thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đối tượng chủ yếu là cho vay dưới hình thức bằng tiền. Chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư... Nguồn vốn mà các ngân hàng cho vay được hình thành từ các nguồn huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, đoàn thể.
1.1.4.2 Đặc điểm và rủi ro của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVV như đã trình bày ở trên, mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và DNNVV có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về quy mô tín dụng: rất thấp nếu tính bình quân trên một DNNVV.
Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là ngắn hạn.
Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các DNNVV phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn các NHTM.
Thứ tư, về mục đích sử dụng vốn vay: chủ yếu là sử dụng bổ sung vốn lưu động.
Thứ năm, về lãi suất: ít được ưu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn định của các ngân hàng thương mại do DNNVV chưa có sự tín nhiệm cao từ các NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Vay Vốn Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Tổng Quát Các Nhân Tố Của Một Số Bài Nghiên Cứu Liên Quan
- Số Lượng Lao Động Làm Việc Trong Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tp.hcm Từ
- Thực Trạng Cho Vay Dnnvv Tại Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay: DNNVV dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tài chính ….
Với đặc điểm của các DNNVV và tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV, nên quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại tiềm ẩn các rủi ro sau đây:
Tình trạng thông tin bấc cân xứng làm cho ngân hàng không nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro của DNNVV một cách toàn diện và đầy đủ, do đó các ngân hàng dễ bị mất vốn khi quyết định cho vay.
Các DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thường kinh doanh dựa vào mối quan hệ quen biết và manh mún nên ngân hàng khó phát hiện được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi đã giải ngân.
Khả năng tài chính của các DNNVV bị hạn chế, cụ thể là vốn tự có thấp do đó khi gặp khó khăn thì dẽ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Việc sử dụng vốn sai mục đích của các DNNVV cũng làm nảy sinh các rủi ro mất vốn của ngân hàng. Các DNNVV thường sử dụng vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình.
Các DNNVV kinh doanh thường phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, khi những khánh hàng này gặp khó khăn thì DNNVV cũng sẽ khó khăn theo, từ đó gâp rủi ro cho ngân hàng.
Khả năng quản lý tài chính yếu kém của các DNNVV cũng làm nảy sinh các rủi ro cho ngân hàng trong việc thu nợ vay đúng hạn.
1.1.4.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
Đối với DNNVV, tín dụng ngân hàng có vai trò như sau:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ cho các DNNVV phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hóa tỷ suất sinh lợi thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, tín dụng ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi thấp. Qua đó, tín dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung – cầu hàng hóa và thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần làm tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV. Do đặc điểm, tính chất của mình mà các DNNVV gặp không ít khó khăn trong việc phát triển thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế của các DN lớn trong và ngoài nước đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường. Do đó, các DNNVV thường xuyên tìm mọi cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó
chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính của DNNVV tăng lên thì các DNNVV cũng có cơ hội thực hiện được mục đích của minh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh (Võ Đức Toàn, 2012).
Thứ ba, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn từ nước ngoài, mở rộng quan hệ quốc tế. Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các DNNNVV mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C… Như vậy quan hệ quốc tế của các DNNVV đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (Nguyễn Minh Phục, 2011).
Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNNVV. Các DNNVV có nguồn vốn lưu động thấp so với nhu cầu vốn cần thiết của DN. Nguồn vốn để mua hàng hóa, vật tư cho quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu được bù đắp bởi nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, cho vay các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực mua bán, lưu thông hàng hóa.
Thứ năm, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Tín dụng ngân hàng hoạt động theo cơ chế “đi vay để cho vay”, “vay có hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn”, cho nên đến hạn trả nợ, dù DNNVV có làm ăn có lãi hay không cũng phải thực hiện nhiệm vụ trả nợ của mình. Do đó, bắt buộc hoạt động kinh doanh của DNNVV phải sinh lời. Bên cạnh đó, khi cho vay các ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của DNNVV và ngân hàng chỉ cho vay những DNNVV có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Các yếu tố này thúc đẩy các DNNVV
quan tâm hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận cho DNNVV.
Thứ sáu, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Do nguồn vốn thấp nên các DNNVV thường rất khó đầu tư được công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể coi là nguồn vốn quan trọng để các DNNVV thực hiện được nhu cầu này.
Thứ bảy, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động. Việc nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cũng như năng suất lao động của doanh nghiệp. Mặc dù hiểu được điều này nhưng các DNNVV thường không muốn chi tiền để đào tạo do mọi nguồn vốn của doanh nghiệp đều tập trung cho hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, nếu các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể mạnh dạn hơn trong công tác đào tạo của mình.
Tín dụng ngân hàng là một nguồn tài trợ rất cần thiết và không thể thiếu cho DNNVV phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Vì vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV là thực sự cần thiết để thức đẩy phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay.
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DNNVV
1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Mohd Amy Azhar Mohd Harif, Siti Khadijah Md.Zali (2004), “Business Financing for Small and Medium Enterprise (SMEs): How to Strike”. Bằng cách phỏng vấn và tìm hiểu 10 NHTM lớn nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cấp tín dụng tại
Malaysia (như Ngân hàng Malayan Bank Bhd, Public Bank Bhd, RHD Bank Bhd,...), tác giả dùng hàm phân tích nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tài trợ vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV, áp dụng thang đo Likert để phỏng vấn và chấm điểm đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV tại Malaysia. Kết quả cho thấy có 12 nhân tố tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Malaysia đó là: năng lực tài chính của doanh nghiệp, nguồn trả nợ vay, mục đích sử dụng vốn, khả năng kinh doanh của DN, trình độ của chủ doanh nghiệp, ý kiến của cán bộ thẩm định cho vay, tư cách khách hàng, điều kiện nền kinh tế, tài sản thế chấp và vốn của DN. Trong 12 nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp thì tư cách khách hàng, tài sản thế chấp, năng lực tài chính và nguồn trả nợ của DN giữ vai trò quan trọng nhất chiếm phần lớn trong thang điểm và đánh giá của ngân hàng
Bài nghiên cứu của Hongjiang Zhao, Wenxu Wu và Xuechua Chen (2006) với đề tài What Factors affect Small and Medium-Sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province. Với mẫu số liệu gồm 342 DNNVV, các tác giả đã sử dụng mô hình phân tích logit và mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được từ ngân hàng của các DNNVV ở Thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Kết quả ước lượng và phân tích cho thấy rằng doanh thu, lợi nhuận ròng, điểm tín dụng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp, mà quy mô doanh nghiệp (đo lương bằng tổng tài sản) mới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay ngân hàng của các DNNVV.
1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Tống Văn Thắng (2008) đã thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài Phân tích khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong luận văn, tác giả đã sử dụng mô hình logit để phân tích biến phụ thuộc Y là khả năng vay được vốn của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận, giá trị tài sản
có tác động mạnh đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV. Trong khi đó, các yếu tố như số năm hoạt động, thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp Kiên Giang, chủ doang nghiệp có người thân, bạn bè làm chủ một (hay nhiều) doanh nghiệp khác không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.
Nguyễn Quốc Nghi (2010), nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mô hình Logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của DNNVV ở thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy có 5 trong tổng số 8 biến độc lập được đưa vào mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê bao gồm: trình độ học vấn, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, quan hệ doanh nghiệp. Các biến còn lại là tuổi doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận và vay vốn từ nguồn khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó các yếu tố này không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của các DNNVV ở thành phố Cần Thơ.
Nguyễn Minh Phục (2011), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng hai mô hình: mô hình probit để xác định khả năng vay vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ và mô hình ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của các DNNVV. Tác giả đã đưa ra 8 yếu tố để nghiên cứu là: tuổi của doanh nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ, tỷ suất lợi nhuận và tỷ số nợ. Kết quả mô hình Probit cho thấy có 5 trong 8 yếu tố được đưa vào mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê là trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ có tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả ước lượng mô hình OLS có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ là trình độ học vấn của người quản lý và tổng tài sản của doanh nghiệp.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội; chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; năng lực tài chính, quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; năng lực tài chính, quản lý, chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong phạm vị bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung phân tích các yếu tố nội tại của DNNVV. Từ các kết quả của các bài nghiên cứu nêu trên, ta có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV như sau:
1.2.3.1 Tổng tài sản của doanh nghiệp
Khi thẩm định ngân hàng luôn chú trọng đến tài sản của doanh nghiệp, tài sản thể hiện năng lực tài chính và năng lực thanh toán nợ vay của doanh nghiệp (đặc biệt là tài sản lưu động). Do đó, doanh nghiệp có tổng tài sản càng lớn thì càng dễ vay vốn và vay được nhiều vốn hơn
Trên cơ sở 3,404 công ty nhỏ tại Mỹ, Petersen và Rajan (1994) đã chia các công ty trên thành 6 nhóm dựa trên tổng tài sản và thấy rằng chỉ một phần của nhóm công ty trên được vay vốn ngân hàng nhưng tỷ lệ các công ty trong nhóm có tổng tài sản lớn vay được vốn ngân hàng là 91% trong khi đó các công ty trong nhóm có tổng tài sản nhỏ là 34%.
Điều này cho ta thấy rằng, tổng tài sản của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV.
1.2.3.2 Số năm hoạt động của doanh nghiệp
Khi thẩm định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thì số năm hoạt động của doanh nghiệp cũng là một chỉ tiêu để các ngân hàng xem xét, đánh giá. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhau thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng khác nhau. Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm thường có khả năng quản lý tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn, ít nhiều xây dựng được uy tín và thương hiệu trên thương trường,
khả năng thất bại trong kinh doanh thấp, có nhiều mối quan hệ và nguồn tiền hơn, do đó khả năng trả nợ cho ngân hàng tốt hơn. Khi xem xét cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng thường ưu tiên cho các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm.
1.2.3.3 Ngành nghề kinh doanh
Hiện nay các DNNVV hoạt động trong tất cả các ngành nghề của nền kinh tế. Các ngành nghề khác nhau thì rủi ro cũng sẽ khác nhau, chính sách ưu tiên của Chính phủ đối với các ngành nghề cũng khác nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có ít rủi ro hoặc có nhiều chính sách ưu tiên của Chính phủ thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, ngược lại những ngành nghề có rủi ro cao thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hạn chế hơn hoặc tiếp cận được nhưng lãi suất cao và số vốn vay được thấp hơn nhu cầu. Vì vậy, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV.
1.2.3.4 Vốn tự có
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Vốn tự có là vốn riêng của chủ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp và nó thể hiện được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Khi tiến hành thẩm định, các ngân hàng luôn muốn các chủ doanh nghiệp bỏ vốn vào phương án sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi đề nghị vay vốn ngân hàng.
Japelli and Pagano (1994) đã nghiên cứu ở 16 nước thuộc OECD cho thấy rằng không có một ngân hang nào tại 16 quốc gia trên cho DN vay 100% nhu cầu vốn, tỷ lệ cho vay dao động trong khoảng tối thiểu là 50% (Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp) cho đến tối đa là 95% (Đan Mạch).
Như vậy, nếu một doanh nghiệp có nhiều vốn để sản xuất kinh doanh thì đó là một trong các yếu tố để ngân hàng tin tưởng vào nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào mà chỉ sản xuất kinh doanh dựa hoàn toàn vào vốn