Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam


thức và khó khăn, vươn lên cạnh tranh hiệu quả với các nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn vào năm 2009.‌


II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Sơ đồ 4: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter:



1.1 Nhà cung cấp

Nguồn:“Retail Management” , Micheal Levy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


- Nhà cung ứng hàng hóa: Gia nhập WTO mở ra cơ hội giao thương tự do, giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác thuộc 150 quốc gia thành viên trên thế giới.

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 7

- Nhà cung ứng cơ sở vật chất hạ tầng: Nhu cầu thuê quá lớn, cung không đáp ứng nổi cầu. Điều này gây áp lực lớn đến các nhà phân phối bởi nếu tự xây dựng mới địa điểm kinh doanh đòi hỏi chi phí rất lớn, chi phí dành cho các khoản khác sẽ bị hạn chế, không tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

1.2 Đối thủ tiềm ẩn

Mức độ nguy hiểm từ sự gia nhập của đối thủ tiềm ẩn càng cao, mối đe doạ tới chiếc bánh lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp hiện tại càng lớn. Hiện trong ngành xuất hiện những đối thủ tiềm ẩn là các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài có tiềm lực về tài chính, thương hiệu, phương pháp quản lý, bán hàng và kinh nghiệm trong việc đầu tư ra nước ngoài như: Wal-mart, Carrefour, Tesco.... Khả năng gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố: Sức hấp dẫn của ngành, rào cản gia nhập ngành, sự phản kháng của các doanh nghiệp trong ngành.

Sức hấp dẫn của ngành: Việt Nam với tư cách là thị trường hấp dẫn nhất thế giới:

+ Thứ nhất: Với dân số 84 triệu người, nhu cầu tiêu dùng của người dân VN là rất lớn.

+ Thứ hai: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN trong những năm vừa qua là cực kỳ ấn tượng ( bảng 1- tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2001-2006

).

+ Thứ ba: Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chỉ chiếm 10% tổng doanh thu ngành bán lẻ. Cả một mảng thị trường rộng lớn ( 90% còn lại) đang chờ đón sự “xâm lược” của hệ thống kênh phân phối hiện đại.

+ Thứ tư: Kết quả hoạt động của những “người đi trước” là Metro Cash and Carry, Big C… được đánh giá là tốt và rất thành công. Các đại gia khác có cơ sở để đi theo con đường của họ, xâm nhập vào thị trường béo bở này.


+ Thứ năm: Hệ thống bán lẻ nội địa còn manh mún, nhiều bất cập, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. “Khoảnh khắc vàng” của thị trường bán lẻ Việt Nam đã điểm, cơ hội này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và chắc chắn các “đại gia bán lẻ” sẽ không bỏ lỡ thời cơ này.

Rào cản gia nhập ngành: Kinh doanh bán lẻ đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp cao. Nhưng với các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia vốn lớn, công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm, đặc biệt rất chuyên nghiệp trong quản lý thu mua và bán hàng, thì họ có đủ tự tin để đầu tư tại bất kỳ đâu. Như vậy, rào cản gia nhập ngành là không cao lắm.

Sự phản kháng của các doanh nghiệp trong ngành: Sài Gòn co-op mart, G7 mart trong thời gian gần đây đang ráo riết triển khai kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối của mình. Đây chính là những bước đi cần thiết để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước tạo ra lợi thế trước khi các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới xâm nhập thị trường Việt Nam. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ tịch hội đồng quản trị của G7 Mart , G7 Mart sẽ là đối trọng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Điều này cho thấy sự phản kháng của các doanh nghiệp trong ngành là rất quyết liệt trước động thái gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn.

1.3 Khách hàng

- Khách hàng mà các doanh nghiệp bán lẻ hướng tới là những người tiêu dùng cuối cùng. Cùng với sự phát triển của đất nước, thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi. Việc đi mua sắm ở các siêu thị, TTTM trở thành thói quen do hàng hoá ở các siêu thị đựơc bày bán đẹp mắt, mua hàng tự chọn theo sở thích mà không bị ai làm phiền và một cái tiện lợi đặc biệt là mua hàng ở đây không phải trả giá…Hơn nữa, khi đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, yếu tố dinh dưỡng…

- Nhà bán lẻ Việt Nam có được ưu thế do am hiểu tập quán, thói quen mua sắm của người dân trong nước; am hiểu cách thức kinh doanh tại mỗi địa


phương; sự biến động của thị trường… Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn khi có thể thu thập thông tin nhanh nhất từ thị trường quen thuộc mà không vướng phải rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán như các tập đoàn nước ngoài.

- Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng có được lợi thế khi nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng nội địa. Mặc dù sự ủng hộ này mới chỉ dừng lại ở một số phong trào như “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, nhưng nó cũng đã góp phần khích lệ các doanh nghiệp trong nước phát triển.

- Khách hàng chủ yếu là những cá nhân, mua hàng với số lượng nhỏ, họ là người chấp nhận giá. Do khách hàng là người mua đơn lẻ nên chi phí chuyển đổi khách hàng gần như là không có.

1.4 Sản phẩm thay thế

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tổ chức phân phối hàng hoá theo hình thức kênh phân phối hiện đại với các hệ thống: Siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi… Do đó sản phẩm thay thế của các doanh nghiệp bán lẻ ở đây chính là kênh phân phối truyền thống với hình thức là: Các chợ, cửa hàng thực phẩm, người bán dạo…

- Ở việt Nam hiện nay kênh phân phối truyền thống chiếm một tỉ lệ rất lớn là 85% trong tổng sản lượng bán lẻ cả nước, trong khi đó kênh phân phối hiện đại mới chỉ chiếm có 15%. Do đó hàng hoá được phân phối chủ yếu là qua kênh phân phối truyền thống.

Theo khảo sát mới đây của Vụ Chính sách thị trường trong nước của Bộ Công Thương: Tỉ lệ các chợ truyền thống đang hoạt động có hiệu quả vẫn chiếm tới 97,7%. Tuy phải cạnh tranh với nhiều loại hình phân phối hiện đại nhưng trong thời gian qua số lượng chợ truyền thống được xây dựng hoặc cải tạo tiếp tục tăng nhanh với sự đa dạng về loại hình và cấp độ. Hàng bán qua siêu thị mới chỉ chiếm 10% so với 40% qua các chợ và 44% qua các cửa hàng truyền thống. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra thăm dò ý kiến người tiêu


dùng thì có tới 90% các bà nội trợ Việt Nam vẫn mua đồ ở các chợ truyền thống. Như vậy, kênh phân phối truyền thống vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống bán lẻ.

- Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển hiện nay thì áp lực này có xu hướng giảm dần. Cùng với mức thu nhập và điều kiện sống ngày càng được nâng cao của người dân thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cũng không ngừng biến đổi cụ thể là nhu cầu hàng hoá chất lượng cao hơn với các dịch vụ gia tăng đi kèm. Vì thế nên kênh phân phối hiện đại đang được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Trên thực tế, số lượng các cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội ở kênh phân phối truyền thống đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn

44.638 cửa hàng là một minh chứng cho xu hướng biến đổi mới.9 Như vậy, con

số chênh lệch theo tỉ lệ 8,5:1,5 sẽ nhanh chóng bị thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của kênh phân phối hiện đại và giảm tỉ trọng của kênh phân phối truyền thống.


1.5 Cạnh tranh nội bộ

Để đánh giá áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành chúng ta xem xét trên các khía cạnh như: Đặc điểm cầu của ngành, về cấu trúc ngành, và về rào cản rút lui khỏi ngành.

Về phía cầu của ngành: Với tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ khoảng 30%/năm và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, xu hướng tiêu dùng hiện đại đang phát triển. Điều đó khẳng định thị trường bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Về cấu trúc của ngành: Do sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam, không chỉ những nhà phân phối trong nước mà các nhà phân phối nước ngoài cũng xuất hiện ngày càng nhiều, với những hình thức khác nhau. Sự xuất hiện

9 Nguồn: “Doanh nghiệp phân phối nội địa đua nhau tăng tốc” , www.dddn.com.vn


của các tập đoàn nước ngoài với tiềm lực về tài chính, trình độ quản lý, kinh nghiệm thực sự là một nỗi lo với các doanh nghiệp trong nước vốn hạn chế về vốn, trình độ quản lý, hậu cần, tính chuyên nghiệp.

Về rào cản rút lui khỏi ngành: Trong ngành bán lẻ thì rào cản lớn nhất phải kể đến là rào cản về vốn. Vốn đầu tư cho các cửa hàng tiện lợi hay đầu tư cho siêu thị hoặc TTTM là rất lớn. Ví dụ để mở một cửa hàng tiện lợi Best & Buy như Citimart đòi hỏi vốn đầu tư 3-4 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy rằng áp lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng cao. Vì thế mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đổi mới và hoàn thiện mình để có thể đứng vững và phát triển được.

2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

2.1 Doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang tăng cường mở rộng quy mô

Thời gian qua thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến một bước tiến khá nhanh và mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước qua sự ra đời của hàng loạt siêu thị, cửa hàng tiện lợi và TTTM…

Tính đến tháng 03/2007, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã có chuỗi 20 siêu thị Co.op Mart, bao gồm 14 Coop Mart ở Thành phố Hồ Chí Minh và 6 Coop Mart tại các tỉnh; Công ty Xuất nhập khẩu Intimex với chuỗi 10 siêu thị Intimex; Công ty TNHH An Phong có 5 siêu thị MaxiMart; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng thiết lập xong 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh CitiMart; Công ty Cổ phần Nhất Nam với chuỗi 7 siêu thị mang thương hiệu Fivimart… Trung Nguyên cho ra đời chuỗi hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart; một loạt các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu cửa hàng tiện lợi này cũng được ra đời như chuỗi các cửa hàng tiện lợi 24/Seven của Công ty Cổ phần Hoang Corp;chuỗi cửa hàng V-24h của Công ty Cổ phần Phân phối Vina… và rất nhiều siêu thị lớn nhỏ từ Bắc chí Nam khác của hai doanh nghiệp lớn là Tổng


công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với thương hiệu Hapro Mart và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA)…

2.2 Doanh nghiệp bán lẻ trong nước yếu nhất khâu dịch vụ hậu mãi

Vấn đề dịch vụ trở nên rất quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng khi các đại gia bán lẻ nước ngoài không chỉ mạnh về vốn, trình độ quản lý mà còn rất chuyên nghiệp chu đáo trong cung cách phục vụ và dịch vụ hậu mãi.

Kết quả điều tra của hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) vào tháng 10/2007 cho thấy hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam chưa hài lòng về dịch vụ hậu mãi. Khi khách hàng khiếu nại với doanh nghiệp về việc mua phải hàng giả thì có 31% không được giải quyết, 49% được doanh nghiệp cho đổi lại hàng, 20% không được giải quyết dứt khoát để dây dưa kéo dài.

Chuyện bảo hành “hành” khách hàng cũng là một chuyện thường thấy. Cuộc điều tra xã hội của Vinastas cho biết, với 94% khách hàng yêu cầu bảo hành, chỉ có 8% doanh nghiệp chu đáo, 36% doanh nghiệp không chịu bảo hành. Về thái độ giải quyết của nhân viên, chỉ có 24% vui vẻ, 42% khó chịu và 34% không tỏ thái độ. Ngoài ra, nhiều nhân viên bán hàng còn tỏ thái độ thách thức, gây ức chế, khiến người tiêu dùng nản lòng và bỏ cuộc không muốn kiện cáo.

Bà Vũ Thị Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng cho biết: “Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc nên không thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Một số doanh nghiệp lại thực hiện nghĩa vụ bảo hành không đầy đủ như: vi phạm thời gian sửa chữa, bắt người tiêu dùng phải chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển…”10

Đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, dịch vụ hậu mãi vẫn chưa trở thành một nội dung chính trong triết lý kinh doanh. Doanh nghiệp sau khi bán hàng xong, nhận tiền là coi như đã hoàn thành giao dịch, những công việc

10 Nguồn: “Dịch vụ hậu mãi: Điểm yếu của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam”, www.itpc.hochiminhcity.gov.vn


còn lại coi như không thuộc trách nhiệm doanh nghiệp nữa. Dịch vụ hậu mãi yếu kém đã thể hiện rõ phương cách bán hàng kiểu “mua đứt bán đoạn” của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

2.3 Doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã có sự liên kết với nhau song còn lỏng lẻo, rời rạc

Liên kết là để tạo sức mạnh và hỗ trợ nhau, giúp các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng khả năng khai thác thị trường, tiết kiệm chi phí đào tạo, thu mua; để đối trọng với các tập đoàn nước ngoài, nhằm bảo vệ quyền lợi và tiếng nói của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Sự liên kết hoặc sáp nhập là bước đi cần thiết để tăng tiềm lực về tài chính, mạng lưới, nhân lực và chủ động được nguồn hàng.

Xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước ngày càng nhiều như: sự liên kết giữa Saigon Coop ( Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM) với Satra (Tổng công ty thương mại Sài Gòn) hay liên kết giữa Saigon Coop với tập đoàn Phú Thái. Mới đây, bốn doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái Group đã liên kết lại để thành lập nên Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với tổng số vốn là 6000 tỉ đồng... Đặc biệt là sự ra đời của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) với 130 thành viên ra đời vào ngày 16/10/2007.

Tuy nhiên, liên kết còn lỏng lẻo, mới chỉ mang tính hình thức. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex Mark, thì sự liên kết là hết sức cần thiết nhưng “phải thực sự vì lợi ích chung”. Nhận xét về việc liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, bà nói: Các bên liên kết hiện vẫn “còn thủ thế với nhau, khiến cho mối liên kết chưa thực sự mạnh”. Theo nhận định của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, tính cộng đồng giữa các siêu thị, TTTM “nội” hiện nay rất yếu, mạnh ai nấy lo. Vì vậy vấn đề là khi thị trường trong nước mở cửa, với sự tràn vào của hệ thống bán lẻ của nước ngoài, liệu các doanh nghiệp trong

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí