Vai Trò Và Tầm Quan Trọng Của Vốn Trong Doanh Nghiệp


1.5. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu được nêu ra như trong mục 1.3 ở trên, các phương pháp này được trình bày tóm tắt như sau:

1.1.5. Phương pháp nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách lược khảo lý thuyết và phỏng vấn tay đôi nhằm xác định khe hổng lý thuyết, từ đó đề xuất mô hình lý thuyết và thang đo sơ bộ, được thực hiện theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đề xuất mô hình nghiên cứu. Mục đích của giai đoạn này là mở rộng mô hình nghiên cứu thông qua việc khám phá thêm các yếu tố mới cũng như các mối quan hệ mới trong chuỗi tác động VXH, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh.

Giai đoạn 2: Hiệu chỉnh thang đo của các yếu tố trong mô hình. Phần lớn thang đo của các yếu tố được kế thừa từ các nghiên cứu ở nước ngoài, cho nên, để thang đo phù hợp với bối cảnh thực tiễn cần thực hiện phương pháp thảo luận tay đôi với các chuyên gia nhằm hiệu chỉnh thang đo.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

Tóm tắt 3 giai đoạn của nghiên cứu định lượng như sau:

Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ kiểm định mô hình bằng PLS­SEM nhằm dự đoán các mối quan hệ trong mô hình với lợi thế là cỡ mẫu ít. Sau khi thực hiện nghiên cứu khám phá, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức nhằm khẳng định các mối quan hệ.

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 4

Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ bộ để kiểm định mô hình và thang đo các yếu tố. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thị trường thông qua phiếu khảo sát với kích thước mẫu ít. Sau đó, kiểm định hệ số Cronbach’s alpha và phân tích


EFA (exploratory factor analysis) nhằm đánh giá sơ bộ thang đo đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức nhằm mục đính kiểm định mô hình đo lường và mô hình lý thuyết. Sử dụng phân tích CFA (confirmatory factor analysis) để kiểm định mô hình đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm định hệ số cronbach’s alpha. Sau đó sử dụng phân tích CB­SEM (Covariance Based ­ SEM) để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề xuất. Sau đó, thực hiện kiểm định Bootstrap để kiểm tra lại mô hình.

1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.1.6. Đối tượng nghiên cứu


Đôí tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của VXH lên kết quả kinh doanh của DN, với vai trò trung gian của tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm.

Đôí tượng điều tra là các DN dệt may có bộ phận thiết kế, bộ phận sáng tạo hoặc bộ phận kỹ thuật để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Các công ty được phân chia thành 3 loại hình sở hữu vốn là công ty có vốn tư nhân (DNTN, TNHH, CP), công ty có vốn nước ngoài và công ty có vốn nhà nước.

Đối tượng trả lời phỏng vấn/cung cấp thông tin là lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo cấp trung tại các DN dệt may. Bởi vì lãnh đạo cấp cao và cấp trung là những người chủ lực trong việc thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ cho DN đồng thời chính họ mới có đủ năng lực trả lời bảng câu hỏi, gồm có: chủ tịch/phó chủ tịch hội đồng thành

viên, chủ tịch/phó chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc/phó tổng giaḿ đốc/phó giám đốc công ty và trưởng/phó các phòng ban trong công ty.

1.1.7. Phạm vi nghiên cứu

đốc, giám


Phạm vi không gian: Được giới hạn tại các doanh nghiệp dệt may đang hoạt động tại khu vực phía Nam bao gồm Tp.HCM, các tỉnh Miền Tây và Miền Đông Nam Bộ. Trong đó, chủ lực là Tp.HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và Bình Dương là nơi có nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước và tập trung nhiều các DN dệt may lớn đang hoạt động.


Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm

2020. Trong đó, dữ liệu thị trường chính thức được điều tra từ tháng 12/2018 đêń 05/2019.

1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu


1.1.8. Ý nghĩa khoa học

tháng


Vốn xã hội là một khái niệm còn khá mới tại Việt Nam, do đó, việc thực hiện nghiên cứu sẽ có những bổ sung về lý thuyết khoa học, cụ thể như sau:

Thnht, trước đây các nghiên cứu về VXH chưa xem xét mối quan hệ nội hàm giữa các yếu tố thành phần VXH của DN (VXLD, VXBT và VXBN). Ngoài ra, các nghiên cứu trước thực hiện trong lĩnh vực khác nên vẫn chưa thể khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng VXH trong ngành dệt may tại Việt Nam.

Thhai, khi xác định và chứng minh được vai trò trung gian của các yếu tố tiếp

thu kiến thức và đổi mới sản phẩm trong mối quan hệ giữa VXH và kết quả kinh

doanh. Nghiên cứu sẽ đóng góp quan trọng về lý thuyết khoa học trong chuỗi tác động VXH; tiếp thu kiến thc, đổi mi sn phm; kết qukinh doanh. Hơn nữa, khi hoàn thành nghiên cứu sẽ xây dựng được bộ thang đo lường VXH trong ngành dệt may để các nghiên cứu trong tương lai có thể kế thừa.

Thba, với mục tiêu là xây dựng mô hình lý thuyết VXH với kết quả kinh doanh, trong đó có đề cập vai trò trung gian hai yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm.

Nghiên cứu này chỉ ra các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp VXH đến kết quả kinh

doanh. Đây là minh chứng có giá trị khẳng định VXH được xem là một trong những nguồn vốn quan trọng để DN sử dụng trong hoạt động kinh doanh, cũng như trong công tác điều tiết thị trường dệt may của hiệp hội ngành nghề.

Thtư, VXH là một nguồn lực vô hình, chưa được phổ biến như các nguồn lực khác. Do đó, nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác không chỉ ở ngành dệt may mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nhau.


1.1.9. Ý nghĩa thực tiễn


Luận án nghiên cứu mối quan hệ VXH của DN và kết quả kinh doanh, trong đó có xem xét vai trò trung gian của cả 2 yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Do đó, khi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận án có những đóng góp hết sức cần thiết cho các DN dệt may và các bên liên quan như sau:

Thnht, luận án xem xét chuỗi tác động vn xã hi; tiếp thu kiến thc, đổi mi sn phm; kết qukinh doanh dùng làm căn cứ để gợi ý giúp các DN dệt may sử dụng VXH để phục vụ cho lợi ích kinh doanh.

Thhai, trong nghiên cứu có xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố VXH, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm lên kết quả kinh doanh. Đóng góp này sẽ giúp DN dệt may có căn cứ để xem xét mức độ quan trọng của từng yếu tố VXH của DN cũng như tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Từ đó, DN có cơ sở để ưu tiên phát triển và sử dụng các thành phần VXH của DN gồm: VXLD, VXBT và VXBN.

Thba, các nghiên cứu về VXH của DN hiện tại còn rất ít, vì vậy, với kết quả đạt được của nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là hiệp hội ngành nghề cần chú trọng đến việc xây dựng, phát hiện và khai thác các nguồn VXH còn đang tồn tại trên thị trường.

Sau cùng, nghiên cứu phục vụ cho các hiệp hội dệt may các cấp từ trung ương đến địa phương, khuyến khích các DN tham gia sinh hoạt nhiều hơn trong hiệp hội. Ban chấp hành hiệp hội cần nhận diện nhu cầu và nguồn lực của từng thành viên, từ đó, tạo ra được sức mạnh từ mạng lưới liên kết giữa các DN, cải thiện năng lực cạnh tranh cho từng thành viên.

1.8. Kết cấu của luận án


Luận án gồm có 5 Chương, trong đó, nội dung của chính của từng Chương được thể hiện như sau:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu – Phân tích bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn. Kế tiếp, giới thiệu khái quát các nghiên cứu về VXH và kết quả kinh doanh


để xać đinḥ khe hổng nghiên cứu. Tiếp theo, trình bày muc tiêu, câu hỏi, phương pháp,

đôí tượng và phạm vi nghiên cứu. Sau cùng, trình bày ýnghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cua nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu – Tổng kết các lý thuyết sử dụng nghiên cứu luận án. Sau khi lược khảo lý thuyết, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận với các chuyên gia, tiếp theo sử dụng nghiên cứu khám phá định lượng với công cụ kiểm định PLS­SEM để dự đoán kết quả ban đầu. Sau cùng, mô hình lý thuyết và các giả thuyết được đề xuất.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày thiết kế nghiên cứu, tiếp theo, thực hiện nghiên cứu định tính dùng để hiệu chỉnh thang đo. Sau cùng, kiểm định sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronback’s Alpha và phân tích EFA nhằm hoàn thiện bộ thang đo lường các yếu tố để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu – Phân tích các kêt́ quả kiểm định mô hình đo lươǹ g bằng cách sử dụng các công cụ phân tích CFA, hệ số Cronback’s Alpha, tiếp theo, kiểm định mô hình lý thuyết bằng CB­SEM. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu được thảo luận và so sánh với các nghiên cứu trước nhằm chỉ ra các điểm tương đồng hay khác biệt.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị ­ Trình bày kết luận cũng như đưa ra hàm ý quản trị dành cho các DN trong ngành dệt may và các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là hiệp hội ngành nghề. Tiếp theo, nêu ra các đóng góp và các hạn chế của nghiên cứu, đồng thời gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai.

Tóm tắt Chương 1


Trong Chương 1 phân tích bối cảnh nghiên cứu và thực tiễn hoạt động của DN thuộc ngành dệt may Việt Nam, khái quát các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan nhằm xác định khe hỏng nghiên cứu. Nghiên cứu bối cảnh lý thuyết cho thấy: (1) Chưa tìm thấy nghiên cứu về VXH đối với kết quả kinh doanh trong ngành dệt may; (2)

Các nghiên cứu trước về VXH chủ yếu làm sáng tỏ tác động trực tiêṕ VXH của DN đến


kết quả kinh doanh mà chưa quan tâm đêń ảnh hưởng lâñ nhau giữa các yếu tố thành

phần gồm: VXLD, VXBT và VXBN; (3) Chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của VXH đến tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm của DN trong lĩnh vực dệt may.

Bôí cảnh thực tiễn cua nghiên cứu chỉ ra được ngành dệt may có vai trò rất quan trọng vì giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động, hiện tại, có thể được xem là ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam thể hiện ở vai trò điều tiết về mặt chính sách của chính phủ. Ngoài ra, nội dung Chương 1 cũng cho thấy đặc điểm của các DN dệt may là nguồn lực vốn còn hạn chế nên cần tăng cường chất lượng mạng lưới quan hệ chặt chẽ hơn giữa các DN trong ngành dệt may của Việt Nam nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực VXH sẵn có, mỗi DN nên sử dụng VXH để phục vụ cho các mục đích kinh doanh.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU


Nội dung của Chương 2 trình bày các lý thuyết sử dụng nghiên cứu luận án. Trong đó, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết đổi mới tổ chức và thuyết kiến thức làm nền tảng để nghiên cứu. Ngoài ra, thông qua lược khảo tài liệu kết hợp với nghiên cứu định tính để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành dệt may.

Sau đó tác giả sử dụng nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ kiểm định mô hình bằng PLS­SEM để dự đoán kết quả các mối quan hệ giữa vốn xã hội lãnh đạo với vốn xã hội bên trong và bên ngoài. Cuối cùng, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

1.9. Các lý thuyết sử dụng nghiên cứu luận án

2.1.1. Lý thuyết vốn xã hội


2.1.1.1. Khái niệm vốn

Doanh nghiệp (DN) muốn liên tục duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn, do đó, vốn là một trong các nguồn lực thiết yếu để DN tạo ra các nguồn lực khác. Vấn đề mà DN quan tâm là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Theo David Begg đã phân chia

vốn theo 2 hình thức là vốn hiện vật và vốn tài chính (Begg, 2007). Theo đó, ông đã

đồng nhất vốn với tài sản của DN. Trong đó, vốn tài chính là tiền và tài sản trên giấy của DN và vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hóa đã sản xuất được sử dụng để làm ra các loại hàng hóa khác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, sự gia tăng trong hoạt động mua bán và sáp nhập mang lại những vấn đề mới trong việc định giá công ty và tính toán cho các giao dịch lên quan. Khi đó, giá trị sổ sách của DN chỉ là giá trị tổng hợp của tài sản hữu hình, còn giá trị vốn hóa thị trường thì được tính bằng giá trị sổ sách cộng với giá trị tài sản vô hình (Moore và Craig, 2008).

Do đó, các cách tiếp cận truyền thống để định giá DN trong mua bán và sáp nhập


tỏ ra không phù hợp trong việc xác định giá trị mới. Điều này được quy cho tài sản vô hình và các thực thể chưa được công nhận như thương hiệu và sở hữu trí tuệ (Moore và Craig, 2008). Như vậy, vốn của doanh nghiệp không đơn thuần là tài chính và các tài sản hữu hình thông thường, các tài sản vô hình được xem như nguồn vốn quan trọng đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và kết quả kinh doanh của DN (Bourdieu, 1986).

Trong nghiên cứu này, vốn được hiểu theo quan điểm của Bourdieu (1986) chính là tiền, các tài sản có thể quy đổi thành tiền và các tài sản vô hình.

2.1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của vốn trong doanh nghiệp

Vốn là điều kiện đầu tiên quyết định đến sự sống còn, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Vốn kinh tế bao gồm tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền (Bourdieu, 1986), đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân cũng như duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cho DN theo mục tiêu đã vạch ra. Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới là yếu tố sống còn của DN để phát triển bao gồm các hoạt động như giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới, chuyển giao kiến thức và quy trình sản xuất mới, việc tiếp cận nguồn vốn tài chính bên ngoài để phục vụ cho sự đổi mới (Ayyagari và cộng sự, 2011).

Bên cạnh vốn kinh tế, các nguồn vốn khác như vốn văn hóa, vốn con người và VXH luôn tồn tại trong đời sống con người, góp phần cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, vốn con người có vai trò nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức khi các cá nhân áp dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của mình; đồng thời VXH nâng cao hiệu quả thông qua các mạng lưới mối quan hệ thúc đẩy hợp tác và trao đổi nguồn lực (Day, 2001).

Như vậy, trong DN các nguồn vốn luôn tồn tại và bổ sung cho nhau, việc sử dụng đa dạng các nguồn vốn khác nhau giúp DN thực hiện đầu tư, đổi mới thiết bị và mở rộng mối quan hệ tạo ra nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

2.1.1.3. Các hình thức của vốn

Ngày nay, người ta nhận ra rằng quyền sở hữu doanh nghiệp được xác định dựa

trên quyền truy cập của doanh nhân vào cả hai nguồn lực tài chính và phi tài chính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022