Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp các giả thuyết 41

Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đơn vị đo lường hoạt động OFDI 47

Bảng 2.2. Tổng hợp các chỉ số đo lường hoạt động OFDI 47

Bảng 2.3. Tổng hợp các công thức tính chỉ số hiệu quả hoạt động 61

Bảng 2.4. Tổng hợp các chỉ sô hiệu quả hoạt động có trọng số cố định 64

Bảng 2.5. Các nghiên cứu trên thế gới đo lường hiệu quả hoạt động trong ngân hàng 66 Bảng 2.6. Các nghiên cứu tại Việt Nam đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng 71

Bảng 2.7: Mô tả đầu vào – đầu ra sử dụng để tính FP 72

Bảng 2.8: Giả thuyết về các biến điều tiết trong mô hình 76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Giả thuyết về các biến kiểm soát trong mô hình 77

Bảng 2.10: Quy tắc lựa chọn giữa GLS và PCSE 80

Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 2

Bảng 2.11: Quy tắc lựa chọn mô hình 81

Bảng 3.1: Địa bàn và hình thức đầu tư các NHTM Việt Nam tại nước ngoài 88

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu các hiện diện NHTM Việt nam tại Campuchia 2010-2017 ...105 Bảng 3.3: Chi phí trích DPRR của các hiện diện NHTM Việt Nam tại Campuchia giai

đoạn 2010-2017 106

Bảng 3.4: ROA của các hiện diện NHTM Việt nam tại campuchia 2011-2017 107

Bảng 4.1. Kiểm tra tính dừng các biến sử dụng trong mô hình 117

Bảng 4.2: Mô tả các biến trong mô hình tác động OFDI đến FP 117

Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp ước lược các mô hình 120

Bảng 4.4: Kết quả mô hình sử dụng biến phụ thuộc hiệu quả tài chính 122

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến tính chất sở hữu 123

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến số lượng địa bàn kinh doanh tại thị trường nước ngoài 126

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến số thời gian kinh doanh tại thị trường nước ngoài 129


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Trình tự quốc tế hóa công ty theo mô hình Upsala 20

Hình 2.1: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài các NHTM Việt Nam 51

Hình 2.2: Mô hình DEA hướng đầu ra và hướng đầu vào 58

Hình 2.3: Kết quả FP của các NHTM có OFDI giai đoạn từ quý 2/2009 – quý 2/2020 74

Hình 3.1: Hoạt động OFDI trong ngành ngân hàng tài chính trong giai đoạn 2009-2019 của Việt Nam 86

Hình 3.2a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV giai đoạn 2009-2019 .93 Hình 3.2b: Dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2009-2019 93

Hình 3.3: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ BIDV 2009-2019 94

Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của BIDC và ngành ngân hàng Campuchia 2009-2019 96

Hình 3.5a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài Vietinbank 2009-2019 96

Hình 3.5b: Dư nợ cho vay của Vietinbank giai đoạn 2009-2019 96

Hình 3.6: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài/tổng dư nợ Vietinbank 2012-2019 98

Hình 3.7a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của Sacombank 2009-2019 98

Hình 3.7b: Dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2009-2019 98

Hình 3.8: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài/tổng dư nợ Sacombank 2009-2019 99

Hình 3.9a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của MB giai đoạn 2009-2019 ..100 Hình 3.9b: Dư nợ cho vay của MB giai đoạn 2009-2019 100

Hình 3.10: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ MB 2013-2019 101

Hình 3.11a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của SHB giai đoạn 2012-2019

.....................................................................................................................................102

Hình 3.11b: Dư nợ cho vay của SHB giai đoạn 2012-2019 102

Hình 3.12: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ SHB 2013-2019 103

Hình 3.13: Quá trình phát triển hoạt động OFDI của Việt Nam 109

Hình 3.14: Thị phần huy động vốn thị trường ngân hàng Việt Nam 2005-2020 110

Hình 3.15: Thị phần cho vay thị trường ngân hàng Việt Nam 2005-2020 110


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động OFDI của các NHTM trên thế giới và cả tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dòng vốn OFDI quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tăng đều hàng năm và ở mức khá cao trong giai đoạn 2009-2020. Các ngân hàng toàn cầu vẫn không ngừng mở rộng cả về quy mô và phạm vi. Tại Việt Nam, hoạt động OFDI của các NHTM Việt nam từ năm 2009 có sự đột phá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng vốn đăng ký trong lĩnh vực ngân hàng tài chính giai đoạn 2009-2019 đạt mức bình quân 22,3%/năm. Số lượng ngân hàng có OFDI cũng tăng từ 4 ngân hàng năm 2009 lên 7 ngân hàng đến cuối năm 2019. Điển hình các NHTM thực hiện OFDI có thể kể đến như NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Sài gòn Hà nội (SHB), Sài gòn Thương tín (sacombank). Những ngân hàng này đang có tổ hợp hiện diện tại nước ngoài khá đa dạng và hoạt động bài bản. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2015, hoạt động OFDI của các ngân hàng mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế trong nước biến động, tình hình kinh tế các quốc gia nhận đầu tư cũng khó khăn… nhưng vốn đăng kỳ hàng năm vẫn đều đặn tăng. Từ năm 2018, hoạt động OFDI có tín hiệu lạc quan khi NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã mở ngân hàng con tại Lào. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của hoạt động OFDI đối với nhiều ngân hàng Việt Nam.

Mặc dù vậy, về mặt học thuật, các nghiên cứu về quan hệ giữa OFDI và hiệu quả mang lại từ hoạt động này đối với các NHTM cả trên thế giới và tại Việt nam vẫn còn nhiều câu hỏi cần trả lời.

Trên phạm vi thế giới, (1) hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính làm biến đại diện cho kết quả OFDI mang lại như ROA, ROE, ROS, P/E…Trong khi đó lý thuyết về công ty đa quốc gia cho thấy những lợi ích chính hoạt động OFDI mang lại là: cơ hội giảm chi phí nhờ lợi thế theo quy mô và lợi thế theo phạm vi, cơ hội đạt được lợi thế trong cạnh tranh, lợi ích từ đa dạng hóa, giảm rủi ro và thúc đẩy tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý.. Những lợi ích này được đại diện bởi chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sẽ chính xác và phù hợp hơn so với chỉ tiêu kết quả tài chính. Cũng vì vậy nên (2) kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả tài chính mang lại của hoạt động này đến nay chưa được xác định thống nhất. Cụ thể là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ OFDI và kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cho thấy có đến 5 dạng đường biểu diễn gồm: dạng tuyến tính thuận chiều, dạng tuyến tính ngược chiều, dạng chữ U, dạng chữ U ngược


và dạng chữ S nằm ngang. Hơn nữa, (3) do hạn chế về thông tin công bố nên các nghiên cứu thường sử dụng mẫu là các ngân hàng toàn cầu có tỷ trọng tài sản tại thị trường nước ngoài lên đến trên 20% như HSBC, CitiBank mà bỏ qua các NHTM đang trong giai đoạn đầu của quá trình OFDI với tỷ trọng tài sản tại thị trường nước ngoài hạn chế.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về chủ đề này khá hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu tại Việt nam chỉ tập trung vào giác độ tổng thể dòng vốn OFDI của Việt nam. Nghiên cứu trên giác độ công ty rất ít và chỉ tập trung vào phân tích hoạt động OFDI chung của các doanh nghiệp Việt nam. Những nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động OFDI với kết quả nói chung và hiệu quả hoạt động nói riêng, hiệu quả chưa có.

Về mặt thực tiễn tại Việt nam, trái với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô vốn OFDI, hiệu quả kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các NHTM Việt Nam lại khá hạn chế. Cụ thể trong giai đoạn từ 2013-2018, số lượng dự án giảm, tỷ lệ nợ xấu tại thị trường nước ngoài của các ngân hàng tăng lên và lợi nhuận biến động. Ví dụ như tại thị trường Campuchia, vị thế thị trường của các ngân hàng Việt Nam đều sụt giảm từ vị trí top 5 xuống ngoài top 10. Tăng trưởng tín dụng trung bình các ngân hàng chỉ dưới 5%/năm trong khi đó trung bình các ngân hàng Campuchia lên đến 23- 40%/năm. Vậy đâu là cở sở để các ngân hàng Việt nam vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Quan trọng hơn, việc kiên trì theo đuổi chiến lược mở rộng hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam hiện nay có thực sự là chính xác, phù hợp ? Vấn đề mấu chốt để trả lời câu hỏi này là tác động của hoạt động OFDI đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ra sao ? Đây là những câu hỏi mang tính định hướng chiến lược quan trọng đang được các NHTM Việt Nam đặt ra.

Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa OFDI với hiệu quả hoạt động tổng thể của các ngân hàng sẽ giúp đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn tác động của OFDI đến kết quả hoạt động kinh doanh tổng thể của các ngân hàng. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các NHTM Việt nam xác định định hướng chiến lược đối với mảng kinh doanh tại thị trường nước ngoài trong thời gian tới. Đối với các ngân hàng đang có hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các quyết định tái cấu trúc, rút lui, duy trì hay tiếp tục mở rộng được xác định trên cơ sở chắc chắn hơn. Đối với các ngân hàng chưa có hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài nhưng đang có nghiên cứu, xem xét tham gia, kết quả nghiên cứu sẽ giúp


các ngân hàng này có thêm thông tin tốt hơn để đánh giá khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Với lý do trên, đề tài “Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được mối quan hệ tác động của OFDI đến hoạt động kinh doanh tổng thể của các NHTM Việt Nam (là những ngân hàng đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) thông qua chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao tác động tích cực của OFDI đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Hệ thống các lý thuyết về tác động của OFDI tới hiệu quả các công ty nhằm hiểu rõ về cơ chế tác động.

- Rà soát thực trạng OFDI của các NHTM VN giai đoạn 2009-2020 nhằm xác định chỉ tiêu phù hợp sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của OFDI đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá tác động của OFDI tới chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam có hoạt động OFDI.

- Đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các NHTM Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này trả lời câu hỏi sau:

- Thực trạng hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam hiện nay ?

- Có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ OFDI với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa OFDI đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam


Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: là toàn bộ các NHTM Việt nam có hoạt động OFDI. Trong đó hoạt động OFDI được xác định trên tiêu chí là có hình thức hiện diện dưới dạng chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài, thành lập liên doanh tại nước ngoài và ngân hàng con tại nước ngoài.

Về thời gian: Từ quý 2/2009 đến quý 2/2020. Về nội dung:

- Do không có quy định bắt buộc các NHTM phải công bố thông tin về hoạt động, kết quả kinh doanh tại thị trường nước ngoài nên những số liệu thông tin liên quan đến hoạt động này thường rất khan hiếm. Những thông tin được công bố do chủ quan của các NHTM. Vì vậy những số liệu, thông tin được trình bày trong luận án bị giới hạn trong phạm vi những thông tin được công bố của các NHTM. Tương tự, những tình huống, nội dung được trình bày trong luận án cũng bị giới hạn trong phạm vi được sự cho phép của người cung cấp. Hệ quả là một số nội dung luận án có những số liệu chưa được cập nhật đến thời điểm gần nhất. Tuy nhiên đây là những số liệu mới nhất được công bố và có thể sử dụng được.

- Bên cạnh đó luận án cũng giới hạn: (1) hiệu quả hoạt động sử dụng để đánh giá là hiệu quả tổng thể của ngân hàng và được giới hạn trong các chỉ số hiệu quả Färe-Primon index; (2) mức độ OFDI được giới hạn đo lường bởi chỉ tiêu đơn là chỉ tiêu dư nợ tại thị trường nước ngoài trên tổng dư nợ của ngân hàng. Nguyên nhân do hạn chế về dữ liệu được các NHTM công bố.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả định tính và định lượng. Trong đó:

Phương pháp định lượng: luận án sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và dữ liệu bảng cho các NHTM Việt Nam có thực hiện OFDI với sự hỗ trợ của phần mềm stata. Trong đó: (1) biến phụ thuộc - hiệu quả hoạt động sử dụng trong mô hình là chỉ số Färe-Primont (FP) được xác định theo phương pháp của O’Donnell (2011);

(2) biến tác động – mức độ OFDI sử dụng trong mô hình là chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài trên tổng dư nợ được xác định theo chỉ số TNI trong điều kiện dữ liệu cho phép tại Việt Nam; (3) các biến điều tiết cũng được đưa vào mô hình dưới dạng các biến tương tác với biến tác động gồm tính chất sở hữu, số lượng thị


trường nước ngoài và thời gian hoạt động tại thị trường nước ngoài, được xác định trên cơ sở tổng quan nghiên cứu; (4) các biến kiểm soát cũng được đưa vào mô hình gồm quy mô, chi phí quản lý và vốn chủ sở hữu, được xác định trên cơ sở tổng quan nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên, tác động cố định và generalized least squares để kiểm định mối quan hệ theo trình tự tiêu chuẩn. Dữ liệu của mô hình định lượng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ năm 2009-2020.

Phương pháp định tính: luận án thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực để làm rõ nét, phong phú thêm cho kết quả định lượng. Luận án thực hiện phỏng vấn sâu với 5 chuyên gia ở nhiều vị trí khác nhau có am hiểu sâu rộng và có quá trình công tác thực tế tại các thị trường nước ngoài của ngân hàng Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn là phi cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp.

6. Những đóng góp mới của luận án

Dựa trên cách tiếp cận như trên, luận án có đóng góp mới ở những điểm sau:

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (được đo bằng Färe- Primont Index theo phương pháp tính của O’Donnell (2011)) làm biến phụ thuộc trong mô hình xác định mối quan hệ giữa mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) với kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam: Các nghiên cứu hiện nay mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính như ROA, ROE, P/E, lợi nhuận… làm chỉ tiêu đại diện cho biến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó việc sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động giúp làm phong phú, đầy đủ hơn kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác động của hoạt động OFDI với kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Hơn nữa, việc sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động làm chỉ tiêu đại diện cho kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cho phép đánh giá và đánh giá chính xác hơn những lợi ích mang lại từ hoạt động OFDI đối với tổng thể NHTM ngay cả trong trường hợp đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư khi tỷ trọng tài sản tại thị trường nước ngoài còn hạn chế.

Thứ hai, luận án bổ sung thêm 3 biến đóng vai trò điều tiết trong mô hình định lượng xem xét mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động. Ba biến điều tiết này gồm: tính chất sở hữu, số lượng thị trường nước ngoài có hoạt động, và thời gian đã hoạt động tại thị trường nước ngoài.


Thứ ba, luận án cũng xác định được mối quan hệ của yếu tố quy mô (đo bằng tổng tài sản) và yếu tố chi phí (đo bằng chi phí quản lý) đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng lần lượt theo hướng thuận chiều và ngược chiều. Kết quả củng cố thêm kết quả của các nghiên cứu trước đây

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án cung cấp thêm những thông tin sâu về hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu: Đối với một cá nhân từ bên ngoài mảng kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các ngân hàng, việc tiếp cận thông tin, dữ liệu sâu của mảng hoạt động này là không thể do những rào cản về bảo mật. Những thông tin từ nguồn công bố công khai chỉ dừng ở mức số liệu tổng thể, sơ bộ và chỉ là những vấn đề bề nổi dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong luận án, nghiên cứu sinh kết hợp những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của chính nghiên cứu sinh tích lũy được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại thị trường nước ngoài với những thông tin thu nhận được từ quá trình phỏng vấn sâu các chuyên gia là những tổng giám đốc, giám đốc, chuyên gia đã và đang trực tiếp hàng ngày kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Những số liệu được trình bày trong luận án vẫn phải tuân thủ quy định bảo mật thông tin của ngân hàng, nhưng những thông tin, tình huống, nhận định được trình bày trong luận án tương đối phong phú, đa dạng. Đây là góc nhìn của những người đang hàng ngày kinh doanh thực sự trên địa bàn nước ngoài, những nhận định đưa ra được đúc rút từ những trải nghiệm và quan sát trong thực tế.

Thứ hai, kết quả phân tích định lượng và định tính cho phép khẳng định được tác động của hoạt động OFDI đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam là thuận chiều: Điều này một mặt góp phần giải thích lý do tại sao các NHTM Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh OFDI dù kết quả hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, kết quả này cũng cho phép các NHTM Việt nam có cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển dài hạn đối mới mảng kinh doanh tại thị trường nước ngoài mà chưa cần xem xét đến việc thu hẹp đầu tư.

Thứ ba, luận án cũng xác định được những khó khăn, vướng mắc hiện tại trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam tại nước ngoài. Từ đó luận án đưa ra được những khuyến nghị để cải thiện hiệu quả hoạt động OFDI đối với các NHTM Việt nam.

Ngày đăng: 09/02/2023