giữa các vùng, giữa các hình thức đầu tư.

- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tương xứng với mức độ chênh lệch về các điều kiện KTXH, CSHT… Đồng thời, cần phải tìm cách huy động nguồn ODA cùng với vốn NSNN chủ động đầu tư vào những vùng có ít hoặc không có dự án FDI, nhưng có khả năng phát triển ngành Dệt may.

e) Phát triển thượng nguồn ngành Dệt may và tăng cường liên kết dệt - may

- Tập trung vào chính sách hỗ trợ tài chính, c hính sách thuế và đầu tư "mồi":


Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình ĐTPT CNHT ngành Dệt may. Khuyến khích, tạo khung pháp lý và cơ chế để phát triển các liên kết, hiệp tác giữa các DN Dệt và DN May, giữa các DN tro ng nước và các DN FDI. Có chính sách phát triển ngành trồng bông, chế biến sợi, ngành hóa chất để phục vụ cho ngành Dệt may. Từ đó sẽ tạo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho các DN xuất khẩu sản phẩm may mặc, nâng cao NLCT của các DN xuất khẩu.

- Thực hiện một lộ trình đi từ công nghiệp thượng nguồn, CNHT tiến dần lên công nghiệp hoàn chỉnh của từng ngành công nghiệp trong nước. Lộ trình này sẽ khả thi khi có sự quan tâm đầu tư của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng DN ở trong và ngoài nước.

- Nhà nước cần áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích và tăng cường mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước như: (i) Thúc đẩy thương mại và đầu tư; (ii) Hỗ trợ việc tạo ra và tăng cường các mối liên kết; (iii) Đào tạo NNL; và (iv) Trực tiếp tài trợ.

f) Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Dệt may

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và thu hút các học viên theo học ngành may nhằm khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư ngành may. Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và marketing nhằm khắc phục những yếu điểm cơ bản của ngành may là yếu trong khâu thiết kế và khâu nghiên cứu tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đố i tác, từng bước tạo lập các cơ sở để cho các DN xuất khẩu sang ớc ngoài những sản phẩm mang thương hiệu Việt.

- Nhà nước cần hỗ trợ các DN tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn bạn hàng phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực hoạt động. Tổ chứ c các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý cho lao động quản lý. Cung cấp thông tin về những nơi đào tạo kỹ năng quản lý và nghiệp vụ XNK có chất lượng ở trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, hỗ trợ DN cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài.

- Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư và đổi mới công nghệ. Cung cấp thông tin về công nghệ mới cho các DN, hỗ trợ các DN xuất khẩu nghiên cứu đổi mới công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.


- Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giảm bớt những yêu cầu về thế chấp. Việc tiếp cận tín dụng và các chương trình hỗ trợ tín dụng đối với các DN xuất khẩu về mức vay, thời gian và điều kiện vay cần có sự hợp lý và phù hợp hơn.

3.3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội Dệt may Việt Nam

VITAS là chỗ dựa vững chắc và lâu dài cho DN, cần nâng cao vài trò của mình trong việc hỗ trợ các DN Dệt may bằng cách:

- Xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành nhằm cung cấp những thông tin cần thiết một cách kịp thời cho các DN trong ngành. Xây dựng một trung tâm nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho các DN trong ngành, giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu, tăng hàm lượng nội địa trong sản phẩm dệt may.

- VITAS cần đại diện cho hội viên tham gia các hoạt động với các tổ chức Hiệp hội ngành nghề dệt may quốc tế và khu vực để đưa ngành Dệt may Việt Nam hội nhập thế giới.

- Mở cửa thị trường kinh doanh, khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia

thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động giao lưu văn hóa.

- Tăng cường công tác thông tin và dự báo kinh tế, dự báo công nghệ và khai thác những thông tin, dự báo đó một cách khôn ngoan, có chọn lọc và thực sự hiệu quả đối với DN trong nước.

- Giáo dục pháp luật cho lao động trong các DN FDI, hạn chế tối đa những bất công giữa công nhân và chủ đầu tư do thiếu hiểu biết về pháp luật, các cán bộ quản lý của Việt Nam và tổ chức công đoàn phải thường xuyên tuyê n truyền, phổ biến các điều khoản về lao động cho công nhân biết, từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và quyền hạn của mình mà yên tâm sản xuất.

- Tổ chức công đoàn và cán bộ quản lý của Việt Nam phải phát huy vai trò của mình trong khuôn khổ luật định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đồng thời nhắc nhở nhà đầu tư biết những việc làm chưa đúng của họ. Có như vậy, mới tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa các bên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2022