Các Giả Thuyết Về Biến Tác Động Đến Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Và Hiệu Quả Hoạt Động


kinh doanh (công nghệ), trình độ quản lý, kỹ năng, các lợi thế trong kinh doanh của

đơn vị đang sử dụng.

Hiệu quả theo quy mô: đo lường tỷ lệ giữa hiệu quả kỹ thuật thuần đạt được và mức hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa có thể đạt được trong khi giữ cấu trúc đầu vào và đầu ra không đổi, nhưng quy mô thay đổi. Hiệu quả theo quy mô thể hiện việc công ty đã đạt đến mức quy mô tối ưu để đạt được mức hiệu quả cao nhất chưa. Theo đó, hiệu quả theo quy mô phản ánh mức độ khai thác hiệu quả theo quy mô của công ty có OFDI.

Hiệu quả hỗn hợp: thể hiện mức tăng hiệu quả có thể đạt được nếu cơ cấu sản phầm đầu ra có thể thay đổi được. Nói cách khác, công ty có thể đạt hiệu quả cao hơn với cùng một lượng yếu tố đầu vào nếu họ tập trung vào kinh doanh và phân phối các sản phẩm phù hợp với thị trường, khách hàng. Chỉ số này biểu hiện phần nào sự linh hoạt, khả năng nắm bắt và mức độ đa dạng của thị trường, khách hàng của công ty khi họ có thể điều chỉnh cơ cấu sản phẩm đầu ra một cách hợp lý hơn dựa trên các nguồn lực sẵn có. Theo đó, hiệu quả hỗn hợp cũng phản ánh lợi thế của công ty trong tiếp cận khách hàng, thị trường, khả năng học hỏi của tổ chức.

Sau này, Linda (1995) tiếp tục bổ sung định nghĩa rõ hơn về OE. Theo đó OE đòi hỏi: (1) tối ưu hóa kết hợp sản lượng để khai thác triệt để đạt được mọi lợi thế về quy mô và phạm vi; và (2) tối ưu hóa hỗn hợp đầu vào để tránh cả mức sử dụng đầu vào quá mức (không hiệu quả X về mặt kỹ thuật) cũng như tỷ lệ đầu vào tương đối không tối ưu (phân bổ X không hiệu quả).

Trong kinh doanh, các thuật ngữ năng suất, hiệu quả, kết quả thường được sử dụng không có sự phân biệt, nhưng trên thực tế, các thuật ngữ này khác về mặt nội hàm. Trong khi năng suất chỉ có thể dùng ở dạng tỷ lệ đầu ra và đầu vào, thì kết quả thường để chỉ những chỉ tiêu đơn dưới dạng tuyệt đối. Cả 2 thuật ngữ này đều để dùng cho 1 đối tượng là công ty hay tổ chức. Việc so sánh kết quả kinh doanh của 2 công ty cũng có thể thực hiện nhưng việc so sánh ở đây chỉ đơn thuần so sánh đơn giản. Thuật ngữ hiệu quả khác với 2 thuật ngữ trên. Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa năng suất của một công ty với một bộ công ty đạt năng suất tốt nhất. Theo đó hiệu quả cũng là dạng tỷ số nhưng bản chất tử số và mẫu số khác hoàn toàn so với năng suất. Bên cạnh đó hiệu quả chỉ được sử dụng để so sánh giữa các công ty, đơn vị với nhau. Hai thuật ngữ về hoạt động và kinh doanh cũng tương tự. Kinh doanh thường hướng đến các chỉ tiêu đầu ra liên quan đến lợi nhuận, doanh thu. Theo đó kinh doanh thường đi kèm với thuật ngữ kết quả. Hoạt động có phạm vi sử dụng rộng hơn chỉ nhằm đến đầu ra và đầu vào. Do đó hoạt động thường đi kèm với năng suất và hiệu quả.


Các thảo luận trên cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty có thể là chỉ tiêu phản ánh sát hơn, trực tiếp hơn những lợi ích mà một công ty hay ngân hàng có thể thu được từ hoạt động OFDI so với các hiệu quả tài chính. Cụ thể đó là những lợi ích về hiệu quả theo quy mô, hiệu quả theo phạm vi, những lợi thế trong thu hút khách hàng, gia tăng khả năng học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Theo đó, có khả năng ngay cả trong trường hợp các công ty đang trong giai đoạn đầu của OFDI khi mối quan hệ giữa OFDI và các chỉ tiêu kết quả tài chính (như ROA, ROE…) chưa được biểu hiện, thì quan hệ giữa OFDI và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sẽ có thể được khẳng định. Đồng thời theo các lý thuyết về hoạt động OFDI của các công ty, mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động là thuận chiều.

Những cân nhắc này dẫn đến giả thuyết thứ nhất như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

H 1.1: mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động có quan hệ thuận chiều

Bên cạnh đó, đối với những công ty đang trong giai đoạn đầu của OFDI, mối quan hệ giữa mức độ OFDI và chỉ tiêu hiệu quả tài chính có thể sẽ không được khẳng định. Điều này dẫn đến giả thuyết thứ 2 như sau:

Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 6

H 1.2: mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính trong giai đoạn đầu OFDI chưa được xác định

1.4.2. Các giả thuyết về biến tác động đến mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả hoạt động

Để phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động của các công ty, khuôn khổ khả năng đáp ứng tích hợp là phương thức thường được sử dụng. Khuôn khổ này mô tả các công ty có OFDI sẽ phải đối mặt với hai áp lực cạnh tranh chiến lược là áp lực hội nhập toàn cầu và áp lực đáp ứng các yếu cầu riêng của từng địa bàn.

Thứ nhất, áp lực hội nhập toàn cầu là các áp lực có tính chất toàn hệ thống của công ty có OFDI yêu cầu các nguồn lực trong công ty phải được sử dụng, triển khai cho các mục tiêu ở mức hệ thống. Các quyết định chiến lược được đưa ra nhằm tối ưu hóa toàn bộ tổ chức. Các hoạt động được tích hợp trên phạm vi quốc gia. Hoạt động điển hình nhất của các công ty OFDI dưới áp lực hội nhập toàn cầu là việc tập trung hóa các hoạt động để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và phạm vi. Kết quả của quá trình tập trung hóa này là các nguồn lực của công ty được tận dụng trên các đơn vị tổ chức khác nhau trong khi mức độ tiêu chuẩn hóa trong tổ chức tăng lên.


Áp lực thứ hai là áp lực đáp ứng với các đặc điểm riêng của địa phương. Áp lực này đòi hỏi các công ty có OFDI phải ứng phó với những đặc điểm riêng bằng cách điều chỉnh các nguồn lực, quy trình và dịch vụ của công ty cho phù hợp với từng bối cảnh thị trường địa phương, bất kể các cân nhắc chiến lược của các đơn vị tổ chức khác. Áp lực thích ứng với đặc điểm riêng của từng địa phương gây cản trở cho việc thực hiện tiêu chuẩn hóa, tập trung nguồn lực dưới áp lực thứ nhất.

Gần đây, lý thuyết về tổ chức học hỏi đề xuất một áp lực thứ ba đối với các công ty có OFDI là nhu cầu học tập trên toàn thế giới. Học tập đóng góp vào các đổi mới sản phẩm và quy trình, từ đó lan tỏa khắp tổ chức phân tán quốc tế bằng cách phương tiện truyền tải kiến thức mạnh mẽ. Việc chuyển giao kiến thức có thể rất quan trọng trong các tình huống có nhu cầu đồng thời về hội nhập toàn cầu và khả năng đáp ứng cục bộ.

Khung khả năng đáp ứng tích hợp có thể được áp dụng để phân tích ở cấp độ tổng hợp của ngành, ở cấp độ các công ty riêng lẻ trong một ngành hoặc thậm chí ở cấp độ các chức năng khác nhau trong một công ty.

Ở cấp công ty, một số nhà nghiên cứu đã hình thành các khung chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế chung để đáp ứng các áp lực trên. Ví dụ như Porter (1996) lập luận rằng trong bối cảnh quốc tế, các công ty sẽ cạnh tranh chính trên từng quốc gia. Theo đó Porter nhấn mạnh đến chiến lược kinh doanh của các công ty có OFDI là theo đuổi mục tiêu phản ánh nhanh chóng, thích ứng với những đặc điểm riêng của từng thị trường. Các công ty sẽ cố gắng vượt qua áp lực hội nhập toàn cầu thông qua các mảng thị trường được bảo vệ hoặc bằng cách cạnh tranh trong các phân khúc ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự khác biệt địa phương. Trong đó Porter nhấn mạnh đến tận dụng các lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh này sẽ phù hợp với bối cảnh áp lực chủ yếu ở cấp trong nước.

Ngược lại, nếu công ty nhận thấy áp lực đối với hội nhập toàn cầu là chi phối, thì việc điều phối chiến lược toàn cầu sẽ được chú trọng. Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu cho rằng vị thế cạnh tranh của họ trên một thị trường quốc gia bị ảnh hưởng đáng kể bởi vị trí cạnh tranh trên các thị trường quốc gia khác.1 Do đó, môi trường hoạt động toàn cầu và nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới là đơn vị phân tích chi phối của họ, không phải từng quốc gia hoặc thị trường địa phương. Theo đó, các lợi thế chính là (1) quy mô và phạm vi kinh tế quốc tế và (2) khai thác các lợi thế về vị trí thông qua việc phân bổ chênh lệch chi phí theo các địa bàn.


Chiến lược thứ ba được đặt ra trong bối cảnh môi trường cần phải đồng thời ứng phó với các áp lực hội nhập toàn cầu và khả năng đáp ứng của địa phương. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh như vậy, Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002) chỉ trích hai cách tiếp cận truyền thống chỉ nhấn mạnh đến một trong hai áp lực là hội nhập toàn cầu hay khả năng đáp ứng của thị trường địa phương. Theo Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002), cách các mô hình này tiếp cận để xây dựng chiến lược dẫn đến tình huống không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào mà không phải hy sinh mục tiêu khác.

Ví dụ, các công ty toàn cầu hợp nhất các nguồn lực và khả năng của mình tại trung tâm nhằm đạt được hiệu quả bằng cách khai thác lợi thế theo quy mô trong tất cả các hoạt động. Tuy nhiên, cấu trúc như vậy khiến cho các công ty con nước ngoài có rất ít nguồn lực để phát triển. Do đó, các đơn vị này không có động lực cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường địa phương. Hơn nữa, nguồn lực hạn chế và vai trò thực hiện hạn hẹp của các công ty con tại nước ngoài ngăn cản các tổ chức toàn cầu khai thác các cơ hội học tập bên ngoài môi trường gia đình của họ, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng đổi mới.

Trong khi đó theo Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002), trong các công ty có OFDI, các mục tiêu về khả năng đáp ứng, hiệu quả và chuyển giao kiến thức đều rất quan trọng và các công ty sở hữu năng lực chiến lược phù hợp sẽ đạt được kết quả cao hơn. Ngày nay, không công ty nào có thể thành công với năng lực chiến lược tương đối đơn chiều chỉ nhấn mạnh đến hiệu quả, hoặc khả năng đáp ứng, hoặc tận dụng kiến thức và năng lực của công ty mẹ. Để giành chiến thắng, một công ty phải đạt được cả ba mục tiêu cùng một lúc. Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002) mô tả khả năng đạt được đa mục tiêu về hiệu quả, khả năng đáp ứng và đổi mới là tín hiệu đầu tiên của một chiến lược quốc tế.

Ngược lại với các chiến lược tiếp cận theo cách truyền thống, chiến lược quốc tế không chỉ nhấn mạnh đến hiệu quả, hay khả năng đáp ứng của địa phương, hoặc học tập trên toàn thế giới. Chiến lược này đáp ứng đồng thời cả ba yêu cầu chiến lược. Để làm được như vậy, công ty có OFDI cần cấu trúc hoạt động theo dạng một mạng lưới tích hợp giữa các tài sản và khả năng phân tán, phụ thuộc lẫn nhau nhưng vẫn chuyên biệt. Bằng cách này, các công ty có OFDI có thể được hưởng lợi từ việc tăng hiệu quả bằng cách khai thác lợi thế theo quy mô tiềm năng trong khi duy trì tính linh hoạt để tận dụng chi phí đầu vào thấp hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn lực khan hiếm. Khả năng đáp ứng các yêu cầu riêng của từng địa bàn được coi là một công cụ để đạt


được tính linh hoạt trong các hoạt động OFDI. Hơn nữa, các công ty có OFDI coi đổi mới là kết quả của một quá trình học tập trên toàn thế giới. Do đó, kiến thức được phát triển và chia sẻ giữa tất cả các đơn vị tổ chức. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này và tích hợp tổ chức ở cấp độ cơ bản của các thành viên cá nhân, các công ty có OFDI cố gắng xây dựng một tầm nhìn chung và cam kết cá nhân.

Mục tiêu chính của các chiến lược quốc tế là chuyển giao và điều chỉnh kiến thức hoặc chuyên môn của công ty mẹ sang thị trường nước ngoài. Công ty mẹ (trụ sở chính) vẫn giữ được ảnh hưởng và quyền kiểm soát đáng kể, nhưng ít hơn so với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu. Hơn nữa, các công ty con có thể điều chỉnh các sản phẩm và ý tưởng đến từ trụ sở chính, nhưng ít độc lập và tự chủ hơn các công ty con trong các công ty theo đuổi chiến lược đa quốc gia. Do đó, lợi thế cạnh tranh của một chiến lược quốc tế dựa trên khả năng học hỏi và để phù hợp với lợi ích của việc học tập ở nhiều thị trường quốc gia.

Tóm lại, các lý thuyết về quản lý kinh doanh quốc tế cho thấy rằng các công ty có OFDI có thể đề ra ba chiến lược để phát triển hoạt động và khai thác được những lợi thế từ hoạt động OFDI. Ba chiến lược này gồm: chiến lược nhấn mạnh đến yêu cầu chuẩn hóa, tập trung hóa toàn bộ hoạt động ở phạm vi toàn hệ thống; chiến lược nhấn mạnh đến yêu cầu thích ứng, tập trung cho nhu cầu của từng địa bàn; và chiến lược quốc tế nhấn mạnh đến đáp ứng đồng thời cả 3 mục tiêu (chuẩn hóa hoạt động toàn hệ thống, linh hoạt đáp ứng yêu cầu từng địa bàn và thúc đẩy học hỏi phát triển).

Trên cơ sở các phân tích về khung phát triển chiến lược kinh doanh của các công ty có OFDI, luận án tiếp tục căn cứ trên các lý thuyết về hành vi công ty, nguồn lực công ty và các nguyên lý về lợi thế theo quy mô, phạm vi, học hỏi để xác định các yếu tố/biến có khả năng tác động đến mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có OFDI tại Việt Nam. Theo đó có 3 biến được xác định gồm: yếu tố số lượng địa bàn, yếu tố chiều dài lịch sử hoạt động OFDI và yếu tố tính chất sở hữu. Cụ thể như sau:

1.4.2.1. Yếu tố địa bàn

Theo Meier (1997), các công ty hoạt động kinh doanh tại nhiều quốc gia được đặc trưng bởi sự chuyên môn hóa và tập trung hóa một số hoạt động vào một hay số ít đơn vị kinh doanh được lựa chọn. Quá trình này thường được gọi là "tập trung hóa". Nhờ quá trình này nên các công ty có OFDI có thể khai thác được lợi thế theo quy mô và lợi thế theo phạm vi. Bên cạnh đó, các công ty có OFDI cũng có thể tận dụng các


cơ hội kinh doanh chênh lệch giá do sự khác biệt về chi phí, môi trường kinh doanh hoặc chất lượng yếu tố đầu vào giữa các quốc gia.

Khả năng của các công ty có OFDI khai thác được những lợi ích này gắn liền với cấu trúc hoạt động kinh doanh. Cụ thể, để có thể khai thác được lợi ích từ hoạt động OFDI, một mặt các công ty có OFDI cần tập trung hóa một số hoạt động cốt lõi tại một hoặc một vài địa điểm và phục vụ cho tất cả các quốc gia khác. Nhưng quan trọng hơn ở mặt khác, các công ty có OFDI cũng cần được thực hiện mở rộng tối đa phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh ở những hoạt động liên quan đến khách hàng (như hoạt động bán hàng…) để có thể hiện thực hóa khai thác lợi ích theo quy mô và cũng là để hưởng lợi từ sự khác biệt giữa các quốc gia. Mức độ phủ rộng của các quốc gia, thị trường và khách hàng càng rộng thì cơ hội của các công ty có OFDI trong khai thác được lợi thế theo quy mô càng lớn hơn.

Theo Porter (1986), tiềm năng khai thác lợi thế theo quy mô và theo phạm vi liên quan đến số lượng địa bàn, thị trường mà hoạt động đó được thực hiện. Bên cạnh đó, khả năng khai thác sự khác biệt của quốc gia phụ thuộc vào vị trí địa lý của các thị trường mà công ty có OFDI thực hiện hoạt động kinh doanh. Do đó, số lượng quốc gia hay thị trường mà các công ty có OFDI đặt hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đáng kể đến các loại lợi ích mà họ có thể khai thác.

Theo Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002), các công ty có OFDI sẽ đồng thời cần thực hiện tập trung một số hoạt động cốt lõi tại một quốc gia và phân tán những hoạt động khác tại số lượng lớn các quốc gia. Bằng cách này, các công ty có OFDI có thể khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô. Không những vậy bằng cách này các công ty có OFDI cũng bảo vệ được một số năng lực cốt lõi nhất định và thực hiện những giám sát cần thiết đối với thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, cấu trúc này không cứng nhắc. Việc lựa chọn địa điểm tập trung phụ thuộc vào lợi thế của mỗi địa bàn trong từng hoạt động tương ứng. Việc tập trung hóa linh hoạt sẽ bổ sung hiệu quả của việc khai thác lợi thế theo quy mô và lợi thế chi phí đầu vào thấp hoặc khả năng tiếp cận sẵn sàng với các nguồn lực khan hiếm. Do đó đối với trường hợp công ty có OFDI, số lượng quốc gia và thị trường thực hiện OFDI cũng có thể là yếu tố điều tiết hiệu quả của lợi thế theo quy mô, theo phạm vi và lợi thê theo yếu tố đầu vào mang lại. Nói cách khác số lượng về quốc gia và thị trường thực hiện OFDI có thể là yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính của công ty.

Các thảo luận trên cho thấy cấu trúc hoạt động cho phép các công ty có OFDI

đồng thời hưởng lợi từ lợi thế kinh tế theo quy mô / phạm vi và sự chênh lệch giữa các


quốc gia về yếu tố, sản phẩm hoặc thị trường vốn. Và hiện thực hóa những khả năng này, yếu tố cần là các công ty có OFDI thực hiện tập trung hóa hoạt động một số hoạt động cốt lõi. Nhưng yếu tố đủ là các công ty có OFDI cần đa dạng hóa tối đa những hoạt động còn lại tại nhiều quốc gia, thị trường, địa bàn.

Tương ứng với 2 giả thuyết H 1.1 và H1.2, những cân nhắc này dẫn đến giả thuyết sau:

H 2.1: số lượng quốc gia mà ngân hàng có hoạt động kinh doanh càng lớn thì quan hệ tác động giữa OFDI và hiệu quả hoạt động càng cao.

H 2.2: số lượng quốc gia mà ngân hàng có hoạt động kinh doanh không có tác

động đến quan hệ tác động giữa OFDI và hiệu quả tài chính.

1.4.2.2. Yếu tố thời gian đã thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Theo Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002), một trong những yếu tố chính để phân biệt các công ty có hoạt động OFDI với các mô hình công ty khác là cấu trúc mạng tích hợp. Đây là cấu trúc gồm các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị con nằm trong hệ thống. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cho phép các công ty có OFDI tham gia hợp tác chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề, chia sẻ nguồn lực hợp tác và thực hiện toàn hệ thống. Sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức cao giữa các đơn vị con của tổ chức phát sinh từ ba yếu tố thúc đẩy. Thứ nhất là luồng công việc giữa các đơn vị, bộ phận trong hệ thống của công ty có OFDI tạo áp lực buộc các đơn vị phải gắn kết với nhau. Thứ hai là yêu cầu trong quản lý tài chính, quản lý nhân sự, các nguồn lực khan hiếm trong công ty cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy các đơn vị con trong công ty gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau. Thứ ba là sự tích lũy, liên kết và nhờ đó bồi đắp, làm dầy thêm về trí tuệ, ý tưởng và kiến thức trong tổng thể toàn bộ hệ thống của công ty có OFDI. Trong đó, yếu tố thứ 3 chính là yếu tố trọng tâm của khả năng đổi mới và học tập của một tổ chức.

Lý thuyết về nguồn lực công ty cho rằng lợi thế cạnh tranh bền vững là kết quả của việc sở hữu và khai thác các nguồn lực và năng lực độc đáo, không thể bắt chước. Các nguồn lực và năng lực đó có thể được tìm thấy trong năng lực cốt lõi của một công ty. Đó chính là quá trình học hỏi, thẩm thấu và tích lũy những kiến thức học hỏi được trong tổ chức.

Đặc biệt, theo Bartlett và Ghoshal (1986, 1987, 2002), quá trình hình thành, thẩm thấu và tích lũy kiến thức, kỹ năng, học hỏi này phần lớn là kết quả tự động của cấu trúc hoạt động đặc biệt của các công ty xuyên quốc gia hơn là kết quả được thiết kế để đạt được. Theo đó yếu tố về thời gian có thể là yếu tố có vai trò tác động đến quá


trình các công ty có OFDI học hỏi, thẩm thấu và tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức để có thể hình thành nên năng lực cạnh tranh riêng biệt của mình. Như vậy có thể yếu tố độ dài thời gian của các công ty có OFDI sẽ có tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính của công ty.

Bên cạnh đó, lý thuyết nguồn lực công ty cũng nhấn mạnh rằng các năng lực chính cần được tận dụng ở thị trường nước ngoài không chỉ nằm ở trung tâm của các công ty có OFDI. Các công ty con tại nước ngoài ít nhất cũng đóng một vai trò quan trọng tương đương trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty có OFDI thông qua quá trình học hỏi, thẩm thấu và tích lũy kiến thức. O'Donnell (2012) gợi ý rằng các công ty có OFDI thường gặp phải cạnh tranh đa điểm khi họ phải đối mặt với những đối thủ toàn cầu giống nhau trên thị trường quốc tế. Do đó, các công cụ cạnh tranh dưới dạng nguồn lực hoặc kiến thức được phát triển ở cả cấp độ công ty con nhằm cạnh tranh hiệu quả với đối thủ cạnh tranh trên thị trường một quốc gia cũng có thể được sử dụng hiệu quả để chống lại cùng một đối thủ cạnh tranh ở thị trường hoặc quốc gia khác.

Điều này hàm ý rằng những cá nhân có những kiến thức và chuyên môn có vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu thường xuất hiện ở các địa bàn quốc tế nơi kiến thức chuyên môn này được hình thành để đáp ứng các điều kiện về nguồn lực và thị trường địa phương, không phải tại trụ sở chính. Những kiến thức, kinh nghiệm này phát sinh khi các công ty ngày càng thâm nhập vào thị trường tại nước ngoài và trong quá trình mở rộng thị trường. Do đó, yếu tố thời gian trong OFDI đóng vai trò quan trọng trọng việc hình thành những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt cho các công ty có OFDI và từ đó hình thành những lợi thế cạnh tranh riêng biệt.

Tóm lại các tập đoàn đa quốc gia cần đặc biệt quan tâm đến quá trình thẩm thấu, thâm nhập thị trường của các đơn vị tại nước ngoài để hình thành nên các kiến thức, kỹ năng và bí quyết riêng biệt và yếu tố thời gian là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình này.

Tương ứng với 2 giả thuyết H 1.1 và H1.2, những cân nhắc này dẫn đến giả thuyết sau:

H 3.1: thời gian mà các ngân hàng có hoạt động tại thị trường nước ngoài càng dài thì tác động của OFDI đến hiệu quả hoạt động càng lớn

H 3.2: thời gian mà các ngân hàng có hoạt động tại thị trường nước ngoài không có tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả tài chính

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí