Các Nghiên Cứu Về Vốn Xã Hội Trong Và Ngoài Ngước


kết, từng đơn vị sẽ từng bước tái cơ cấu để phát triển theo định hướng chuyên môn hóa cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành dệt may trong quá trình phân công lao động. Việc tham gia vào chuỗi liên kết, DN tạo dựng được niềm tin, được chia sẻ các thông tin, kiến thức quan trọng cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, DN tiết kiệm thời gian và chi phí khi giao dịch nhằm nâng cao kết quả kinh doanh.

Thứ hai, hiện tại ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều thách thức lớn, bởi vì nhân công giá rẻ giờ đây đã không thể so sánh với các nước khác như: Lào, Bangladesh, hay Campuchia (Lê Thanh Thủy, 2019). Cụ thể qua khảo sát cho thấy công nghệ sản xuất lại kém hơn nhiều so với các nước phát triển, hầu hết máy móc thiết bị của các DN trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sử dụng trên 15 năm, do đó, hiệu quả sử dụng rất thấp do chất lượng xuống cấp và tiêu thụ điện năng cao (Lê Thanh Thủy, 2019). Nguyên nhân chính là do tiềm lực vốn của các DN còn thấp, cho nên các DN trong ngành dệt may hầu như chỉ mới tập trung sản xuất ở các khâu tạo ra giá trị thấp. Trong khi đó, các khâu tạo ra giá trị cao hơn gồm có sản xuất sợi, hóa chất trợ nhuộm, in hoa văn cũng như hoàn tất vải vẫn phải nhập khẩu. Do đó, việc liên kết tạo thành mạng lưới giữa các DN là đối tác chiến lược của nhau, gắn kết giữa các DN trong các công đoạn từ thiết kế sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu, may, xuất khẩu và marketing ­ phân phối nhằm khai thác và chia sẻ thông tin, kiến thức và các nguồn lực có liên quan nhằm tận dụng nguồn lực lẫn nhau là rất quan trọng.

Thứ ba, xét về bối cảnh thực tiễn các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến vốn xã hội, năm 2006, tạp chí Tia Sáng tổ chức hội thảo về chủ đề vốn xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế (Tia Sáng, 2006). Hội thảo này có sự tham gia gần 200 nhà khoa học đến từ các ngành nghề khác nhau. Thuật ngữ vốn xã hội đã được sử dụng nhiều tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa số người dân vẫn cảm thấy mới lạ về thuật ngữ này và cũng không hiểu hết các vấn đề liên quan về vốn xã hội. Theo đó, trình độ phát triển vốn xã hội trên thế giới đã trải qua ít nhất 03 giai đoạn: (1) giai đoạn tiếp cận lý thuyết về vốn xã hội, (2) giai đoạn vận dụng và ứng dụng cơ bản vốn xã hội, (3) giai đoạn ứng dụng vốn xã hội ở tầm quốc gia (Tia sáng, 2006). Cũng theo hội thảo, tại thời điểm năm 2006, các quốc gia phát triển đã ứng dụng vốn xã hội ở giai


đoạn 3 thì tại Việt Nam vẫn chưa thực sự bước vào giai đoạn 1. Chính vì tầm quan trọng của vốn xã hội trong việc mang lại nhiều lợi ích giúp quốc gia phát triển phồn thịnh. Cụ thể như năm 2008, chính phủ Anh đã sử dụng vốn xã hội và vốn văn hóa trong việc hoạch định các chính sách công, do các loại vốn này có tầm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi ứng xử của các cá nhân trong đời sống xã hội (Knott và cộng sự, 2008).

Tóm lại, ngành dệt may có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp đến 7.54% kim ngạch xuất nhập khẩu (Thu Hoài, 2019). Ngành công nghiệp này rất đáng được nghiên cứu để cung cấp các kiến thức quan trọng bổ trợ cho các DN cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, việc sử dụng VXH nhằm mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng mối quan hệ bằng cách chia sẻ thông

tin, kiến thức, kinh nghiệm và hỗ

trợ

qua lại nhằm giúp DN phát triển kiến thức,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

thường xuyên đổi mới sản phẩm, gia tăng kết quả kinh doanh là việc làm hết sức cần

thiết. Bên cạnh đó, việc thiêú hut các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa VXH

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 3

với kết quả kinh doanh, thông qua việc xem xét vai trò trung gian của tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm, đặc thù trong giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh tế, đa phương

hóa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Từ đó, tać giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác

động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp – Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may tại khu vực phía Nam, Việt Nam”.

1.2. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Các nghiên cứu về vốn xã hội trong và ngoài ngước


Mạng lưới quan hệ xã hội chính là nguồn gốc của vốn xã hội, lý thuyết vốn xã hội xuất phát từ thực tiễn là vốn xã hội được gắn vào các mối quan hệ ở nhiều cấp độ (Akintimehin, 2019). Ứng dụng của lý thuyết vốn xã hội nhằm mục đích thấu hiểu các mối quan hệ xã hội, tương tác xã hội, sự tin tưởng và có đi có lại (Pratono, 2018).

Các đóng góp trong việc phát triển lý thuyết vốn xã hội, nổi bật có các tác giả như

(Bourdieu, 1985, 1986; Coleman, 1988, 1990), sau đó được các tác giả

như

(Putnam,

1995; Fukuyama, 1997, 2001, 2002; Lin, 1999, 2001) phát triển thành sách và đưa vào chương trình giáo dục đại học. Các tác giả có nhiều cách định nghĩa và giải thích về


vốn xã hội. Hầu hết, quan điểm của các tác giả cho rằng (1) VXH gắn liền với mạng lưới xã hội (Bourdieu, 1986), mạng lưới quan hệ xã hội là một thành tố quan trọng của VXH (Putnam, 2000); (2) VXH chính là kết quả của sự đầu tư, nhờ có vốn xã hội mà làm gia tăng các loại vốn khác như vốn con người, vốn kinh tế (Bourdieu, 1986), thông qua mối quan hệ, từng cá nhân tự xây dựng và làm phong phú nguồn vốn xã hội để sử dụng cho lợi ích của bản thân (Fukuyama, 2002); (3) VXH là niềm tin (trust), sự có qua có lại (recipocity), điều này có nghĩa là trong mối quan hệ mọi người phải có trách nhiệm, lòng tin, hỗ trợ qua lại và kỳ vọng lẫn nhau (Colemam, 1988; Portes,1998).

Nhiều nghiên cứu xem xét vốn xã hội trên ba khía cạnh (Nahapiet & Ghosal, 1998; Adler và Kwon, 2002), cụ thể như: (1) Khía cạnh hay vốn cấu trúc (structural capital) được đo lường bởi kích cỡ của mạng lưới (network size) quan hệ rộng hay hẹp, tần suất kết nối, địa vị của các thành viên tham gia mạng lưới; (2) Khía cạnh hay vốn quan hệ (relational capital) được đo lường bởi chất lượng của mối quan hệ (xây dựng mối quan hệ thân thiết, tương tác lẫn nhau giữa các nhân viên, bầu không khí làm việc thân thiện), sự cam kết, tôn trọng lẫn nhau; (3) Khía cạnh hay vốn nhận thức (cognitive capital) được đo lường bởi mọi người có chung mục tiêu và tầm nhìn, có hoài bảo chung, ngôn ngữ giao tiếp, chia sẻ thông tin.

Trong ba khía cạnh Nahapiet & Ghosal đề cập đến VXH là cách lý giải khác dựa trên quan điểm của Coleman (1990). Trong đó, vốn nhận thức và vốn quan hệ chính là yếu tố chất lượng mạng lưới; vốn cấu trúc chính là cấu trúc mạng lưới. Nhờ đó mà sau này, các nghiên cứu về VXH trong DN, các tác giả tập trung phân tích cấu trúc và chất lượng mạng lưới (Landry & cộng sự, 2000).

Các nghiên cứu về VXH ở cấp độ tổ chức và DN tập trung ở cấu trúc và chất lượng mạng lưới theo ba loại vốn, cụ thể là Vốn xã hội bên trong ­ VXBT, Vốn xã hội bên ngoài ­ VXBN và Vốn xã hội lãnh đạo ­ VXLD (Nguyen và Huỳnh, 2012). Vận dụng quan điểm dựa trên tri thức (KBV ­ Knowledge – Based View), Yli­Renko và cộng sự (2001) đã khẳng định vai trò của VXH hỗ trợ cho các DN thuận lợi hơn trong quá trình khai thác kiến thức kinh doanh (kiến thức về sản phẩm, thị trường và công nghệ) từ bên ngoài. Kiến thức bên ngoài này có được thông qua vốn xã hội được tích lũy từ các khách hàng chủ chốt, tăng cường tiếp thu kiến thức bằng cách cải thiện khả năng lĩnh hội các


kiến thức mới có giá trị từ môi trường bên ngoài thông qua trao đổi, chia sẻ và chuyển giao tri thức. Hơn nữa, nghiên cứu của Suseno và Ratten (2007) còn chỉ ra rằng VXBT và VXBN đóng góp vào quá trình thúc đẩy DN phát triển kiến thức, góp phần cải thiện hiệu quả liên minh giữa các DN.

Đổi mới để phát triển bền vững được xem là yếu tố sống còn của các tổ chức. Nó được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, kỹ thuật, Marketing, quản trị và một số những lĩnh vực liên quan. Đồng thời, có nhiều các phương pháp tiếp cận về lý

thuyết đổi mới (Gopalakrishnan và Damanpour, 1997). Các nghiên cứu về đổi mới

chứng minh rằng quá trình đổi mới của các công ty phụ thuộc mạnh mẽ vào các bên liên quan bên ngoài (trường đại học, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, người tiêu dùng) (Arora và cộng sự, 2001, Shan và cộng sự 1994). Quá trình đổi mới bắt nguồn từ thông tin và kiến thức, bởi vì đổi mới đòi hỏi sự kết hợp của nhiều cơ sở tri thức hiện có và tri thức mới cần có của DN (Lausen và cộng sự, 2012). Ý tưởng trung tâm của lý thuyết vốn xã hội là mức độ tương tác xã hội cao mang lại lợi ích về mặt tiếp cận thông tin có giá trị, đúng người, đúng lúc và đúng chỗ (Burt, 1997). Sự quan tâm đến đổi mới sản phẩm xuất phát từ lợi ích của nó đóng góp vào thành tích chung là kết quả kinh doanh (Cuevas­Rodríguez và cộng sự, 2014).

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng ở cấp độ DN, đổi mới sản phẩm càng triệt để thì hiệu quả đạt được càng cao của DN (Cuevas­Rodríguez và cộng sự, 2014; Salomo và cộng sự, 2008). Điều này là do đổi mới sản phẩm cung cấp giải pháp vượt trội mang lại nhiều lợi ích đến khách hàng, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được nâng tầm dẫn đến thành công trong kinh doanh và cải thiện vị thế của DN trên thương

trường (Nijssen và cộng sự, 2006). Thông qua mạng lưới quan hệ bên trong và bên

ngoài, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã khẳng định VXBT và VXBN của DN có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sản phẩm (Laursen và cộng sự, 2012; Tsai và Ghoshal, 1998).

Đặc biệt, ngành dệt may là một bối cảnh thích hợp cho nghiên cứu này vì những lý do khác nhau. Đầu tiên, ngành công nghiệp thời trang được đặc trưng bởi tốc độ đổi mới bền vững bởi vì các công ty luôn tìm cách sáng tạo và đổi mới sản phẩm hàng năm (Cillo và cộng sự, 2010). Thứ hai, đổi mới phong cách trong lĩnh vực dệt may thời trang


đã được xác định rò ràng trong quá trình đổi mới liên tục như đường cắt (rộng thùng thình hoặc bó sát), họa tiết (hoa hoặc nghệ thuật hiện đại), màu sắc (sáng màu hoặc tối màu), vải (tự nhiên hoặc tổng hợp) và chiều dài (váy mini, so với váy dài). Những lựa chọn này xác định mức độ sáng tạo trong phong cách của bất kỳ bộ sưu tập cụ thể nào (Pesendorfer, 1995). Thứ ba, đổi mới sản phẩm là chiến lược cạnh tranh mang tính chất sống còn trong ngành dệt may vì nó tác động mạnh lên kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định tác động của VXH lên kết quả kinh doanh. Trong đó, Akintimehin và cộng sự (2019) khuyến nghị rằng các DN nên tận dụng các nguồn VXBT cũng như cố gắng xây dựng VXBN của họ vì chúng có thể trở nên quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh. Một nghiên cứu khác khám phá mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh (tức là tính chủ động, đổi mới, chấp nhận rủi ro) và vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh. Kết quả cho thấy việc chấp nhận rủi ro và VXH có liên quan tích cực đến kết quả kinh doanh (Nasip và cộng sự, 2017).

Tại Việt Nam, hội thảo do Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa Học Công Nghệ) tổ chức với chủ đề về vốn xã hội. Kể từ khi tổ chức hội thảo cho đến nay, các nghiên cứu về VXH được phân chia ra 2 nhóm chính: (1) Nhóm tổng kết, phân tích, so sánh quan điểm VXH của các nhà nghiên cứu nước ngoài nhằm mục đích giới thiệu, khuyến khích cộng đồng, nhà nước quan tâm đến việc xây dựng và sử dụng VXH để phát triển kinh tế; (2) Ứng dụng lý thuyết VXH trong các nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng mô hình đo lường VXH của DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu giới thiệu lý thuyết VXH. Đây là nhóm có nhiều tác giả quan tâm như nghiên cứu về VXH nhằm mục đích phát triển kinh tế (Trần Hữu Dũng, 2006). Tác giả đã giới thiệu lý thuyết VXH và khuyến khích việc sử dụng VXH để phát triển kinh tế. Nghiên cứu này đã chứng minh trong một xã hội mọi người có lòng tin, ứng xử chuẩn mực tức là giàu có về VXH sẽ giúp giảm tội phạm, giảm móc nối, giảm phí giao dịch và tăng mức đầu tư trong nền kinh tế. Một nghiên cứu khác là tìm hiểu về khái niệm VXH (Trần Hữu Quang, 2006). Tác giả cũng đã giới thiệu các nghiên cứu trước đây về VXH, thảo luận về chất lượng mối quan hệ biểu hiện qua niềm tin, chuẩn mực và hợp tác lẫn nhau.


Ngoài ra, còn có các tác giả khác, nổi bật là nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2011) về VXH ở nông thôn Việt Nam. Tác giả cũng đã lược khảo những nghiên cứu về VXH của các học giả nổi tiếng, phân tích và so sánh các quan điểm khác nhau về VXH. Đồng thời, tác giả cũng phân tích điểm tích cực và tiêu cực của VXH. Cuối cùng, tác giả cũng nêu quan điểm của mình về việc nghiên cứu và vận dụng VXH ở các vùng nông thôn là cần thiết. Hầu hết, các nghiên cứu về VXH này chỉ tóm tắt lý thuyết, so sánh và nêu quan điểm của tác giả về VXH. Các nghiên cứu này chưa tạo ra luận điểm làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm.

Thứ hai, sử dụng VXH trong nghiên cứu thực nghiệm. Số lượng nghiên cứu thực nghiệm về VXH trong DN còn rất ít. Có thể kể ra một số các nghiên cứu nổi bật của các tác giả Appold & Thanh (2004) đã khẳng định ảnh hưởng của vốn xã hội trong các DN nhỏ tại Tp.Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng VXH giúp DN có được thông tin nhanh hơn, tiết giảm chi phí giao dịch, hạn chế rủi ro. Một nghiên cứu khác của Nguyen và Huỳnh (2012) về VXH của các DN trong lĩnh vực bất động sản tại Tp.Hồ Chí Minh. Theo đó, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng VXH đã hỗ trợ tích cực các hoạt động đầu vào, quá trình và đầu ra của DN; khuyến khích DN cũng như các nhà hoạch định chính sách sử dụng VXH để phát triển kinh doanh. Ngoài ra, tác giả còn nêu hàm ý để cho các DN trong ngành bất động sản cần dành nhiều thời gian để thiết lập và nâng cao chất lượng mối quan hệ, mở rộng mạng lưới quan hệ nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm về VXH và kết quả của nó được thực hiện ở ngoài nước rất nhiều, tại Việt Nam số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về VXH còn rất hạn chế. Thêm vào đó, chưa tìm thấy nghiên cứu nào khám phá mối quan hệ giữa VXH với kết quả kinh doanh, thông qua xem xét vai trò trung gian của cả hai yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm, cuñ g như xem xét mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa ba yếu tố VXLD, VXBT và VXBN của DN trong ngành dệt may tại Việt Nam.

1.1.2. Khe hổng nghiên cứu


Thứ nhất, ở cấp độ DN, nhiều nghiên cứu đã thực hiện trong việc đo lường tác


động VXH lên kết quả kinh doanh theo 2 khía cạnh VXBT và VXBN ( Dai và cộng sự, 2015; Cuevas­Rodríguez và cộng sự, 2014). Hơn nữa, một số tác giả khác còn nghiên cứu vai trò của nhà lãnh đạo trong việc quản lý, phát triển vốn con người và vốn xã hội lãnh đạo (Hitt & Ireland, 2002; McCallum và O'Connell, 2009), các nghiên cứu này chưa xây dựng thang đo VXLD. Tại Việt Nam, Nguyen và Huỳnh (2012) đã xây dựng thang đo VXLD trong ngành kinh doanh bất động sản. Do đó, thang đo này cần được phát triển, hoàn chỉnh và kiểm định trong các ngành khác. Ngoài ra, chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa 3 yếu tố VXLD, VXBT và VXBN của các DN ngành dệt may.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa VXH với tiếp thu kiến thức (Mikovic và cộng sự, 2019; Yli­Renko và cộng sự, 2001, Suseno & Raden, 2007); hay VXH với đổi mới sản phẩm (Cuevas­Rodríguez và cộng sự, 2014; Laursen và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ đồng thời giữa VXH của DN với cả hai yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Từ đó, thông qua mạng lưới quan hệ giúp DN không ngừng phát triển kiến thức, cải tiến đổi mới sản phẩm góp phần cải thiện kết quả kinh doanh.

Thứ ba, chưa tìm thấy nghiên cứu về VXH trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam nên vẫn chưa thể khẳng định đóng góp của nó trong chuỗi hoạt động vn xã hi; tiếp thu kiến thc, đổi mi sn phm; kết qukinh doanh.

Tóm lại, thông qua lược khảo lý thuyết đã chỉ ra rằng VXH là một nguồn lực vô hình càng sử dụng thì càng mang về lợi ích cho DN và ngược lại. Do đó, DN hoạt động trong ngành dệt may rất cần một khung lý thuyết khẳng định vai trò của VXH. Từ đó, các nhà lãnh đạo và các bên liên quan nỗ lực tạo lập để làm giàu vốn xã hội. Qua đó, DN nên tận dụng VXH để khai thác, sử dụng VXH nhằm mang về nhiều lợi ích. Như vậy, rất cần có nghiên cứu về mối quan hệ giữa VXH và kết quả kinh doanh, trong đó có xem xét ảnh hưởng trung gian của cả hai yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm cho trường hợp nghiên cứu điển hình ngành dệt may ở khu vực phía Nam. Đặc biệt, khảo sát các DN thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi mà nhiều DN dệt may hoạt động như: TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bà Rịa­Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, sẽ là trọng tâm của nghiên cứu này.


1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.1.3. Mục tiêu tổng quát


Mục tiêu nghiên cứu tổng quát cua đề tài này là xây dựng và kiểm định tác động của các yếu tố VXLD, VXBT và VXBN đến kết quả kinh doanh thông qua hai yếu tố trung gian là tiếp thu kiến thức (TTKT) và đổi mới sản phẩm (DMSP), trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp ngành dệt may thuộc khu vực phía Nam, Việt Nam.

1.1.4. Mục tiêu cụ thể

Dựa theo mục tiêu tổng quat́, nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết các muc tiêu cụ thể sau:

(1) Xać định ảnh hưởng của VXLD, VXBT và VXBN đến kết quả kinh doanh của DN trong ngành dệt may, thông qua vai trò trung gian của yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm.

(2) Đo lường mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp của các yếu tố VXLD, VXBT, VXBN, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm lên kết quả kinh doanh của DN dệt may.

(3) Hàm ý quản trị giúp DN dệt may nâng cao kết quả kinh doanh.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Để mục tiêu nghiên cứu được hoàn thành thì đề tài cần trả lời các câu hỏi sau đây:


(1) Các yêú tốVXLD, VXBT và VXBN tác động như thế nào đến kết quả kinh

doanh của DN dệt may?

(2) Các yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm có vai trò trung gian truyền dẫn tác động của VXH đến kết quả kinh doanh như thế nào?

(3) Mức độ tác động giữa các yếu tố VXLD, VXBT, VXBN, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm lên kết quả kinh doanh như thế nào?

(4) Nghiên cứu rút ra được hàm ý quản trị nào để đóng góp vào kết quả kinh doanh của DN ngành dệt may?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022