2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
GDP | 6.89% | 7.04% | 7.35% | 7.69% | 8.4% | 8.17% |
Có thể bạn quan tâm!
- Căn Cứ Vào Sự Quan Tâm Về Giá Cả Của Nhà Bán Lẻ
- Thị Trường Bán Lẻ Giữ Vai Trò Ngày Càng Quan Trọng Trong Quá Trình Tái Sản Xuất Mở Rộng Xã Hội
- Thực Trạng Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Bán Lẻ Tại Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
- Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)
- Tác Động Của Việc Mở Cửa Thị Trường Bán Lẻ Đối Với Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Trong Nước
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007), “Kinh tế Việt Nam năm 2006”.
Số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001- 2004 đạt 7,25%/năm và giai đoạn 2005-2006 là 8,29%, thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới. Hiện Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
- Thu nhập bình quân đầu người: GDP của cả nước tăng lên chứng tỏ nền kinh tế trong nước đã có những tiến bộ vượt bậc, thu nhập và khoản thu nhập dành cho mua sắm của người dân theo đó cũng tăng lên. Sự gia tăng về thu nhập của người dân là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng và sức mua của khách hàng trong thị trường bán lẻ. Theo kết quả khảo sát do Tổng cục Thống kê tiến hành, tính chung thời kỳ 2002-2004, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt 795.000VND/người/tháng, khu vực nông thôn đạt 377.000VND/người/tháng.3
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm đi một nửa trong vòng 9 năm qua, từ 58% năm 1998 xuống 24,1% năm 2004. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2005 là khoảng 640 USD; ở các thành phố lớn và các đô thị lớn, mức thu nhập đầu người đạt từ 1.000USD đến 1.800 USD. Mức thu nhập đó ngày càng tăng đặc biệt trong những năm gần đây. Tập đoàn Carrefour nghiên cứu thấy rằng: mức thu nhập bình quân đầu người ở một đô thị Châu Á phải đạt tối thiểu 1000 USD/năm thì một nhà phân phối mới nên nghĩ đến việc mở một siêu thị. Điều này lí giải vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến vậy.
1.3 Xã hội
3 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (2006): “Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam”
- Quy mô dân số của Việt Nam đạt mức 84,155 triệu người năm 2006, với tốc độ tăng dân số được đánh giá vẫn ở mức cao; tỷ lệ người biết chữ cao.
- Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là tiềm năng do kết cấu dân số trẻ với hơn 70% dân số ở độ tuổi dưới 35, độ tuổi có mức tiêu dùng mạnh nhất. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), người tiêu dùng có mức chi tiêu từ 500 nghìn đồng trở lên tập trung chủ yếu ở độ tuổi 22-35(chiếm tới 40%).4
- Quá trình đô thị hóa: Quá trình này tại Việt Nam trong những năm tới sẽ diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Các đô thị lớn với mức sống ngày càng cao là những địa điểm tiềm năng để các nhà bán lẻ xem xét quyết định đầu tư.
- Xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng tăng: Đặc biệt là giới trẻ, đang đánh dấu ảnh hưởng của mình lên xu hướng tiêu dùng xã hội - xu hướng tiêu dùng hiện đại. Ngày nay đi mua sắm không chỉ để đáp ứng nhu cầu mua sắm cho tiêu dùng hàng ngày mà còn là một hình thức giải trí và thư giãn.
Kết quả cuộc khảo sát 1000 hộ dân do Sài Gòn Coop tiến hành cho thấy thứ tự ưu tiên khi mua hàng hiện nay lần lượt là chất lượng- cách phục vụ- giá cả. Điều này cho thấy sự khác biệt so với những năm trước là giá cả- chất lượng-cách phục vụ.
- Hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái Lan 67,7%.5
Theo kết quả khảo sát chỉ số niềm tin phản ánh tâm lý người tiêu dùng 47 nước trong sáu tháng đầu năm 2007 của công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ
4 Nguồn: itpc.hochiminhcity.gov.vn
5 Nguồn: Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”, Bộ Công Thương
lục, đạt 118 điểm và tăng lên 12 điểm so với nửa đầu năm 2006, trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm hai điểm so với cuối năm 2006. Người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm trên toàn thế giới về chỉ số lạc quan tiêu dùng GCCI. Người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là một trong top 10 nước mà người tiêu dùng lạc quan nhất ở tình hình tài chính cá nhân trong 12 tháng tiếp theo. Nghiên cứu trên cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chi tiêu mua sắm nhiều hơn.6
1.4 Văn hóa
- Thói quen đi chợ hàng ngày để mua thực phẩm tươi cho gia đình đã đi sâu vào đời sống của người dân Việt Nam, thậm chí đã trở thành nét văn hóa. ở vùng nông thôn, chợ và những cửa hàng truyền thống là hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa làng xã. Những thói quen này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn.
- Tuy nhiên, đời sống công nghiệp bận rộn khiến quỹ thời gian dành cho mua sắm của người dân thành thị giảm đi rất nhiều, họ có xu hướng mua sắm tại một địa điểm tập trung các mặt hàng với khối lượng lớn, đủ để tiêu dùng trong tuần.
1.5 Khoa học công nghệ
Công nghệ thông tin đang được các nhà bán lẻ hiện đại áp dụng rộng rãi: hệ thống thanh toán bằng máy quét, camera theo dõi chống trộm, chuyển khoản điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý hàng hóa… Máy móc, thiết bị, công nghệ, và quá trình kết nối phát triển cho phép các nhà bán lẻ dự báo tốt hơn về thị trường, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng qua mạng… một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Như vậy, nhu cầu thị trường Việt Nam là rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Điều này đã được khẳng định trong báo cáo vừa được công bố của tập đoàn tư vấn quản lý hàng đầu thế giới A.T. Kearney (Mỹ) về "Chỉ số
6 Nguồn:http://www2.acnielsen.com/reports/index_consumer.html, “Consumer Confidence, Concerns and Spending Intentión- July 2007”
Phát triển Năng lực Bán lẻ Toàn cầu". Việt Nam đã tiến 3 bậc so với năm 2007 và giành vị trí số 1 của ấn Độ, nước 3 năm liên tiếp dẫn đầu danh sách 30 nước nói trên. Theo đó, Việt Nam hiện là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên. Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, cho dù thị trường bán lẻ trị giá 20 tỷ USD của Việt Nam là rất nhỏ so với ấn Độ và Trung Quốc, nhưng sự thiếu vắng cạnh tranh; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 8%; người tiêu dùng Việt Nam hiện trẻ nhất ở châu Á (79 triệu người dưới 65 tuổi), với mức tiêu thụ đã tăng 75% trong giai đoạn 2000-2007; mức thu nhập bình quân đầu người của người dân đang tăng nhanh; chính phủ Việt Nam đang có nhiều quy định theo hướng mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư khiến đây là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. A.T. Kearney nhận xét đây là thời điểm rất thích hợp để tham gia thị trường bán lẻ ở Việt Nam. 7
2. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trước thời điểm cam kết mở cửa
2.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, đang phát triển nhanh song chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị
Theo đánh giá mới đây của tập đoàn tư vấn quản lý A.T. Kearney, Việt Nam hiện là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên.
Bảng 2: Top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới 2008
2008 Rank | 2007 Rank | Change | |
Vietnam | 1 | 4 | +3 |
India | 2 | 1 | -1 |
Russia | 3 | 2 | -1 |
7 Nguồn: “Vietnam Tops A.T. Kearney's Annual List of Most Attractive Emerging Market Retail Destinations”, www.atkearney.com
4 | 3 | -1 | |
Egypt | 5 | 14 | +9 |
Morocco | 6 | 15 | +9 |
Saudi Arabia | 7 | 10 | +3 |
Chile | 8 | 6 | -2 |
Brazil | 9 | 20 | +11 |
Turkey | 10 | 13 | +3 |
Nguồn: AT Kearney 2007
Quy mô của thị trường Việt Nam còn thể hiện ở doanh số bán lẻ trên thị trường. Theo Bộ Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam mỗi năm đạt doanh thu hơn 20 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng mỗi năm đến 30%/năm, với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía Nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và TTTM. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị, do có nhiều hàng hóa để lựa chọn, đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
Thị trường bán lẻ Việt Nam chứng tỏ tiềm năng phát triển rất lớn, do thị trường này còn rất sơ khai, non trẻ và chưa được khai thác nhiều. Tỷ lệ giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại ở Việt Nam hiện là 8,5 : 1,5. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn rất lớn nếu như nắm giữ được 85% thị phần vốn rời rạc và manh mún này.
Bảng 3: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ
Tổng mức (tỷ đồng) | Tốc độ tăng (%) | |
2001 | 245.315,0 | 11,3 |
2002 | 280.884,0 | 14,5 |
2003 | 333.809,3 | 18,8 |
2004 | 398.524,5 | 19,4 |
2005 | 480.293,5 | 20,5 |
606.710,1 | 25,9 | |
2007 | 764.454,9 | 26,1 |
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thị trường bán lẻ ở Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Năm 2006, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt tốc độ tăng trưởng 25,9% so với năm 2005. Việt Nam cam kết mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009, thị trường này hứa hẹn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn nữa.
Thị trường bán lẻ Việt Nam dù đang phát triển nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Nguyên nhân là do hệ thống cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm ở khu vực nông thôn Việt Nam còn yếu cho nên các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại chưa thể phủ sóng được.
2.2 Thị trường bán lẻ đang có xu hướng chuyển dịch tỷ trọng giữa kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống
Hệ thống phân phối hiện đại, bao gồm nhiều loại hình như TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị. Siêu thị đầu tiên ở Việt Nam được khai trương vào năm 1994 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu cuối năm 1996, tại Việt Nam chỉ có 12 siêu thị và TTTM nằm ở 6 tỉnh, thành phố thì đến năm 2005, cả nước đã có trên 200 siêu thị, 30 TTTM và khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành phố.
Về lâu dài, thị trường bán lẻ sẽ chịu sự chi phối bởi các kênh phân phối hiện đại theo chiều hướng ngày càng mở rộng hơn. Nghiên cứu kênh phân phối hiện đại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy kênh phân phối này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005 và 32% năm 2007, trong khi ở kênh phân phối truyền thống đang giảm từ 82% xuống 77% và còn 68%.8 Các chuyên gia dự báo rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng
8 Nguồn: “Doanh nghiệp phân phối nội địa đua nhau tăng tốc” , www.dddn.com.vn
mạnh trong nhiều năm tới khi càng có nhiều tập đoàn bán lẻ gia nhập thị trường Việt Nam vốn được cam kết mở cửa hoàn toàn vào ngày 01/01/2009.
2.3 Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng gay gắt, khốc liệt
Tập đoàn tư vấn danh tiếng AT.Kearney công bố kết quả nghiên cứu mới đây: Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Vì thế mà thời gian qua hàng loạt các tập đoàn bán lẻ có ý định nhảy xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Vài năm trở lại đây, miếng bánh này được chia nhỏ ra bởi các tập đoàn nước ngoài như: Metro Cash&Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam, theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát và bày tỏ ý định đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó có Tesco của Anh, tập đoàn bán lẻ đứng thứ 6 thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD mỗi năm; Wal-mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới; và Carrefour, nhà bán lẻ lớn thứ 2 thế giới cũng đã đưa Việt Nam vào kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm trong thời gian tới. Sự xuất hiện của các tập đoàn này làm cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thực sự ngày càng sôi động với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bảng 4: Thị phần thị trường bán lẻ tính theo khu vực
Đơn vị: phần trăm (%)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Kinh tế Nhà nước | 17,8 | 16,7 | 16,2 | 15,7 | 15,0 | 12,9 | 12,4 |
Kinh tế ngoài Nhà nước | 80,6 | 81,7 | 79,9 | 80,2 | 81,2 | 83,3 | 83,6 |
Khu vực có vốn ĐTNN | 1,6 | 1,6 | 3,9 | 4,1 | 3,8 | 3,8 | 4,0 |
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Các công ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng nhanh trong suốt thời gian qua, chiếm thị phần ngày càng tăng trong thị trường bán lẻ. Năm 2006, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4%, khu vực ngoài Nhà nước hiện đang nắm giữ mức thị phần cao nhất (83,6%). Tuy nhiên, việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009 báo hiệu một “cuộc chiến thị phần” giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước, cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn.
3. Thuận lợi và khó khăn
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng, một thị trường hấp dẫn nhất hiện nay trên thế giới. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị luật pháp,… như: dân số đông và trẻ, sức mua tăng; nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; sự thay đổi thói quen và tập quán tiêu dùng theo xu hướng hiện đại hóa… Cơ hội là rất lớn cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, thị trường này cũng có rất nhiều khó khăn và thách thức phải vượt qua. Đó là thách thức về hệ thống pháp luật, khung pháp lý trong lĩnh vực bán lẻ còn nhiều yếu kém, việc thực thi và diễn giải luật còn chưa tốt, luật pháp thay đổi thường xuyên và không thống nhất giữa các đơn vị quản lý, bảo vệ tác quyền còn yếu; thách thức về cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, còn nhiều khó khăn trong thiết lập các cơ sở bán hàng lớn hoặc trung bình ở khu vực nông thôn; thách thức về môi trường kinh doanh hạn chế; thách thức do Nhà nước chưa có quy hoạch tổng thể, dài hạn và mang tính chiến lược cho thị trường bán lẻ Việt Nam; thách thức do mặt bằng phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ đang thiếu hụt trầm trọng…
Như vậy, cơ hội và thách thức đi liền với nhau. Điều quan trọng là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải “biết mình biết người”, năng động nắm bắt cơ hội, phát huy điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của mình để vượt qua thách