Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Và Hiệu Quả Các Ngân Hàng


công tác định giá sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia cũng có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp chỉ sản xuất – kinh doanh các mặt hàng tại thị trường nội địa.

Thứ hai, sự không hoàn hảo đến từ các yếu tố khác như công nghệ, quyền sáng chế, sự phân biệt đối xử trong khả năng tiếp cận vốn, sự khác biệt về kỹ năng quản trị doanh nghiệp hoặc xếp hạng tín nhiệm. Công nghệ và các quyền sáng chế độc quyền là các lợi thế cốt lõi mà các công ty đa quốc gia có thể mang lại cho thị trường nhận đầu tư. Trong khi đó, kỹ năng quản lý cấp trên là một khía cạnh quan trọng khác. Ví dụ, với bộ máy quản trị hiệu quả và kinh nghiệm quản trị tiên tiến, các công ty đa quốc gia có những lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh thông qua công tác hoạch định chiến lược và tầm nhìn dài hạn, ra quyết định chính xác, chú trọng hoạt động phân tích chi phí – hiệu quả bài bản, cách thức phân tích thị trường khoa học,… Điểm này cũng được Kindleberger nhấn mạnh rằng "nhà đầu tư nước ngoài có rất ít lợi thế trong việc tiếp cận nguồn lao động ngoài đội ngũ quản lý và kỹ thuật". Ngoài ra, các công ty nước ngoài thường có xếp hạng tín nhiệm cao hơn các công ty nước sở tại. Điều này mang lại lợi thế trong việc thu xếp vốn (tăng vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu cho thị trường trong nước/quốc tế hoặc thậm trí là nguồn vốn tín dụng,…).

Thứ ba, một yếu tố khác tác động đến lợi thế độc quyền chính là lợi thế quy mô (cả bên trong và bên ngoài). Thông thường, bản thân các công ty khi đã có đầu tư ra thị trường nước ngoài thường có quy mô hơn các doanh nghiệp nước sở tại. Điều này dẫn đến khả năng đạt được quy mô hoạt động và sản xuất tối ưu tốt hơn. Kết quả là chi phí sản xuất trung bình giảm xuống. Đối với lợi thế bên ngoài, các tập đoàn quốc tế có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế bên ngoài thông qua hội nhập theo chiều dọc. Cụ thể, các tập đoàn đa quốc gia có thể cải thiện hiệu quả và lợi nhuận của thông qua việc tích hợp các mắt xích khác nhau của chuỗi giá trị tại nhiều quốc gia vào cùng một công ty.

Cuối cùng, lợi thế độc quyền do Kindleberger đề xuất là sự can thiệp của chính phủ vào cạnh tranh. Thông thường, Chính Phủ sẽ tác động vào tính cạnh tranh của thị trường thông qua các chính sách bảo hộ, hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hoạt động thương mại từ nước ngoài nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh.

Lý thuyết về lợi thế độc quền chỉ ra rất nhiều lợi thế của các tập đoàn đa quốc gia so với các công ty nước sở tại. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng có một số điểm yếu. Lý thuyết tập trung vào những lợi thế hiện có mà các công ty đa quốc gia có thể chuyển ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, chiều ngược lại, các công ty này cũng OFDI để tiếp cận với các nguồn lợi thế cạnh tranh mới, ví dụ: công nghệ, bí quyết, nguyên liệu thô và các tài nguyên khác. Hơn nữa, khi chuyển giao lợi thế độc quyền


qua biên giới, cũng có thể phát sinh những chi phí chưa được phản ánh trong lý thuyết này.

1.2.3. Lý thuyết về quốc tế hóa – nội bộ hóa

Nội dung cơ bản của lý thuyết nội bộ hóa là các tập đoàn đa quốc gia sử dụng hệ thống phân cấp để khắc phục cho những vấn đề liên quan đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo thất bại (và/hoặc kém hiệu quả). Do đó, nội bộ hóa là một phương thức đắc lực nhằm hạn chế những khiếm khuyết của thị trường tự nhiên hoặc những rào cản về chính sách đến từ chính Phủ các quốc gia đối với hoạt động thương mại quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Coase (1937) là một trong những người đầu tiên đưa ra Lý thuyết dựa trên cách tiếp cận chi phí giao dịch. Ông đề xuất rằng "hoạt động của thị trường tốn một khoản chi phí. Bằng cách thành lập một tổ chức và cho phép một số cơ quan quản trị được phân quyền để điều tiết các nguồn lực, một số chi phí tiếp thị sẽ được tiết kiệm”. Thuật ngữ "chi phí thị trường" đề cập đến khái niệm “chi phí giao dịch” – theo ngôn ngữ của các nhà kinh tế học ngày nay. Theo Coase , chi phí giao dịch là chi phí thương lượng, giám sát và thực thi của bất kỳ giao dịch nào diễn ra giữa 2 bên. Những chi phí này có thể tăng cao trong trường hợp công tác định giá khó khăn, hoặc 2 đối tác muốn thực thi hợp đồng dài hạn. Để tiết giảm chi phí, các doanh nghiệp sẽ giải bài toán liệu có thể giảm chi phí giao dịch nhất định thông qua thị trường hoặc hệ thống phân cấp hay không. Lý thuyết nội bộ hóa gợi ý rằng nếu chi phí thực hiện các giao dịch qua thị trường, thì các công ty có thể thu được lợi ích kinh tế bằng cách "nội bộ hóa" giao dịch trong tổ chức của mình.

Một số tác giả đã áp dụng cách tiếp cận này cho các tập đoàn đa quốc gia, trong đó chú trọng đến sự không hoàn hảo của thị trường tài sản vô hình và các sản phẩm trung gian. Theo Morck và Yeung (1991) , tài sản vô hình như các kỹ năng sản xuất ưu việt, bằng sáng chế, khả năng tiếp thị, kỹ năng quản lý mang lại nhiều lợi ích trong việc tiết giảm các chi phí giao dịch. Nguyên nhân cơ bản là tài sản vô hình có đặc điểm của hàng hóa công cộng, tức là không có khả năng hao mòn. Nói cách khác, khi một bên tiêu dùng thì không ảnh hưởng đến lợi ích và giá trị tiêu dùng của một bên khác. Tuy nhiên, do là sản phẩm vô hình, nhiều khả năng các tài sản này có thể bị sử dụng và tiêu thụ ngoài phạm vi công ty đang sở hữu. Các đối thủ bên ngoài có thể hưởng lợi như nhau từ những tài sản này ngay khi họ có thể nắm giữ chúng. Magee (1981) nhấn mạnh khó khăn này trong việc cố gắng trao đổi hàng hóa vô hình thông qua cơ chế thị trường trong lý thuyết về khả năng chiếm đoạt của các tập đoàn đa quốc gia. Ông nhận định rằng "công nghệ cũng là một hàng hóa công cộng ở chỗ một khi nó

Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 4


được tạo ra, việc sử dụng nó bởi các bên thứ hai không loại trừ việc tiếp tục sử dụng nó bởi bên phát hiện ra nó. Tuy nhiên, việc sử dụng bởi các bên thứ hai sẽ làm giảm lợi nhuận riêng tư đối với thông tin do bên thứ nhất. Magee gọi tính năng cuối cùng này là "vấn đề khả năng chiếm đoạt ".

Bằng cách nội bộ hóa thị trường cho tài sản vô hình thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các công ty đa quốc gia có thể giảm chi phí giao dịch và bảo vệ tốt hơn lợi nhuận từ những tài sản độc quyền này. Những lợi thế theo quy mô cũng xuất hiện do các đặc tính của tài sản vô hình (giá trị của tăng tỷ lệ thuận với quy mô áp dụng). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi thế về thông tin, kiến thức hoặc kỹ thuật sẽ mang lại lợi nhuận dương so với chi phí trực tiếp ở thị trường đầu tiên. Điều này có thể được các công ty đa quốc gia áp dụng tương tự cho các thị trường khác.

Tóm lại, các công ty có tài sản vô hình, chẳng hạn như bí quyết kỹ thuật và quản lý,… có xu hướng OFDI để sử dụng các tài sản này với quy mô lớn hơn, đồng thời tránh được các hành vi chiếm dụng có thể xảy ra khi giao dịch trên thị trường nước ngoài theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh lợi thế đến từ các tài sản vô hình, các nghiên cứu cũng cho thấy những lợi ích khác cho công ty đa quốc gia do khả năng nội bộ hóa hoạt động kinh tế. Những lợi ích này bao gồm khả năng định giá, nền kinh tế hội nhập, lợi thế theo quy mô và lợi thế nhờ thị trường nội bộ. Ví dụ: Rugman (1980) cho rằng việc thành lập các công ty con ở nước ngoài giúp tạo thuận lợi trong việc định giá khác nhau cho cùng một sản phẩm đối với những người dùng khác nhau. Từ đó, hoạt động OFDI cho phép các công ty đa quốc gia phân khúc thị trường quốc gia và cung cấp thêm thông tin về đường cầu nội địa đối với các sản phẩm của mình. Jones và Hill (1988) nhận thấy rằng các nền kinh tế có quy mô nhỏ khó có thể thực hiện cơ chế thị trường do những khó khăn xuất phát từ quá trình giao dịch. Do đó, để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô, công ty đa quốc gia có thể sử dụng nội bộ hóa thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài để khắc phục những khó khăn giao dịch này.

Lý thuyết nội bộ hóa cung cấp cơ sở lý luận cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài thay vì sử dụng các giao dịch thị trường thông thường. Tuy nhiên, bản thân lý thuyết này không đưa ra luận cứ thuyết phục cho câu hỏi tại sao các tập đoàn toàn cầu quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay vì xuất khẩu để mở rộng hoạt động thương mại quốc tế. Có ý kiến cho rằng sản xuất tại các thị trường sở tại thông qua các công ty con sẽ giúp các sản phẩm của công ty đa quốc gia thích ứng tốt hơn với khách hàng, thị hiếu của thị trường địa phương, hoặc được cung cấp các


dịch vụ phụ trợ với chất lượng vượt trội (hoặc chi phí thấp hơn). Tuy nhiên, lý do thực sự của việc sử dụng OFDI thay vì xuất khẩu thường được nhìn thấy trong các yếu tố địa phương. Theo Caves (1971), trước khi quyết định OFDI, các công ty cần đánh giá thận trọng 2 điều kiện. Trước hết, công ty phải có những lợi thế đặc thù và có những tài sản vô hình khác biệt. Hai là, lợi tức từ những tài sản này mang lại từ thị trường nước ngoài phải phụ thuộc vào hoạt động sản xuất trong nước. Tương tự, Teece (1981) xác nhận rằng "doanh nghiệp đa quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài cần có tài sản độc quyền hoạc năng lực đặc biệt để sử dụng trong các cơ sở sản xuất đặt tại thị trường nước ngoài".

Các yếu tố như chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và thuế quan vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc một doanh nghiệp lụa chọn hoạt động FDI thay vì thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, bất chấp điểm yếu này, lý thuyết nội bộ hóa có thể được coi là một trong những lý thuyết vững chắc nhất về công ty đa quốc gia đã được xác minh trong một số nghiên cứu thực nghiệm.

1.2.4. Lý thuyết về chu kỳ (vòng đời) sản phẩm

Lý thuyết này được Vernon (1966) xây dựng dựa trên một số nghiên cứu. Trong lý thuyết này, giả định cơ bản là tất cả các sản phẩm đều trải qua các giai đoạn gồm phát triển, tăng trưởng và phân rã. Trong đó 2 giai đoạn đầu liên quan đến OFDI.

Bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm, giới thiệu ra thị trường. Trong giai đoạn đầu tiên, cơ sở sản xuất các sản phẩm mới này được đặt tại quê hương của nhà sản xuất. Giải thích cho giả thuyết này, tác giải sử dụng 3 lý do. Đầu tiên, trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm, thông thường các nhà sản xuất sẽ rất quan tâm đến việc điều chỉnh công thức, thay đổi các yếu tố đầu vào để tạo nên sản phẩm. Tại giai đoạn này, sản phẩm vẫn chưa hoàn chỉnh và cần được chuẩn hóa. Điều này đòi hỏi mức độ linh hoạt cao khiến các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng lựa chọn địa điểm và chi phí. Mà sự linh hoạt - theo quan điểm của tác giả có thể tốt hơn khi hoạt động sản xuất đặt tại quê hương của doanh nghiệp so với các quốc gia khác. Thứ hai, do là sản phẩm mới, mức độ khác biệt của sản phẩm cao, nên thông thường, độ co giãn của cầu theo giá là tương đối thấp. Do đó, trong giai đoạn này, những khoản chi phí nhỏ có thể không được tính toán đầy đủ dẫ tới chi phí cao hơn các giai đoạn sau (các chi phí sẽ được tính toán kỹ lưỡng hơn). Thứ ba, do đây mới là giai đoạn thử nghiệm, các doanh nghiệp chưa thực sự chắc chắn về các yếu tố về sản phẩm (chất lượng, hình dáng, màu sắc,..) dẫn tới nhu cầu cần có sự thông tin nhanh chóng và hiệu quả giữa nhà sản xuất


với khách hàng, nhà cung cấp và thậm chí cả các đối thủ cạnh tranh. Tức là, trong giai

đoạn này, công ty nên hoạt động tại quốc gia của mình để có sự gần gũi với các bên.

Trong giai đoạn thứ hai của vòng đời của sản phẩm, nhu cầu về sản phẩm mới tăng lên và sản phẩm bắt đầu trưởng thành. Theo Vernon (1979), tại giai đoạn này những yêu cầu về tiêu chuẩn hóa bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở lên quan trọng. Điều này càng khiến việc lựa chọn địa điểm sản xuất trở nên quan trọng. Trong khi nhu cầu về tính linh hoạt giảm đi, thì mục tiêu đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô thông qua sản xuất hàng loạt bắt đầu tăng lên. Quá trình này được dự đoán sẽ giúp công ty thúc đẩy hoạt động ra thị trường quốc tế để mở mở rộng thị trường nhanh chóng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chi phí sản xuất cũng ngày càng tăng lên. Vernon gợi ý rằng "ngay cả khi sự cạnh tranh về giá chưa xuất hiện, việc giảm thiểu những vấn đề liên quan đến hoạt động sẽ giúp chi phí sản xuất trở nên tốt hơn". Từ đây, nhà quản lý doanh nghiệp bắt đầu cân nhắc về lợi ích – chi phí giữa việc thiết lập các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài. Theo Vernon, tiêu chí quan trọng để ra quyết định lựa chọn là chi phí sản xuất cận biên cộng với chi phí vận chuyển. Trường hợp chi phí sản xuất cận biên cộng với chi phí vận chuyển của hàng hoá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất tiềm năng trung bình trên thị trường nếu đầu tư nước ngoài, thì thúc đẩy sản xuất trong nước sẽ được lự chọn và ngược lại.

Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm cung cấp một số giải thích hợp lý cho quá trình quốc tế hóa doanh nghiệp. Đầu tiên, nó được xây dựng dựa trên sự khác biệt về công nghệ thông qua phát triển sản phẩm mới phục vụ thúc đẩy xuất khẩu và ngoại thương. Với các sản phẩm độc quyền và khác biệt, các công ty sở hữu nó tạo ra nhu cầu vượt ra ranh giới thị trường nội địa. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện lợi thế quy mô thông qua việc mở rộng thị trường ra quốc tế. Hơn nữa, các tập đoàn đa quốc gia có thể cải thiện vị thế chi phí so với các công ty xuất khẩu thông qua thiết lập các cơ sở sản xuất địa phương tại thị trường nhập khẩu.

1.2.5. Mô hình Upsala

Mô hình giải thích về tiến trình phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của công ty nổi bật nhất là mô hình Upsala. Khung lý thuyết cho mô hình này lần đầu tiên được phát triển bởi Johansson và Wiedersheim-Paul (1975) trong nghiên cứu về bốn công ty Thụy Điển. Trong đó, các tác giả quan sát thấy rằng các công ty quốc tế hóa di chuyển theo một loạt các bước theo hướng tăng dần.


Lý thuyết upsala tập trung vào bốn vấn đề/biến số mà các công ty phải đối mặt khi đầu tư ra thị trường nước ngoài gồm: hiểu biết thị trường, các quyết định cam kết, các hành động hiện tại (chia theo từng giai đoạn) và cam kết thị trường.


Cam kết thị trường

Quyết định cam kết

Hiểu biết Thị trường

Hành động hiện tại


Hình 1.1: Trình tự quốc tế hóa công ty theo mô hình Upsala

Nguồn: tác giả tổng hợp

Trong đó, các biến mang tính ổn định là các nguồn lực cam kết dành cho thị trường nước ngoài gồm hiểu biết thị trường và các cam kết thị trường. Các biến này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội và rủi ro của công ty (Johanson & Vahlne 1977, trang 27). Trong đó: (1) cam kết thị trường là những nguồn lực sẽ được cam kết cũng như mức độ tham gia đối với thị trường nước ngoài; (2) hiểu biết thị trường là cơ sở để các nhà quản lý ra quyết định. Có hai kiến thức chính: kiến thức khách quan (có thể chuyển từ thị trường này sang thị trường khác) và kiến thức kinh nghiệm (có được thông qua quá trình thực nghiệm hành động).

Các biến mang tính thay đổi là các hoạt động hiện tại và quyết định cam kết. Một khi công ty có hiểu biết về thị trường, họ có thể quyết định cách thức công ty sẽ cam kết với thị trường đó, và do đó sẽ có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động hiện tại cần thiết để hoàn thành chu trình bằng cách cam kết với thị trường.

Giả định cơ bản của Mô hình Upsala là hiểu biết thị trường và cam kết thị trường ảnh hưởng đến cả quyết định cam kết và cách thức thực hiện các quyết định hiện tại. Hai yếu tố này lại quay thị trường nước ngoài và hoạt động bị ảnh hưởng bởi số lượng cam kết của các nguồn lực ở thị trường nước ngoài, và ngược lại (Johanson & Vahlne, 1977).

Theo mô hình Upsala, OFDI là 1 quá trình từng bước và liên tục tích lũy kiến thức và gia tăng cam kết. Theo đó, yếu tố quan trọng nhất để quyết định OFDI là kiến thức, không phải các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, để tích lũy kiến thức là 1 quá


trình và phần lớn thời gian trong quá trình này không thể hiện ra bằng các chỉ tiêu tài chính.

1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả các ngân hàng

1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả các ngân hàng trên thế giới

Hiện nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa tác động của OFDI với kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Cụ thể các nghiên cứu này đã được thực hiện từ những năm 1970 với nhiều phương pháp khác nhau. Những nghiên cứu ban đầu sử dụng phương pháp "so sánh" bằng cách đối chiếu nhóm các công ty đa quốc gia với các công ty chỉ có hoạt động trong nước nhằm đưa ra sự khác biệt giữa 2 nhóm. Một số câu hỏi được tập trung trả lời như: liệu các công ty đa quốc gia có kết quả kinh doanh tốt hơn, hay có lợi thế khác biệt so với các công ty chỉ hoạt động trong nước không.

Kết quả các nghiên cứu thường cho thấy các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả thấp hơn so với ngân hàng nội địa Berger và cộng sự (2000). Claesens và cộng sự (2001) đã đối chiếu hiệu quả của các ngân hàng nước ngoài so với thị trường nội địa của 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1988 đến 1995. Kết quả chỉ ra rằng tại các nước đang phát triển, các ngân hàng nước ngoài có lãi suất biên ròng (NIM) cao hơn, khả năng sinh lời cao hơn và trả thuế cao hơn so với ngân hàng trong nước. Tại các quốc gia phát triển cho thấy điều ngược lại. Molyneux và Seth (1996) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Mỹ trong giai đoạn 1987 đến 1991. Các biến chính giải thích cho biến động ROE là tăng trưởng tín dụng, vốn điều chỉnh rủi ro, tỷ lệ tín dụng/ tổng tài sản. Kết quả đã bác bỏ giả thuyết các ngân hàng có các tỷ lệ này cao thì có kết quả kinh doanh tốt hơn. Điều này nghĩa là không có yếu tố lợi thế theo quy mô. Tác giả cũng cho rằng năng lực về vốn là yếu tố then chốt quyết định kết quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại Mỹ. Sự lành mạnh trong kinh doanh là yếu tố khách hàng Mỹ quan tâm nhất thay vì quy mô, hoặc có thể các ngân hàng nước ngoài chỉ đơn giản quan tâm đến giá vốn rẻ.

Ngày nay, các nghiên cứu lại thường tiếp cận vấn đề bằng phương pháp “kiểm soát”. Nghĩa là, các nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty đa quốc gia và hướng mục tiêu vào trả lời câu hỏi liệu mức độ OFDI khác nhau có mang lại kết quả kinh doanh khác nhau. Với các tiếp cận này, hoạt động OFDI được xác định như một biến số liên tục. Đồng thời, các nghiên cứu cũng thường sử dụng phân tích đa biến để kiểm


soát các ảnh hưởng ngoại lai nhờ các biến kiểm soát như quy mô, mức độ chi phí, vị thế thị trường… Nhờ đó, mối quan hệ giữa OFDI và kết quả hoạt động kinh doanh có thể được loại bỏ các ảnh hưởng nhiễu.

Đối với nhóm nghiên cứu này, có nhiều tiêu chí để phân nhóm nhỏ hơn các nghiên cứu. Một trong số đó là việc sử dụng tiêu chí liên quan đến sử dụng các chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả, kết quả. Nguyên nhân do cho đến nay vẫn chưa có quy chuẩn nào việc sử dụng chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả, kết quả của các công ty nói chung và ngân hàng nói riêng. Việc sử dụng chỉ tiêu nào phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sẵn có của dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu khác nhau lại dẫn đến những kết quả khác nhau. Do đó việc sử dụng chỉ tiêu đại diện cho kết quả là tiêu chí khá hữu ích để phân nhóm và phát hiện những khoảng trống nghiên cứu.

Theo rà soát, các các chỉ tiêu thông thường nhất được sử dụng để dại diện cho OE là: (1) chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh như lợi nhuận, ROA, ROE; và (2) chỉ tiêu liên quan đến kết quả giá trên thị trường chứng khoán, P/E. Cụ thể như sau:

1.3.1.1. Các nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính

Trước đây, các nghiên cứu thường giả định rằng cả lợi ích và chi phí của OFDI thay đổi cùng nhau từ mức thấp đến cao trong quá trình OFDI. Hệ quả là các nghiên cứu tìm cách để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa OFDI và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây bắt đầu xem xét thận trọng hơn xu hướng biến thiên của lợi ích và chi phí của OFDI trong quá trình OFDI. Theo đó mối quan hệ giữa OFDI và kết quả kinh doanh có thể theo dạng chữ U hoặc chữ U ngược. Một số nghiên cứu đã xác định mối quan hệ chữ U với giả định: khi công ty bắt đầu OFDI, mức tăng lợi ích thu được sẽ thấp hơn nhiều so với mức tăng chi phí và dẫn đến kết quả kinh doanh giảm. Quá trình giảm sẽ diễn ra đến khi quy mô OFDI đạt đến điểm bão hòa. Sau điểm này, tốc độ tăng lợi ích thu được sẽ cao hơn chi phí nên hiệu quả sẽ được cải thiện và tăng dần. Có thể giải thích là theo thời gian, các công ty sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giảm chi phí, rủi ro liên quan đến hoạt động tại thị trường nước ngoài. Ngược lại, dạng hình chữ U ngược giả định rằng hiệu quả sẽ tăng dần cùng với quá trình mở rộng OFDI cho đến khi đạt ngưỡng và giảm xuống sau đó. Cơ sở cho giả định này là các công ty có thể tận dụng những kỹ năng và nguồn lực của thị trường trong nước và cung cấp ra thị trường nước ngoài để tận dụng lợi thế theo quy mô trong thời gian đầu OFDI. Tuy nhiên khi OFDI mở rộng hơn, yêu cầu về nguồn lực càng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023