TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------
PHAN THỊ HOÀN
CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
VEN BIỂN CỬA LÒ, NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Có thể bạn quan tâm!
- Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 2
- Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Nguồn Lợi Biển
- Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 4
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Hà Nội 2008
MỤC LỤC TRANG
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do và mục đích chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 11
3.1. Phạm vi 11
3.2. Đối tượng 13
4. Phương pháp nghiên cứu 13
5. Một số khái niệm như là công cụ nghiên cứu 14
6. Bố cục luận văn 16
CHƯƠNG I. CỬA LÒ – THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI 17
1. Về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi biển 17
1.1. Điều kiện địa hình, khí hậu 17
1.2. Nguồn lợi biển 19
1.3. Địa lý hành chính 20
2. Dân cư 21
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21
2.2. Về văn hóa 28
2.2.1. Đời sống vật chất 28
2.2.2. Tín ngưỡng, lễ hội 29
3. Về tình hình kinh tế - xã hội 34
Tiểu kết 37
CHƯƠNG II. CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN CỬA LÒ 38
1. Nhận thức của ngư dân về môi trường tự nhiên và nguồn lợi hải sản 38
1.2 Về chế độ thuỷ triều và sơ đồ nước mặt - nước đáy 39
1.3. Về mùa cá và làn nước của các loại hải sản 41
1.4. Những thay đổi trong nhận thức của ngư dân về môi trường tự nhiên và nguồn lợi 42
2. Các hình thức khai thác và hệ thống ngư cụ 43
2.1. Lưới rút 47
2.2. Câu 50
2.3. Dạ 52
2.3.1. Dạ bướm 52
2.3.2. Dạ ván 53
2.3.3. Dạ cào 54
2.3.4. Dạ luồi 54
2.3.5. Dạ va va 54
2.4. Vó ánh sáng, Mành 55
2.5. Te 57
2.6. Bóng ghẹ 57
3. Những thay đổi trong khai thác hải sản qua các thời kỳ 58
4. Các hình thức tổ chức khai thác hải sản 66
4.1. Phân công lao động theo giới 66
4.2. Tổ chức đánh bắt theo thuyền 68
4.3. Tổ chức đánh bắt theo nhóm 70
5. Các loại sản phẩm và mạng lưới phân phối sản phẩm 71
Tiểu kết 76
CHƯƠNG III. CÁC HÌNH THỨC CHẾ BIẾN HẢI SẢN CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN CỬA LÒ 77
1. Tri thức về chế biến hải sản 77
2. Các hình thức chế biến hải sản 79
2.1. Các sản phẩm muối 79
2.1.1. Nước mắm 79
2.1.2. Các loại ruốc 83
2.2. Các sản phẩm chế biến qua lửa 86
2.2.1. Cá nướng 86
2.2.2. Cá luộc và hun khói, tôm luộc 87
2.3. Các sản phẩm chế biến không qua lửa 88
3. Những biến đổi trong nghề chế biến 90
3.1. Về dụng cụ 91
3.3. Về xây dựng và quảng bá thương hiệu 93
4. Tổ chức lao động trong chế biến hải sản 94
4.1. Các hình thức tổ chức lao động 94
4.1.1. Tổ chức lao động theo hộ gia đình 95
4.1.2. Tổ chức lao động theo nhóm 95
4.2. Vai trò của nữ giới trong nghề chế biến 98
5. Mạng lưới phân phối sản phẩm 103
6. Mối quan hệ giữa khai thác và chế biến hải sản 106
Tiểu kết 108
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 115
I. Một số định nghĩa về khai thác, chế biến hải sản và sản phẩm hải sản 115
II. Một số thông tin về hiện trạng khai thác hải sản ở Việt Nam 118
III. Đề án phát triển kinh tế thủy sản thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 - 2010 có tính đến năm 2015 128
IV. Hình ảnh 140
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Bảng1 (Mục I.2.1): Thống kê về lao động việc làm của UBND phường Nghi Thủy (tính đến 6 tháng đầu năm năm 2008).......................................Tr26
Bảng2 (Mục I.2.1): Thống kê chi tiết về các ngành nghề của phường
Nghi Thủy năm 2007....................................................................................Tr27
Bảng 3 (Mục II.2): Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về khai thác thuỷ sản theo các nghề chính ở Cửa Lò..............................................................................................Tr43
Bảng 4 (Mục II.3): Thống kê về số lao động và tàu thuyền đánh bắt năm 2005 và 2007 ở Cửa Lò...................................................................................................Tr63
Bảng 5 (Mục II.3): Thống kê về sản lượng đánh bắt hải sản (phân chia theo loại cụ thể) của thị xã Cửa Lò năm 2005...............................................................Tr66
Bảng 6 (Mục II.3): Sản lượng khai thác hải sản từ năm 2001 đến năm 2006 ở Cửa
Lò......................................................................................................................................
...Tr66
Bảng 7 (Mục III. 4.1.1): Thống kê số lượng cơ sở chế biến và lao động chuyên chế biến hải sản trên địa bàn thị xã Cửa Lò năm 2005 và 200..................Tr94
Sơ đồ
Sơ đồ 1 (Mục I.1.2): Sơ đồ các hướng gió và chiều nước mặt, nước đáy...Tr38
Sơ đồ 2 (Mục II. 5): Mạng lưới phân phối hải sản đánh bắt được thông qua những người đánh bắt, người mua và bán.............................................................Tr75
Sơ đồ 3 (Mục III. 2.1.1): Quy trình sản xuất nước mắm vẩy cổ truyền...... Tr83
Sơ đồ 4 (Mục III.5): Mạng lưới thông tin sản phẩm từ chế biến tới người tiêu
dùng.............................................................................................................Tr106
MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Quản lý nguồn lợi hải sản để phát triển ngư nghiệp bền vững đang là vấn đề bức thiết được đặt ra khi nguồn lợi này đang bị khai thác một cách quá mức và có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng1. Đây không chỉ là vấn đề cấp bách của nước ta mà còn là của nhiều quốc gia có nguồn lợi biển trên thế giới. Để quản lý một cách hiệu quả, điều quan trọng không phải là chỉ tìm hiểu bản thân nguồn lợi, mà quan trọng là phải hiểu được chủ thể tiến hành các hoạt
động khai thác nguồn lợi đó – đó chính là ngư dân. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hoá của cộng đồng ngư dân đóng một vai trò quan trọng đối với nhận thức chung của xã hội, đặc biệt là đối với những nhà quản lý – người đưa ra và triển khai các chính sách và chiến lược phát triển.
Tuy cùng lấy biển làm đối tượng khai thác chính nhưng không phải ngư dân nơi nào cũng có cách ứng biến giống nhau trước môi trường đó. Ngoài những mẫu số chung, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội,… tạo nên cách ứng xử khác nhau trước môi trường lớn là biển cả. Cho nên, bức tranh về văn hoá của các cộng đồng ngư dân là vô cùng phong phú và đa dạng, mang màu sắc địa phương, vùng miền.
Để thích ứng với điều kiện tự nhiên, con người phải tạo ra những cách thức khác nhau trong những môi trường sinh thái khác nhau. Nhưng liệu những cách thức đó có vừa đảm bảo điều kiện sống, vừa đảm bảo không tác động xấu tới môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững? Đó là một câu hỏi đáng được quan tâm và cần trả lời.
Chính vì vậy, nghiên cứu về các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân cũng là nghiên cứu về cách ứng phó của cư dân đó trước môi trường tự nhiên biển cả, góp phần vào tìm hiểu văn hoá của ngư dân. Đồng thời, tìm hiểu các thói quen về đánh bắt và chế biến để thấy được những ưu điểm và hạn chế của các hình thức đó đối với đời sống dân cư cũng như đối với sự phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.
Cửa Lò nằm trong vùng biển tiếp nối giữa vịnh Bắc Bộ với các vùng biển phía nam, ẩn chứa nhiều thành tố văn hóa tiếp xúc giữa hai khu vực: từ bắc vào và từ nam lên, điều này đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm và đã đặt ra một câu hỏi, phải chăng nơi đây đã từng có sự tiếp xúc với văn hóa
1 Xem thêm phụ lục số 2.
Malayo-pôlynêdiêng? Đây cũng là một điểm lý thú khi tìm hiểu và khám phá văn hóa của vùng đất ven biển này.
Ngư dân Cửa Lò, cũng như ngư dân ven biển nhiều nơi khác ở Việt Nam, mặc dù không có xuất xứ từ dân biển, nhưng do nhiều hoàn cảnh đã cùng nhau dựng làng, qua bao đời sinh sống ở môi trường ven biển, họ đã biết tận dụng môi trường tự nhiên đó và tạo ra các cách thích ứng, đảm bảo cho lẽ sinh tồn. Cho nên, việc tìm hiểu các phương thức khai thác và chế biến, bảo quản hải sản của ngư dân ven biển Cửa Lò cũng là tìm hiểu khả năng thích ứng trước điều kiện tự nhiên của ngư dân nơi đây, và quá trình đó đã tạo nên những nét văn hoá của ngư dân vùng biển này, góp phần tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng trong tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.
Ngoài ra, Cửa Lò đang dần trở thành một đô thị du lịch biển, với nhiều đổi thay về kinh tế, xã hội. Điều đó đã, đang và sẽ có những tác động không nhỏ đối với đời sống của cư dân vùng này nói chung, đối với ngư dân nói riêng. Sự phát triển đó đã và sẽ có những tác động gì tới sinh kế truyền thống của ngư dân vùng này vốn là khai thác, buôn bán và chế biến, bảo quản hải sản, nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực trước những tác động của quá trình đô thị hoá đối với đời sống ngư dân – đây cũng là vấn đề mà luận văn cố gắng tìm hiểu bước đầu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung, các nghiên cứu về ngư dân ở Việt Nam chưa nhiều, nội dung chủ yếu được hướng đến là văn hóa dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng, lễ hội. Trong đó, phần nhiều là những công trình mang tính sưu tầm, hệ thống hóa nguồn tư liệu dân gian, mà chưa có nhiều nghiên cứu sâu mang tính dân tộc học. Các hình thức khai thác và chế biến, bảo quản hải sản cũng đã được điểm qua ở một số công trình, tuy nhiên cũng chưa được khảo cứu kỹ lưỡng.
Với “Biển và người Việt cổ” [Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ; 1996], hai tác giả đã dựa trên những cứ liệu của ngành khảo cổ học, những dấu tích của người Việt cổ ở vùng ven biển trong các thời kỳ văn hóa từ tiền sơ sử, chứng minh sự gắn bó của con người với biển cả ngay từ thời xa xưa. Tuy nhiên, trong thuở nguyên sơ ấy, con người chỉ mới tiến tới vùng biển sát bờ với các hình thức khai thác đơn giản và những sinh vật ven biển là một trong những nguồn thức ăn quan trọng cho con người thời đó.
“Văn hóa dân gian làng ven biển” [Viện nghiên cứu văn hóa dân gian; 2000] được xuất bản vào năm 2000, là kết quả của đề tài “sưu tầm, nghiên cứu
văn hóa dân gian các làng ven biển ở Việt Nam”. Theo các tác giả, cộng đồng người Việt không có nguồn gốc biển, mà cơ bản họ là cư dân sống ở vùng trước núi tràn xuống khai thác đồng bằng lầy trũng rồi lấn biển và khai thác biển. Cùng với quá trình phát triển cư dân và nam tiến, chất biển trong văn hóa của người Việt ngày càng tăng lên. Trong phần giới thiệu ban đầu, công trình này cũng giới thiệu về các dụng cụ đánh bắt và hình thức chế biến hải sản. Tuy nhiên, đó chỉ là những khái lược chung chung ban đầu.
Tác giả Nguyễn Duy Thiệu với công trình “Cộng đồng ngư dân Việt Nam” [Nguyễn Duy Thiệu; 2002] đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sự hình thành, cơ cấu tổ chức xã hội và tổ chức đời sống tín ngưỡng trong cộng đồng ngư dân ở Việt Nam. Ngoài ra, với những tư liệu điền dã, tác giả đã tái dựng nên thiết chế xã hội truyền thống của một số cộng đồng ngư dân ở vùng Trung và Nam bộ. Tác giả cũng giới thiệu một số hình thức khai thác hải sản của ngư dân ven cửa sông, cửa biển, nhưng, đây chỉ là một nội dung nhỏ được tác giả đề cập tới trong cộng đồng ngư dân ở Cửa Sót (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đây là một công trình mang tính khái quát, chủ yếu có đi sâu hơn vào những địa bàn phía Bắc, vùng Nam trung bộ cũng có được đề cập qua, còn vùng Nam bộ chưa được viết tới.
“Văn hóa tàu thuyền trong đời sống cư dân ở Việt Nam” [Đỗ Thị Thanh Thủy; 2005] là đề tài cấp Viện năm 2005 của Viện Văn hóa – Thông tin. Dựa trên những tài liệu lịch sử, những tư liệu khảo sát điền dã, báo cáo cho ta cái nhìn tổng quát và khá chi tiết về các loại tàu thuyền của cư dân khai thác thủy hải sải cũng như sự gắn bó giữa nước – tàu thuyền – phong tục, tập quán trong văn hóa của cộng đồng dân cư. Trong tài liệu này, các phương tiện khai thác hải sản, các hoạt động liên quan tới buôn bán hải sản cũng được tác giả đề cập tới với cái nhìn chung chung, mang tính chất điểm qua mà không phải là nội dung chính của đề tài.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và một số nghiên cứu về ngư dân trên các vùng miền trong cả nước, mang lại phông hiểu biết chung về văn hóa biển trong đời sống cư dân. Trong đó, hầu hết các tác giả đều thống nhất với quan điểm, cư dân gốc Việt lấy nông nghiệp làm kinh tế chủ đạo, không có truyền thống khai thác nguồn lợi biển; càng lùi vào phía nam, tính biển trong đời sống văn hóa dân cư càng được thể hiện đậm nét. Điều đó được thể hiện rò trong đời sống tín ngưỡng tâm linh, trong các cách thức khai thác và sử dụng nguồn lợi tự nhiên. Đã có nhiều học giả nghiên cứu về các loại hình tín ngưỡng, lễ hội của ngư dân. Tuy nhiên, về sự thích ứng với môi