Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 12


Một thực tế là tất cả doanh nghiệp phân phối Việt Nam, chưa có một doanh nghiệp nào mở được một trung tâm mua sắm, tất cả các TTTM lớn hiện nay đều là của các tập đoàn nước ngoài. Các doanh nghiệp rất cần tìm kiếm nguồn đầu tư, có thể bằng cách kêu gọi các nguồn đầu tư trong và ngoài nước… nhằm gia tăng tiềm lực tài chính để mở rộng mạng lưới phân phối.

2.1.1 Mở rộng quy mô thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp trong nước

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước ta đều có quy mô nhỏ và có nguồn vốn rất hạn hẹp, do đó không có đủ vốn để mở rộng đầu tư. Các doanh nghiệp phân phối của Việt Nam có thể củng cố sức mạnh để đứng vững trên thị trường bán lẻ bằng cách sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau, như vậy sẽ gia tăng qui mô, tăng sức mạnh tài chính. Đây cũng là xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết, thành lập các tập đoàn bán lẻ lớn, làm đối trọng với các tập đoàn nước ngoài. Hơn nữa, quyền lợi của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa sẽ được đảm bảo hơn khi xảy ra tranh chấp hoặc nguy cơ thâu tóm của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.Việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành một mặt sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô của doanh nghiệp; mặt khác sẽ tận dụng được những kinh nghiệm của nhau để phát triển, tiết kiệm thời gian, chi phí mở rộng thị trường. Hệ thống các cửa hàng đại lí rộng khắp cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá và phát triển thương hiệu dễ dàng hơn. Trường hợp của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, do không có được doanh nghiệp nào “ngang cơ” với các nhà bán lẻ nước ngoài, nên thị trường bán lẻ Trung Quốc đã chịu rất nhiều sức ép từ các đối thủ hùng mạnh này.

Thực tiến phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, sau khi mở cửa thị trường, phân phối bán lẻ nội địa vẫn tồn tại và phát triển được, một phần là nhờ vào sự bắt tay giữa nhà sản xuất với nhà phân phối trong nước. Học tập kinh nghiệm này, các nhà sản xuất Việt Nam cần


phối hợp chặt chẽ với các nhà phân phối trong nước. Điều này không chỉ có lợi tạo sức cạnh tranh cho các nhà phân phối bán lẻ mà còn tạo ra nhiều lợi ích cho chính các nhà sản xuất.

Nếu như các doanh nghiệp cứ khư khư ôm lấy tư duy “mạnh ai nấy thắng”, thì sẽ không thể trụ nổi với các tập đoàn nước ngoài, sớm muộn gì cũng bị loại ra khỏi cuộc chơi. Cần phải có một sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước để đối trọng lại các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

2.1.2 Tập trung vốn thông qua việc mở rộng hợp tác với các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng là nguồn cung vốn rất lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải tận dụng. Để nhận được sự giúp đỡ hợp tác của họ, các doanh nghiệp cần phải tạo dựng cho mình một hình ảnh đẹp , tạo dựng uy tín của mình trong kinh doanh. Đối với dự án mà doanh nghiệp muốn vay vốn để đầu tư, cần chỉ cho họ thấy rõ được tính khả thi của dự án, những lợi ích hấp dẫn mà dự án có thể mang lại và phải đảm bảo sẻ trả nợ và lãi đúng thời hạn. Trong đàm phán các doanh nghiệp cần phải thuyết phục các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng cho vay vốn.

2.1.3.Tập trung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 12

Thị trường trái phiếu hình thành ở nước ta trong mấy năm gần đây và cũng là nguồn cung cấp vốn hấp dẫn đang được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Trái phiếu là giấy tờ ghi nợ trên đó có ghi rõ người vay và người cho vay ghi rõ ngày đáo hạn, lãi suất mà người mua trái phiếu được hưởng. Các doanh nghiệp muốn bán được trái phiếu phải đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn và phải tạo niềm tin cho các nhà đầu tư có thể thu hồi được lãi và vốn đúng hẹn.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là các tổ hợp HTX, các công ty TNHH, điều này làm hạn chế cho các doanh nghiệp trong việc huy động và mở rộng vốn để đầu tư phát triển. Với việc thị trường chứng


khoán Việt Nam đã được hình thành, đang tăng trưởng và dần đi vào ổn định, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải tận dụng điều này nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp của mình để huy động vốn từ bên ngoài.

Hơn nữa, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng cần phải có sự phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh thất thoát lãng phí.

2.2 Cải thiện công tác hậu cần

2.2.1 Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng và các doanh nghiệp vận tải

Người cung ứng là những người cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp bán lẻ. Do vậy, việc tạo lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng đảm bảo nguồn cung hàng cho doanh nghiệp luôn ổn định, hay hưởng mức chiết khấu cao hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp không nên mua hàng từ một nhà cung ứng mà phải mua từ nhiều nhà cung ứng, tránh tình trạng phải phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng, tránh rủi ro thiếu hàng khi nhà cung ứng này gặp trục trặc trong kinh doanh hay bị họ ép giá do biến động thị trường.

Các doanh nghiệp vận tải đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Họ có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá từ nhà cung ứng đến các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần lựa chọn người vận tải có uy tín, có trách nhiệm, đảm bảo hàng không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và khi doanh nghiệp có nhu cầu phải đáp ứng một cách nhanh nhất.

2.2.2 Thu mua và quản lý hàng hóa

Thành lập một trung tâm mua hàng chung, có chức năng thu mua hàng hóa và cung cấp cho các thành viên. Giải pháp này cho phép mua với số lượng lớn trực tiếp từ các nhà sản xuất, không phải mua qua trung gian như hiện nay. Do vậy, doanh nghiệp bán lẻ sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao hơn từ phía nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng.


2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.3.1 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ bộ phận quản trị cấp cao đến đội ngũ nhân viên bán hàng

Xây dựng chương trình huấn luyện và nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên. Công tác huấn luyện nhân viên phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm hoặc các chuyên gia đảm nhiệm. Đội ngũ quản lý có trình độ cao, được đào tạo bài bản sẽ nghiên cứu và tìm ra nhu cầu mới hoặc còn chưa được thoả mãn của khách hàng. Nhờ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao các nghiệp vụ về trưng bày, nghiệp vụ về bán hàng…, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Từ đó mở ra cơ hội kinh doanh mới và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Muốn bộ máy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thì việc đầu tiên là phải có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý để họ vận dụng hiệu quả những nguyên tắc và qui luật của nền kinh tế thị trường. Tạo cơ hội cho họ tiếp cận và học hỏi các phương pháp quản lí hiện đại để có thể áp dụng thành công cho chính doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cần chú trọng việc đào tạo, trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ kế cận, tạo nguồn cán bộ bổ sung kịp thời lực lượng cán bộ quản lý lãnh đạo.

Với các doanh nghiệp bán lẻ, đội ngũ nhân viên bán hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bán hàng và lôi kéo khách hàng về với mình. Bởi vì nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, những thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm sẽ được họ trực tiếp giới thiệu cho khách hàng. Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp có đầy đủ các kỹ năng bán hàng cần thiết. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cần phải nắm được những thông tin về sản phẩm, phải biết khách hàng cần gì, phải hiểu được tâm lí của từng đối tượng khách hàng và có


cách ứng xử phù hợp. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao và hoàn thiện dần các kỹ năng bán hàng cho nhân viên.

Doanh nghiệp cũng phải đổi mới công nghệ áp dụng để nâng cao năng suất lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2 Áp dụng chế độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý để kích thích làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động

Các doanh nghiệp bán lẻ cần tạo điều kiện để mỗi người lao động trong doanh nghiệp phát huy được khả năng của mình đồng thời phải có những chế độ khen thưởng hợp lí đối với những cá nhân, nhóm có thành tích cao trong công việc.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp bán lẻ có thể đững vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, sự thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sự thành công của việc biết cách kích thích tinh thần làm việc và sáng tạo của người lao động.

Doanh nghiệp nên đưa ra các hình thức kích thích người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc; kích thích việc phát huy sáng kiến, đóng góp cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao năng suất lao động như: các chế độ lương thưởng, đãi ngộ hợp lí... Đây cũng chính là một biện pháp để thu hút những người lao động có trình độ về với doanh nghiệp.

2.4 Khắc phục tính thiếu chuyên nghiệp

2.4.1 Các doanh nghiệp bán lẻ phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hơi và chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường

Các doanh nghiệp bán lẻ cần xây dưng các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, từ đó làm cơ sở cho việc xác định các kế hoạch dự trữ và mua hàng từ các nhà cung ứng, có những dự trù về tài chính cho phù hợp và đưa ra các chiến lược marketing nhằm xúc tiến bán hàng và phát triển thương hiệu.


Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường về nhu cầu, tâm lý, hành vi người tiêu dùng và định vị khách hàng mục tiêu để tìm ra những phân đoạn thị trường trọng điểm, tránh được đầu tư dàn trải gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn. Những mảng thị trường này về cơ bản phải là những thị trường mà nhu cầu lớn, còn bỏ ngỏ hay các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có lợi thế trên thị trường đó.

Đặc biệt, doanh nghiệp phải chú trọng đến hai khâu trọng điểm là mua hàng và bán hàng.

Đầu tiên, bộ phận mua hàng phải luôn nắm bắt những nhu cầu, thị hiếu vốn thay đổi thường xuyên của người tiêu dùng và phải có kĩ năng đàm phán, thương thảo với các nhà sản xuất về giá cả, về chất lượng, mẫu mã, quy cách, bao bì sản phẩm và cả việc thiết kế các chương trình quảng cáo để “kéo” khách hàng đến siêu thị, làm sao bán được nhiều hàng nhất, mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Bộ phận bán hàng phải chú ý quan sát , tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tuỳ từng lứa tuổi về loại mặt hàng, mẫu mã, màu sắc, kích thước, kết hợp với việc phân tích các dữ liệu bán hàng để cung cấp cho bộ phận mua hàng và để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh thích hợp.

Các doanh nghiệp nên tham khảo, nghiên cứu, học hỏi các mô hình hoạt động của các tập đoàn lớn nước ngoài.

2.4.2 Chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt là công tác hậu mãi theo hướng chuyên nghiệp và làm hài lòng khách hàng

Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay chính là chất lượng dịch vụ và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm. Do vậy, ngoài việc nhân nhanh, nhân rộng thì các doanh ngiệp bán lẻ phải tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, các chương trình hậu mãi, nâng cao sự tiện lợi và làm hài lòng khách hàng. Đây chính là một biện pháp khuyến khích họ mua hàng và trở thành khách hàng truyền thống, trung thành của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nên tham khảo, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các tập đoàn lớn nước ngoài. Chẳng hạn, chính sách cho khách hàng trả lại hàng


trong vòng X giờ nếu chưa sử dụng, miễn phí vận chuyển nếu khách hàng mua hàng với giá trị tối thiểu là Y nghìn đồng, miễn phí lắp đặt và vận chuyển... Hay học hỏi phương châm làm hài lòng khách hàng rất thành công của các tập đoàn bán lẻ quốc tế như: “Làm vui lòng khách hàng bằng giá trị và sự tiện nghi lớn lao” (Tập đoàn bán lẻ của úc - Coles Myer), “Hướng đến việc làm cho khách hàng hài lòng và làm họ vừa ý với những ý tưởng bán lẻ mới mẻ” (Tập đoàn Dairy Farm của Singapore), “Bán lẻ nghĩa là lắng nghe khách hàng và hiểu vì sao họ chọn chỗ của mình để đến mua sắm” (Tập đoàn Tesco Lotus của Thái Lan)...

2.4.3 Xác định cho doanh nghiệp một phong cách riêng, đặc trưng và khác biệt

Từ việc xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một mô hình phù hợp cho mình. Mỗi siêu thị, TTTM phải tạo ra một phong cách riêng, khác biệt cho mình như: phong cách phục vụ riêng, logo riêng, trang phục dành cho nhân viên khác biệt... Nếu không hình ảnh của doanh nghiệp sẽ rất mờ nhạt trong một thị trường bán lẻ rộng lớn với hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ na ná, tương tự. Đây chính là một biện pháp marketing rất hữu hiệu và cũng là một phương thức để tạo dựng thương hiệu. Điều này rất có ý nghĩa trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hiện nay.

2.4.4 Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, áp dụng khoa học công nghệ và cách quản lý hiện đại để kinh doanh hiệu quả

Để hoạt động phân phối bán lẻ hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, các doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp, bổ sung mới cơ sở vật chất và hệ thống công cụ hỗ trợ việc ra quyết định và hỗ trợ kinh doanh, bán hàng. Chẳng hạn như: đẩy nhanh việc nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kho hàng, trung tâm phân phối, cửa hàng; triển khai hệ thống thương mại điện tử; triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý hiện đại như quản lý chuỗi, quản lý siêu thị… và các công cụ hiện đại kiểm soát giá thành sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể giảm


chi phí cho những hoạt động không cần thiết, tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.4.5 Doanh nghiệp bán lẻ cần phải đa dạng hóa phương thức bán hàng

Bán hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi các cửa hàng mà có thể mở rộng ra rất nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

Ngay nay, Internet thực sự đã rất phổ biến tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực mạng truyền thông, người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà và mua hàng một cách dễ dàng, tiện lợi. Hơn nữa, việc tiếp thị, quảng cáo cũng vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm chi phí.

Ở Việt Nam đã manh nha xuất hiện các doanh nghiệp bán lẻ bán hàng qua mạng Internet, điện thoại như: bán điện thoại di động, bán hoa tươi, thực phẩm, thời trang,.. song vẫn ở mức độ hạn chế.

Đây là những phương thức bán hàng rất hữu hiệu và tiết kiệm chi phí mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần áp dụng để gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022