Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Thứ Nhất Về Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội

122


4.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các tính cách trong việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Đây là một trong những chủ đề nghiên cứu nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng học thuật (Liđán và Fayolle, 2015; Tan và cộng sự, 2019). Nghiên cứu này mở rộng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) để xem xét mối quan hệ giữa các tính cách và ý định bắt đầu một DNXH. Cụ thể hơn, những tính cách này được coi là sự kết hợp của các tính cách kinh doanh doanh nhân thương mại truyền thống (xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo) và tính cách kinh doanh xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức). Cuối cùng, tác giả điều tra các tác động trung gian của cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trong mối quan hệ giữa các tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội để hiểu cơ chế hình thành ý định thông qua hai tiền đề trên của Mair và Noboa (2006).

Kết quả nghiên cứu cung cấp những hiểu biết thú vị về tác động của các tính cách kinh doanh thương mại truyền thống và tính cách kinh doanh xã hội.

Đầu tiên, nghiên cứu này đã xác nhận khả năng áp dụng và mở rộng mô hình của Mair và Noboa (2006) trong việc dự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả từ giả thuyết H1 H2 trong nghiên cứu thực nghiệm thứ nhất cho thấy ý định khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân phụ thuộc vào sự mong muốn và tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội mà cá nhân đó cảm nhận được. Sự mong muốn thể hiện cho sự hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh xã hội trong khi đó tính khả thi thể hiện niềm tin vào năng lực để khởi sự kinh doanh xã hội. Trong hai yếu tố này thì cảm nhận về tính khả thi có tác động mạnh hơn so với sự mong muốn, điều này khẳng định rằng khởi sự kinh doanh xã hội có thể thu hút và giúp hình thành mong muốn nhưng cảm nhận của cá nhân về việc mình đủ khả năng để khởi sự kinh doanh xã hội hay không mới là yếu tố chi phối chính ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

123


Thứ hai, tính cách của các cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh xã hội là sự kết hợp của các tính cách kinh doanh thương mại truyền thống (tính chủ động, sáng tạo) và tính cách kinh doanh xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức). Điểm thú vị là hai tính cách điển hình của các doanh nhân thương mại, bao gồm xu hướng chấp nhận rủi ro và nhu cầu đạt được thành tích, không ảnh hưởng đến ý định kinh doanh xã hội.

Thứ ba, tất cả những tính cách được đề xuất trong nghiên cứu đều ảnh hưởng đến cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của các tính cách cũng như cảm nhận về tính khả thi trong việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Tính cách không chỉ ảnh hưởng đến thái độ, chuẩn mực chủ quan hoặc mong muốn trở thành doanh nhân như các nghiên cứu trước đây (Chipeta và Surujlal, 2017; Ip và cộng sự, 2018a; Tiwari và cộng sự, 2017a), mà các tính cách này còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy niềm tin về năng lực của họ để trở thành một doanh nhân xã hội. Cụ thể, đa số các tính cách đều có tác động đến cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi. Điều này cho thấy hai tiền đề này hoàn toàn có thể dùng để kiểm tra mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các tính cách bao gồm xu hướng rủi ro, tính chủ động, nghĩa vụ đạo đức đều có tác động đến cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi (các giả thuyết H3, H5, H8 đều được chấp nhận). Việc thành lập DNXH trở nên hấp dẫn đối với các cá nhân có xu hướng chấp nhận rủi ro, tính chủ động và nghĩa vụ đạo đức cao. Tuy nhiên, những cá nhân có tính cách này lại không theo đuổi khởi sự kinh doanh xã hội một cách bất chấp mà họ luôn có sự đánh giá tính khả thi của việc khởi sự kinh doanh xã hội. Điều này được hiểu rằng mặc dù họ bị thu hút bởi khởi sự kinh doanh xã hội, nhưng họ chỉ có ý định thực hiện hành vi nếu họ có kiến thức và kỹ năng để đánh giá khả năng thành công của mình khi khởi sự kinh doanh xã hội đó chứ không phải theo đuổi mục tiêu một cách bất chấp. Trong khi đó, nhu cầu thành tích chỉ ảnh hưởng đến cảm nhận về sự mong muốn mà không có tác động đến cảm nhận về tính khả thi (H4a được chấp nhận và H4b bị bác bỏ). Kết quả này đúng với quan điểm của McClelland (1965) khi cho rằng những cá nhân có nhu cầu cao về thành tích khao khát đạt được thành tựu của họ thông qua việc trở

124


thành doanh nhân, tuy nhiên mặt khác việc mong muốn đạt được thành tựu này đôi khi dẫn đến họ sẽ bỏ qua bước đánh giá tính khả thi và chỉ lao vào khởi sự kinh doanh xã hội, điều này dễ dẫn đến sự thất bại khi khởi sự kinh doanh xã hội khi mong muốn chứng tỏ bản thân để đạt được những thành tựu cho bản thân quá lớn và lấn át thực tế rằng bản thân vẫn chưa đủ khả năng để khởi sự kinh doanh xã hội. Ngược lại với nhu cầu thành tích, tính sáng tạo và sự đồng cảm lại chỉ tác động đến cảm nhận về tính khả thi mà không tác động đến cảm nhận về sự mong muốn (H6b, H7b được chấp nhận và H6a, H7a bị bác bỏ). Kết quả này cho thấy hai tính cách này tương đối đặc biệt khi nó không ảnh hưởng đến thái độ hay sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội. Tính sáng tạo được coi là năng lực cốt lõi để giải quyết các vấn đề xã hội và nó liên quan chặt chẽ đến sự đổi mới. Là một tác nhân giúp thay đổi xã hội, các doanh nhân xã hội khai thác sự đổi mới ở cấp độ hệ thống để mang lại sự thay đổi tích cực cho xã hội (Lehner và Kansikas, 2012; Zahra và cộng sự, 2009). Các cá nhân có tính sáng tạo cao luôn tự tin khi xử lý các vấn đề phức tạp như các vấn đề xã hội (Duckworth và cộng sự, 2016; Fuller và cộng sự, 2018). Trong khi đó, trong nghiên cứu này sự đồng cảm lại không thúc đẩy động lực xã hội mà lại mang đến tầm nhìn xã hội, khi tính cách này giúp hiểu thêm về các vấn đề xã hội thông qua chia sẻ trải nghiệm của người khác vì thế giúp các cá nhân tin rằng họ có thể đối phó với công việc xã hội. Nhìn chung, nghiên cứu này cung cấp thêm một cách nhìn khác về vai trò của tính cách. Trong khi những nghiên cứu đi trước cho thấy vai trò của tính cách đến thái độ hay sự mong muốn khởi sự kinh doanh để hình thành ý định khởi sự kinh doanh thì nghiên cứu này khẳng định thêm vai trò của tính cách không chỉ ở sự mong muốn mà các cá nhân có những tính cách đặc trưng sẽ đánh giá tính khả thi khi khởi sự kinh doanh hơn là chỉ làm theo mong muốn của bản thân.

Thứ tư, trong khi cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trung gian hoàn toàn trong mối quan hệ từ tính cách kinh doanh truyền thống (tính chủ động và tính sáng tạo) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thì cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi chỉ trung gian một phần trong mối quan hệ từ các tính cách kinh doanh xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) đến ý định khởi sự kinh

125


doanh xã hội. Điều này có thể đến từ sự khác biệt về bản chất của hai nhóm tính cách. Đặc điểm kinh doanh xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khi một cá nhân có sự đồng cảm hoặc nghĩa vụ đạo đức đối với các vấn đề xã hội. Trong khi đó, đặc điểm kinh doanh nói chung đòi hỏi một quá trình đánh giá và thu thập thông tin để hình thành cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trước khi hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Liên quan đến các tính cách kinh doanh truyền thống, nghiên cứu này xem xét tác động của bốn đặc điểm tính các bao gồm xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo. Những kết quả nghiên cứu cho thấy hai tính cách điển hình của các doanh nhân thương mại, bao gồm xu hướng chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành tích, không ảnh hưởng đến ý định kinh doanh xã hội. Kết quả từ nghiên cứu này hoàn toàn khác với kết quả của Chipeta và Surujlal (2017) khi họ cho thấy mối quan hệ giữa xu hướng chấp nhận rủi ro và ý định trở thành doanh nhân xã hội của sinh viên. Ý định khởi sự kinh doanh xã hội được coi là không bị ảnh hưởng bởi xu hướng chấp nhận rủi ro vì các doanh nhân xã hội là những người không cho phép các rào cản rủi ro giảm mong muốn theo đuổi các giá trị xã hội (Austin và cộng sự, 2006). Họ nhận thức được những rủi ro thất bại như là một phần của quá trình đổi mới thay vì xem nó là một rủi ro cá nhân và sẵn sàng chấp nhận nó (Mair và Marti, 2006). Các doanh nhân xã hội không tìm kiếm các giải pháp ngắn hạn hoặc kết quả ngắn hạn mà muốn tạo ra một tác động xã hội lâu dài và kết quả bền vững (Van Ryzin và cộng sự, 2009). Về nhu cầu thành tích, kết quả của nghiên cứu này có thể được giải thích bởi các doanh nhân xã hội tiềm năng có định hướng xã hội trong suy nghĩ của họ, khi họ bắt đầu có ý định khởi sự kinh doanh xã hội thì họ đã định hướng theo đuổi giá trị xã hội thay vì danh tiếng, tiền bạc hoặc thành tích. Cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trung gian hoàn toàn mối quan hệ giữa tính chủ động và ý định khởi sự kinh doanh xã hội cho thấy các cá nhân có tính chủ động cao luôn tìm kiếm cơ hội để thay đổi cuộc sống của họ và bắt đầu kinh doanh cũng là một trong những lựa chọn ưu tiên của họ (Chipeta và Surujlal, 2017). Do đó, họ luôn có mong muốn trở thành doanh nhân (Crant, 1996). Ngoài ra, họ luôn nỗ lực phát triển khả năng của mình để

126


đáp ứng tốt nhất các cơ hội mà họ tìm thấy, vì vậy những cá nhân này luôn cảm thấy tự tin khi tìm kiếm cơ hội để trở thành doanh nhân nói chung và doanh nhân xã hội nói riêng. Kết quả từ nghiên cứu này cũng một lần nữa khẳng định vai trò của tính sáng tạo trong ý định khởi sự kinh doanh và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Kedmenec và cộng sự, 2015; Leadbeater, 1997). Trong DNXH, một doanh nhân là một nhà đổi mới với các cách tiếp cận sáng tạo khác nhau (Dees, 2007). Nhiều nghiên cứu cho thấy các doanh nhân xã hội có tính sáng tạo lớn hơn so với các doanh nhân thương mại vì họ phải đối mặt với các vấn đề và tình huống ít phổ biến hơn trong xã hội (Kedmenec và cộng sự, 2015). Những kết quả về các tác động trung gian chỉ ra rằng cảm nhận về tính khả thi qua trung gian hoàn toàn mối quan hệ giữa tính sáng tạo và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Điều này có thể được giải thích rằng tính sáng tạo chỉ tăng niềm tin về khả năng của cá nhân để khiến họ tìm ra các giải pháp cho các vấn đề xã hội, nhưng không có nghĩa là đổi mới thúc đẩy mong muốn trở thành doanh nhân xã hội.

Hai tính cách xã hội, bao gồm sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức, cũng tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương tự như tính cách kinh doanh truyền thống, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức cũng có tác động mạnh mẽ đến mong muốn cá nhân trở thành một doanh nhân xã hội. Cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi một phần qua trung gian mối quan hệ giữa nghĩa vụ đạo đức và ý định kinh doanh xã hội. Quá trình nhận thức các vấn đề xã hội của một cá nhân là một trong những tính cách cơ bản phân biệt doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội (Ip và cộng sự, 2018a) và điều này đặc biệt đúng đối với những cá nhân có ý định trở thành doanh nhân xã hội. Nghĩa vụ đạo đức có khả năng đẩy mạnh khả năng nhận thức của cá nhân, thúc đẩy các cá nhân giúp đỡ mọi người xung quanh bằng cách định hình mong muốn trở thành doanh nhân xã hội. Những phát hiện từ các nghiên cứu trước đây cho thấy sự mâu thuẫn trong tác động của sự đồng cảm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Hockerts, 2017), nhưng kết quả này phù hợp với phần lớn các nghiên cứu trước đây khi nói đến sự đồng cảm có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ý định kinh doanh xã hội (Grant và Berry, 2011;

127


Miller và cộng sự, 2012). Ngoài ra, nghĩa vụ đạo đức và sự đồng cảm giúp các cá nhân vượt qua các rào cản về kiến thức và kỹ năng để cảm thấy việc trở thành một doanh nhân xã hội là khả thi.

4.3 Kết quả nghiên cứu thứ hai về tác động của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

4.3.1 Kiểm định mô hình đo lường

Giá trị hội tụ của mô hình đo lường được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha, giá trị phương sai trích (Average Variance Extracted - AVE) và độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR). Kết quả của các hệ số trên được thể hiện trong bảng 4.9. Cronbach’s alpha và CR của các biến đều lớn hơn 0.7, cho thấy mô hình thỏa mãn độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1978). Giá trị của AVE đều trên 0.5, điều này cho thấy tính hợp lệ của từng cấu trúc trong mô hình (Fornell và Larcker, 1981).

Bảng 4.9 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ



Cấu trúc

Độ tin cậy

tổng hợp (CR)

Giá trị

phương sai trích (AVE)

Hệ số

Cronbach’s alpha

Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội

0.881

0.599

0.878

Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội

0.801

0.576

0.798

Niềm tin vào năng lực trong kinh

doanh xã hội

0.903

0.652

0.902

Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh

doanh xã hội

0.788

0.555

0.788

Ý định khởi sự kinh doanh xã hội

0.882

0.559

0.882

Nguồn: tính toán của tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 18

Giá trị phân biệt là mức độ mà các yếu tố khác biệt với nhau và không tương quan với nhau (Fornell và Larcker, 1981). Giá trị phân biệt được đánh giá bằng cách so sánh căn bậc hai của giá trị phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan giữa các

128


cấu trúc (Fornell và Larcker, 1981). Trong bảng 4.10, căn bậc hai của giá trị phương sai trích (tô đậm) đều lớn hơn các hệ số trong cùng một cột. Do đó, các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.10 AVE và tương quan giữa các cấu trúc



Mean

SD

EDU

EXP

SEOE

SESE

SEI

EDU

3.627

1.178

0.774





EXP

3.703

1.095

0.387

0.759




SEOE

3.744

1.422

0.242

0.270

0.844



SESE

3.503

1.528

0.270

0.242

0.508

0.745


SEI

3.714

1.097

0.323

0.209

0.496

0.542

0.705

Ghi chú: EDU: giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, EXP: kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, SEOE: kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, SESE: niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội, SEI: ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nguồn: tính toán của tác giả

Ngoài ra, giá trị phân biệt còn được đo lường bằng cách đánh giá hệ số tải chéo (cross loading) của các biến quan sát và chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) (Henseler và cộng sự, 2015). Trong mô hình này, các hệ số tải nhân tố (phần tô đậm trong bảng 4.11) đều lớn hơn 0.5 (từ 0.609 đến 0.917) và lớn hơn hệ số tải chéo (phần không tô đậm trong bảng 4.11). Tóm lại, hệ số tải và hệ số tải chéo đều xác nhận các biến trong mô hình đều đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.11 Hệ số tải nhân tố vá hệ số tải chéo


Biến quan

sát

EDU

EXP

SEOE

SESE

SEI

EDU1

0.658

0.289

0.156

0.139

0.180

EDU2

0.758

0.281

0.154

0.207

0.264

EDU3

0.783

0.294

0.171

0.182

0.279

129


Biến quan

sát

EDU

EXP

SEOE

SESE

SEI

EDU4

0.917

0.358

0.233

0.272

0.282

EDU5

0.729

0.270

0.218

0.231

0.236

EXP1

0.324

0.873

0.255

0.204

0.199

EXP2

0.291

0.744

0.185

0.199

0.169

EXP3

0.264

0.642

0.165

0.142

0.097

SEOE1

0.208

0.227

0.875

0.746

0.423

SEOE2

0.206

0.237

0.877

0.738

0.451

SEOE3

0.248

0.244

0.811

0.662

0.384

SEOE4

0.161

0.208

0.749

0.637

0.372

SEOE5

0.150

0.167

0.712

0.614

0.369

SESE1

0.161

0.155

0.547

0.687

0.442

SESE2

0.193

0.162

0.720

0.810

0.407

SESE3

0.250

0.224

0.608

0.732

0.367

SEI1

0.246

0.119

0.288

0.354

0.637

SEI2

0.187

0.097

0.431

0.387

0.736

SEI3

0.267

0.110

0.316

0.389

0.692

SEI4

0.184

0.117

0.456

0.431

0.792

SEI5

0.234

0.238

0.354

0.394

0.746

SEI6

0.270

0.214

0.221

0.331

0.609

Ghi chú: EDU: giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, EXP: kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, SEOE: kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, SESE: niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội, SEI: ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nguồn: tính toán của tác giả

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí