Thực Trạng Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Chiều Dọc (Tác Động Tràn Liên Ngành Dệt May Việt Nam)


cách giới thiệu những ý tưởng tiếp thị mới và các kỹ thuật quản lý chưa từng có ở Việt Nam, tác động tràn cho các DN trong nước được tạo ra. Các chi phí tiếp thị và bán hàng của các MNCs luôn cao hơn hơn so với các DN trong nước.

Có thể thấy rằng, chi phí tiếp thị đã tăng lên cho những người tham gia trong

nước ở Việt Nam. Xu hướng này có thể được giải thích bằng cách tập trung xây dựng và CSHT được cải thiện, doanh số bán hàng tăng lên. Tầm quan trọng của tăng cường xây dựng thương hiệu, do chế độ bằng sáng chế mới và tăng xuất khẩu các sản phẩm, cũng có thể giải thích các chi phí tăng. Nhiều DN Việt Nam đã gia tăng sự hiện diện của họ trên toàn thế giới, đòi hỏi một mạng lưới phân phối thành lập, tham gia hội chợ thương mại quốc tế và tiếp thị.

Một cách giải thích cho việc mở rộng của các DN trong nước là họ đã nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu và các kỹ thuật tiếp thị. Sự hiện diện của các MNCs đã góp phần học hỏi kỹ thuật tiếp thị, trực tiếp thông qua sự hợp tác tiếp thị và gián tiếp thông qua sự bắt chước và cạnh tranh. Các DN lớn trong nước đã tiếp nhận và phát triển kỹ năng quản lý từ các MNCs ở Việt Nam.

Một khía cạnh khác của lợi ích từ các MNCs về quản lý công nghiệp, là ý thức của họ về tiêu chuẩn chất lượng. Các DN FDI luôn luôn nhận thức tầm quan trọng về chất lượng và an toàn của sản phẩm sản xuất. Chính vì vậy, các DN FDI và các DN hợp tác với DN FDI là an toàn từ góc độ chất lượng. Nếu DN trong nước muốn mở rộng vượt ra ngoài thị trường trong nước, họ phải đạt tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các sản phẩm và quy trình sản xuất để có thể xuất khẩu sang các thị trường quốc quốc tế, và đã đạt đến một tiêu chuẩn nhất định trong kiểm soát chất lượng. Các nhà quản lý tại các thị trường đó điều chỉnh, kiểm soát CLSP và cơ sở sản xuất rất nghiêm ngặt. Đó là khó khăn và tốn kém để điều hướng thông qua các chế độ quản lý khắt khe của các nước phát triển. Sự hiện diện của các DN FDI ở Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức của tiêu chuẩn chất lượng trong ngành công nghiệp trong nước. Các DN FDI yêu cầu số lượng lớn chất lượng cao và thực hành sản xuất tốt, họ gián tiếp (hoặc trực tiếp trong một số trường hợp) đặt áp lực lên các nhà cung cấp trong nước để tăng tiêu chuẩn của họ và cung cấp số lượng lớn chất lượng tốt. Tác động tràn về


tiêu chuẩn chất lượng do đó tạo ra trong ngành công nghiệp.

Do thiếu các nguồn lực và phương tiện tài chính, nhiều DNV&N liên kết với các DN FDI để có được tự do” tiếp cận với thị trường quốc tế. DN trong nước hợp tác với các DN FDI có thể cải thiện các tiêu chuẩn riêng của họ thông qua các mối liên kết quốc tế mà các DN FDI có thể cung cấp. Các DNV&N được hưởng lợi từ sự hợp tác với các DN FDI trong tương lai. Nhiều DN thực hiện hợp sự tác tiếp thị khá phổ biến mà các DN tầm trung không có các nguồn lực để tiếp cận thị trường quốc tế. Các DN lớn ở trong ớc có sự phát triển về quản lý công nghiệp và do đó tác động tràn tạo ra để các DN lớn có thể bị giới hạn trong tương lai.

2.2.2. Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Tác động tràn liên ngành Dệt may Việt Nam)

2.2.2.1. Tác động tràn thông qua các mối liên kết ngược

Tác động tràn qua mối liên kết ngược xuất hiện khi các DN FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các DN trong nước sản xuất. Dệt vải và may mặc là những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Trước giai đoạ n may mặc (apparel) là các giai đoạn kéo sợi (spinning), dệt (weaving) và dệt kim (knitting). Số DN FDI hiện diện khá đông đảo trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt là khá tích cực trong giai đoạn may mặc. Trong hai ngành may mặc và dệt, các nước, các nền k inh tế đầu tư tích cực nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong. Điều này cho thấy các nước NICs ở Đông Nam Á và Nhật Bản đã tận dụng lao động Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điển hình có hàm lượng lao động cao. Theo kết quả điều tra của CIEM, chỉ 35% nguyên liệu dệt may sản xuất mà các DN FDI sử dụng được mua từ các DN trong nước, số còn lại mua từ DN FDI hoặc nhập khẩu.

Bảng 2.4: Nguồn cung cấp nguyên liệu dệt may của DN FDI (%)



2001

2002

2003

Từ DN trong nước

35,68

34.88

37.15

TDN FDI

24,29

23.82

23.35

Từ nguồn khác (nhập khẩu...)

39,62

41.30

39.50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 13

Nguồn: [4]


Đối với ngành may mặc thì sản phẩm thượng nguồn là dệt, sợi, bông mối quan hệ chiều dọc đều bị lỏng lẻo. Các ngành sản phẩm này không hỗ trợ thúc đẩy được lẫn nhau. Bông và xơ, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm và chất phụ trợ Việt Nam đều phải nhập từ nước ngoài trên 90%. Với việc nhập khẩu từ nước ngoài nhiều cộng với chất lượng nguyên phụ liệu trong nước kém dẫn đến các mối quan hệ liên kết trong nước không được thiết lập chặt chẽ hoặc không có liên kết.

Theo Trần Văn Thọ (2005), các DN có vốn 100% nước ngoài thường có khuynh hướng nhập khẩu hầu như toàn bộ bán thành phẩm và nguyên liệu cần thiết. Trường hợp công ty 100% vốn Nhật Bản sản xuất quần áo ở KCX Tân Thuận, vào năm 2003, mặc dầu đã sau 7 năm ho ạt động tại Việt Nam, vẫn còn có tới 97% nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài [43].

Những DN FDI có dùng (mặc dù số lượ ng chưa nhiều) nguyên liệu và bán thành phẩm sản xuất trong nước nằm trong 2 trường hợp sau: (i) Các xí nghiệp liên doanh với các đối tác phía Việt Nam, các đối tác này thường là các công ty quốc doanh mà sản xuất chính của họ là các mặt hàng trung gian đó . Một trong những động cơ hoặc điều kiện để lập liên doanh với nước ngoài là tiêu thụ bán thành phẩm hay nguyên liệu họ có sản xuất. (ii) Các DN FDI ngành may mặc mua bán chế phẩm hay nguyên liệu từ những liên doanh FDI khác. Từ giữa thập niên 1990, FDI vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm này bắt đầu tăng và vào đầu năm 2003 đã có trên dưới 50 DN FDI sản xuất sợi và vải tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát này cho thấy sự liên kết giữa các DN FDI với các DN thuần tuý vốn trong nước là rất yếu. DN FDI có khuynh ớng dùng nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu hoặc do các DN FDI khác sản xuất. Nguyên nhân là vì DNNN trong ngành không cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và/hoặc không đảm các điều kiện về giao hàng. DN tư nhân trong nước còn quá yếu.

Mối quan hệ giữa nguyên phụ liệu và may mặc còn yếu nguyên nhân chủ yếu là chất lượng không đảm bảo. Chất lượng vải chưa cao, mẫu mã, chủng loại chưa đa dạng, phong phú theo yêu cầu của khách hàng. Chất lượng vải trong nước không ổn định trong các lô hàng, không đáp ứng yêu cầu các DN về chủng loại, số lượng,


mẫu mã, yếu tố kỹ thuật. Khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng thấp, các DN dệt trong nước chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, trình độ hoàn thiện sản phẩm yếu . Nhiều trường hợp DN may mặc đưa mẫu vải, DN dệt dệt thử nhiều lần vần không đạt yêu cầu.

Chất lượng nguyên liệu thượng nguồn trong nước kém, không đảm bảo dẫn đến chất lượng vải không đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hầu hết nguyên liệu xơ sợi tổng hợp, bông xơ phải nhập từ nước ng oài, khi giá cả nhập khẩu nguyên liệu tăng cao là các DN dệt không đảm bảo được yêu cầu về quy mô, chủng loại, thời gian của các đơn hàng.

Nhu cầu vải trong nước rất cao nhưng các DN dệt không đáp ứng được. Hầu hết vải của các DN sản xuất trong nước chỉ phục vụ cho chính hoạt động may của DN và nhu cầu nội địa ở sản phẩm có chất lượng trung bình thấp.

Các DN dệt cũng tự nhận thấy họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và thiết kế mẫu mới, nhất là trong các DNNN. Nhiều DN còn rất thụ động trong hoạt động marketing, thậm chí còn chưa thấy hết lợi ích của hoạt động marketing.

Theo số liệu của VITAS, VINATEX giữ vị trí chủ đạo của ngành với sản lượng sợi chiếm trên 80%, vải lụa chiến 45%, sản phẩm may chiếm khoảng 27% tổng sản lượng cả nước. Trong thời gian gần đây, các DN trong VINATEX đã quan tâm và thúc đẩy mối quan hệ liên kết kinh tế như các DN kéo sợi mua bông của Công ty Bông Việt Nam, các DN dệt thuần tuý mua sợi của các DN kéo sợi, các DN may mua vải của các DN dệt. Tuy nhiên, giá trị mua bán vẫn còn khiêm tốn, chỉ đạt 10-15% giá trị toàn bộ. Qua đây cho thấy hoạt động liên kết giữa các DN bông, sợi, dệt, may vẫn còn rất hạn chế.

Qua điều tra cho thấy ý kiến các DN may về chất lượng vải, sợi nội địa cho rằng 50% vải nội địa không đáp ứng được yêu cầu của các DN may. Các DN may cho rằng chất lượng vải nội địa không đáp ứng được yêu cầu cho các đơn hàng xuất khẩu có chất lượng cao, 80% các DN được điều tra cho rằng mối quan hệ giữa các DN sản xuất nguyên phụ liệu thượng nguồn và may mặc hiện đang khai thác ở mức thấp và không có hiệu quả.


Trong năm 2011, hàng may mặc có kim ngạch xuất khẩu lớn, đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng chủ yếu là gia công, phải nhập khẩu 8,5 tỷ USD nguyên, phụ liệu [11]. Những nhược điểm cố hữu trong sản xuất đã dẫn đến năng lực cạnh tranh dù đã được nâng cao hơn so ng vẫn thua các DN FDI, do đó đã không làm gia tăng giá trị của sản phẩm.

Xét kênh phân phối sản phẩm cho thấy tỷ lệ sản phẩm mà các DN FDI phân phối qua các DN trong nước tương đối thấp do chính sách áp đặt tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với DN FDI.

Bảng 2.5: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm dệt may của DN FDI ( %)



2001

2002

2003

Xuất khẩu

79,96

79,43

79,81

Tiêu thụ nội địa

20,04

20,57

20,19

Bán cho DN trong nước

35,79

33,97

34,11

Bán cho DN FDI

3,16

2,78

2,78

Tự phân phối

61,06

63,25

63,11

Nguồn: [4]


2.2.2.2. Tác động tràn thông qua các mối liên kết xuôi

Tác động tràn này có thể xuất hiện nếu DN trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của DN FDI. Tuy nhiên, số liệu khảo sát cho thấy phần lớn DN FDI sản xuất để xuất khẩu. Ngay cả khi bán ở thị trường nội địa thì khách hàng chính của họ cũng là cá nhân hoặc DN FDI [12]. Theo CIEM (2006), chỉ 8-13% tổng giá trị nguyên liệu mà DN trong nước sử dụng được mua từ các DN FDI.

Trong những năm qua, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chấp nhận. Theo VITAS, áp dụng KHCN để tạo ra những mặt hàng có tính khác biệt và có GTGT cao là một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất đã được các DN xuất khẩu thực hiện một cách sáng tạo. Bên cạnh đó, các DN may mặc đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các DN Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ


năng và tay nghề may tốt.

Đối với ngành Dệt may thì xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu và các sản phẩm phụ trợ. Nếu tăng xuất khẩu ngành này, nhập khẩu cũng gia tăng tương ứng. Các mặt hàng muốn chuyển từ phân đoạn bán sản phẩm mang tính gia công với chi phí thấp sang các sản phẩm khác biệt hóa, có thương hiệu trực tiếp tại thị trường nhập khẩu sẽ vô cùng khó khăn và đòi hỏi đầu tư lớn mới có thể cạnh tranh được với các DN toàn cầu. Điều này phản ánh năng lực ngành CNHT tại Việt Nam là vô cùng yếu. Nhiều chiến lược và kế hoạch cho tăng trưởng xuất khẩu mà không xem xét kỹ vào thực trạng và năng lực sản xuất hiện tại, thực trạng ngành CNHT cho thấy rằng, càng muốn gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thô và căn bản, nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài. Lý do cơ bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm hỗ trợ đầu vào, DN có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ).

Khi việc lệ thuộc vào sản phẩm đầu vào từ nước ngoài, DN Việt Nam không có khả năng tác động đến mức giá và khối lượng đầu vào từ nguồn cung. Trong trường hợp nguồn cung tăng giá hoặc hạn chế số lượng, sẽ phá vỡ mô hình sản xuất dựa trên lao động giá rẻ của Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, liên kết giữa khu vực FDI với các DN nội địa còn rất ít, chưa hình

thành được các mối liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hóa. Thông thường, CNHT có thể tạo ra 80-95% GTGT cho sản phẩm. Tuy nhiên, hiện các DN sản xuất lắp ráp ở Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% lượng sản phẩm phụ trợ [29].

Mối liên kết lỏng lẻo giữa FDI và DN trong nước cùng với sự phổ biến của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài khiến Việt Nam không thu được nhiều lợi ích vô hình về CGCN và kỹ năng quản lý. Mô hình hoạt động của nhiều DN FDI chỉ là nhập khẩu - lắp ráp - xuất khẩu. Như vậy, lợi ích của FDI sẽ chỉ là ngắn hạn khi Việt Nam thiếu vốn, thừa lao động. Còn vai trò của FDI trong việc góp phần đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng động, sáng tạo và có khả năng phát triển bền vững là rất hạn chế [13].


Việc đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ thường phải đối mặt với nhiều bất trắc, rủi ro, chính vì vậy, giữa nhà sản xuất và lắp ráp cần phải có cam kết như cung cấp tư vấn, thiết bị, kỹ thuật của công ty mẹ để các cơ sở sản xuất linh kiện trong nước có niềm tin, an tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, các nhà lắp ráp nước ngoài chỉ trả tiền cho những sản phẩm đúng giá trị thực của nó, với chất lượng cao, thời gian giao hàng chuẩn. Một yếu tố không thể thiếu khi hợp tác với các DN FDI là phải có các chứng chỉ chất lượng quốc tế như ISO 9000 và ISO 14000.

2.3. Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

2.3.1. Mô tả số liệu

Số liệu được sử dụng ở đây là số liệu của ngành Dệt may Việt Nam được lấy từ điều tra DN của Tổng cục Thống kê trong các năm từ 2000 - 2008. Vì dữ liệu lấy từ điều tra DN, nên là bộ số liệu có tất cả chỉ tiêu cần thiết cho mô hình. Chi tiết việc mô tả số liệu được thể hiện ở Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Mô tả số liệu


Biến

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

y

3.180

80.780,38

417.133,5

11

2,00E+07

k

3.180

52.748,97

165.441,9

10

2.617.482

l

3.180

604,0224

1.026,698

2

9.066

i

3.180

6.079,072

35.058,18

1,00E-10

1.252.535

hori

3.180

0,020617

0,015735

0,006014

0,061924

back

3.180

0,008502

0,009399

0,000418

0,023621

forw

3.180

0,03165

0,0014

0,00124

0,005802

region

3.180

0,056234

0,056387

1,15E-06

0,191354

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tính toán của tác giả

Trong đó:

y: sản lượng của DN;k: Vốn doanh nghiệp;l: Lao động;i: Vốn đầu tư

hori (horizontal) - Biến tràn theo chiều ngang: cho biết mức độ tham gia của DN nước ngoài trong ngành Dệt may, được tính bằng tỷ lệ sản ợng chiếm bởi các


DN FDI trong ngành Dệt may

back (backward) - Biến tràn theo chiều ngược: cho biết mức độ tham gia của DN Dệt may nước ngoài trong các ngành cung cấp đầu vào cho các DN này, phản ánh mức độ hợp tác giữa các nhà cung cấp nội địa với các DN FDI.

forw (forward) - Biến tràn theo chiều xuôi: Cho biết mức độ liên kết xuôi giữa DN trong nước trong các lĩnh vực hạ lưu và các DN FDI trong lĩnh vực thượng nguồn;

region - Biến vùng : vùng kinh tế của Việt Nam, gồm 8 vùng trong cả nước.

Trong bộ số liệu, tác giả bỏ đi những DN được xem như những sai số thống kê. Tác giả lấy toàn bộ DN mẫu của điều tra DN với tổng số 3.180 DN Dệt may trong giai đoạn 2000-2008. Số DN thay đổi không nhiều giữa các năm. Ví dụ, năm 2000 có 356 DN thì đến năm 2001 tăng lên 364 DN, năm 2002 có 365 DN, và đến năm 2008, số quan sát giảm xuống còn 342.

Phụ lục 2.17 phản ánh phân phối các DN Dệt may qua các năm và các vùng. Mật độ phân bổ các DN được điều tra chi phí ở các vùng khác nhau khá ổn định qua các năm. 3 vùng quan trọng nhất mà tập trung đến trên 80% số DN được điều tra đó là Vùng 3 (đồng bằng Sông Hồng), Vùng 7 (Đông Nam bộ) và Vùng 8 (đồng bằng Sông Cửu Long). Tuy nhiên, số quan sát được điều tra chi phí có sự thay đổi không đáng kể theo từng năm.

Phụ lục 2.18 thể hiện sự thay đổi về loại hình sở hữu trong số các DN được đưa vào trong mẫu. Số DN theo các loại hình sở hữu trong các năm thay đổi nhiều theo thời gian. Tỷ lệ các DN FDI trong mẫu dao động quanh ngưỡng từ 22,74% - 24,43%. Trong khi đó, tỷ lệ các DN thuộc sở hữu Nhà nước trung ương và địa phương trong mẫu từ năm 2000 - 2003 có xu hướng tăng, từ 20,51% năm 2000 tăng lên đến 21,51% năm 2003, sau đó lại có xu hướng giảm mạnh từ 20,68% năm 2004 giảm xuống còn 8,19% năm 2008.

Phụ lục 2.19 cho cái nhìn tổng quan về mức tăng của các năm so với năm 2000 của giá trị trung bình của các biến đầu ra và đầu vào của các DN trong kỳ nghiên cứu. Cột Lao động cho biết trung bình mẫu về lượng công nhân trong mỗi DN có thay đổi rất lớn. Trung bình lao động trong các xí nghiệp trong mẫu năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2022