Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Thứ Hai Về Mối Quan Hệ Giữa Giáo Dục, Kinh Nghiệm Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội

130


Dựa trên kết quả tại bảng 4.12, tất cả các giá trị HTMT đều nhỏ hơn giá trị ngưỡng yêu cầu của HTMT là 0.90, cho thấy các thang đo cho nghiên cứu này đều đạt giá trị phân biệt. Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng không có giá trị nào thấp hơn hay cao hơn khoảng tin cậy (CI) bao gồm giá trị 1. Như vậy, các cấu trúc trong nghiên cứu này đều đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Bảng 4.12 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio


Yếu tố

EDU

EXP

SEOE

SESE

EDU





EXP

0.390

CI0.9: 0.284 - 0.492




SEOE

0.242

CI0.9: 0.146 - 0.338

0.267

CI0.9: 0.171 - 0.365



SESE

0.269

CI0.9: 0.172 - 0.372

0.242

CI0.9: 0.137 - 0.353

0.840

CI0.9: 0.771 - 0.903


SEI

0.329

CI0.9: 0.234 - 0.422

0.208

CI0.9: 0.122 - 0.313

0.489

CI0.9: 0.401 - 0.572

0.544

CI0.9: 0.3455 - 0.629

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Nguồn: tính toán của tác giả


4.3.2 Kiểm định mô hình cấu trúc

Giá trị R2 cho biến niềm tin vào năng lực bản thân trong khởi sự kinh doanh xã hội, kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội lần lượt là 0.195; 0.717 và 0.229 được coi là chấp nhận được (Cohen, 2013). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng Q2 để đánh giá mức độ phù hợp mô hình (Chin, 2010). Dựa trên kỹ thuật Blindfolding, Q2 về năng lực bản thân doanh nhân xã hội, kỳ vọng kết quả kinh doanh xã hội và ý định kinh doanh xã hội lần lượt là 0.044; 0.336 và 0.125, cho thấy các mô hình nghiên cứu khả năng dự đoán vừa và mô hình phù hợp để đự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Hair và cộng sự, 2016).

T-test với kỹ thuật Bootstrapping (N = 5000) được áp dụng để kiểm tra các tác động trực tiếp. Kết quả chi tiết được thể hiện trong bảng 4.13. Các giả thuyết H1, H2 H3 kiểm tra các mối quan hệ trực tiếp trong mô hình SCCT (từ SESE, SEOE đến SEI và từ SESE đến SEOE). Kết quả cho thấy các tác động trực tiếp này tích cực và

131


có ý nghĩa, do đó, H1 (β = 0.429, p < 0.000), H2 (β = 0.135, p < 0.000) và H3 (β = 0.829, p < 0.000) được chấp nhận. Ngoài ra, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có liên quan tích cực với niềm tin vào năng lực trong kinh doanh xã hội, nhưng mối quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi không có ý nghĩa, nghĩa là H4 (β = 0.208, p < 0.000) được chấp nhận trong khi H5 (β = -0.010, p > 0.05) bị bác bỏ. Kinh nghiệm trước đây với các tổ chức xã hội cũng liên quan tích cực với niềm tin vào năng lực trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, do đó giả thuyết H6 (β = 0.161, p < 0.001) và H7 (β = 0.073, p

< 0.05) được chấp nhận.


Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


Giả

thuyết


Mối quan hệ


Hệ số

Độ lệch

chuẩn


t-value


p-value


Kết quả

H1

SESE SEI

0.429

0.064

4.162

0.000

Chấp nhận

H2

SEOE SEI

0.135

0.064

3.908

0.000

Chấp nhận

H3

SESE SEOE

0.829

0.033

21.166

0.000

Chấp nhận

H4

EDU SESE

0.208

0.044

4.198

0.000

Chấp nhận

H5

EDU SEOE

-0.010

0.037

0.881

0.379

Bác bỏ

H6

EXP SESE

0.161

0.047

2.860

0.004

Chấp nhận

H7

EXP SEOE

0.073

0.039

2.223

0.026

Chấp nhận

Nguồn: tính toán của tác giả

132


Nguồn tính toán của tác giả Hình 4 2 Kết quả kiểm định các giả thuyết H1 1


Nguồn: tính toán của tác giả


Hình 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết (H1 – H7)


4.3.3 Kiểm tra tác động trung gian

Tác giả đã sử dụng quy trình bốn bước được đề xuất bởi Baron và Kenny (1986) để kiểm tra các hiệu ứng trung gian (Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.14). Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tác động trung gian


Tác động trung gian của SESE và SEOE


Các bước phân tích


Biến nghiên cứu

Trung gian

Biến phụ

thuộc


SESE


SEOE


SEI

Bước 1


Biến độc lập

EDU



0.293c

EXP



0.110a

Bước 2 và bước 3

Biến độc lập

EDU

0.209c

0.163c


133


Tác động trung gian của SESE và SEOE


Các bước phân tích


Biến nghiên cứu

Trung gian

Biến phụ

thuộc


SESE


SEOE


SEI


EXP

0.161b

0.207a


Biến trung

gian

SESE


0.843c

0.409c

SEOE



0.155c


Bước 4


Biến độc lập

EDU

0.208c

-0.010

0.185c

EXP

0.161b

0.073a

0.011

Biến trung

gian

SESE


0.829c

0.386c

SEOE



0.123b

a<.05, b<.01, c<.001

Nguồn: tính toán của tác giả

Ở bước 1, hai biến độc lập giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (EDU và EXP) ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI).

Trong bước 2 và 3, EXP và EDU có tác động đến hai biến trung gian (niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội - SESE và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội - SEOE), hai biến trung gian này cũng ảnh hưởng đáng kể đến SEI; và SESE ảnh hưởng đáng kể đến SEOE.

Ở bước 4, khi kiểm tra tác động của EDU, EXP, SESE và SEOE đến SEI, kết quả cho thấy tất cả các mối quan hệ ở bước 2 và 3 đều được hỗ trợ, trong khi liên quan đến tác động trực tiếp của hai tiền đề (EDU và EXP) ở bước 1, kết quả tại bước này chỉ hỗ trợ mối quan hệ giữa EDU và SEI, mối quan hệ giữa EXP và SEI không có ý nghĩa.

Do đó, kết quả cho thấy tác động trung gian tuần tự hoàn toàn của niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SESE) và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (SEOE) trong mối quan hệ từ kinh nghiệm (EXP) đến ý định khởi sự

134


kinh doanh xã hội (SEI), trong khi đó niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội (SESE) chỉ trung gian một phần tác động của giáo dục (EDU) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI).

Hai giá trị: chỉ số CI (Confidence interval) thông qua quy trình Bootstrapping với số mẫu là 5,000 và chỉ số Variance accounted for (VAF) được tính toán để xác nhận các hiệu ứng trung gian đã được xác nhận ở bước trên. Quy trình bootstrapping với 5,000 mẫu cho thấy EDU và EXP có ảnh hưởng gián tiếp đến SEI (Bảng 4.15). Bảng 4.15 Kiểm định bổ sung về tác động trung gian


Kiểm định bổ sung về tác động trung gian

Biến độc lập biến trung gian biến phụ

thuộc

Mức ý nghĩa 95%

VAF

Point of estimate

Confidence

interval

EXP-SESE-SEOE-SEI

0.020

0.005 - 0.044

0.9283

EDU-SESE-SEI

0.046

0.018 - 0.042

0.3026

Nguồn: tính toán của tác giả

Độ lệch với mức ý nghĩa 95% của độ tin cậy (Confidence interval) không bao gồm giá trị (0.005 – 0.044 và 0.008 – 0.042). Chỉ số VAF (variance accounted for) xác định giá trị của hiệu ứng gián tiếp liên quan đến tổng hiệu ứng (nghĩa là, hiệu ứng trực tiếp + hiệu ứng gián tiếp) (Hair và cộng sự, 2016). Giá trị VAF cho thấy tác động trung gian một phần của SESE đối với mối quan hệ EDU-SEI (30.26%), trong khi đó, tác động trung gian hoàn toàn của SESE và SEOE đối với các mối quan hệ từ EXP đến SEI (92.83%).

Tóm lại, kết quả từ các thử nghiệm tác động trung gian đều cho thấy SESE và SEOE trung gian hoàn toàn mối quan hệ từ EXP đến SEI trong khi SESE chỉ trung gian một phần mối quan hệ từ EDU đến SEI, do đó giả thuyết H8b được chấp nhận và giả thuyết H8a bị bác bỏ.

135


4.3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ hai về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Kết quả phân tích các giả thuyết cho thấy cả ba giả thuyết dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT) (tức là, H1, H2 H3) đều có ý nghĩa. Cả hai tiền đề của lý thuyết này bao gồm niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội đều có tác động trực tiếp và tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (H1: β = 0.429, p < 0.001, H2: β = 0.135, p < 0.001), trong khi niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội lại có tương quan mạnh kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội (H3: β = 0.829, p < 0.001). So với kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội, niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội được phát hiện có tác động mạnh mẽ hơn đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Phát hiện này tương tự như các nghiên cứu trước đây đã xác định năng lực bản thân là yếu tố dự báo mạnh nhất cho ý định khởi sự kinh doanh của cá nhân (Akar and Ustuner, 2017; Bacq và Alt, 2018; Liguori và cộng sự, 2018). Đối với giả thuyết H3, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những cá nhân có niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội cao có thể đánh giá kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội một cách toàn diện hơn, trong khi những người thiếu niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội có thể không nhận ra lợi ích của việc khởi sự kinh doanh xã hội. Nói tóm lại, kết quả cho thấy rằng nếu các cá nhân tin tưởng nhiều hơn vào khả năng của họ trong khởi sự kinh doanh xã hội và có kỳ vọng kết quả tích cực vào khởi sự kinh doanh xã hội, họ sẽ có nhiều khả năng thành lập một DNXH trong tương lai. Các giả thuyết được chấp nhận giúp xác nhận khả năng áp dụng lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT) trong bối cảnh kinh doanh xã hội, từ đó bổ sung thêm khả năng áp dụng lý thuyết này trong những lĩnh vực khác nhau.

Tiếp theo, kết quả của giả thuyết H4 (β = 0.208, p < 0.001) là có ý nghĩa trong khi H5 (β = - 0.010, p > 0.05) không có ý nghĩa. Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội chỉ có mối liên hệ tích cực với niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội, chứ không có tác động đến kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả H4 ngụ ý rằng giáo dục có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các cá nhân để tự tin hơn

136


về khả năng thành lập doanh nghiệp xã hội. Các cá nhân nhận được sự giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội nhiều hơn sẽ có niềm tin cao hơn; phát hiện này phù hợp với Shahab và cộng sự (2019), Piperopoulos và Dimov (2015) và Von Graevenitz và cộng sự (2010) khi cho rằng niềm tin vào năng lực là phương tiện để có thể dự báo được về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, giả thuyết H5 lại không có ý nghĩa biểu thị rằng giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội không có tác động đến kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả thú vị này ngụ ý rằng kiến thức và kỹ năng có được từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội không thể dẫn đến thái độ tích cực của những cá nhân đối với kết quả mà một doanh nhân xã hội có thể đạt được. Điều này có thể được giải thích là do kết quả kỳ vọng trong kinh doanh xã hội rất khó hình dung. Do đó, giáo dục không đủ khả năng để thuyết phục các cá nhân về kết quả mong đợi của việc trở thành một doanh nhân xã hội.

Đối với giả thuyết H6 H7, kết quả cho thấy cả hai đều có ý nghĩa. Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có tác động tích cực trực tiếp với niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (H6: β = 0.161, p <0.01) và kỳ vọng kết quả SE (H7: β = 0.073, p < 0.05). Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội giúp các cá nhân có được niềm tin hơn bằng cách cung cấp kiến thức thực tế mà giáo dục không thể cung cấp được. Ngoài ra, không chỉ được tiếp xúc với các vấn đề xã hội để ra tạo niềm tin trong việc giải quyết chúng, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội còn khiến các cá nhân đồng cảm và hình thành mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội (Mair và Noboa, 2006). Kinh nghiệm cũng có thể kích thích sự quan tâm đến tinh thần kinh doanh xã hội thông qua việc quan sát các kết quả tích cực trong thực tế mà các doanh nhân xã hội thành công đã đạt được. Do đó, càng có nhiều kinh nghiệm trước đây của một cá nhân với các tổ chức xã hội, một cá nhân càng có được niềm tin cũng như phát triển những kỳ vọng tích cực về việc trở thành một doanh nhân xã hội.

Liên quan đến phân tích kết quả của các tác động trung gian, kết quả giả thuyết H8a cho thấy rằng chỉ có niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội trung gian cho mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong khi kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội lại không có tác động trung

137


gian trong mối quan hệ này. Cụ thể, tác động gián tiếp của EDU-SESE-SEI (giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội - niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội - ý định khởi sự kinh doanh xã hội) có ý nghĩa (p < 0.05; Khoảng tin cậy: 0.018 - 0.042). Phát hiện này là một bổ sung cho một vài nghiên cứu trước đây khi đã tìm thấy mối liên hệ gián tiếp giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua một số biến trung gian như nhận thức về hỗ trợ xã hội (Hockerts, 2018) và nền tảng gia đình doanh nhân (Bae và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này, vai trò trung gian của niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội được kiểm chứng ngụ ý rằng quá trình chuyển đổi giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội thành thực tiễn dưới dạng ý định khởi sự kinh doanh xã hội đòi hỏi một cơ chế trung tâm để xây dựng niềm tin cho một cá nhân thông qua tăng cường hiệu quả cho các khóa học.

Kết quả cho giả thuyết trung gian còn lại (H8b) được ủng hộ, niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội trung gian hoàn toàn tác động từ kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Tác động gián tiếp của EXP-SESE-SEOE-SEI (kinh nghiệm với các tổ chức xã hội - niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội - kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội – ý định khởi sự kinh doanh xã hội) có ý nghĩa (p

<0.05; Khoảng tin cậy: 0.005-0.044). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Hockerts (2017) và Lacap và cộng sự (2018) trong đó cho rằng kinh nghiệm với các tổ chức xã hội là một yếu tố dự báo quan trọng về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, tác động gián tiếp của kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội cũng đã được nghiên cứu trong một số nghiên cứu trước với các yếu tố trung gian như cảm nhận về tính khả thi, cảm nhận về sự mong muốn (Ayob và cộng sự, 2013) hoặc sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức và nhận thức về hỗ trợ xã hội (Hockerts, 2017; Lacap và cộng sự, 2018). Do đó, kết quả của nghiên cứu này không chỉ ủng hộ các quá trình chuyển đổi các kinh nghiệm xã hội tích lũy thành ý định mà còn làm rõ một cơ chế trung gian thay thế thông qua niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội. Phát hiện này ngụ ý rằng kinh nghiệm với các tổ chức xã hội không thúc đẩy trực tiếp ý định khởi sự kinh doanh xã

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí