Thực Trạng Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Bán Lẻ Tại Việt Nam


Hiện có trên 300 nhà bán lẻ hoạt động tại Thái Lan và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Sự phát triển nhanh chóng của các công ty này bị tố cáo là khiến hơn 10.000 cửa hàng buôn bán nhỏ của Thái Lan phải đóng cửa.

TTTM là loại hình phát triển nhất của Thái Lan, thu hút được nhiều khách hàng nhất. Các TTTM với diện tích từ 15.000 – 20.000 m2 có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả tương đối cạnh tranh. Các TTTM lớn thường được cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn từ khoảng 20-30% so với các cửa hàng bình thường và đáp ứng nhu cầu mua sắm của mọi tầng lớp dân cư. Đây là loại hình bán lẻ quy mô lớn có tiềm năng phát triển nhất tại Thái Lan. Các TTTM chủ yếu vẫn do các nhà bán lẻ nước ngoài (Big C, Carrefour) nắm giữ, còn các tập đoàn bán lẻ nhỏ hơn chiếm ưu thế giữ những phân đoạn thị trường nhỏ hơn.

Các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ nước ngoài nên đã gây sức ép rất lớn đối với Chính phủ Thái Lan trong việc quản lý các nhà bán lẻ nước ngoài. Nếu như trước kia Chính phủ Thái Lan mở cửa thị trường hàng hóa bán lẻ một cách tự do thì năm 2002, Chính phủ nước này đã đưa ra Dự thảo luật về bán lẻ.

Ngoài ra, các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan đã yêu cầu Chính phủ phải thực thi các biện pháp chặt chẽ hơn nữa đối với các nhà phân phối lớn. Những biện pháp có thể thực thi bao gồm kiểm soát về khu vực mở siêu thị, kiểm soát thời gian mở cửa và các nhà bán lẻ lớn nếu muốn mở siêu thị tại các thành phố phải xin giấy phép mới được xây dựng.

Năm 2003, cơ quan nhà đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan. Theo quy định mới, các nhà bán lẻ có diện tích trên 1.000 m2 phải được xây dựng cách trung tâm thành phố ít nhất 15km. Quy định này cũng đưa ra diện tích tối thiểu mà các siêu thị này cần phải có cũng như diện tích lưu thông, cây xanh cần thiết. Mới đây nhất, vào tháng 3/2007, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Luật kinh doanh bán lẻ. Bộ


luật này sẽ hạn chế việc mở rộng chi nhánh của các nhà bán lẻ lớn, đồng thời tạo sự công bằng trong kinh doanh và tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh giúp đỡ nhau.

4. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ những diễn biến của việc mở cửa thị trường bán lẻ ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thứ nhất, xu hướng phát triển thị trường bán lẻ sẽ là kênh phân phối hiện đại chiếm tỷ trọng ngày càng tăng so với kênh phân phối truyền thống. Thị trường bán lẻ sẽ phát triển theo hướng hiện đại và quy mô khi trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đạt đến mức cao.

Thứ hai, trong điều kiện phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, thu nhập đầu người ngày càng tăng, thị trường bán lẻ ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bán lẻ không phải là vô hạn. Đạt tới trình độ phát triển nhất định, thị trường bán lẻ sẽ trở nên bão hòa. Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường bán lẻ. Hơn nữa, cần phát triển hệ thống bán lẻ đồng đều giữa các khu vực cũng như khai thác tất cả các loại hình kinh doanh để phát huy tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 5

Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hóa và mở cửa kinh tế hiện nay, cạnh tranh sẽ trở nên ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn nước ngoài. Mở cửa thị trường bán lẻ sẽ có tác động cả tiêu cực và tích cực đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Liệu doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong cuộc chiến giành giật thị phần hay không, câu trả lời nằm ở chính các doanh nghiệp.

Từ những kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số nước trong khu vực, có thể thấy rằng, cho dù các doanh nghiệp trong nước nằm ở


thế yếu so với các tập đoàn bán lẻ khổng lồ nước ngoài, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp nếu biết hành động kịp thời thì hoàn toàn có thể xác lập vị trí của mình trước cả những đối thủ mạnh hơn về tài chính và công nghệ.


CHƯƠNG II‌‌

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC


I/ THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM

1. Thực trạng cơ sở pháp lý cho hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

Phân phối bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của thương mại nội địa, đặc biệt nó chính là một trong những thước đo phản ánh quy mô và mức độ phát triển của thương mại nội địa Việt Nam.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương thì hơn 70% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam thuộc lĩnh vực phân phối hàng hóa dịch vụ, đây là lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều hơn bất kì lĩnh vực nào khác. Trong tương lai, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ càng sôi động hơn với sự tham gia của không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn gồm cả các tập đoàn bán lẻ nước ngoài bởi đây được đánh giá là thị trường còn sơ khai, đầy tiềm năng phát triển, hứa hẹn mức sinh lời cao.

Bất kì hoạt động kinh tế nào cũng được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Một cơ sở pháp lý đồng nhất, toàn diện, chặt chẽ sẽ là nhân tố đảm bảo cho thị trường bán lẻ phát triển thuận lợi và đúng hướng.

Tính đến tháng 05/2008, Nhà nước đã ban hành sáu bộ luật nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại nội địa; bốn nghị định, tám quyết định để hướng dẫn thi hành các nội dung mang tính kỹ thuật chưa được quy định chi tiết trong luật cùng với nhiều thông tư và công văn về việc bình ổn thị trường trong nước; chống đầu cơ tăng giá một số mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả.



lẻ:

Sau đây là một số văn bản cơ bản điều chỉnh hoạt động phân phối bán


Bộ luật: Luật Hợp tác xã; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Cạnh tranh; Luật Phá sản.

Nghị định:

 Nghị định 69/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 Nghị định 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường

 Thông tư: Thông tư 05/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng

dẫn thi hành chi tiết Luật Thương mại đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Quyết định:

 Quyết định 03/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

 Quyết định 28/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lân thương mại

 Quyết định 17, 18, 19/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trung, Bắc đến năm 2010 và định hướng đến 2020

Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Công Thương về quy chế siêu thị, TTTM


Bên cạnh đó, để thực thi một cách hiệu quả những quy định, văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp phòng vệ trong thương mại cũng như pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành, Chính phủ đã thành lập Cục Quản lý cạnh tranh Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương Mại có chức năng giúp Bộ Trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quản lý nhà nước hoạt động thương mại nội địa.

2. Đánh giá về thực trạng cở sở pháp lý cho hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

Có thể thấy, tầm quan trọng của hoạt động phân phối bán lẻ đối với sự phát triển của thương mại nội địa cũng như nền kinh tế quốc dân là vô cùng lớn. Từ đó để thấy rõ vai trò của khung pháp lý toàn diện, chặt chẽ, đồng bộ trong lĩnh vực bán lẻ.

Thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2008, Nhà nước đã rất tích cực trong việc ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật với nỗ lực tạo cơ sở pháp lý cũng như động lực thúc đẩy hoạt động bán lẻ phát triển thuận lợi, đúng hướng. Sự ra đời của Cục quản lý thị trường; Cục quản lý cạnh tranh; Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cũng như việc quy hoạch tổng thể mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc và quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trung, Bắc đến năm 2010 và định hướng 2020 là bước tiến quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô hoạt động phân phối nội địa. Đặc biệt, ngày 24/9/2004, Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế siêu thị, TTTM nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động của các siêu thị, TTTM.

Tuy nhiên, cơ sở pháp lý hiện nay vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ. Khung pháp lý đối với hoạt động này còn sơ sài, chưa đầy đủ, vẫn chỉ được điều chỉnh một cách gián tiếp thông qua Luật


Hợp tác xã, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và Luật Phá sản. Kinh nghiệm phát triển của các nước cho thấy phải có những quy chế, văn bản pháp luật riêng, đặc trưng để điều chỉnh hoạt động phân phối bán lẻ bởi kết quả hoạt động của lĩnh vực này có tác động lớn đến không chỉ người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ mà còn gồm cả các nhà sản xuất và hoạt động nhập khẩu của quốc gia đó. Hàn Quốc với Hội đồng thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) Luật điều chỉnh độc quyền và thương mại công bằng; Thái Lan với Luật kinh doanh bán lẻ...

Hơn nữa, Việt Nam đang thiếu trầm trọng những hệ thống chuẩn mực, những quy chế, văn bản luật điều chỉnh hoạt động của kênh phân phối hiện đại như: siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi… đặc biệt trong bối cảnh thị trường bán lẻ phát triển theo hướng chuyển dịch từ kênh phân phối truyền thống sang hiện đại.

Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nhằm đảm bảo kinh doanh trung thực, lành mạnh, phù hợp với lợi ích của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Nhà nước còn chưa chú trọng đến việc xây dựng một quy hoạch tổng thể, lâu dài cho thị trường bán lẻ nội địa. Việc này nhằm đảm bảo hoạt động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng đồng đều từ thành thị đến nông thôn, tránh tập trung quá nhiều ở các thành phố lớn; hơn nữa, để cho các doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và lựa chọn mặt bằng kinh doanh.

Khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ vẫn còn rất nhiều yếu kém, chưa sát với thực tiễn phát triển. Việc thực thi và diễn giải luật còn chưa tốt, luật pháp thay đổi thường xuyên và không thống nhất giữa các đơn vị quản lý, bảo vệ tác quyền còn yếu…

Như vậy, Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc ban hành, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đồng bộ, toàn diện và chặt


chẽ; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát cũng như xây dựng quy hoạch tổng thể, dài hơi cho ngành bán lẻ Việt Nam.‌

II/ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI ĐIỂM CAM KẾT MỞ CỬA

1. Các nhân tố tác động tới sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam

1.1 Môi trường chính trị

Tình hình chính trị ổn định chính là một trong những nhân tố chính tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng và ổn định trong những năm vừa qua.

Năm 2006 đánh dấu một cột mốc cực kì quan trọng trong nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời được hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) do quốc hội Mỹ thông qua.

Cùng thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa, theo đó các hạn chế về vốn chủ sở hữu, mặt hàng kinh doanh sẽ được xóa bỏ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập.

Nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối, các loại hình phân phối hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi… đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các đô thị Việt Nam.

1.2 Kinh tế

Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế mở cửa và phát triển năng động nhất khu vực. Các chỉ số phát triển kinh tế đều cho kết quả khả quan, đã khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022