Hiện Đại Hóa Kết Cấu Hạ Tầng Thương Mại, Đặc Biệt Là Thương Mại Hiện Đại; Hoàn Thành Về Cơ Bản Chương Trình Phát Triển Các Loại Hình Chợ.


phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh hơn ngay trên thị trường nội địa, tuân thủ những quy định khắt khe hơn so với trước đây. Cơ hội và thách thức không tĩnh tại hay bất biến, không đồng đều cho mọi người, mọi địa phương mà là tương quan động, chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Càng chủ động quyết tâm học hỏi, cải cách, phát huy lợi thế thì cơ hội càng lớn và thách thức càng giảm đi. Ngược lại thụ động không chịu đổi mới tư duy, không “biết người biết mình” thì cơ hội hiển nhiên cũng không nắm bắt được mà thách thức sẽ ngày càng lớn và dồn dập hơn. Một ủy viên quốc hội đã từng nhận xét đại ý: Thắng, thua trước hết tại mình chứ không phải tại vào WTO, tại mở cửa thị trường, vì cho đến nay chưa có nước nào vì mở cửa thị trường mà phá sản hay đến nỗi phải nạp đơn xin rút lui khỏi WTO.

Có thể thấy, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Nhà nước đã nỗ lực để xây dựng một lộ trình đàm phán mở cửa phù hợp, mang tính động lực, vừa thúc đẩy vừa tạo sức ép để doanh nghiệp bán lẻ trong nước “xốc lại mình”, cạnh tranh hiệu quả hơn. Cũng không nên chỉ đặt vấn đề là doanh nghiệp bán lẻ trong nước thắng hay thua các doanh nghiệp đến từ nước ngoài mà cái quan trọng không kém là doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh lên.

Không thể nói các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ quá “sốc” vì lần mở cửa này, hay bị doanh nghiệp nước ngoài “bóp nghẹt” một cách dễ dàng được. Bởi Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế thế giới: ASEAN, ASEM, APEC…, mở cửa hội nhập trên nhiều phạm vi và mức độ; việc nộp đơn xin gia nhập WTO cũng kéo dài hơn 10 năm và hơn 2 năm sau khi gia nhập WTO thành công, thị trường bán lẻ mới phải mở cửa. Nghĩa là doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có sự chuẩn bị ít nhất là về tinh thần, có thể tranh thủ thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi thị trường bán lẻ mở cửa thực sự. Hơn nữa với sự có mặt của các tập đoàn lớn tại Việt Nam từ lâu nay: Metro, Big C, Parkson… đã giúp các doanh nghiệp trong nước tập dượt trước.


Thực tế, sự bừng tỉnh của Hapro với những chuỗi siêu thị màu xanh, sự lớn mạnh của Saigon Co.op, Satra, Phú Thái và đặc biệt là việc liên kết 4 doanh nghiệp này (VDA) là minh chứng rõ nhất cho thấy tác động tích cực từ việc mở cửa thị trường bán lẻ. Hệ thống G7mart với 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5000 cửa hiệu thành viên trong giai đoạn 1, tiếp theo trong giai đoạn 2 sẽ xây dựng các TTTM tổng hợp, đại siêu thị và kế hoạch xây dựng các khu TTTM Việt Nam tại nước ngoài – Viettown nhằm quảng bá sản phẩm và hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Coopmart thực hiện nhiều chiến lược để thu hút khách hàng, khẳng định thương hiệu, đầu tư để mở rộng hệ thống ra các tỉnh. Về phía Satra, công ty đầu tư 1200 tỷ đồng cho hệ thống phân phối, liên kết với các tỉnh để mở rộng hệ thống một cách vững chắc. Còn tập đoàn Phú Thái đang thực hiện tăng tốc đầu tư để tăng sức mạnh phân phối của mình và một trong những chương trình hành động đó là việc đầu tư cho hệ thống phần mềm quản lý phân phối.

Điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không hoàn toàn “bó tay” trước cạnh tranh. Nếu biết tận dụng lợi thế am hiểu địa phương cộng với cách “suy nghĩ toàn cầu”, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Một nhà bán lẻ nước ngoài với những quy chuẩn toàn cầu đôi khi không hẳn đã phù hợp với tập quán tiêu dùng nội địa. Đó là lợi thế linh hoạt mà doanh nghiệp bán lẻ trong nước có được và cần phải tận dụng tối đa.


CHƯƠNG III‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


I/ PHƯƠNG HƯỚNG MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 11

1. Quan điểm và mục tiêu mở cửa

1.1 Quan điểm

Ngày 15/02/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 27/2007/QĐ – TTg phê duyệt “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Theo Đề án, thương mại nội địa sẽ phát triển theo hướng “Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế”.

Cụ thể, quan điểm phát triển thương mại nội địa sẽ là:

- Phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.


- Phát triển thương mại trong nước gắn kết với sự phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.

- Phát triển thương mại hàng hóa gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế; đồng thời, chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong nước.

- Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh.

1.2 Mục tiêu

1.2.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng

- Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP của cả nền kinh tế đến 2010 đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%), đến năm 2020 đạt gần 450 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 15%).

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến 2010 khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng.

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo thành phần kinh tế đến năm 2010: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước) chiếm khoảng 93%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7%. Tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%.


- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại (TTTM, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi…) đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng vào năm 2010, đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng.

1.2.2 Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là thương mại hiện đại; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ.

- Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử…

- Hình thành và phát triển một số tập đoàn mạnh, kinh doanh hàng hóa chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường phân phối.

- Phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước về thương mại, đảm bảo hoạt động thương mại phát triển lành mạnh, bền vững.

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và những kinh nghiệm mở cửa thị trường này của các nước trong khu vực cho thấy để có thể đối đầu tốt với các tập đoàn nước ngoài, ngoài sự nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp thì sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Như vậy, Nhà nước cũng như chính các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực và tăng cường tác động tích cực của việc mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam.

1. Về phía Nhà nước:

Nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ các nước, có thể thấy, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng và điều tiết cho toàn bộ sự phát


triển của thương mại nội địa, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Để thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển, Nhà nước cần:

1.1 Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phân phối bán lẻ

Có ý kiến cho rằng bán lẻ chỉ là một hoạt động nằm trong hệ thống thương mại nội địa và luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các luật khác đủ để điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh phân phối bán lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù hoạt động của hệ thống bán lẻ, rất cần có khung pháp lý riêng, đặc trưng cùng với sự hướng dẫn và điều hành cụ thể của Nhà nước cho lĩnh vực này như: ban hành luật kinh doanh bán lẻ, xây dựng hệ thống chuẩn mực thống nhất cho kênh phân phối hiện đại...

Nhà nước cần hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh trên thị trường bán lẻ, tạo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, do không có sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ dẫn đến việc các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ồ ạt gia nhập vào thị trường do sự cho phép của các chính quyền cấp thấp, gây tổn hại cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Hơn nữa, những nhà bán lẻ lớn nước ngoài thường giảm giá thấp hơn chi phí để ngăn cản đối thủ cạnh tranh và sau đó tăng giá (còn gọi là định giá hủy diệt). Bởi vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước chiến lược về giá cả không lành mạnh; trước tình trạng bán phá giá, khuyến mãi mạnh, sẵn sàng chịu lỗ để chiếm lĩnh khách hàng và xây dựng thương hiệu của các tập đoàn nước ngoài. Vai trò của Nhà nước trong việc tạo hành lang và công cụ pháp lý để kiểm soát, chống lại các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng là vô cùng quan trọng.


1.2 Xây dựng quy hoạch tổng thể cho ngành phân phối bán lẻ Việt Nam

Mạng lưới phân phối bán lẻ của Việt Nam thời gian qua phần nhiều mang tính chất tự phát, do đó có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu về hệ thống bán lẻ trên cả nước và ở các địa bàn trọng điểm.

Nhà nước cần đẩy nhanh quy hoạch mạng lưới bán lẻ cho từng địa phương trong vòng 10 năm tới. Trên từng địa bàn cụ thể, phải xác định có bao nhiêu cơ sở bán lẻ, ở vị trí nào, phân biệt cái nào là hiện đại, cái nào là truyền thống; bao nhiêu TTTM, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích. Từ đó, dựa vào sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp để bố trí hệ thống giao thông phù hợp với hệ thống thương mại và quy hoạch quỹ đất cho phù hợp. Do vậy, thời gian tới, nhà nước cần dựa vào nhu cầu phát triển mạng lưới thương mại phù hợp với trình độ phát triển kinh tế đất nước để quy hoạch tổng thể và dài hạn cho ngành bán lẻ Việt Nam trên phạm vi cả nước. Nhà nước cần thực hiện chính sách ưu tiên phát triển thị trường bán lẻ tại các địa phương có đủ điều kiện và hạn chế phát triển tại các thành phố lớn nơi mà thị trường bán lẻ đã bão hòa. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, trong giai đoạn đầu phát triển, hầu như tất cả các đại gia bán lẻ đều có mặt ở các thành phố lớn của Trung Quốc đến mức bão hòa, trong khi tại các tỉnh và thành phố nhỏ lại chưa có một siêu thị nào.

Kết hợp quản lý thị trường bán lẻ thông qua quản lý đất đai, quy hoạch. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan cho thấy có thể quản lý thị trường bán lẻ thông qua việc quản lý đất đai, mặt bằng xây dựng; quy định lượng siêu thị tại các thành phố; khống chế diện tích tối đa hoặc tối thiểu khi mở các siêu thị nhằm hạn chế sự bành trướng, chiếm lĩnh và thao túng thị trường của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Nhằm mục tiêu giữ vững sự phát triển nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cũng cần sớm xây dựng định hướng, chiến lược cho sự phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ, kế hoạch đào tạo nhân lực, chính sách hỗ trợ về đổi mới


công nghệ cũng như hỗ trợ về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại. Nhà nước có thể hỗ trợ về thông tin, đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường, chuyền giao công nghệ hay tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế trao đổi kiến thức, kỹ năng về kinh doanh bán lẻ… thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hệ thống bán lẻ trong nước phát triển. Nhà nước cũng cần đầu tư vào hệ thống đường giao thông, điện nước, viễn thông để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh bán lẻ.

1.3 Cần phải có những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc kiểm tra, giám sát hoạt động phân phối bán lẻ theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất

Đặc trưng của bán lẻ là phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, vấn đề tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm cần được đảm bảo thực hiện tốt vì lợi ích và sức khỏe người tiêu dùng. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm ngặt, chặt chẽ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp.

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch theo hướng hiện đại - xu hướng phổ biến trên toàn cầu, đi kèm với nó là hệ thống các chuẩn mực mới về kinh doanh bán lẻ tại các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi... Do đó, để đảm bảo rằng các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện hoạt động phân phối theo đúng hệ thống chuẩn mực này, Nhà nước cần phải lập nên những cơ quan chức năng chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát nghiêm ngặt.

Đây cũng là một biện pháp giúp Nhà nước quản lý vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh gian lận thương mại và để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

2. Về phía các doanh nghiệp bán lẻ

2.1 Tăng cường khả năng thu hút vốn

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí