Sức Hấp Dẫn Của Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng Ở Việt Nam


- Các trung tâm thương mại cao cấp : Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.‌

IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Một số quy định về siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại theo Quyết định số 1371/2004/QĐ- BTM ngày 24/9/2004.

1. Tiêu chuẩn Siêu thị


Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:

1.1. Siêu thị hạng I:


Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:


- Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;


- Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;


- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối


tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

- Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.

Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh:

Tiêu chuẩn diện tích là từ 1.000 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá là từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

1.2. Siêu thị hạng II:


Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

- Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;

- Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;


- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

- Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;


- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh:

Tiêu chuẩn diện tích là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá là từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

1.3. Siêu thị hạng III:


Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:


- Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;


- Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;


- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

- Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh:


Tiêu chuẩn diện tích là từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

2. Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại


Được gọi là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định dưới đây:

2.1. Trung tâm thương mại hạng I


- Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

- Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.


2.2. Trung tâm thương mại hạng II

- Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

- Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

2.3. Trung tâm thương mại hạng III

- Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

- Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM‌‌

I. SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

1. Xếp hạng cao trên thế giới


Thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới trong nhũng năm gần đây. Sức hấp dẫn của một thị trường được tập đoàn tư vấn AT Kearney dựa vào các yếu tố sau:

- Chỉ số bán lẻ tính trên đầu người (chiếm 10%).


- Dân số (chiếm 5%)


- Dân số đô thị (chiếm 5%)


- Hiệu quả kinh doanh (chiếm 2,5%)


- Luật pháp và các quy định luật (chiếm 2,5%).


Đây là kết quả đánh giá của tập đoàn AT Kearney về thị trường bán lẻ Việt Nam

Năm 2004: Chỉ số bán lẻ chung của Việt Nam đạt 76 điểm và đứng thứ 7 (lần lượt sau Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia).

Năm 2005: Việt Nam đạt lên 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ 8.

Năm 2006: với bước nhảy vọt đạt 84 điểm, Việt Nam đã vượt qua 5 nước đứng trên liền kề là Ucraina, Trung Quốc, Slovenia, Lativa và Croatia để vượt lên thứ 3 trong bảng xếp hạng.


Năm 2007: chỉ số phát triển bán lẻ chung đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ 4 sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới.

Năm 2008: Lần đầu tiên Việt Nam vượt qua các đối thủ của năm 2007 là Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để dẫn đầu danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2008.

Chỉ số phát triển bán lẻ chung do AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn.

2. Tốc độ tăng trưởng về doanh số


Doanh số trên thị trường bán lẻ Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây.

Bảng 3: Doanh thu thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2004-2007


Năm

Doanh thu (tỉ USD)

2005

20,93

2006

39,83

2007

45,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 4

Nguồn: http://dantri.com.vn/kinhdoanh/2006/5/114510.vip


Như vậy trong vòng 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 doanh thu thị trường bán lẻ Việt Nam đã tăng gấp hơn 2 lần. Theo các chuyên gia doanh số bán lẻ của thị trường Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt 53 tỉ USD, và tốc độ tăng trưởng là 23% mỗi năm.


3. Dân số trẻ và chi cho tiêu dùng cao


Trong số hơn 84 triệu dân, hơn một nửa người Việt Nam thuộc lứa tuổi dưới 30. Những người này có xu hướng thích mua sắm tại các cửa hàng tiện ích và siêu thị, họ thích đi tham quan nhiều cửa hàng không kể xa hay gần trước khi quyết định mua. Hơn thế nữa 70% thu nhập của người Việt Nam được dành cho tiêu dùng, trong khi tỉ lệ này tại Singapore là 57%, Malaisia 59%, Thái Lan 68%.

II. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM


- Về số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ:


Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng tương đối nhanh qua các năm, đặc biệt từ năm 2004 đến 2006. Tính đến cuối năm 2006, số doanh nghiệp phân phối bán lẻ thực tế đang hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước là

16.313 doanh nghiệp, tăng 2.912 doanh nghiệp so với năm 2005 và 5.271 doanh nghiệp so với năm 2004, đặc biệt tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000. Đây là các con số rất đáng mừng thể hiện tốc độ tăng nhanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006)


Số doanh nghiệp

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

7.528

8.490

8.955

9.384

11.042

13.401

16.313

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam thể hiện rõ qua tốc độ phát triển của các doanh nghiệp qua

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022