Tăng Cường Công Tác Giải Thích Và Hướng Dẫn Áp Dụng Thống Nhất Pháp Luật

trong tình trạng suy nhược tinh thần là người mất năng lực hành vi (Điều 7); quyền yêu cầu Tòa án rút việc tuyên bố mất năng lực hành vi khi nguyên nhân gây ra tình trạng mất năng lực hành vi không còn nữa (Điều 10); quyền yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý tài sản trong trường hợp nếu có một người rời bỏ nơi thường trú hay nơi tạm trú mà không chỉ định người quản lý tài sản của mình (Điều 25); quyền yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý tài sản khác trong trường hợp nếu người đi vắng trước đó có cử người quản lý tài sản song không rò người đi vắng này còn sống hay đã chết (Điều 26); quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 744); quyền yêu cầu tước bỏ hoặc hạn chế quyền của cha mẹ trong trường hợp nếu cha mẹ lạm dụng quyền của mình hoặc có lỗi nghiêm trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái (Điều 834); quyền yêu cầu Tòa án tước bỏ quyền quản lý của cha mẹ đối với tài sản của con cái trong trường hợp nếu việc cha mẹ quản lý tài sản đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản họ đang quản lý (Điều 835); quyền yêu cầu Tòa án thải hồi người giám hộ nếu người giám hộ thực hiện một hành vi không đúng hoặc điều hành sai lầm nghiêm trọng hoặc nếu có cơ sở cho thấy rằng người giám hộ không phù hợp cho việc thực hiện trách nhiệm giám hộ (Điều 845); quyền yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý di sản thừa kế trong trường hợp nếu vẫn chưa rò là có người thừa kế hay không (Điều 952)…

Pháp luật của Trung Quốc, Liên bang Nga cũng có quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát trong một số trường hợp. Ví dụ, theo quy định của luật liên bang “Bộ Luật Hôn nhân và gia đình Liên bang Nga”, Kiểm sát viên có quyền khởi kiện: yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật (Điều 28);

yêu cầu tước bỏ hoặc hạn chế quyền của cha mẹ (Điều 70, 73); yêu cầu tuyên bố thỏa thuận cấp dưỡng vi phạm quyền, lợi ích của người được cấp dưỡng (Điều 102); yêu cầu hủy bỏ việc nhận nuôi con nuôi (Điều 142) [40].

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần khôi phục lại quy định về quyền khởi tố, khởi kiện vụ án dân sự của Viện kiểm sát; theo hướng: bên cạnh việc quy định nguyên tắc chung là VKSND có trách nhiệm khởi tố, khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những cá nhân không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự hoặc không thể tự bảo vệ mình khi bị xâm hại mà không có ai khởi kiện; thì cần bổ sung quy định về các trường hợp cụ thể mà VKS có quyền khởi tố, khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, ví dụ như các trường hợp: kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú; xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần...

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Ngoài Bộ luật tố tụng dân sự, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình như: mức thu chi phí định giá tài sản, tiền giám định và quy định cụ thể về thành phần Hội đồng định giá tài sản đối với từng loại việc cụ thể. Ví dụ: Hội đồng định giá tài sản là nhà đất gồm: Đại diện Cơ quan tài chính, đại diện cơ quan nhà đất và đại diện cơ quan xây dựng. Hội đống định giá tài sản là xe máy, ô tô, tàu biển gồm: Đại diện cơ quan tài chính, đại diện cơ quan thuế và đại diện một Gara ô tô hoặc tàu biển của địa phương tham gia.

Việc tham gia định giá của các cơ quan cần phải có những văn bản liên ngành, quy định quy chế làm việc thì mới tạo được sự thống nhất phối hợp giải quyết vụ án đúng thời hạn quy định của pháp luật.

Thực tiễn giải quyết án Hôn nhân và gia đình trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, một trong những nguyên nhân khiến vụ án bị kéo dài, vi phạm thủ tục tố tụng cũng là do Thẩm phán lúng túng khi thành lập Hội đồng định giá, nhất là đối với những tài sản là động sản.

Những vấn đề cần sửa đổi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được thông qua ngày 09/6/2000, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001: Sau hơn 10 năm thi hành và đi vào cuộc sống, Luật Hôn nhân và gia đình đã đóng vai trò tích cực trong việc ổn định xã hội, đem lại lợi ích không nhỏ cho đời sống pháp luật bằng những quy định khung. Tuy vậy, trong quá trình thực tiễn áp dụng những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình còn có những bất cập hạn chế, chưa đáp ứng được sự phát triển của xã hội hiện đại.

Trong xã hội hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, hiện tượng “Sống thử” đang trở thành trào lưu trong giới trẻ; Những trường hợp đang có vợ, có chồng nhưng vẫn chung sống với người khác như vợ chồng; Trường hợp có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đi đăng ký kết hôn… Các trường hợp này khi có tranh chấp xảy ra đều gây khó khăn trong quá trình giải quyết của Toà án, nhất là trường hợp có tranh chấp về tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tại khoản 1, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc kết hôn phải được đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều luật này được hướng dẫn tại khoản 3, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội khoá 10; Khoản 1, 2, 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- TANDTC- VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001; Điều 18 Nghị định số 158/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch. Các văn bản trên đều có hướng dẫn xử lý trường hợp chung sống với nhau không đăng ký kết hôn mà có đơn ly hôn gửi đến Toà án.

Trong thực tế có những trường hợp chung sống với nhau thời gian rất ngắn, không thuộc trường hợp hướng dẫn của Thông tư số 01 và có con chung

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 14

với nhau sau đó không sống với nhau nữa, mỗi người một nơi. Khi một bên muốn kết hôn hợp pháp với người khác thì gặp khó khăn về việc xác nhận tình trạng hôn nhân. Họ gửi đơn đến Toà án để Toà án không công nhận vợ chồng, nhưng thực tế họ không thuộc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nên khi giải quyết Toà án gặp khó khăn khi áp dụng Luật. Cần có quy định thêm về những trường hợp này.

Giải quyết hậu quả khi không công nhận vợ chồng: Khi không công nhận vợ chồng, Toà án thường phải giải quyết về con chung và tài sản chung. Đây là hậu quả của việc giải quyết không công nhận vợ chồng. Trong khi đó Luật Hôn nhân và gia đình không quy định về hậu quả pháp lý việc không công nhận vợ chồng. Khi giải quyết Toà án thường áp dụng Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về hậu quả pháp lý của việc huỷ hôn kết hôn trái pháp luật chứ không giải quyết hậu quả của việc không công nhận vợ chồng. Do vậy cần bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề này.

Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này” [26].

Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, theo tôi cần thiết phải quy định một giải pháp như sau: Khi chia tài sản

chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn quy tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các quy định tại các Điều 97, 98, 99 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 70/NĐ- CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu (Điều 11 Nghị định số 70/NĐ – CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ). Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình lại không quy định ai là người có thể yêu cầu Toà án huỷ bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị nhược điểm về thể chất và tinh thần, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình cũng chưa quy định hậu quả pháp lý của việc Toà án tuyên bố vô hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. Theo chúng tôi, cần quy rò: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung.

3.3.1. Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

Theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật Tổ chức TAND về nhiệm vụ và quyền hạn của TANDTC, trong đó TAND Tối có nhiệm vụ: “Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử” [31].

Tuy nhiên, công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC chưa được thực hiện đầy đủ, còn nhiều bất cập, công tác giải thích pháp luật thuộc quyền hạn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa được chú trọng đó là nguyên nhân làm cho việc ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình của Toà án các cấp còn lúng túng, kết quả giải quyết án chưa cao.

Nhận thức được những bất cập trong công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, Đảng ta đã có những Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này. Quốc hội ngoài các chức năng, nhiệm vụ chính là ban hành Luật và giám sát tăng cường giải thích pháp luật bởi vì chỉ có Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới được Hiến pháp trao cho quyền hạn và nhiệm vụ “Giải thích Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh”.

Đối với công tác hướng dẫn ADPL của TANDTC, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rò: “TANDTC tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các Toà án ADPL thống nhất…” [9]. Trong những năm qua, việc hướng dẫn ADPL của TANDTC được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Qua báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm; bằng các văn bản hướng dẫn đối với từng vấn đề. Nhưng phải kể đến hình thức hướng dẫn ADPL quan trọng nhất và có hiệu lực cao nhất trong phạm vi toàn quốc là các Nghị quyết của hội đồng Thẩm phán TANDTC, đây là hình thức văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể ADPL.

Tuy nhiên, do đặc thù ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng rất phức tạp và đa dạng, mỗi vụ án đều có những đặc điểm riêng như vụ án tranh chấp ly hôn có tranh chấp về tài sản khác với vụ án truy nhận cha cho con, do đó việc ADPL là tương đối khó khăn. Trong khi đó những văn bản hướng dẫn xét xử của TANDTC chỉ khái quát được những tình tiết và đặc điểm chung nhất trong từng loại vấn đề.

Trong thực tiễn xét xử và ADPL, TAND các cấp thường vận dụng một cách linh hoạt những hướng dẫn của TANDTC để áp dụng cho từng vụ việc cụ thể, nhưng ở mỗi địa phương, các vụ án lại có cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, có những vụ án còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc ADPL giữa các TAND ở trong tỉnh còn khác nhau, thậm chí ngay cả trong các thành viên của Hội đồng xét xử còn có quan điểm khác nhau, do vậy hiệu quả của công tác hướng dẫn pháp luật còn chưa đạt được như mong muốn. Bên cạnh đó, vấn đề cần phải quan tâm là công tác hướng dẫn ADPL của TANDTC còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, điều này làm ảnh hưởng tới tính thống nhất về ADPL trong hoạt động giải quyết án nói chung và án Hôn nhân và gia đình nói riêng, đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng các vụ án bị cấp trên sửa, huỷ có ở các TAND địa phương cũng như ở thành phố Hà Nội.

Qua hoạt động ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội cho thấy, giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là rất quan trọng và cần thiết, đây cũng là công tác khó khăn và phức tạp, đòi hỏi có khả năng trí tuệ cao. Để thực hiện có hiệu quả, các Cơ quan có thẩm quyền cần phải có những khảo sát, nghiên cứu và từng bước đổi mới để góp phần nâng cao hiệu quả của việc ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo ADPL được thống nhất.

3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của Thẩm phán và cán bộ trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội

Để nâng cao hiệu quả của ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội, yếu tố con người cũng đóng vai trò quyết định, đó là những Thẩm phán, chủ thể trực tiếp ADPL trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Các chủ thể ADPL muốn thực hiện tốt vai trò của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì họ phải được làm việc trong một cơ cấu tổ chức sắp xếp một cách khoa học và hợp lý.

TAND cấp quận, huyện để có kế hoạch đề nghị bổ sung thêm số lượng Thẩm phán trực tiếp giải quyết án Hôn nhân và gia đình để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Ngoài ra, các TAND cấp huyện cũng phải chuẩn bị nhân sự để thay thế những Thẩm phán đến tuổi nghỉ hưu, thường là những Thẩm phán giữ chức vụ quản lý là Chánh án, Phó Chánh án và phải làm tốt công tác luân chuyển cán bộ giữa các TAND để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Bên cạnh những việc kiện toàn cơ cấu tổ chức cho các TAND ở thành phố Hà Nội, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất về ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình, thì phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho Thẩm phán làm công tác giải quyết án Hôn nhân và gia đình, cần quan tâm những vấn đề sau:

+ Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thường xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ đối với án Hôn nhân và gia đình. Tổng kết công tác thực tiễn và học tập Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng một cách thường xuyên. Cần tạo điều kiện cho Thẩm phán trong nhiệm kỳ, có thời gian thích hợp để bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận.

+ Tăng cường bồi dưỡng cho Thẩm phán giải quyết án Hôn nhân và gia đình những kiến thức pháp luật mới, kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Hàng năm tạo điều kiện cho các Thẩm phán, cán bộ thư ký đi học sau Đại học để nâng cao trình độ.

+ Thẩm phán trực tiếp giải quyết án Hôn nhân và gia đình không chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà phải thể hiện tính Đảng- quyền lực Nhà nước. Do vậy, phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của Thẩm phán trực tiếp giải quyết án Hôn nhân và gia đình, đồng thời phải kiện toàn cơ cấu tổ chức của các TAND ở thành phố Hà Nội, sao cho hợp lý, gọn nhẹ, đó cũng là phương thức cải cách hành chính, kiện toàn tốt bộ

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí