2000 và năm 2001 không thay đổi nhiều có lẽ do số DN được điều tra tăng lên đáng
kể, mà trong đó có nhiều DN nhỏ.
Tốc độ tăng lao động trung bình cho toàn bộ DN đã tăng lên đáng kể từ 2003 - 2004, và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2002 với tốc độ tăng trưởng 10,9%. Trong khi đó, năm 2005 thì quy mô lao động trung bình đã giảm -0,54% so với năm 2004. Trong năm 2006, tốc độ tăng lao động trong các DN đã được cải thiện và đạt 0,099%. Ngược lại, trong hai năm 2007 và 2008 tốc độ tăng lao động trong các DN lại giảm tương ứng là 1,67% và 0,82%.
Tốc độ tăng trưởng vốn cho toàn bộ các DN trong thời kỳ nghiên cứu từ 2000-2008 khá cao, trong đó năm đạt thấp nhất là 11,28% vào năm 2001 và cao nhất là 52% vào năm 2008.
Để tính ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng năng suất của các DN trong nước, chúng ta cần tính mức độ tham gia của nước ngoài trong ngành (phần chia của vốn của DN FDI trên tổng vốn của ngành). Luận án sử dụng hệ số của bảng I-O năm 2000 để cấu trúc các mối liên hệ dọc và ngang của ảnh hưởng của FDI thông qua các biến Backward, Forward, Horizontal.
Phụ lục 2.20 cho thấy, giá trị biến Backward có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể, giá trị biến Backward năm 2000 là 0,01037 và đến năm 2008 giá trị này chỉ còn 0,0051. Điều này chỉ ra rằng, xu hướng chính của biến Backward là giảm, có nghĩa là mức độ liên kết ngược giữa các DN FDI với các DN nội địa thuộc ngành khác có xu hướng giảm.
Biến Forward có xu hướng tương tự như biến Backward. Như vậy, xu hướng chính của biến Forward cũng là giảm, nhưng giảm với tốc độ rất nhỏ. Điều này c ho thấy, mức độ liên kết xuôi của các DN FDI với các DN trong nước cũng có xu hướng giảm.
Đối với biến Horizontal cũng có xu hướng giảm trong những năm từ 2006 - 2007. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, biến này có xu hướng tăng. Điều này cho thấy, mức độ tác động tràn từ các DN FDI tới các DN nội địa trong cùng ngành đang có xu hướng tăng, giảm thất thường .
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 11
- Phương Thức Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Dệt May
- Thực Trạng Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Chiều Dọc (Tác Động Tràn Liên Ngành Dệt May Việt Nam)
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 15
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 16
- Mục Tiêu Và Định Hướng Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Dệt May Việt Nam
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
2.3.2. Kết quả ước lượng
Đánh giá tác động tràn của FDI tới các DN trong nước thông qua các ảnh hưởng như:
Thứ nhất, tri thức và công nghệ có thể tràn từ các DN FDI tới các DN trong nước thông qua quá trình đào tạo lao động và nhà quản lý. Điều này sẽ dần mang lại lợi ích cho các DN trong nước.
Thứ hai, nó có thể thúc đẩy tiến bộ về chất lượng và mức độ tin cậy của các
đầu vào do các nhà cung ứng bản địa cung cấp.
Thứ ba, các DN trong nước có thể “học hỏi thông qua quan sát”.
Thứ tư, FDI đi vào có thể mang lại sự cạnh tranh lớn hơn và buộc các DN
trong nước kém hiệu quả hoặc phải đổi mới hoặc phải đóng cửa.
Như kỳ vọng theo lý thuyết, các hệ số mang dấu dương và có ý nghĩa đối với những thay đổi đầu vào sản xuất cũng như thay đ ổi tỷ trọng FDI. Điều này hàm ý rằng tăng tỷ lệ vốn nước ngoài ở một DN có thể thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nhanh hơn. Kết quả này cho biết mối tương quan dương và có ý nghĩa giữa năng suất DN và sự hiện diện của nước ngoài trong ngành của chuỗi sản xuất.
2.3.2.1. Kết quả ước lượng hồi quy theo sai phân bậc nhất
Phụ lục 2.21 trình bày kết quả ước lượng từ mô hình sai phân bậc nhất theo các phương pháp khác nhau: phương pháp bán tham số của Levinsohn - Petrin với đầu vào trung gian làm biến điều khiển và phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên. Các phương pháp này được áp dụng cho các nhóm mẫu khác nhau, bao gồm: Toàn bộ mẫu, DN trong nước và theo quy mô DN.
Kết quả ước lượng dạng sai phân cho toàn bộ mẫu cho những kết luận sau:
Thứ nhất, ảnh hưởng của FDI đến các vùng kinh tế trong cả nước có ý nghĩa thống kê mạnh với ước lượng của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, và mô hình này cho thấy FDI có tác động tràn giữa các vùng với nhau.
Thứ hai, hệ số các biến tác động tràn của FDI Horizontal và Backward mang
dấu âm và có ý nghĩa thống kê trong cả 3 mô hình. Hệ số của biến Forward trong mô hình bán tham số và mô hình ảnh hưởng cố định mang dấu dương và có ý nghĩa
thống kê ở mức 1%.
Thứ ba, kết quả kiểm định theo phương pháp Hausman cho thấy rằng, trong trường hợp ước lượng hai mô hình có ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định thì ta nên chọn mô hình có ảnh hưởng ngẫu nhiên.
Phụ lục 2.22 là kết quả ước lượng cho các DN trong nước theo ba mô hình bán tham số, ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định. Kết quả thu được hoàn toàn tương tự như trường hợp ước lượng cho toàn bộ mẫu: Giữa hai mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định thì nên chọn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Các hệ số đều có ý nghĩa thống kê cao với mức ý nghĩa ở mức 1%; và các hệ số của các biến Horizontal và Backward đều là âm cho cả ba phương pháp. Tuy nhiên, hệ số của biến Forward là dương cho cả ba phương pháp.
Giá trị của biến Horizontal mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong cả ba mô hình ước lượng cho các DN Dệt may trong nước đã chỉ ra rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm tăng trưởng sản lượng của các DN Dệt may trong nước. Kết quả này phù hợp với cá c minh chứng về tác động tiêu cực trong nội bộ ngành công nghiệp của các nước đang phát triển. Lý do tác động tràn theo chiều ngang tiêu cực ở Việt Nam có thể xuất phát từ thực tế là sự hiện diện của các DN FDI làm giảm năng suất của các DN Dệt may trong nước thông qua hiệu ứng cạnh tranh. Các DN FDI có lợi thế về công nghệ tiên tiến đã t hu hút nhu cầu và các nguồn lực, buộc các DN Dệt may trong nước phải giảm năng suất và tiêu thụ hàng hóa của mình. Hơn nữa, hững tác động tiêu cực từ đối thủ cạnh tranh có thể lớn hơn tác động tích cực của trình diễn và bắt chước tạo ra bởi sự hiện diện của các DN FDI.
Mặt khác, hệ số của biến Backward cho thấy mối liên kết ngược từ FDI làm
giảm tăng trưởng năng suất của các DN Dệt may tại Việt Nam. Điều này có thể lý giải, bởi thực tế là DN FDI có lợi thế hơn so với DN Dệt may trong nước về công nghệ. Do vậy, DN Dệt may trong nước không có sự hợp tác với DN FDI sẽ phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh nhiều hơn từ sự xuất hiện của các DN FDI.
Ngược lại, hệ số của biến Forward trong mô hình bán tham số và mô hình
ảnh hưởng cố định mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê 1% . Kết quả ước lượng
cho thấy, sự xuất hiện của các DN FDI có tác động tích cực với mối liên kết xuôi chiều của các DN Dệt may trong nước, làm tăng tăng trưởng sản lượng của các DN Dệt may tại Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng, DN Dệt may nào có càng nhiều mối quan hệ với các DN FDI thì DN đó có thể học hỏi và thu được lợi ích nhiều hơn từ việc mua các sản phẩm đầu vào hoặc máy móc có chất lượng cao hơn và chi phí rẻ hơn từ các DN FDI.
Phụ lục 2.23 biểu diễn kết quả hồi quy dựa trên quy mô DN theo ba phương pháp. Mục đích của hồi quy này là phân tích ảnh hưởng của quy mô của DN tới tác động tràn của FDI.
Đối với nhóm DN có quy mô siêu nhỏ: Các hệ số ước lượng của biến Horizontal và biến Backward đều âm và ngược lại, hệ số của biến Forward là dương theo cả ba phương pháp. Tuy nhiên, hệ số của biến Horizontal theo phương pháp ước lượng bán tham số có ảnh hưởng yếu với giá trị xác suất bác bỏ là 10%. Trong khi đó, hệ số của các mô hình còn lại đều có xác xuất tin cậy là 95%. Bên cạnh đó, hệ số của biến Forward không có ý nghĩa thống kê trong mô hình bán tham số và mô hình ước lượng cố định, và xác suất bác bỏ hệ số này trong mô hình ngẫu nhiên được chấp nhận ở mức 10%. Như vậy, kết quả chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI không có mối liên kết theo chiều dọc xuôi chiều trong các DN siêu nhỏ theo hai phương pháp bán tham số và ước lượng cố định; và trong phương pháp ước lượng ngẫu nhiên thì hệ số này có ảnh hưởng yếu. Ngược lại, kết quả mô hình lại chỉ ra rằng tác động tràn của FDI đối với nhóm DN có quy mô siêu nhỏ là tác động khá mạnh của hiệu ứng cạnh tranh. Do vậy, đối với nhóm DN có quy mô siêu nhỏ, tác động tràn của FDI chỉ là thu hẹp sản xuất và không có nhiều cải thiện về chiều sâu như thay đổi công nghệ.
Đối với nhóm DN có quy mô nhỏ: Kết quả ước lượng về dấu của các hệ số biến Horizontal và biến Forward giống như trong kết quả ước lượng đối với nhóm DN có qui mô siêu nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ số của biến Backward theo kết quả ước lượng của cả ba phương pháp đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI theo mối liên kết ngược đối với các DN nhỏ là không có. Ngược lại, hệ số của biến Forward theo ba phương pháp đều có ý
nghĩa thống kê, tại mức ý nghĩa 1%, do đó có tác động tràn của FDI theo mối liên kết dọc xuôi chiều từ các DN FDI sang các DN thuộc ngành khác. Như vậy có thể kết luận rằng, đối với nhóm DN có quy mô nhỏ, thì tác động tràn của FDI sẽ chỉ có ảnh hưởng tích cực theo chiều dọc xuôi chiều và có ảnh hưởng tiêu cực theo chiều ngang. Do đó, có thể thấy rằng đối với nhóm DN có quy mô nhỏ, FDI là có lợi trong việc phát triển theo chiều sâu như thay đổi công nghệ và mẫu mã và sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN FDI.
Đối với nhóm DN có quy mô vừa: Kết quả ước lượng theo ba phương pháp cho nhóm DN này có xu hướng giống với các DN có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tác động tràn của FDI đến nhóm DN có quy mô vừa theo chiều dọc xuôi chiều là yếu. Cụ thể, hệ số của biến Forward theo phương pháp ước lượng bán tham số chỉ có ý nghĩa nếu ta lấy mức ý nghĩa thống kê là 10%. Nhóm DN này chịu sức ép cạnh tranh và có thể phải giảm quy mô sản xuất.
Đối với nhóm DN có quy mô lớn: Kết quả ước lượng theo 3 phương pháp đối với nhóm DN này có xu hướng tương tự như nhóm DN có quy mô siêu nhỏ và ngược với 2 nhóm DN còn lại (là nhóm có quy mô nhỏ và vừa). Biến Horizontal âm nhưng không có ý nghĩa thống kê, hàm ý DN Dệt may có quy mô lớn có năng lực
cạnh tranh, nên không bị ảnh hưởng giảm quy mô SXKD bởi DN FDI. Trong khi đó, biến Forward dương nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê, hàm ý là DN Dệt may có quy mô lớn, có thể chủ động được nguyên vật liệu, có thể không hợp tác với các DN Dệt may FDI để mua nguyên vật liệu, mà những DN này có thể trực tiếp hợp tác với công ty mẹ ở nước ngoài. Do vậy, kết luận cho tác động tràn của FDI đối với nhóm DN có quy mô lớn là không có tác động theo chiều ngang và theo chiều dọc.
2.3.2.2. Tóm tắt các kết quả ước lượng
Đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng có tác động tràn âm của sự hiện diện của DN FDI đối với các DN trong mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal. Kết quả này ngụ ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm tăng trưởng sản lượng của các DN Dệt may trong nước . Tuy nhiên, đối với từng nhóm DN có qui mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác
nhau. Cụ thể, đối với nhóm DN có qui mô siêu nhỏ thì tác động tràn của FDI chỉ có tác động tràn âm theo chiều ngang và không có tác động theo chiều dọc, đây là những tác động không tích cực. Ngược lại, đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và quy mô vừa thì tác động tràn của FDI là theo chiều dọc và có tác động theo chiều ngang, nhưng rất yếu. Điều này chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và vừa là tích cực, có nghĩa là các DN này s ẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu. Như vậy, các DN có qui mô nhỏ và vừa sẽ đẩy mạnh sản xuất nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và CLSP, đây là những tiền đề cho phát triển bền vững của các DN. Còn đối với DN có quy mô lớn, thì bản thân DN đó có năng lực cạnh tranh, nên không bị ảnh hưởng giảm quy mô SXKD bởi DN FDI. Đồng thời, DN Dệt may có quy mô lớn, có thể chủ động được nguyên vật liệu, không phải hợp tác với các DN Dệt may FDI để mua nguyên vật liệu, mà những DN này có thể trực tiếp hợp tác với công ty mẹ ở nước ngoài.
2.4. Đánh giá chung về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
2.4.1. Những kết quả tích cực
2.4.1.1. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt
may Việt Nam
Sự có mặt của các DN FDI đã thúc đẩy cá c DN Dệt may, đặc biệt là các DN quy mô lớn trong nước nỗ lực đầu tư sản xuất, chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm, củng cố và phát triển thương hiệu, mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị phần trong nước và quốc tế. Khu vực DN Dệt may trong nước chiếm 40 ,9% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành [31]. Các DN Dệt may trong nước đã chuyên nghiệp hơn, ứng phó hiệu quả hơn với sự biến động của thị trường và với sự gia tăng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của VCCI (2011), phần lớn các DN đã nhận biết được việc phải thích nghi với sức ép phải đổi mới, nâng cao NLCT của DN và chủ động nâng cao NLCT của DN trên thị trường nội địa. Có 48,42% DN Dệt may được điều tra đã gia tăng sức cạnh tranh cho đơn vị, 35,2% DN tiếp tục duy trì vị thế trên th ị trường trong nước [53].
Để gia tăng khả năng cạnh tranh, các DN Dệt may trong nước đã xác định chiến lược sản phẩm rõ ràng, sản xuất mặt hàng nào là chủ lực để có biện phát thực hiện chuyên môn hóa; thị phần nhắm vào đâu, cao cấp, trung bình hay bình dâ n để có cách tiếp thị phù hợp; đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh để có các thức cạnh tranh đúng [56]… Các DN Dệt may trong nước đã chuyển dần từ tăng trưởng theo số lượng (chiều rộng) sang nâng cao NSLĐ, gia tăng hàm lượng nội địa hóa (chiều sâu). Tập trung SXKD những mặt hàng có yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng và linh hoạt trong việc đáp ứng các đơn hàng quy mô nhỏ và vừa, thời gian giao hàng tương đối gấp để hình thành lên các thị trường ngách của Dệt may Việt Nam.
Điều này đã thể hiện rõ tính linh hoạt, hiệu quả của chiến lược hai thị trường mà ngành Dệt may áp dụng là: ( i) tiếp tục duy trì tốt các thị trường đang có, đặc biệt là tận dụng những ưu thế cạnh tranh trong những thị trường ngách; và ( ii) tập trung tăng thị phần ở những thị trường mới như Nga, Đông Âu, Trung Đông... chứ không chỉ đơn thuần là đầu tư mở rộng thị trường chạy theo số lượng [32].
Việc nâng cao NLCT đã giúp cho sản phẩm dệt may Việt Nam đáp ứng được yêu cầu và dần chiếm được thị phần lớn tại thị trường trong nước. Nếu như trước năm 2000, các sản phẩm dệt may tại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường phía Bắc chủ yếu là hàng nhập khẩu và chủ yếu là hàng Trung Quốc thì đến năm 2011, doanh thu của sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường trong nước đ ạt
17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15% [37] và có khả năng đáp ứng được 80% nhu cầu trong nước. Hàng loạt các thương hiệu đã và đang được người tiêu dùng trong nước biết đến như sơ mi Việt Tiến, sơ mi May 10, veston Nhà Bè, áo thun Thành Công, áo thu đông Đông Xuân, vải KT Việt Thắng, vải gấm Thái Tuấn [10]. Điều này đã giúp cho sản phẩm dệt may Việt Nam chiếm được thị phần lớn tại thị trường nội địa.
Các DN đã có những tiến bộ trong xây dựng thương hiệu tại thị trường quốc tế. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm…, gia nhập các hiệp hội, đăng ký các danh hiệu, danh hiệu uy tín chất lượng nhằm xây dựng hình ảnh và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, đối tác mới tại thị trường này.
2.4.1.2. Tạo điều kiện và thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ
của doanh nghiệp Dệt may trong nước
Sự có mặt và với sự cạnh tranh quyết liệt của các DN Dệt may FDI đã kích thích, thúc đẩy các DN Dệt may trong nước đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của mình. Các DN Dệt may FDI đã tạo cơ hội cho các DN Dệt may trong nước tiếp thu được những thành tựu KHCN một cách thuận lợi nhất. Nhiều dây chuyền dệt may hiện đại đã được đưa vào sản xuất, từ đó làm tăng NSLĐ và nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong những năm qua, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ trong ngành đã được cải thiện. Ngành May đã đổi mới khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó khoảng 40% máy chất lượng cao, tự động hoá. Ngành Dệt tuy thấp hơn nhiều những tỷ lệ đổi mới cũng đạt 30 - 35% [9]. Quá trình đổi mới công nghệ đã thúc đẩy ngành Dệt may và các ngành phụ liệu phát triển, từ đó thu hút hàng triệu việc làm. Các DN đều nhận thấy tầm quan trọng của đổi mới công nghệ và tiến hành các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ đạt 2,94% trong tổng doanh thu. Nguồn cung công nghệ trong nước đang dần được các DN tin dùng với 20% DN được điều tra mua công nghệ có ng uồn gốc trong nước.
Với mục tiêu đổi mới thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, ngành Dệt may đã ưu tiên cho dự án FDI với máy móc, thiết bị, dây chuyền hiện đại, nên thời gian qua một số DN FDI đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn so với sản phẩm trong nước. Hàng năm, các DN Dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu thêm máy móc thiết bị chuyên ngành thông qua các dự án FDI. Quá trình đổi mới công nghệ dẫn đến kết quả là các máy móc thiết bị được cải tiến hoặc được trang bị mới với những dây chuyền đồng bộ và hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ sẽ làm tăng năng suất máy móc thiết bị và tăng NSLĐ. Hơn nữa, khi mà chất lượng, mẫu mã, giá thành…của sản phẩm được cải thiện do kết quả của đổi mới công nghệ mang lại sẽ làm tăng cầu của người tiêu dùng về sản phẩm này, từ đó tác động đến việc mang lại thị phần và lợi nhuận ngày càng cao cho DN.