Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Xã Qua 3 Năm (2016 - 2018)


+ Mặt nước: Diện tích mặt nước là 84,24 ha (hồ, ao) Bằng Thành là nơi khởi nguồn của một trong hai nhánh chính của sông Năng và là nơi hai nhánh hợp lưu với nhau, với các suối Khuổi Mạn, Khuổi Lạng, Khuổi Viêng, Khuổi Bang, Nà Lại, Khuổi Linh.

4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018


Loại đất

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích

8.587,67

100

1. Đất nông nghiệp

8354,80

97,28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

873,47

10,45

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm

809,48

92,67

1.1.1.1 Đất trồng lúa

56,34

6,45

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

753,14

93,04

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

62,16

7,17

1.2 Đất lâm nghiệp

7.481,33

89,55

1.2.1 Đất rừng sản xuất

5.692,12

76,08

1.2.2 Đất rừng phòng hộ

1.789,20

23,91

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản

1,83

0,02

2. Nhóm đất phi nông nghiệp

176,53

2,06

2.1 Đất ở

23,63

13,39

2.2 Đất chuyên dùng

90,74

51,40

2.3 Đất, sông ngòi, kênh mương, suối

62,16

35,21

3. Nhóm đất chưa sử dụng

56,34

0,66

3.1. Đất bằng chưa sử dụng

3,00

5,32

3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng

53,34

94,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã bằng thành, huyện pắc nặm, tỉnh Bắc Kạn - 4

(Nguồn: Khảo sát hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2018)


Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bằng Thành là 8.587,67 ha. Trong đó đất nông nghiệp 8.354,8 ha, chiếm 97,29% Tổng diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp 873,47 ha (chiếm 10,45% tổng diện tich đất nông nghiệp), cụ thể:

Đất trồng cây hàng năm là 809,48 ha chiếm 92,67% bao gồm diện tích đất trồng lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, và các cây rau màu khác.

Diện tích lâm nghiệp 7.481,33 ha chủ yếu là các cây quế, mỡ, bồ đề.... Diện tích đất nông nghiệp của xã là rất lớn 8354,8 ha (chiếm 97,29%

Tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn xã) vì địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi diện tích vùng sườn dốc do có độ dốc. Vì vậy luôn thường xuyên ảnh hưởng bởi xói mòn rửa trôi nên độ màu mỡ thấp, trong tổng số diện tích đất tự nhiên, rừng sản xuất, rừng phòng hộ.

Đất chưa sử dụng cũng chiếm diện tích không đáng kể 56.34 ha (chiếm 0,66% tổng diện tích đất tự nhiên). Đất chưa sử dụng chủ yếu là diện tích đất đồi núi, có độ dốc lớn, đất bạc màu không có khả năng canh tác, đất ở lẫn nhiều đá khó canh tác, hoặc canh tác cho hiệu quả kinh tế không cao.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy được xã bằng thành là một xã sản xuất nông nghiệp năng suất nông nghiệp thấp do người dân thếu vốn trông sản xuất để nâng cao năng xuất cây trồng người cần nguồn vốn tín dụng lớn trong sản xuất.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

UBND xã đã tăng cường công tác chỉ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp, ban hành các Quyết định Phê duyệt phương an sản xuất vụ xuân, vụ mùa, Tập trung chỉ đạo các thôn triển khai thực hiện gieo trồng theo khung thời vụ, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giống cây trồng. Chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng giống cây trồng theo bộ giống thu gọn của huyện quy định.


Chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCTT-TKCN, phòng chống bênh, dịch, đói rết cho cây trồng, vật nuôi. Chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt công tác trồng rừng năm 2018, thực hiện nghiêm theo quy định về công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp nhìn chung ổn định và thu được nhiều kết quả:

Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2016 - 2018)



STT


Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2016

2017

2018

2016

2017

2018

2016

2017

2018


1


Lúa

Vụ xuân

51,6

48,8


696,1

52,2

52,5


2910,9

268,0

256,2


108

Vụ mùa

166,7

188,2

48,7

43,0

811,8

809,3

2


Ngô

Ngô ruộng


3,4


6,1


38,0


17,9


1,3



Ngô đồi

368,8

460,4

368,8

98,3

1,4

1,8


3

Cây hoa màu

khác

Cây đỗ

tương

28,6

24,0

0,0

16,0

18,0

0,0

45,7

4,3

0,0

Cây lạc

3,7

2,9

0,0

13,0

13,0

0,0

4,8

0,4

0,0

(Nguồn: Báo tổng kết của 3 năm 2016-2018)

Nhận xét: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt giảm 9,64 tấn so với cùng kỳ năm 2016 (Năm 2016 tổng sản lượng lương thực có hạt: 2.945.5 tấn). Nguyên nhân sản lượng giảm so với năm 2016 là do tổng diện tích gieo trồng giảm; một số diện tích được bà con thay đổi cơ cấu giống khác nên sản lượng giảm đáng kể. Cụ thể như vụ mùa nhân dân thay thế giống Bao Thai bằng giống lúa Thiên ưu 8, diện tích trồng giống lúa này xuất hiện bệnh lùn sọc đen gây hại nặng.


- Các loại cây trồng khác: Cây đậu tương: Diện tích thực hiện 24,0 ha/28 ha, đạt 85,7% KH. Năng suất đạt 18 tạ/ha, sản lượng đạt 4,3 tấn; Cây lạc: Diện tích gieo trồng 2,9 ha/2 ha, đạt 144% KH, năng suất đạt 13 tạ/ha, sản lượng đạt 0,4 tấn.

Qua bảng 4.2 ta thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của xã bằng thành đạt hiệu quả kinh tế chưa cao chưa tạo ra thu nhập cho người dân do người dân thếu vốn trong sản xuất và tiếp cận nguồn vốn còn kém nguồn vốn tín dụng nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

*Nghành chăn nuôi Trong lĩnh vực chăn nuôi, được sự quan tâm chỉ đạo của các cán bộ thú y nhân dân thực hiện tốt công tác chăn nuôi, chăn sóc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc gia cầm qua thống 3 năm như sau:

Bảng 4.3: Bảng thống kê vật nuôi của xã qua 3 năm (2016-2018)



Chỉ tiêu

Năm

2016

2017

2018

Số lượng

% so với

KH

Số lượng

% so

với KH

Số lượng

% so

vời KH

Trâu, Bò

2.49/ 2.52

98,90

2.52 / 2.05

123,00

2.093

76,40

Lợn

3.33 / 3.30

100,80

3.50 / 3.30

106,00

2.16/3.60

58,80

Gia cầm

17.40 /17.40

100,10

19.25 /17.40

110,00

17.72/ 17.00

104,20

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của UBND xã Bằng Thành qua 3 năm

2016 - 2018)

Nhận xét: Qua bảng 4.3 ta thấy, số vật nuôi qua các năm có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau: Tổng số đàn trâu từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 24 con đến năm 2018 có xu hướng giảm 426 con. Tổng đàn lợn năm 2016 đến năm 2017 có xu hướng tăng 137 con đến năm 2018 có xu hướng giảm 1383 con. Tổng đàn gia cầm năm 2016 đến năm 2017 có xu hướng tăng 1847 con đến năm 2018 có xu hướng giảm 1527 con.


Vì với số lượng đạt ra của xã năm 2016 là 2521 con mà năm 2016 trâu chỉ đạt được 2495 con nên so với kế hoạch chiếm 98,9%.

4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một xã hội có nguồn lực dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với khoa học kỹ thuật công nghệ sẽ có nền sản xuất phát triển và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng số lao động trong cả nước, nhưng thiếu năng lực trình độ chuyên môn. Vấn đề sử dụng lao động đang được xã hội hóa hết sức quan tâm vì sự phát triển ồ ạt về nhân lực sẽ dẫn đến mất cân bằng với điều kiện KT- XH. Khi đó không có đủ việc làm để đáp ứng được nhu cầu về số lượng lao động. Vấn đề này sẽ dẫn tới hàng loạt các vấn đề về xã hội như: Nạn thất nghiệp, mất an ninh trật tự, thiếu lương thực thực phẩm, rồi các tệ nạn xã hội khác....

Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Bằng Thành năm 2018

STT

Chỉ số

Đơn vị

Tổng số

1

Tổng số hộ

Hộ

745

2

Tổng số khẩu

Người

3965

3

Tổng số lao động chính

Người

2041


Lao động nông nghiệp

Người

1983


Lao động phi nông nghiệp

Người

58

4

Một số chỉ tiêu bình quân




Bình quân khẩu/ hộ

Khẩu/hộ

6


Bình quân lao đông/hộ

Lđ/hộ

3

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Bằng Thành năm 2018)

Nhận xét: Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, những thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai.


Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực HU, HĐND, UBND huyện, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các ngành, đoàn thể của huyện. Dân số trong xã đang ở quy mô với một lực lượng lao động khá đông, đủ đáp ứng nhu cầu lao động, trong tương lai nền kinh tế của xã dự kiến tiếp tục có bước phát triển.

Khó khăn: Bằng Thành là một xã có 02 tiểu vùng do vậy việc bố trí dân cư gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH – HĐH rất khó thực hiện. Lực lượng lao động của xã hầu hết đều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, người dân chủ yếu đều làm nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, quy mô sản xuất tạo thành hàng hoá còn nhỏ lẻ, đời sống nhân dân từng thôn không đồng đều. Cơ sở hạ tầng của xã trong thời gian tới chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

4.1.2.3. Về văn hóa xã hội

- Về văn hoá- xã hội: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao trong toàn xã, phấn đấu đạt tiêu chuẩn xã văn hoá. Giáo dục huy động 100% trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, duy trì sỹ số học sinh, duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, và phổ cập Trung học cơ sở. An ninh - quốc phòng duy trì an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Sự nghiệp giáo dục: Năm 2017 tỷ lệ trong độ tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo đạt 401 cháu cao hơn 1,2% so với năm 2016. Số học tiểu học đạt 560 học sinh tăng 1,32 % so với năm 2015. Số học sinh trung học cơ sở đạt 350 tăng 1,2 % so với năm 2015.

- Dân số KHHGĐ và CSSKSS được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 đã giảm.


- VH – TDTT: Tổ chức lễ hội gắn với hoạt động văn hoá văn nghệ - TDTT, đảm bảo không khí vui chơi lành mạnh góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, truyền thống bài trừ mê tín, dị đoan, đấu tranh với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... phong trào VH – văn nghệ TDTT tiếp tục duy trì và phát triển sâu rộng trong địa bàn xã.

- Các chính sách xã hội: Thực hiện tốt các chính sách xã hội chăm sóc các đối tượng chính sách, người có công với nước “thương binh, bệnh binh” của xã. Tết nguyên đán năm 2018 được sự quan tâm của Đảng và nhà nước 709 hộ nghèo được nhận tiền ăn tết với tổng giá trị trên 500 triệu đồng nhân dân vui mừng và phấn khởi.

Tóm lại, thông qua đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ta thấy địa phương có những thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Diện tích đất tự nhiên khá lớn, tương đối màu mỡ.

+ Thu nhập bình quân đầu người tuy chưa cao nhưng đã đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

+ Có nguồn nhân lực dồi dào.

+ Được Đảng và Nhà nước quan tâm.

- Khó khăn:

+ Địa hình phức tạp, bị chia cắt, đi lại khó khăn.

+ Thời tiết, khí hậu, thủy văn thất thường, không ổn định và mưa lũ kéo dài.

+ Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt diễn ra gay gắt.

+ Trình độ dân trí còn thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn trong sản xuất.

+ Khả năng tiếp cận, tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

+ Khả năng tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế.


4.2. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính trị trên địa bàn xã

4.2.1. Tình hình tiếp cận nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo trên địa bàn xã

4.2.1.1. Tổng quan về hệ thống cung cấp tín dụng nông thôn tại địa bàn xã Bằng Thành

Các thành phần tham gia vào cung cấp vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở xã Bằng Thành bao gồm các tổ chức, chương trình chủ yếu sau:

1. Khu vực chính thức gồm có: NHNo&PTNT huyện Pắc Nặm, NHCSXH huyện Pắc Nặm Đây là lĩnh vực cung cấp vốn chủ yếu trên địa bàn thị xã.

* NHNo&PTNN là định chế cho vay khu vực nông thôn lớn nhất và ngày càng chiếm thị phần lớn trong khối ngân hàng có vốn nhà nước. Vì thế NHNo&PTNT huyện Pắc Nặm là đơn vị cung cấp vốn lớn nhất trên địa bàn thị xã. NHNo&PTNT huyện Pắc Nặm có nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn nhàn rỗi của mọi tổ chức kinh tế và dân cư để đầu tư trực tiếp đến những bộ phận cần vốn cho sản xuất và đời sống đối với nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn thị xã. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân các xã tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn, cũng như thuận tiện trong việc nắm địa bàn, thẩm định, kiểm tra các khoản vay của các cán bộ tín dụng.

* NHCSXH huyện Pắc Nặm là tổ chức phi lợi nhuận với mục đích chủ yếu là cung cấp tín dụng cho người nghèo, nhưng lại không có tiêu chí riêng xãc định khách hàng mà dựa vào quy định của chính phủ. Phương thức cho vay là ủy thác từng phần cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội. Nguồn vốn chủ yếu là vay từ ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ nguồn vốn huy động thấp vì lãi suất tiền gửi thấp chỉ bằng nửa của ngân hàng thương mại. Lãi suất cho vay luôn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại nên chính phủ luôn phải bù đắp và ngân hàng cũng khó bền vững về tài chính, sản phẩm thu hút tiết kiệm còn yếu. Trong những năm qua, NHCSXH huyện Pắc


Nặm đã thực hiện các nghiệp vụ như: Cho vay, huy động vốn, thanh toán, nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương đầu tư cho các công trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Pắc Nặm luôn bám sát các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm triển khai kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi, chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn đến các xã. Như vậy, NHCSXH huyện Pắc Nặm đã có vai trò rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

2. Khu vực bán chính thức: Gồm các tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động tiết kiệm và tín dụng như: Hội Phụ Nữ và Hội Nông Dân. Các tổ chức này đóng vai trò trung gian quan trọng giữa NHCSXH trong việc đưa các công cụ tài chính đến với người dân. Với vai trò trung gian, các tổ chức này có nhiệm vụ thu lãi và gốc theo tháng từ các hộ đã vay vốn từ ngân hàng.

3. Khu vực phi chính thức: Gồm các tổ chức tín dụng nằm ngoài các đối tượng trên. Các TCTD này tuy hoạt động tự do nhưng vẫn có những nguyên tắc nhất định giữa người đi vay và người cho vay để tránh các rủi ro về tín dụng. Khu vực này trên địa bàn xã hoạt động đa dạng từ vay mượn bà con, bạn bè, hàng xóm…với lãi suất rất thấp hay không phải trả lãi cho đến việc phải vay vốn tư nhân với lãi suất cao hơn cả ngân hàng, mua chịu hàng hóa, vật tư và các yếu tố đầu vào khác, các tổ chức phường, hụi, họ…Vì khu vực này thủ tục cho vay đơn giản, thời gian nhận vốn nhanh nên khi có nhu cầu cần vốn gấp các hộ sản xuất thường tìm đến các TCTD này để vay vốn. Khu vực cho vay vốn này đã cung cấp một lượng vốn không ít hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của các hộ sản xuất.


NHNo&PTNT

Ngân hàng chính sách xã hội

Vay tư nhân, bạn bè

Tổ chức hội


Tổ trưởng tổ vay vốn

4.2.1.2. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDN NHNo&PTNT



Các hộ dân


Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDNT

Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ dân như sau:

- NHNo&PTNT giao dịch với các hộ dưới hình thức trực tiếp không thông qua tổ chức xã hội nào. Người dân tự đi vay vốn theo khả năng thế chấp tài sản vốn có của mình, sau đó ngân hàng giải ngân trực tiếp, việc trả vốn và lãi người dân cũng giao dịch thẳng với cán bộ tín dụng của ngân hàng. UBND xã chỉ là nơi xác nhận đơn xin vay vốn của hộ sản xuất.

- NHCSXH giao dịch với hộ thông qua tổ chức hội, đoàn thể: Hội Phụ Nữ. Vì đối tượng phục vụ của ngân hàng chủ yếu là hộ nghèo, không có tài sản thế chấp mà phải dựa vào tín chấp của các tổ chức đoàn hội của thôn, xã. Chính các tổ chức đoàn hội này sẽ là người trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn, tiến hành thu lãi hàng tháng cho ngân hàng.


- Cho vay tư nhân, bạn bè: hình thức cho vay này rất đơn giản, cho vay trực tiếp, không thông qua tổ chức nào và thường thì họ là những người quen biết nhau.

4.2.1.3. Quy trình tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách xã hội trên địa bàn xã

a. Các kênh tiếp cận từ khu vực chính thức

* NHNo&PTNT xã Bằng Thành

+ Quy trình vay vốn:


Hồ sơ do Ngân hàng cấp

Người dân làm đơn vay vốn

UBND xã xãc nhận đơn vay


Người dân mang hồ sơ lên gặp cán bộ tín dụng huyện


Cán bộ tín dụng huyện thẩm định đơn vay


Giải ngân vốn cho vay hoặc từ chối cho vay

Hình 4.2. Sơ đồ quy trình vay vốn của NHNo&PTNT xã Bằng Thành

4+ Thủ tục vay vốn: Thủ tục vay bao gồm: Đơn vay vốn, sổ vay vốn (đối với trường hợp vay trên 20 triệu đồng) hoặc giấy vay vốn (trường hợp vay dưới 20 triệu đồng), giấy nhận nợ, tài sản thế chấp (sổ đỏ…). Nếu đủ điều kiện vay thì sau khi được cán bộ tín dụng huyện xét duyệt sẽ được nhận tiền ngay.


- Mức vốn vay: Tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn và tài sản thế chấp.

- Phương thức thu lãi, gốc:

+ Lãi: Được thu theo quý, đến cuối tháng người dân phải đến đóng lãi.

+ Gốc: Tiền gốc các hộ nộp trực tiếp cho cán bộ tín dụng huyện về thu ở xã. Sau đó cán bộ tín dụng nộp lại cho ngân hàng.

* NHCSXH xã Bằng Thành

Tổ chức hội

- Quy trình vay




Người dân

Ngân hàng chính sách xã hội


Tổ trưởng tổ vay vốn

Giải ngân sau 30 ngày

Họp tổ bình xét


Hình 4.3. Sơ đồ quy trình vay của NHCSXH trên địa bàn xã Bằng Thành

- Thủ tục vay vốn: Khá đơn giản vì không cần tài sản thế chấp.

- Mức vốn vay: Đối với hộ nghèo hay với các hộ trung bình vay theo chương trình hộ nghèo thì mức vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ. Đối với các hộ vay theo chương trình nước sạch môi trường thì mức vay tối đa là 4 triệu đồng/hộ. Đối với các hộ vay theo chương trình học sinh - sinh viên thì mức

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí