nước có sẵn lòng liên kết với nhau để tạo sức mạnh tổng hợp hay không. Nếu các nhà phân phối nhỏ lẻ vẫn “mạnh ai nấy làm” thì kịch bản như Trung Quốc có thể lặp lại.
3. Một số doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam
3.1 Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1989, là tổ chức kinh tế hợp tác xã theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Hệ thống siêu thị Coop Mart thuộc Saigon Co.op là một trong những hệ thống phân phối bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Siêu thị đầu tiên của hệ thống Coop Mart là Coop Mart Cống Quỳnh ra đời vào ngày 09/06/1996. Tiếp theo đó, lần lượt các siêu thị Coop Mart ra đời, hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Coop Mart. Tính đến tháng 03/2007, hệ thống Coop Mart có 20 siêu thị bao gồm 14 Coop Mart ở Thành phố Hồ Chí Minh và 6 Coop Mart tại các tỉnh. Trong dịp kỷ niệm 11 năm thành lập chuỗi hệ thống siêu thị, đại diện ban giam đốc Saigon Co.op cho biết đến 2010 hệ thống Saigon Co.op sẽ có khoảng 50 siêu thị.
Để có hàng hóa đảm bảo chất lượng, Saigon Co.op liên hệ với các nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa, nắm thông tin từ nhiều nguồn, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi lựa chọn đưa vào kinh doanh, đồng thời ưu tiên các nhà cung cấp có uy tín, các thương hiệu mạnh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Biểu đồ 2: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Saigon Co.op giai đoạn 2005 - 2007
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Bán Lẻ Tại Việt Nam
- Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (2006): “Động Thái Và Thực Trạng Kinh Tế Xã Hội Việt Nam”
- Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
- Tác Động Của Việc Mở Cửa Thị Trường Bán Lẻ Đối Với Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Trong Nước
- Động Lực Thúc Đẩy Đổi Mới Và Xây Dựng Chiến Lược Hành Động Theo Hướng Hiệu Quả Và Chuyên Nghiệp Hơn
- Hiện Đại Hóa Kết Cấu Hạ Tầng Thương Mại, Đặc Biệt Là Thương Mại Hiện Đại; Hoàn Thành Về Cơ Bản Chương Trình Phát Triển Các Loại Hình Chợ.
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008,
www.saigonco-op.com.vn
Saigon Co.op là thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2005-2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn, đạt giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức Business Initiative Directions trao tặng (2007), đồng thời nằm trong Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn (2007), và Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương liên tiếp trong những năm 2004 - 2007.
3.2 Hệ thống bán lẻ G7 Mart
Ngày 05/08/2006, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ G7 Mart đã chính thức đưa vào hoạt động hàng loạt cửa hàng G7 Mart trên toàn quốc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 395 triệu USD.
Tham vọng của G7 Mart là sẽ hình thành tại Việt Nam một hệ thống phân phối chuyên nghiệp hiện đại nhất, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam theo lộ trình gia nhập WTO. Chiến lược của G7 Mart là: phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống nhà phân phối, đại lý và các cửa hàng sẵn có trên thị trường; xây dựng hệ thống quản lý và hậu cần vững mạnh để vận hành hệ thống; không chỉ dừng lại ở việc giữ “động mạch chủ” của hệ thống phân
phối trong nước mà tiến đến việc đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài một cách chuyên nghiệp nhất.
Với khoảng 500 cửa hàng chính, 9.500 cửa hàng thành viên và 70 trung tâm phân phối, mô hình G7 Mart mang lại sự tiện ích cũng như phong cách bán lẻ hiện đại, mới mẻ. Ngoài các mặt hàng thường thấy như: thực phẩm, hóa mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát..., khách hàng có thể mua thẻ điện thoại trả trước, báo chí, điện thoại công cộng, thuốc tây chữa bệnh.
Các trung tâm phân phối sẽ là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7 Mart, bao gồm cửa hàng G7 Mart chuẩn và các cửa hàng thành viên vốn dĩ được nâng cấp chuyển đổi từ các cửa hàng tạp hóa truyền thống. Các cửa hàng thành viên trong hệ thống G7 Mart được huấn luyện phương thức bán hàng hiện đại, cung cấp giải pháp chuẩn hóa trong trưng bày hàng, hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ, hệ thống bảng quảng cáo…
3.3 Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA Group)
Được thành lập vào năm 1995, SATRA Group là tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 50 công ty con, liên kết, liên doanh. Ngoài trụ sở đặt tại TP.HCM và các chi nhánh đặt tại nhiều nơi trên toàn quốc, SATRA Group còn thành lập công ty con và văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ và Singapore.
Để chuẩn bị cho bước đi này, SATRA đã liên kết với Saigon Co.op thành lập chuỗi siêu thị SATRA - Co.op Mart. Trong sự liên kết này, SATRA tận dụng kinh nghiệm siêu thị của Saigon Co.op và ưu thế mặt bằng của mình để xây dựng chuỗi siêu thị nhằm cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài, đẩy nhanh tốc độ đầu tư hiện đại hóa hệ thống phân phối nội địa và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển xuất khẩu.
Biểu đồ 3: Biểu đồ kết quả kinh doanh của SATRA Group giai đoạn 2005 - 2007
tỷ đồng
2000
1500
1000
500
0
1100.7
17
1342.8
22
1880
32
phần trăm
35
30
25
20
15
10
5
0
2005 2006 2007
Doanh thu Mức tăng lợi nhuận
Nguồn: Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh
www.satra.hochiminhcity.gov.vn
Một trong những phương hướng phát triển của doanh nghiệp là phát triển chuỗi siêu thị SATRA thành hệ thống kinh doanh bán hàng, đẩy mạnh khuyếch trương thương hiệu SATRA ra nước ngoài. SATRA sẽ tập trung vào các mục tiêu chính là phát triển xuất khẩu, phát triển hệ thống phân phối và dịch vụ, trong đó phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ được xem là phương thức căn bản để mở rộng thị trường.
Thành quả đạt được trong những năm gần đây đã khẳng định thêm thương hiệu SATRA và đồng thời là bước khởi đầu giúp công ty vững vàng hơn khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ.
3.4 Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA)
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO và áp lực cạnh tranh do mở cửa thị trường bán lẻ, ngày 01/01/2007 tại Hà Nội, 4 doanh nghiệp phân phối hàng đầu là Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), Liên minh Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Phú Thái Group đã liên kết, hợp tác với nhau thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với số vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng.
VDA không phát triển theo hướng là công ty con của của các công ty sáng lập mà sẽ trở thành một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực logistic và phân phối
hàng đầu của Việt Nam. VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng và phát triển chuỗi các TTTM, đại siêu thị với các thương hiệu và đẳng cấp khác nhau, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hệ thống bán buôn, phân phối và bán lẻ, hướng tới mục tiêu: Chuyên nghiệp, hiện đại, tiện ích và tin cậy. Mục đích của các nhà sáng lập VDA không chỉ mong muốn lập nên một bộ xương vững chắc cho bốn tổng công ty mà còn tạo nền tảng cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa.
Trong giai đoạn I từ tháng 03/2007 đến tháng 10/2008, VDA sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, tập trung các nguồn thu mua với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Trong giai đoạn II từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2011, VDA sẽ đầu tư xây dựng các đại siêu thị, trung tâm phân phối bán buôn và nhượng quyền kinh doanh, đồng thời tiến hành mua bán, sáp nhập để tạo thành một tập đoàn phân phối số 1 tại thị trường nội địa và tiến hành đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư khoảng 3.000-6.000 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu này, VDA sẽ tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi TTTM, các đại siêu thị và tổng kho phục vụ bốn công ty thành viên sáng lập và các doanh nghiệp khác trong nước với phong cách chuyên nghiệp và hiện đại. Nhờ đó, công ty sẽ giảm được các chi phí trung gian trong quá trình phân phối, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Sự ra đời của VDA đã đáp ứng yêu cầu của thị trường bán lẻ Việt Nam cần phải có một tập đoàn đủ lớn làm đối trọng với các nhà bán lẻ nước ngoài. VDA được hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ, giúp thị trường bán lẻ Việt Nam đứng vững trước sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài.
4. Đánh giá chung về hoạt động phân phối bán lẻ của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
4.1 Điểm mạnh
4.1.1 Đã có thương hiệu và kênh phân phối rộng khắp:
Hành vi tiêu dùng thường chịu sự chi phối của yếu tố lòng tin và sự thân thuộc. Vì thế mà một thương hiệu mạnh với kênh phân phối rộng khắp chính là lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng phát huy để có thể đững vững và phát triển thành công.
Hệ thống cửa hàng, siêu thị của các doanh nghiệp trong nước nằm ở những vị trí hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh bán lẻ. Kênh phân phối của các doanh nghiệp nội địa đã phủ sóng rộng khắp nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chẳng hạn, hệ thống chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapro Mart đến nay đã lên đến 17 siêu thị, 15 cửa hàng tiện ích, 46 cửa hàng chuyên doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hoá… Vinatex Mart với chuỗi siêu thị: Vinatex Khánh Hội (Quận 4 -TP Hồ Chí Minh), Vinatex KonTum, Vinatex Dĩ An, Vinatex Mỹ Phước (Bình Dương), Vinatex Cần Thơ, Vinatex Tân Thuận (Quận 7 -TP Hồ Chí Minh) với diện tích gần 6.000 m2. Nếu tính cả năm 2007, Saigon Co-op đã đưa vào hoạt động 9 siêu thị mới với tổng vốn đầu tư lên đến 500 tỉ đồng. Trong năm 2008 này Saigon Co-op sẽ khai trương tiếp các siêu thị tại: Biên Hòa (Đồng Nai), Tam Kỳ (Quảng Nam), thị xã Vị Thanh (Hậu Giang)…
Hơn nữa, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có lợi thế của người đi trước trên thị trường bán lẻ. Khi người dân chưa có khái niệm cụ thể về cửa hàng tiện lợi hay siêu thị, thì sự hình thành của những cửa hàng đầu tiên sẽ tạo ấn tượng và gây dựng thương hiệu dễ dàng hơn đối với họ.Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài vốn còn mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam nên cần phải có thời gian để quảng cáo thương hiệu của mình. Một số doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc, có được nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng nội địa như Saigon Co.op, công ty Phú Thái, FiviMart, HaproMart, G7Mart… Chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích và hệ thống cửa hàng chuyên doanh của những doanh nghiệp này đã có uy tín, tạo
được sự tin cậy của người tiêu dùng. Saigon Co.op là một dẫn chứng tiêu biểu khi liên tục là thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2005 – 2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn, đạt giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức Business Initiative Directions trao tặng (2007), đồng thời nằm trong Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn (2007), và lọt vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương liên tiếp trong những năm 2004 - 2007.
Như vậy, với lợi thế về thương hiệu và kênh phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng thị phần, thu hút khách hàng.
4.1.2 Sự am hiểu về văn hóa, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng trong nước:
Có thể nói đây là lợi thế quan trọng nhất và là lợi thế số một của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Từ bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần thấy được lợi thế của việc kinh doanh trên “sân nhà”. Do am hiểu thị trường nội địa và hiểu rõ thói quen mua sắm của người dân, các doanh nghiệp nước này đã tạo ra ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ lớn đến từ nước ngoài.
Bản chất của bán lẻ là đưa hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có quá trình lịch sử, những tập tục và truyền thống văn hóa khác nhau. Vì vậy, việc hiểu được tâm lí, thị hiếu, văn hóa và thói quen tiêu dùng của khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chẳng hạn, người Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, do vậy mà người dân có nhu cầu rất lớn trong việc mua sắm để lễ bái, thờ cúng tổ tiên vào ngày Tết. Đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp bán lẻ nào nhanh nhạy, có khả năng nắm bắt được điều này. Phải chăng các tập đoàn nước ngoài với nền văn hóa hoàn toàn khác biệt cũng biết để tận dụng thời cơ và sớm đáp ứng được nhu cầu đó? Một khi hiểu được thói
quen tiêu dùng của các “thượng đế”, doanh nghiệp sẽ biết cách đóng gói, trưng bày hàng hóa cho phù hợp, thuận tiện nhất; phục vụ và đáp ứng nhu cầu tối đa, làm hài lòng hết mức có thể. Hơn nữa, một khi am hiểu về văn hóa, thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có phương hướng để xây dựng trước chiến lược kinh doanh, nắm bắt thời cơ để tung đúng sản phẩm vào đúng thời điểm mà thị trường có nhu cầu.
Từ đó để thấy rằng sự am hiểu về văn hóa, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng là một lợi thế vô cùng có ý nghĩa mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có được.
4.1.3 Quy mô nhỏ nên linh hoạt, dễ thay đổi trong điều kiện thị trường biến động
Tuy qui mô của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế song chính nó cũng là một điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trong việc thay đổi chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với biến động thị trường. Lợi thế này cũng là bài học kinh nghiệm được rút ra từ thị trường bán lẻ của Hàn Quốc trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ lớn nhất thế giới như Wal-Mart.
Có một thực tế phải thừa nhận là trong những năm đầu, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khó có thể cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với tiềm lực về vốn và công nghệ. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Hàn Quốc cho thấy cần phải tránh đối đầu trực tiếp, thay vào đó, doanh nghiệp nên lựa chọn thị trường ngách để củng cố và phát triển trước khi đủ sức đối đầu với các đối thủ nước ngoài.
Sở thích, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thay đổi thường xuyên, liên tục. Vì thế nên cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ linh hoạt và nhanh nhạy là rất lớn. Về chủng loại hàng hóa, các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Carrefour hay Wal-Mart thường tập trung vào những mặt hàng như: đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép… nhập từ khắp nơi trên thế giới. Vậy có thể thấy, đây là những sản phẩm có giá trị, cần nguồn vốn đầu tư