Tổng Hợp Các Đặc Trưng Của Vốn Xã Hội


vào mạng lưới nhiều hay ít, đoàn kết trong mạng lưới.


Bảng 2.2. Tổng hợp các đặc trưng của vốn xã hội


Vốn xã hội Tác giả Đặc trưng

Khía cạnh cấu trúc ­ Structural dimension


Vốn xã hội (tt)

Tasavori và cộng sự (2018), Polyviou và cộng sự (2019), Prieto­Pastor và cộng sự (2018);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

Mikovic và cộng sự (2019); ABS (2004); Putnam (2000); Nahapiet & Ghosal (1998);

Brookes & cộng sự (2006)

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 6

Mối quan hệ mạng lưới rộng hay hẹp (Network ties)


Tasavori và cộng sự (2018), Brookes & cộng sự (2006), Nahapiet & Ghosal (1998), ABS (2004); Putnam (2000).

Kết cấu tổ chức trong mạng lưới (Network configuration)


Nahapiet & Ghosal (1998); Brookes & cộng sự (2006)

Sự phù hợp của tổ chức tham gia mạng lưới (thể hiện tính ổn định của mạng lưới)


Tác giả (tt)

Đặc trưng (tt)


ABS (2004); Putnam (2000), Nguyen & Huỳnh (2012)

Mạng lưới quan hệ theo chiều dọc, chiều ngang Khía cạnh quan hệ ­ Relational dimension.


Bourdieu (1986), Coleman (1990), Putnam (1995), Fukuyama (1997), Nahapiet & Ghosal (1998); Tsai và Ghoshal (1998), Putnam (2000), Suseno & Raden (2007), Tasavori và cộng sự (2018), Polyviou và cộng sự (2019), Prieto­Pastor và cộng sự (2018), Mikovic và cộng sự (2

19)

Niềm tin


Nahapiet & Ghosal (1998); Brookes & cộng sự Mikovic và cộng sự (2019)

(2006), ABS (2004); Putnam (2000),

Nghĩa vụ, chuẩn mực, kỳ vọng.


Meyerson (1993), ABS (2004), Putnam (2000), Polyviou và cộng sự (2019), Prieto­Pastor và cộng sự (2018)

Sự liên kết


Adler & Kwon (2002), Granovetter (1985) Lin (2002), ABS, (2004), Polyviou và cộng sự (2019)

Quan hệ thị trường, xã hội, thứ bậc


Coleman (1990), Bourdieu (1986), Putnam (1995), Fukuyama (1997), Nahapiet & Ghosal (1998), Brookes & cộng sự (2006), Putnam (2000), Laursen và cộng sự (2012), Polyviou và cộng sự (2019), Mikovic và cộng sự (2019).

Sự tham gia

Vốn xã hội (tt)

Tác giả (tt)

Đặc trưng (tt)

Khía cạnh nhận thức ­ Cognition dimension.

Mikovic và cộng sự (2019), Tasavori và cộng sự (2018), Tsai và Ghoshal (1998), Dai và cộng sự (2015), Prieto­Pastor và cộng sự (2018).

Chia sẻ tầm nhìn giữa các cá nhân, đơn vị trong tổ chức


Tasavori và cộng sự (2018), Brookes & cộng sự (2006), Nahapiet & Ghosal (1998), ABS (2004), Putnam (2000).

Chia sẻ về ký hiệu, ngôn ngữ giao tiếp


Tasavori và cộng sự (2018), Brookes & cộng sự (2006), Nahapiet & Ghosal (1998).

Chia sẻ về văn hóa


Nahapiet & Ghosal (1998), Brookes & cộng sự (2006), Prieto­Pastor và cộng sự (2018), Mikovic và cộng sự (2019)

Chia sẻ về kiến thức và thông tin

(Nguồn: Tổng kết từ lược khảo lý thuyết của tác giả)


2.1.1.6. Vốn xã hội và hiệu quả kinh tế

Lins và cộng sự (2017) cho rằng niềm tin có liên quan đến tăng trưởng GDP, quy mô của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng như việc tuân thủ chính sách thuế của


người dân và các vấn đề tham nhũng trong xã hội. VXH là một khái niệm gắn liền với việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế (Dasgupta, 2005). Guiso và cộng sự (2004) nhận thấy rằng ở các quốc gia giàu có vốn xã hội, người dân thường sử dụng séc để chi tiêu, ít sử dụng tiền mặt, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, các cá nhân có điều kiện tiếp cận các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn và sử dụng tín dụng phi chính thức ít hơn.

Khi vốn xã hội trong một quốc gia được coi trọng, nghĩa là chất lượng mạng lưới giữa các cá nhân cũng như môi trường hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nơi có lòng tin cao sẽ tiết giảm chi phí giao dịch, do ít tốn kém trong việc bảo vệ bản thân khỏi bị lợi dụng trong các quan hệ kinh tế cũng như các giao dịch xã hội (Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, 2014). Như vậy, các điều khoản chi tiết trong hợp đồng sẽ không thực sự cần thiết. Khi đó, thay vì tốn công sức trong việc giám sát lẫn nhau thì các cá nhân, doanh nghiệp nên huy động các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ. Chính điều này, vốn xã hội sẽ thúc đẩy hợp tác, giảm chi phí giao dịch, cải thiện kết quả kinh doanh. Vì vậy, VXH góp phần mở rộng các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế, mang lại phồn thịnh cho từng quốc gia.

Ngoài ra, Chou (2006) còn khẳng định rằng vốn xã hội có 3 đóng góp quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế như: (1) VXH tác động đến tăng trưởng bằng cách hỗ trợ tích lũy vốn con người; (2) tác động đến phát triển tài chính thông qua tác động của nó đối với lòng tin tập thể và các chuẩn mực xã hội và (3) tạo điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc tạo ra và phổ biến những đổi mới về công nghệ và kinh doanh.

2.1.2. Vốn xã hội của doanh nghiệp


2.1.2.1. Khái niệm


Theo Adler & Kwon (2002) cho rằng vốn xã hội của doanh nghiệp tức là mạng lưới quan hệ được tạo ra từ nội bộ bên trong (vốn xã hội có được từ mối quan hệ giữa các cá nhân hay bộ phận/đơn vị bên trong doanh nghiệp) và mạng lưới quan hệ bên ngoài (vốn xã hội có được từ các liên kết của một công ty với các doanh nghiệp hoặc tổ


chức khác). Trong ngành dệt may, vốn xã hội bên ngoài (VXBN) có thể được hiểu là các liên kết xã hội với các thực thể bên ngoài, chẳng hạn như các đối tác kinh doanh. Trong khi đó, vốn xã hội bên trong (VXBT) phản ánh quan hệ xã hội giữa các cá nhân hoặc các đơn vị/bộ phận trong DN. Hầu hết các nghiên cứu về VXH của doanh nghiệp tập trung vào (1) chất lượng mạng lưới quan hệ được đo lường bởi niềm tin, chia sẻ thông tin, kiến thức, hỗ trợ qua lại, tránh gây tổn hại đến lợi ích lẫn nhau (Dai và cộng sự, 2015);

(2) cấu trúc mạng lưới của từng khía cạnh VXH của doanh nghiệp (Hitt & Ireland, 2002).

Trong nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Nguyen và Huỳnh (2012) về VXH của DN chính là cấu trúc và chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo, của các nhân viên và bộ phận bên trong và bên ngoài DN. Chính nhờ các mối quan hệ đã được thiết lập sẵn từ VXH mà các tác nhân có thể huy động nguồn lực bằng cách tạo ra các mối quan hệ mới (Adler & Kwon, 2002).

2.1.2.2. Cấu trúc vốn xã hội của doanh nghiệp


Khi nghiên cứu về cấu trúc VXH của DN, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về ba thành phần như sau: (1) VXBT là chất lượng mạng lưới quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận hoặc phòng ban nội bộ trong DN (Tasavori và cộng sự, 2018; Dai và cộng sự, 2015; Adler và Kwon, 2002); (2) VXBN là chất lượng mạng lưới quan hệ của DN với các đối tác bên ngoài (Dai và cộng sự, 2015; Suseno và Ratten, 2007); (3) VXLD là chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo với các cá nhân bên trong và bên ngoài DN (Nguyen & Huỳnh, 2012).

Các nghiên cứu về VXH của DN tập trung nghiên cứu về cấu trúc và chất lượng mạng lưới trên từng thành phần VXH gồm VXLD, VXBT và VXBN được trình bày trong các mục 2.1.2.3, 2.1.2.4 và 2.1.2.5 dưới đây.

2.1.2.3. Vốn xã hội lãnh đạo


Khái niệm

Các nhà lãnh đạo chiến lược hiệu quả thường xuyên xây dựng và triển khai nguồn


vốn xã hội để có được kết quả kinh doanh tốt hơn (Mc Callum và O’Connell, 2009). Nhưng làm thế nào để họ làm được điều đó, những nhà lãnh đạo như vậy không coi lãnh đạo là cấp bậc và chức danh, mà là một vị trí có trách nhiệm với nhiều bên liên quan (Ireland và Hitt, 2005). Họ tham gia vào trong các nhóm lớn như cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; họ quản lý nghịch lý thông qua việc sử dụng các nhóm lớn (Ireland và Hitt, 2005), nghịch lý được hiểu là nơi vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các DN khác. Sự phát triển lý thuyết VXH gần đây cho thấy rằng các nguồn vốn xã hội có sẵn trong một nhóm, nó sẽ làm tăng hiệu quả của nhóm, với yêu cầu các mối quan hệ phải được xây dựng chặt chẽ bên trong và bên ngoài ranh giới nhóm (Oh và cộng sự, 2006).

Theo quan điểm của Hitt & Ireland (2002) thì các nhà lãnh đạo cấp cao phải chú trọng đến nguồn VXH trong tổ chức cũng như nguồn VXH nằm ngoài DN. Chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo biểu hiện qua giao tiếp, niềm tin, thân thiện, đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ, nghĩa vụ và cam kết của lãnh đạo (Nguyen & Huỳnh, 2012; McCallum và O’Connell, 2009).

Trong nghiên cứu này, sử dụng định nghĩa của tác giả Nguyen và Huỳnh (2012) về VXLD là chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo với các cá nhân nội bộ doanh nghiệp và các đối tác có liên quan bên ngoài.

Cấu trúc và chất lượng mạng lưới vốn xã hội lãnh đạo

Cấu trúc mạng lưới VXLD rất rộng bao gồm các cá nhân liên quan đến gia đình, dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, các cấp chính quyền, lãnh đạo cộng đồng (Hitt và Ireland, 2002). Đo lường chất lượng mạng lưới thể hiện ở việc thiết lập, duy trì, tin tưởng, chia sẻ, tránh làm tổn hại nhau và giúp đỡ qua lại giữa lãnh đạo và các bên liên quan trong mạng lưới (Nguyen và Huỳnh, 2012; Dai và cộng sự, 2015). Về tổng thể, VXLD là một khái niệm đa hướng (Nguyen và Huỳnh, 2012). Tuy nhiên, tùy theo ngành nghề kinh doanh của DN mà mức độ quan trọng của các bên liên quan trong cấu trúc mạng lưới VXLD có sự thay đổi, cụ thể như nghiên cứu trong lĩnh vực bất động sản, lãnh đạo có mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền ảnh hưởng mạnh đến thành


quả kinh doanh của DN, điều này có nghĩa là những DN bất động sản vì không có mối quan hệ tốt với chính quyền nên không tiếp cận được quỹ đất phát triển dự án (Huỳnh Thanh Điền, 2011).

Trong nghiên cứu này, do đặc thù của ngành dệt may, thông qua nghiên cứu định tính (Phụ lục 1) đã xác định được ba thành phần quan trọng trong thang đo đa hướng VXLD bao gồm: (1) Hiệp hội ngành nghề; (2) đối tác kinh doanh; và (3) đồng nghiệp.

2.1.2.4. Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp


Khái niệm

Vốn xã hội bên trong (internal social capital) nuôi dưỡng các liên kết chặt chẽ trong tổ chức (Tsai, 2000) tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sự tương tác, phối hợp giữa các nhân viên và bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp (Adler và Kwon, 2002). Trong doanh nghiệp, các nhân viên hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau sẽ hỗ trợ nhau trong việc chia sẻ thông tin, kiến thức một cách thường xuyên thông qua các cuộc trò chuyện thân mật, dẫn đến đạt được hiệu quả cao hơn của các nhóm chức năng chéo (Rosenthal, 1996). Như Chen và Tseng (2012) cho rằng hợp tác giữa các bộ phận hay phòng ban chức năng là chìa khóa để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Ngoài ra, vốn xã hội bên trong dẫn đến một bầu không khí làm việc thân thiện dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên (Yang và cộng sự, 2012). Do đó, duy trì một lực lượng lao động ổn định là rất quan trọng để đạt được chất lượng công việc xuất sắc và lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp có mức vốn xã hội nội bộ cao hơn có nhiều khả năng cải thiện lợi nhuận (Dai và cộng sự, 2015).

Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Yli­Renko và cộng sự (2002), vốn xã hội bên trong được xem như là mức độ và chất lượng của mạng lưới quan hệ giữa các nhân viên và đơn vị/bộ phận nội bộ trong DN. Theo đó, từng nhân viên và các đơn vị luôn nỗ lực tìm ra các phương pháp khác nhau để đảm bảo liên kết giao tiếp thành công trong doanh nghiệp nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả (Tasavori và cộng sự, 2018). Ví dụ, trong một doanh nghiệp có vốn xã hội phát triển mạnh mẽ, tầm nhìn của doanh nghiệp được chia sẻ giữa tất cả nhân viên (Mikovic và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022