Tác Động Của Việc Mở Cửa Thị Trường Bán Lẻ:

1. Thái Lan11

1.1 Khái quát hệ thống bán lẻ của Thái Lan

Cũng như ở các nước khác, hệ thống bán lẻ ở Thái Lan bao gồm hệ thống bán lẻ truyền thống (hệ thống chợ và cửa hàng truyền thống) và hệ thống bán lẻ hiện đại (đại siêu thị; siêu thị; cửa hàng tiện lợi; siêu thị bán buôn; các cửa hàng chuyên doanh cao cấp; các cửa hàng chuyên doanh giá rẻ; các cửa hàng bách hóa). Cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hệ thống bán lẻ truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng, chiếm tới 70% tổng số thương mại của nước này, còn hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 30%. Cho tới năm 2002 (sau 7 năm gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới) với việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống đã giảm xuống còn 46% so với hệ thống bán lẻ hiện đại là 54%.

1.2 Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ:

(1) Cơ hội

Sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường phân phối đã làm cho cuộc sống của người dân Thái Lan trở nên dễ chịu hơn. Họ có điều kiện tiếp cận với nhiều hàng hóa với chất lượng và giá cả khác nhau để có thể lựa chọn.

Mặt khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài cao vào lĩnh vực bán lẻ sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Qua việc mở cửa thị trường, nhiều phương thức quản lý, bảo quản hàng hóa, kỹ thuật marketing mới đã được đưa vào Thái Lan, giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản lý, phân phối. Không những thế, các nhà sản xuất trong nước còn có cơ hội xuất khẩu hàng của mình ra nước ngoài thông qua các liên doanh phân phối.

(2) Thách Thức

Tuy nhiên, việc gia tăng của các hình thức bán lẻ hiện đại bao giờ cũng đi kèm với sự lấn át của nó đối với các hình thức bán lẻ truyền thống. Việc thâu tóm và điều chỉnh được cuộc cạnh tranh khốc liệt này là một bài toán khó đối với các nhà quản lý. Sự xuất hiện của nhiều cửa hàng tiện lợi (Convenience stores), siêu thị


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

11 Nguồn: Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển các mô hình hàng hóa hiện đại”, Hà Nội.

đã làm cho nhiều cửa hàng truyền thống của Thái Lan đã tồn tại hàng nghìn năm nay phải đóng cửa.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 4

Sự hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài có thể dẫn đến việc toàn bộ thị trường bị thâu tóm bởi một hoặc một vài tập đoàn lớn. Những nhà độc quyền này có thể sẽ sử dụng các biện pháp không lành mạnh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh cũng như lạm dụng khách hàng.

1.3 Chính sách của Chính Phủ

Sau khi mở cửa thị trường bán lẻ, các nhà phân phối của Thái Lan phải chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ nước ngoài nên đã gây sức ép rất lớn đối với chính phủ Thái Lan trong việc quản lý các nhà bán lẻ nhỏ nước ngoài. Nếu như trước kia chính phủ Thái Lan mở cửa thị trường bán lẻ một các tự do thì năm 2002 Chính phủ nước này đã đưa ra Dự thảo luật về bán lẻ. Năm 2003 Cơ quan nhà đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan từ Băng Cốc. Theo quy định mới các nhà bán lẻ có diện tích trên 1000 m2 phải được xây dựng cách trung tâm thành phố ít nhất là 15 km.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn thực hiện một số biện pháp nhằm tăng nội lực và sức cạnh tranh của các siêu thị và các cửa hàng truyền thống trong nước như:

Chính phủ thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các siêu thị và các cửa hàng truyền thống trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại.

Tổ chức các cuộc hội thảo trên toàn quốc cho chủ các cửa hàng bán lẻ truyền thống nhỏ để tăng nhận thức về sự đe dọa từ sự phổ biến các cửa hàng ưu đãi giá và thay đổi đối xử với khách hàng.

Tổ chức đào tạo trên toàn quốc để tăng hiểu biết của các chủ cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống về quản lý và tham gia bán lẻ hiện đại phù hợp với môi trường biến động.

Hiện đại hóa các cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống thành các cửa hàng tiện lợi


2. Trung Quốc12

2.1 Khái quát hệ thống bán lẻ Trung Quốc:



12 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.

Thị trường bán lẻ của Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ vào loại lớn nhất thế giới. Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 550 tỷ USD. Dự báo trong 20 năm tới thị trường bán lẻ Trung Quốc sẽ là 2,4 ngàn tỷ USD.

Các doanh nghiệp của Trung Quốc rất nhiều nhưng thường có quy mô nhỏ. Hiện nay chỉ có 122 công ty bán lẻ của Trung Quốc có doanh thu nhiều hơn 50 triệu nhân dân tệ (100 tỷ đồng Việt Nam).

Giống với Thái Lan, hệ thống bán lẻ của Trung Quốc cung bao gồm hệ thống bán lẻ truyền thống (chợ, các cửa hàng tạp hóa) và hệ thống bán lẻ hiện đại với nhiều loại hình khác nhau như đại siêu thị (Hypermarket); siêu thị (Supermarket); cửa hàng tiện lợi (Convenience Store); cửa hàng chuyên doanh (Special Store); cửa hàng bách hóa.

2.2 Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ:

(1) Cơ hội

Sự đầu tư của các nhà bán lẻ quốc tế vào thị trường Trung Quốc cũng giúp các doanh nghiệp bán lẻ của trung Quốc mạnh lên do họ chịu khó học hỏi kinh nghiệm và kĩ năng quản lý hiện đại của các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó một số siêu thị mạnh của Trung Quốc đã có khả năng đầu tư ra nước ngoài.

(2) Thách thức

Sau khi Trung quốc thực hiện mở cửa có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường tiềm năng này. Với hơn 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay họ, các công ty bán lẻ của Trung Quốc rơi vào tình thế rất khó khăn, một số bị phá sản.

Các doanh nghiệp bán lẻ của Trung Quốc tuy rất nhiều nhưng thường có qui mô nhỏ. Đây chính là một điểm yếu của các siêu thị của Trung Quốc. Hiện nay chỉ có 122 công ty bán lẻ của Trung Quốc có doanh thu nhiều hơn 50 triệu nhân dân tệ.

2.3 Chính sách của Chính phủ:

Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rõ những thách thức này và ban hành

pháp lệnh bán lẻ nhằm giúp các tập đoàn trong nước giành lại thị phần. Đây là một

biện pháp quản lý mà Việt Nam nên học tập trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường phân phối.

Đồng thời, Chính phủ đã đưa ra một số quy định nhằm hạn chế sự phát triển siêu thị của các tập đoàn nước ngoài đang dầu tư mở thêm siêu thị ở Trung Quốc như hạn chế về diện tích kinh doanh, hạn chế về số lượng siêu thị tại một tỉnh hay một thành phố thông qua quy hoạch

Cùng với quá trình cải tạo các dãy phố buôn bán truyền thống của Trung Quốc, chuyển thành các siêu thị, chính phủ Trung Quốc cũng đã xây dựng kế hoạch 5 năm cho phát triển siêu thị ở các khu vực thành phố nhỏ ở vùng nông thôn. Kế hoạch này là cơ sở để phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại.

Chính phủ đã khuyến khích hoạt động sát nhập các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ hinh thành lên các tập đoàn bán lẻ lớn để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài; và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phân phối theo mô hình chuỗi liên kết nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ cũng chủ trương xây dựng 5 đến 10 tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chuỗi đủ mạnh để có thể thâu tóm thị trường trong nước.

Chính phủ Trung quốc đã tiến hành lựa chọn một số doanh nghiệp lớn (dựa trên thành tích hoạt động kinh doanh, thuộc các thành phần kinh tế) để hỗ trợ phát triển, phát huy hiệu quả trong hệ thống bán lẻ hàng hóa.

3. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

Kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc cho thấy, việc mở cửa thị trường phân phối là rất cần thiết và tất yếu, nó mang lại rất nhiều cơ hội để phát triển hệ thống phân phối trong nước nhưng đồng thời nó cũng đặt hệ thống trong nước trước nhiều nguy cơ thách thức. Dó đó khi Việt Nam mở cửa thị trường phân phối cần tránh mở cửa một cách quá nhanh chóng và tùy tiện dẫn đến nguy cơ thị phần phân phối trên thị trường mất về tay các tập đoàn phân phối nước ngoài và việc nhà nước không thể kiểm soát được thị trường.

Và việc đầu tiên chính phủ Việt Nam cần học tập trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường bán lẻ là nên ban hành quy định pháp lý về bán lẻ (như pháp lệnh pháp lẻ của Trung Quốc hay dự thảo Luật bán lẻ của Thái Lan).

Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng nên học tập Thái Lan và Trung Quốc trong việc thực hiện một số biện pháp để tăng nội lực và sức cạnh tranh của các nhà phân phối trong nước trước các tập đoàn phân phối nước ngoài.

Cùng với đó, Chính phủ nên giữ cân bằng thương mại cho mọi thành phần, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán buôn, đến nhà bán lẻ lớn hoặc nhỏ, thương mại hiện đại hoặc truyền thống có thể cùng tham gia, có được vị trí kinh doanh riêng của họ.

Mặt khác, Việt Nam vào WTO thực hiện mở cửa thị trường phải theo các quy tắc của tổ chức này về thương mại bình đẳng, không biệt đối xử. Do đó, Chính phủ Việt Nam phải tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà phân phối cả trong và ngoài nước, bảo đảm các nhà phân phối nước ngoài không có cảm giác mình bị phân biệt đối xử nhưng cũng phải tạo điều kiện cho các nhà phân phối trong nước tự hoàn thiện mình, đứng vững trước sự cạnh tranh của các tập đoàn này.

Tóm lại, trong chương này, với mục đích hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về hệ thống phân phối hàng hóa, đề tài đã khái quát hóa và phân tích tương đối đầy đủ những vần đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò, và các nội dung liên quan như: về cấu trúc, về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối hàng hóa. Các doanh nghiệp phân phối là những chủ thể trực tiếp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của họ. Tập hợp nhiều hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống phân phối hàng hóa vĩ mô. Nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống phân phối hàng hóa bằng những chính sách và công cụ phù hợp.


Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam‌‌


I. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta

1. Các quy định pháp lý

Lĩnh vực phân phối là một ngành dịch vụ thương mại, nó chịu điều chỉnh bởi các khung khổ pháp lý chung và các quy định pháp lý trực tiếp liên quan. Khung khổ pháp lý chung gồm có hệ thống luật pháp liên quan tới việc điều chỉnh các hoạt động trên thị trường (luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, pháp lệnh giá, luật dân sự,…). Trong phần này, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào các quy định pháp lý trực tiếp liên quan tới việc điều chỉnh các loại hình dịch vụ phân phối. Các quy định pháp lý này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và cũng chỉ mới quy định về một số loại hình dịch vụ phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.

Quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại

Hiện mới có một văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Bộ quy định về tiêu chuẩn, về hàng hóa, về dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại. Đó là Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết Định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (sau đây gọi là Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại). Ngoài ra, còn có một số điều liên quan tới thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, phân cấp cấp phép đầu tư kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được quy định trong luật đầu tư nước ngoài. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 17/10/2004 (sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo). Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần phải có thời gian cho việc chuyển đổi tên, biển hiệu đối với các cơ sở không đủ tiêu chuẩn theo quyết định của quy chế này, cũng như để các siêu thị, trung tâm thương mại hoàn thiện việc đăng kí kinh doanh và xây dựng

nội quy hoạt động…, Bộ thương mại đã cho phép gia hạn thêm thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được tính từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 (công văn số 0529/TM-TTTN ngày 31/01/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế này).

Trước hết, Về thẩm quyền quyết định dự án đầu tư và phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài về siêu thị, trung tâm thương mại. (theo luật đầu tư nước ngoài).

Tính đến năm 2005, Việt Nam đã cấp phép cho 14 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại và phân phối. Các dự án này chủ yếu tập trung ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng nai, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại và vẫn còn mang tính chất thí điểm. Cho đến nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhất định và theo một cách thức hạn chế. Chẳng hạn, đối với các dự án siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được cấp phép dưới hình thức liên doanh với một đối tác nước ngoài (trừ công ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash & Carry Việt Nam 100% vốn nước ngoài được cấp phép thí điểm, nhưng công ty này bị ràng buộc bởi những điều kiện cụ thể trong giấy phép đầu tư như: phải xây dựng mạng lưới thu mua và chế biến trong nước, chỉ được phép bán buôn cho các khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh để phục vụ nhu cầu kinh doanh…)13

Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại gồm 4 chương với 11 điều, trong đó có đề cập tới các vấn đề: về yêu cầu thành lập doanh nghiệp và xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại (ở điều 6 và điều 8); về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại (điều 7); về tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại (điều 3, theo đó siêu thị, trung tâm thương mại được phân làm ba loại: hạng I, II, III); về tên gọi và biển hiệu siêu thị, trung tâm thương mại (điều 5); về quản lý hoạt động của siêu thị (khoản 2,3,4 điều 8, và điều 9); về việc xử lý vi phạm (điều 10).14


13 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.

14 Nguồn: Bộ Thương mại, Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại.

Đây là những quy định trên cơ sở khảo sát thực tế các siêu thị, trung tâm thương mại đang hoạt động kinh doanh và triển khai xây dựng ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và tính tới xu hướng phát triển loại hình này ở nước ta.

Quy định pháp luật về phát triển quản lý chợ

Ngày 14 tháng 1 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Với việc ban hành Nghị định này hệ thống chợ đã được xác lập về mặt pháp lý, từ quy hoạch, quản lý tới nội dung hoạt động. Nghị định đề cập tới một số vấn đề sau: về Tiêu chuẩn phân hạng chợ (điều 3, theo đó chợ được phân làm ba loại: loại 1, loại 2, loại 3); về quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ (điều 4, điều 5); về kinh doanh khai thác và quản lý chợ (điều 7); doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ (điều 8); về quản lý nhà nước về chợ (điều 13, điều 14, điều 15, theo đó chỉ rõ nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp).

2. Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước

Nghị Định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 đã đưa việc đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, vào danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư (Danh mục A)

Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 4/2002, sau khi Nghi Định của chính phủ số 35/2002/NĐ-CP ngày29/3/2002 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có hiệu lực thì việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại bị đưa ra ngoài danh mục ưu đãi đầu tư. Chợ loại 1 được bổ sung vào Danh mục ưu đãi đầu tư này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022