Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 13


KẾT LUẬN


Không ít doanh nghiệp bán lẻ trong nước lo ngại trước việc mất thị trường khi những “người khổng lồ” đang lên kế hoạch thôn tính thị trường bán lẻ Việt Nam, nhất là vào thời điểm 2009, cửa thị trường chính thức mở rộng theo cam kết WTO. Song đây cũng chính là “đòn bẩy” để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhận diện rõ mình; thay đổi sang tư duy hội nhập năng động; từ đó đổi mới theo hướng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Mở cửa cũng chính là cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, thúc đẩy tinh thần liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để đối đầu được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Cuộc chiến trên thị trường bán lẻ sẽ rất gay gắt giữa các đại gia bán lẻ nước ngoài và các nhà bán lẻ trong nước. Bởi các tập đoàn nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú và mối quan hệ toàn cầu đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam như thuế, giá thuê đất... Trong khi đó, các nhà bán lẻ trong nước lại mới manh nha phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý và tiếp thị thiếu và yếu, thiếu chuyên nghiệp,...

Với tình trạng như hiện nay, nếu các doanh nghiệp bán lẻ không tự thay đổi cách tư duy, cũng như không có chiến lược rõ ràng thì cảnh “chưa chạy đã hụt hơi” sẽ khiến cho họ gặp nhiều bất lợi khi thị trường được mở cửa hoàn toàn. Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà bán lẻ nước ngoài, các nhà bán lẻ nội địa nên tranh thủ quỹ thời gian ít ỏi để liên kết chặt chẽ với nhau, củng cố lại thị trường, tận dụng lợi thế cạnh tranh, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh hơn nữa thì mới mong cạnh tranh thành công được. Một khi doanh nghiệp Việt Nam làm tốt việc phân phối, hàng hóa đa dạng, giá cả hợp lý, chất lượng


cao, thái độ phục vụ tốt, có trách nhiệm và thực sự tiện lợi thì không cần kêu gọi, tự khắc người Việt sẽ ủng hộ thương hiệu Việt.

Từ những kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số nước trong khu vực, có thể thấy rằng, cho dù các doanh nghiệp trong nước nằm ở thế yếu so với các tập đoàn bán lẻ khổng lồ nước ngoài, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp nếu biết hành động kịp thời thì hoàn toàn có thể xác lập vị trí của mình trước cả những đối thủ mạnh hơn về tài chính và công nghệ. Liệu các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có viết tiếp được câu chuyện thành công của Hàn Quốc hay sẽ lâm vào cảnh đổ bể hàng loạt như nhiều nước đang phát triển khác trong bối cảnh mở cửa thị trường bán lẻ, câu trả lời nằm ở chính các doanh nghiệp Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 13

I/ Ấn phẩm sách, tạp chí chuyên đề:

1. Trường Đại học Ngoại Thương (2004), “Giáo trình Marketing lý thuyết”, NXB Giáo dục.

2. Phillip Kotler (2003), “Quản trị marketing”, NXB Thống kê.

3. Phillip Kotler & Gary Amstrong (2002), “Principles of marketing”, NXB Thống kê.

4. Micheal Levy (2003), “Retail Management”, NXB McGraw Hill Higher Education.

5. Tổng Cục Thống Kê (2008), “Kinh tế Việt Nam và khu vực 2007 qua số liệu thống kê”, NXB Thống kê.

6. Tổng Cục Thống Kê (2007), “Niên giám thống kê 2006”, NXB Thống kê.

7. Tổng Cục Thống Kê (2006), “Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB Thống kê.

8. Mc GoldRick (2005), “Retail Marketing”, NXB University of the West of England, UK.


II/ Các văn kiện pháp luật, đề án, bài báo, tham luận

1. Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2020”, Bộ Công Thương.

2. Quyết định số 1371/2004 QĐ-BTM ban hành quy chế siêu thị - trung tâm thương mại ngày 24/09/2004.

3. Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố.

4. TS.Nguyễn Thị Nhiễu (2005), viện Nghiên cứu Thương mại, đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.


5. Ngô Bình: “Toàn cầu hóa bán lẻ và thử thách hệ thống phân phối Việt”, Báo Nhà quản lý số tháng 6, 7, 8 năm 2007.

6. Lan Hương (2006), “Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại”, Kỷ yếu của Bộ Thương Mại năm 2006.

7. Vũ Vinh Phú, “Những tiền đề để phát triển hệ thống phân phối Việt Nam”, Báo Thương Mại, số 19/2006, trang 26.

8. Nguyễn Hồng Thanh, ủy ban quốc gia Vụ đa biên, Bộ Công Thương, “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam”.

9. ThS.Phạm Hữu Thìn (2004), “Chính sách tạo lập và phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc” - Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

10. ThS.Phạm Hữu Thìn (2005), “Trung Quốc với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối hàng hóa nội địa”, Vụ chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

11. Thời báo kinh tế Việt Nam (2006), “Kinh tế 2006 - 2007 Việt Nam, thế giới”.

12. Thời báo kinh tế Việt Nam (ra ngày 15/6/2006), “Hệ thống G7 Mart - liên kết nhà bán lẻ nhỏ”.

13. ThS.Nguyễn Văn Tiến (2005), “Việt Nam đang là nơi hấp dẫn nhiều tập đoàn phân phối quốc tế”, Tạp chí phát triển kinh tế của ĐH kinh tế thành phố Hồ Chí Minh số 179, trang 29, 30.

14. PGS.Huang Gui Zhi - Chủ nhiệm khoa marketing trường ĐH Công thương Bắc Kinh, “Chính sách và biện pháp phát triển các mô hình phân phối hiện đại ở Trung Quốc”.


III/ Các Website điện tử

1. www.bizchina.chinadaily.com.cn (2005), “The tenth five-year plan for retail and wholesale industry and its development”.

2. http://www2.acnielsen.com/reports/index_consumer.shtml, “Consumer Confidence, Concerns and Spending Intentions - July 2007”.

3. http://www.atkearney.com/main.taf?p=1,5,1,189, “A.T.Kearney’s 2007 Global Retail Development Index (GRDI)”.


4.http://www.certifiedconsultants.org/article.php?story=Global_Retail_Develom ent_Index_2006&query=vietnam%2Bretail, “The 2006 Global Retail Development Index - Emerging Market Priorities for Global Retailers”.

5. http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Kinh- te/Newspage?contentId=33863, “Thị trường bán lẻ Việt Nam-nấm mọc sau cơn mưa”, cập nhật ngày 24/07/2007.

6. http://my.opera.com/Hominin/blog/2007/04/11/kinh-doanh-phan-ph-i-va-ban- l-b-c-m-khi-h-i-nh-p-wto, “Kinh doanh phân phối và bán lẻ - Bước đệm khi hội nhập WTO”, ngày 11/04/2007.

7. http://www.vnn.vn/thegioi/2005/10/499487/, “Việt Nam hấp dẫn các hãng bán lẻ nước ngoài”, ngày 15/10/2006.

8. http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2006/7/11/155238.tno, “Thị trường bán lẻ, G7 Mart chuẩn bị lâm chiến”, ngày 10/07/2006.

9. http://vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach/2006/03/547779/, “Ngành bán lẻ nội địa: Cần chính sách hơn vốn”, ngày 24/09/2007. 10.http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=19&id=67a4 7cbfa0f6bf, “Thương mại nội địa - thực trạng dễ bị tổn thương và xáo trộn”. 11.http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=19&id=b09e 6fa6d7f3a8, Trung Quốc và kinh nghiệm mở cửa thị trường bán lẻ”.

12. http://www.saigonco- op.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=25&Itemid=31, “Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008”.

13. http://www.satra.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=590,

“Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh”.

14. http://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/legal_e.htm, “Multilateral Agreements on Trade in Goods”. 15.http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune_archive/2003/11/10/352843

/index.htm, “Wal-Mart keeps the Change Suppliers pay for new technology”. 16.http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune_archive/2007/08/06/100141 311/index.htm, “Why Wal-Mart can’t find happiness in Korean market”.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí