Động Lực Thúc Đẩy Đổi Mới Và Xây Dựng Chiến Lược Hành Động Theo Hướng Hiệu Quả Và Chuyên Nghiệp Hơn


kể cả những doanh nghiệp lớn. Một số doanh nghiệp yêu cầu Nhà nước tạo ưu thế cho doanh nghiệp nội địa thông qua ưu tiên mặt bằng tốt, vị trí “đẹp”. Nhiều doanh nghiệp tỏ thái độ tiêu cực kiểu như: “Bên 1 bên 10 thì làm sao cạnh tranh nổi!”, vì thế đòi hỏi Nhà nước phải “ra tay kỹ thuật”. Có thể nói đề xuất Nhà nước dùng chính sách can thiệp để che chắn bảo hộ doanh nghiệp trong nước và hạn chế áp lực cạnh tranh được phần đông doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ủng hộ.

Vào WTO nghĩa là không còn chỗ cho lối hành xử này. Đã đến lúc các doanh nghiệp trong nước phải tỉnh dậy. Họ phải nhận thức được một điều thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ là nơi cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng, sẽ không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kịch bản duy nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là “chiến đấu”, “tự thân vận động”, phải quên đi sự bảo hộ của Nhà nước để toàn tâm vượt qua khó khăn của chính mình. Cuộc đấu sinh tử đang ở phía trước, còn trông chờ vào sự trợ giúp ngoài nội lực là tự chọn bất lợi cho chính mình.

Vào WTO là sân chơi đang được san phẳng. Lối tư duy cũ trì trệ, ỷ lại sẽ là vật cản doanh nghiệp vô cùng lớn trên con đường hội nhập và phát triển. Thời đại đã thay đổi, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, yêu cầu đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức để hòa nhập, thích nghi, đứng vững và phát triển trở nên cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam hơn bao giờ hết. Chính mở cửa thị trường bán lẻ đã có tác động vô cùng tích cực, buộc doanh nghiệp trong nước phải dứt khoát từ bỏ lối tư duy cũ, trông chờ bảo hộ, hạn chế cạnh tranh để thay đổi sang tư duy hội nhập năng động hơn, linh hoạt hơn. Chỉ khi nào tư duy thay đổi, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mới thực sự chủ động cạnh tranh và vươn lên bằng chính nội lực của mình được. “Tư duy lành mạnh sẽ dẫn đến hành động cải tạo hiện thực theo hướng tiến bộ”.13


13 Nguồn: Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển - Báo Điện tử Tạp chí Cộng Sản 05/01/2008


1.3 Động lực thúc đẩy đổi mới và xây dựng chiến lược hành động theo hướng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn

Trước áp lực cạnh tranh khốc liệt, trên cơ sở đánh giá bản thân, “biết mình biết người” và tư duy năng động, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ắt phải đổi mới, cải tổ và tự hoàn thiện mình. Có thể nhận thấy, hiệu ứng mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu bởi chỉ một thời gian ngắn nữa khi các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam theo đúng lộ trình mở cửa cam kết sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, muốn tồn tại và phát triển họ chỉ còn cách đổi mới toàn diện và triệt để từ khâu hậu cần đến quản lý, bán hàng; từ hệ thống cơ sở hạ tầng đến công nghệ thông tin,…

Doanh nghiệp bán lẻ trong nước được đánh giá là thiên về “kinh doanh cơ hội”, có tính “chụp giật”, do đó mà hình thành một cách tự phát, nhỏ lẻ và manh mún. Mở cửa thị trường bán lẻ, đối diện với sự “sống còn” và nguy cơ bị “nuốt chửng”, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải quan tâm hơn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hơi, bài bản về tiếp cận thị trường, tạo dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng để cạnh tranh hiệu quả, phát triển và mở rộng thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trợ lý Chủ tịch ủy ban điều phối Ngân hàng của Trung Quốc cho biết: “Việc du nhập tính cạnh tranh cùng với các nhà đầu tư chiến lược sẽ nhất định dẫn đến việc cải tiến hơn nữa việc đổi mới quản lý và hiệu quả”.14

1.4 Cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 10

Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung đều thiếu kiến thức và non kinh nghiệm. Hình thức phân phối bán lẻ qua các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh,… còn rất mới mẻ, mới chỉ hình thành trong vòng 10 năm trở lại đây, với sự xuất hiện lần đầu tiên của siêu thị tại thị

14 Nguồn: “Trung Quốc cân nhắc lợi hại sau 5 năm gia nhập WTO” - Báo Tân Hoa Xã ngày 11/12/2006


trường Việt Nam vào năm 1994. Đa phần doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý. Hơn nữa, các chương trình đào tạo giảng dạy kiến thức về tạo dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, kiến thức về quản lý chuỗi, về công tác logistic, dịch vụ hậu mãi,… còn ít và yếu, thậm chí không cập nhật và bám sát thực tiễn. Chính vì lẽ đó mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn rất kém.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang những gì vào thị trường bán lẻ Việt Nam khi nó được mở cửa hoàn toàn vào năm 2009? Trước hết đó là một “phần cứng” hiện đại, đẳng cấp và hoành tráng: những đại siêu thị diện tích lên đến hàng nghìn m2 để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng của người dân; hệ thống hậu cần đạt tiêu chuẩn quốc tế với các loại xe chuyên dụng, kho bảo quản đồng nhất đến khu trưng bày hàng hóa chuyên nghiệp, hiện đại; hệ thống thông tin chính xác, nhanh chóng… Ngoài ra, đó còn là một “phần mềm” ưu việt, “tinh hoa” của những tập đoàn phân phối có hoạt động xuyên quốc gia và bề dày kinh nghiệm như: phương thức bán hàng, điều hành tổ chức mới, tiên tiến nhất thế giới; sự chuyên nghiệp trong khâu tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu; sự chu đáo, hài hòa trong cung cách phục vụ và dịch vụ hậu mãi;…

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp thu, học hỏi được rất nhiều từ những mô hình kinh doanh mới mẻ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế này, từ đó định hướng con đường phát triển cho đúng đắn, thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh. Doanh nghiệp trong nước có cơ hội cọ xát, tích lũy kinh nghiệm, lớn lên và “trưởng thành” từ chính thực tiễn cạnh tranh. Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Cạnh tranh sẽ sàng lọc doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Đây chính là tác động rất tích cực của việc mở cửa thị trường bán lẻ.


1.5 Nâng cao tinh thần liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để đối đầu với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài

Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, hầu hết trong mọi lĩnh vực đều phải có một tập đoàn đầu tàu, không chỉ mạnh trong nội bộ quốc gia mà có thế bành trướng ra bên ngoài. Tuy nhiên, để có một đầu tàu như vậy không đơn giản, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối thường phải mất hàng chục năm xây dựng và phát triển.

Với ngành phân phối bán lẻ non trẻ của Việt Nam như hiện nay, muốn có tập đoàn đầu tàu chỉ có cách là các doanh nghiệp phải liên kết lại.

Đó có thể là liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước với nhau, cũng có thể là giữa doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác ở trong nước với nhau… Mục đích là để thành lập một tập đoàn phân phối làm đối trọng với các tập đoàn của nước ngoài, nhằm bảo vệ quyền lợi và tiếng nói của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam; hợp tác để giúp các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng khả năng khai thác thị trường, tiết kiệm chi phí đào tạo, thu mua…

Chính vì thế mà xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều nhằm tạo ra một đối trọng để cạnh tranh thành công với các doanh nghiệp nước ngoài như sự liên kết giữa Saigon Coop ( Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM) với Satra (Tổng công ty thương mại Sài Gòn) hay liên kết giữa Saigon Coop với tập đoàn Phú Thái. Mới đây, 4 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái Group đã liên kết lại để thành lập nên Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với tổng số vốn là 6000 tỉ đồng. Các bên góp vốn kì vọng rằng VDA sẽ thực sự trở thành một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam, bởi đã hội tụ được những thế mạnh của 4 bên liên doanh: Saigon Co.op mạnh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ; Hapro và Satra có hàng chục năm kinh nghiệm và đã thành lập được hệ thống cơ sở hạ


tầng và thị phần ở cả Bắc và Nam; Phú Thái Group cũng có thế mạnh về vốn và thị phần tương đối lớn trong lĩnh vực phân phối.

2. Tác động tiêu cực

2.1 Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài, nguy cơ mất thị phần và phá sản hàng loạt

Như đã thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng phát triển với sức sinh lời hấp dẫn nhất thế giới. Cơ hội là rất lớn đối với cả doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Do vậy với việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009, việc các tập đoàn bán lẻ lớn xâm nhập, tìm cách tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường là điều khó tránh khỏi. Ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart, Carrefour, Tesco đã cho Việt Nam vào tầm ngắm. Kinh nghiệm “đau thương” của Trung Quốc là cứ có 1 Carrefour mọc lên thì trong vòng bán kính 30 km, các cửa hàng bán lẻ khác phải phá sản. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài rõ ràng là sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các hãng phân phối bán lẻ Việt Nam.

Vấn đề trở nên đáng lo ngại bởi vì những điểm yếu của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: vốn, hậu cần, con người và tính chuyên nghiệp lại chính là những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của một doanh nghiệp bán lẻ; và đây cũng chính là thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. Wal-Mart, Carrefour, Tesco... đều là những điển hình của các tập đoàn có nguồn vốn vô cùng lớn, các hoạt động nghiên cứu thị trường bài bản, sẵn sàng đưa ra giá buôn thấp hơn, cung cấp dịch vụ bán hàng thuận tiện và mời chào các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Hơn nữa, đây chủ yếu là các tập đoàn có bề dày kinh nghiệm, phát triển từ những năm 30 của thế kỷ trước và phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau, trong khi doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam quy mô nhỏ, mới chỉ hình thành và phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây và trên thị trường nội địa.


Do vậy, bị lép vế do tiềm lực yếu hơn đối thủ nước ngoài nhiều, doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể bị “bóp nghẹt” ngay tại thị trường nội địa. “Cuộc chiến thị phần” gay gắt có thể đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào nguy cơ phá sản.

2.2 Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có nguy cơ bị thâu tóm bởi các đối thủ nước ngoài với tiềm lực vốn hùng mạnh

"Nếu toàn bộ tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam đạt 60 tỉ USD trong năm 2006, thì Wal-Mart trước ngày 1/3 năm nay đã có doanh số bằng như thế".15 Lợi nhuận của Wal-Mart tăng tương đối cao và ổn định qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm thời kì 2002-2007 là

12%/năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 13,8%/năm. Trong khi đó doanh thu trung bình của tập đoàn bán lẻ thứ hai thế giới Carrefour giai đoạn 2005 - 2007 cũng đạt mức xấp xỉ 60 tỉ USD/năm.16 Với tiềm lực vốn hùng mạnh như thế thì một khi gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, các đại gia bán lẻ như Wal-Mart hay Carrefour đủ sức để mua đứt bất kì một doanh nghiệp nội địa nào.

Nguy cơ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước bị các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực vốn hùng mạnh thâu tóm là điều có thể xảy ra khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Qua các hình thức như: mua bán sáp nhập (M&A), nắm giữ cổ phiếu, mua lại công ty..., các đối thủ cạnh tranh quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Bởi khi đó, họ vừa hạ gục được các đối thủ Việt Nam, vừa tận dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự, khách hàng... sẵn có, vừa giảm được rủi ro lại vừa tiết kiệm thời gian.

2.3 Doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể gặp nhiều khó khăn do hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài

15 Nguồn: Alfred D. Chandler, Giám đốc công ty tư vấn CB Richard Ellis (CBRE) Việt Nam, www.doanhnghiep.net

16 Nguồn: www.money.cnn.com


Cuộc chiến trên thị trường bán lẻ sẽ rất gay gắt giữa các đại gia bán lẻ nước ngoài và các nhà bán lẻ trong nước. Bởi các tập đoàn nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú và mối quan hệ toàn cầu đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước như thuế, giá thuê đất... Trong khi đó, các nhà bán lẻ trong nước lại mới manh nha phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý và tiếp thị thiếu và yếu...

Các nhà bán lẻ Việt Nam “đau đầu” nhất là cuộc cạnh tranh về giá. Bởi các đại gia bán lẻ nước ngoài thường giảm giá thấp hơn chi phí để ngăn cản đối thủ cạnh tranh và sau đó tăng giá (còn gọi là định giá hủy diệt). Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có thể thực hiện chiến lược về giá cả không lành mạnh như: bán phá giá, khuyến mãi mạnh, sẵn sàng chịu lỗ đến 10 năm để hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa, nhằm chiếm lĩnh thị trường và xây dựng thương hiệu.

Theo kinh nghiệm của các nước, có hai loại hành vi được các tập đoàn nước ngoài áp dụng khá phổ biến là: hành vi hạn chế cạnh tranh (thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế) và hành vi cạnh tranh không lành mạnh (chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh).

Như vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của Cục quản lý cạnh tranh và cơ sở pháp lý về thương mại nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng cần phải tỉnh táo để đối phó những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

3. Đánh giá chung về tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước


Có rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ vào ngày 01/01/2009. Có những người ủng hộ mở cửa thị trường, họ cho rằng cạnh tranh là cần thiết và tích cực, tạo sức ép để đổi mới và phát triển. Nó sàng lọc doanh nghiệp để làm ăn hiệu quả hơn. Cũng có nhiều người lo ngại rằng cạnh tranh không cân sức có tác động rất tiêu cực, doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ bị bóp nghẹt hay sớm muộn gì cũng bị nước ngoài chi phối, đem lại hậu quả nặng nề. Theo họ, đây chưa phải là thời điểm thích hợp để mở cửa hoặc Nhà nước cần “ra tay kỹ thuật” để bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa khỏi nguy cơ phá sản.

Nói về được và mất sau 5 năm gia nhập WTO của Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trung Quốc Bo Xilai đánh giá: Các ngành nội địa đã gặp một số thách thức “song những ngành nào mở ra nhất chính là những ngành thành công nhất”, “WTO giúp các doanh nghiệp Trung Quốc trưởng thành hơn. Vấn đề là làm sao tuân thủ các cam kết WTO một cách tốt hơn và mở cửa rộng rãi hơn nữa”.17 Có thể nói, kinh nghiệm mở cửa của một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc,… cho thấy, hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường nội địa có thực sự thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực của các doanh nghiệp.

Đối với quan điểm cho rằng mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam, doanh nghiệp bán lẻ trong nước mất nhiều hơn được, hoặc sẽ bị nước ngoài thâu tóm, chi phối hay “bóp nghẹt”, có lẽ cần được xem xét lại. Bởi chúng ta có cơ sở để tin rằng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ vẫn đứng vững, thậm chí phát triển hơn nữa trong điều kiện thị trường mở cửa.

Gia nhập WTO là tham gia vào kinh tế thị trường thế giới, được điều tiết bằng những luật chơi rõ ràng, khắt khe, đem lại cơ hội và thách thức đều lớn. Cơ hội lớn nhất là đẩy mạnh cải cách, phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển có chất lượng cao và với tốc độ nhanh hơn. Thách thức là

17 Nguồn: “Trung Quốc cân nhắc lợi hại sau 5 năm gia nhập WTO” – Báo Tân Hoa Xã ra ngày 11/12/2006

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí